1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG MẮT XANH Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

94 696 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG MẮT XANH Ở TỈNH BÌNH DƯƠNGỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG MẮT XANH Ở TỈNH BÌNH DƯƠNGỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG MẮT XANH Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trang 1



BÙI THỊ THỦY

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU

DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG MẮT XANH Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/ 2009

Trang 2

Ngành: Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: TS NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/ 2009

Trang 3



BUI THI THUY

APPLYING THE SWOT ANALYSIS METHOD TO VALUATE

POTENTIAL AND EXISTING CONDITIONS FOR

ECOTOURISM SITE MAT XANH DEVELOPING,

BINH DUONG PROVINCE

Department of Lanhdscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Supervisor: NGO AN, Ph.D

Ho Chi Minh City

July/ 2009

Trang 4

Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:

Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện trong 4 năm học qua

Tiến sĩ Đinh Quang Diệp – trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

và toàn thể thày cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập

T.S Ngô An đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Toàn thể quý Thày Cô trường Đại học Nông Lâm TP HCM

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo khu DLST Mắt Xanh, UBND huyện Tân Uyên, UBND xã Tân Định, Sở Du lịch – Thương mại tỉnh Bình Dương, Sở Tài nguyên – Môi Trường Bình Dương đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn tất luận văn

Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/ 2009

Trang 5

Đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái Mắt Xanh ở tỉnh Bình Dương” địa điểm tại khu

du lịch sinh thái Mắt Xanh, thời gian thực hiện từ tháng 2/ 2009 đến tháng 7/ 2009

Mục tiêu đề tài: Ứng dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm đề xuất những giải pháp phát triển phù hợp cho khu DLST Mắt Xanh trong giai đoạn hiện nay cũng như hỗ trợ trong công tác quản lý và lập kế hoạch phát triển trong tương lai

Kết quả đạt được:

- Đưa ra các kết quả phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng, tiềm năng

và những điều kiện phát triển khu du lịch sinh thái Mắt Xanh

- Xây dựng các mục tiêu phù hợp khi phát triển khu du lịch sinh thái Mắt

Xanh

- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Mắt

Xanh

Trang 6

The research subject “ Applying the SWOT analysis method to evaluate

potentialities and present conditions for Green eye resort ecological tourist site

developing, Binh Duong province” have been carried out from January 2009 to July

2009

The purpose of this research is to apply the SWOT method to put forward plans for developing of Green eye resort ecological tourist site, and also for management and making plan in the future

The results:

- Giving the results from SWOT analysis for evaluating current status,

potentialities and development conditions of Green eye resort ecological tourist site

- Establishing the proper targets to develop the Green eye resort

ecological tourist site

- Proposing some solutions for sustainable development at Green eye

resort ecological tourist site

Trang 7

Nội dung trang

Trang tự i

Trang tựa tiếng anh ii

Lời cảm ơn iii

Tóm tắt iv

Sumary v

Mục lục vi

Danh sách các bảng x

Danh sách các hình xi

Danh sách các sơ đồ xii

Danh sách chữ viết tắt xiii

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 TỔNG QUAN 3

2.1 Khái niệm chung 3

2.1.1 Khái niệm chung về Du lịch 3

2.1.2 Khái niệm chung về Du lịch sinh thái 3

2.2 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác 4

2.3 Khái quát phương pháp phân tích SWOT 5

2.3.1 Khái niệm 5

2.3.2 Ý nghĩa của phân tích SWOT 6

2.4 Khái quát về khu du lịch sinh thái Mắt Xanh 6

2.4.1 Vị trí địa lý 6

2.4.2 Lịch sử hình thành 7

3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Mục tiêu của đề tài 12

3.3 Phương pháp nghiên cứu 12

3.2 Nội dung nghiên cứu 12

Trang 8

và vùng phụ cận 14

4.1.1 Điều kiện tự nhiên khu du lịch sinh thái Mắt Xanh và vùng phụ cận 14

4.1.1.1 Địa hình, địa mạo 14

4.1.1.2 Khí hậu – thời tiết 15

4.1.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng 16

4.1.1.4 Thủy Văn 16

4.1.1.5 Động - thực vật 17

4.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội 18

4.1.2.1 Tình hình kinh tế 18

4.1.2.2 Dân số - Dân tộc 19

4.1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất 20

4.2 Tài nguyên du lịch sinh thái và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại khu du lích sinh Mắt xanh 20

4.2.1 Tài nguyên DLST Mắt Xanh 20

4.2.1.1 Tài nguyên DLST cơ bản 20

4.2.1.2 Tài nguyên DLST đặc thù 22

4.2.1.3 Tài nguyên văn hóa bản địa 22

4.2.2 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Mắt Xanh 22

4.2.2.1 Hệ thống đường 22

4.2.2.2 Hệ thống điện 23

4.2.2.3 Hệ thống nước 24

4.2.2.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 24

4.2.2.5 Các loại hình và các sản phẩm du lịch 29

4.2.2.6 Tổ Chức bộ máy quản lý 31

Trang 9

4.2.2.8 Hình thức và quy mô đầu tư của khu du lịch 33

4.3 Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển khu DLST Mắt Xanh 33

4.3.1 Kết quả phân tích SWOT về hiện trạng và tiềm năng khu du lịch sinh thái Mắt Xanh 34

4.3.1.1 Thế mạnh 34

4.3.1.2 Điểm yếu 37

4.3.1.3 Cơ hội 40

4.3.1.4 Thách thức 43

4.3.2 Các giải pháp cơ sở phân tích SWOT để phát triển du lịch sinh thái Mắt Xanh 48

4.3.2.1 Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thơi cơ (S/O) 48

4.3.2.2 Giải pháp không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O) 49

4.3.2.3 Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách ( S/T) 50

4.3.2.4 Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (W/ T) 51

4.3.3 Tích hợp các giải pháp 54

4.3.3.1 Những giải pháp ưu tiên nhất 54

4.3.3.2 Những giải pháp ưu tiên tiếp theo 54

4.3.3.3 Những giải pháp cần được xem xét 55

4.4 Đề xuất kế hoạch chiến lược quản lý khu du lịch 55

4.4.1 Mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể 55

4.4.2 Các hành động cụ thể để thực hiện các mục tiêu 57

Trang 10

4.4.2.3 Mục tiêu 4 63

4.4.2.4 Mục tiêu 3 63

4.4.2.5 Mục tiêu 5 65

4.4.2.6 Thu lợi nhuận kinh tế mở rộng các dự án đầu tư 66

4.5 Một số giải pháp khác nhằm phá triển bền vững khu du lịch sinh thái Mắt Xanh 66

4.5.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 66

4.5.2 Giải pháp về thị trường 67

4.5.3 Giải pháp về quy hoạch 68

4.5.4 Giải pháp về đào tạo 68

4.5.5 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 69

4.5.6 Giải pháp về quản lý 70

4.5.7 Giải pháp về xã hội 70

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

5.1 Kết luận 71

5.2 Kiến nghị 76

5.2.1 Đối với khu du lịch sinh thái Mắt Xanh 77

5.2.2 Đối với tỉnh Bình Dương 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 11

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp phân tích SWOT 13 Bảng 4.1: Số lượng khách đến khu du lịch sinh thái Mắt Xanh năm 2008 – 2009 32 Bảng 4.2: Thu nhập khu du lịch sinh thái Mắt Xanh từ năm 2007 đến 2009 32 Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả phân tích SWOT về hiện trạng và tiềm năng

khu du lịch sinh thái Mắt Xanh 45

Bảng 4.4: Tóm tắt các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Mắt Xanh 52

Trang 12

Hình trang

Hình 2.1 Bản đồ vị trí khu DLST Mắt Xanh tỉnh bình Dương 7

Hình 2.2 Dòng sông Bé bên rừng Nam Cát Tiên tại Mắt Xanh 8

Hình 4.1 : Hệ thực vật đa dạng trong khu vực hai của khu du lịch 17

Hình 4.2 : Loài nấm mới ở rừng Nam Cát Tiên 17

Hình 4.3: Cây rừng Nam Cát Tiên 21

Hình 4.4:Cảnh quan thiên nhiên 22

Hình 4.5: đường nhánh đến vườn Thú hoang dã 23

Hình 4.6: Nhà rông 25

Hình 4.7: Khu vực hồ bơi 27

Hình 4.8: Làng ẩm thực việt nam 28

Hình 4.9: Món ăn độc đáo, hấp dẫn 28

Hình 4.10: Bồn tắm thủy lực 30

Hình 4.11: Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp 30

Hình 4.12: Cảnh thiên nhiên tại Mắt Xanh 34

Hình 4.13: Bồn thủy lực massage chân 35

Hình 4.14: Chuồng khỉ tại Mắt xanh 38

Hình 4.15: Mặt tiền khu du lịch Mắt xanh 57

Hình 4.16: Thiết kế cải tạo mặt tiền khu du lịch Mắt Xanh 58

Hình 4.17: Mặt bằng thiết kế khu vui chơi trẻ em 59

Hình 4.18: Phối cảnh thiết kế khu vui chơi trẻ em 59

Trang 13

Sơ đồ 2.1 Vị trí của du lịch sinh thái trong các loại hình du lịch 5

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ mục tiêu quản lý khu du lịch 56

Trang 15

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xu hướng đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng đã đưa nền kinh tế xã hội phát triển không ngừng, đưa mức sống con người ngày một nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần, hai từ “Du lịch” không còn xa lạ với mỗi người dân mà dường như nó còn được coi là nhu cầu thiết thực không thể thiếu trong các kì nghỉ hay lễ tết Trước những căng thẳng, mệt mỏi và sức ép của công việc đời thường, con người lại muốn trở về với thiên nhiên để hít thở nguồn không khí trong lành, tận hưởng cảm giác bình yên và thanh tĩnh hay khám phá những điều kỳ diệu xung quanh mà chúng ta ít để ý, quan tâm

Kể từ khi Thomas Cook, Ông tổ ngành du lịch tổ chức chuyến du lịch đầu tiên vào năm 1841 ở Anh Quốc, cho đến nay ngành du lịch đã trở thành một ngành kinh doanh có phạm vi trên toàn thế giới, là nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều nước Năm 2001, thu nhập du lịch quốc tế đạt 462,2 tỉ USD, đóng góp xấp xỉ 14% GDP và ước tính đến năm 2010 toàn thế giới đón hơn một tỷ khách du lịch ( Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch http: // www Sggp.org.vn/ phapluat) Ở đất nước ta, du lịch chỉ mới thật sự phát triển gần đây nhưng không kém phần mạnh mẽ và thu hút

Nằm giữa một thung lũng tràn ngập màu xanh của rừng già, của dòng sông hiền hòa, của mây trời lồng lộng, khu DLST Mắt xanh là sự kết hài hòa giữa vẻ đẹp thơ mộng, yên tĩnh của thiên nhiên với những kiến trúc độc đáo, kỳ quan như vô tình nhưng dường như cố ý Đến với Mắt Xanh, du khách sẽ được khám phá một thế giới thiên nhiên huyền diệu, ẩn chứa biết bao điều mới lạ, hấp dẫn cũng như tận hưởng những khoảng khắc thư giãn tuyệt vời

Mắt xanh nằm giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, là vùng đất có nhiều tiềm năng du lịch về phong cảnh thiên nhiên – sơn thủy hữu tình - với

Trang 16

nhiều thắng cảnh kì thú, độc đáo và hấp dẫn Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên như: sông suối, núi đồi, thung lũng, đầm hồ, …và bề dày lịch sử của chiến khu Đ anh dũng, nơi viết lên bao trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta Mắt Xanh còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng quý giá của các cộng đồng cư dân trong và ngoài nước, thể hiện từng nét đẹp truyền thống của dân tộc qua các công trình kiến trúc, phong cảnh hay quy cách phục vụ Không thể nghi ngờ gì khi Mắt Xanh mang lại cho chúng ta một không gian xanh tuyệt vời, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ các khu vực tự nhiên, nâng cao hiệu quả giáo dục cho du khách về khả năng bền vững của trái đất cũng như việc tạo ra nguồn thu cho cộng đồng địa phương.Với sự cần thiết và ý nghĩa đó thì việc đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp cho khu du lịch sinh thái Mắt xanh là một việc làm rất có

ý nghĩa khoa học và thực tiễn Vì vậy đề tài “ Ứng dụng phân tích SWOT để đánh gía hiện trạng và tiềm năng phát triển của khu du lịch sinh thái Mắt Xanh ở tỉnh Bình Dương” được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành cảnh quan & kỹ thuật hoa viên trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Trang 17

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 Khái niệm chung

2.1.1 Khái niệm chung về Du lịch

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), khái niệm du lịch được mở rộng thêm rất nhiều: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm”

Theo luật Du lịch (2005): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

2.1.2 Khái niệm chung về Du lịch sinh thái

Vấn đề vẫn còn tồn tại mỗi khi thảo luận về DLST là khái niệm DLST vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, do đó thường bị nhằm lẫn với các loại hình phát triển du lịch khác Một số tổ chức đã cố gắng làm rõ sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng khái niệm DLST như một cộng cụ thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững

Định nghĩa của Honey ( 1999): DLST là du lịch đến những khu vực nhậy cảm

và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục khách, tạo quỹ bảo vệ môi trường, trực tiếp mang lại nguồn lợi kinh tế, sự quản lý cho người dân địa phương, khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con ngừơi

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất

Trang 18

Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra dịnh nghĩa DLST ở Việt Nam: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường,

có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

DLST được xem như là cầu nối giữa con người và thiên nhiên, hay nói rõ hơn DLST là loại hình du lịch đưa du khách đến với thiên nhiên, đến với màu xanh của tự nhiên, nảy sinh từ các quan tâm về môi trường và kinh tế xã hội

Các nguyên tắc cơ bản cảu DLST:

Giáo dục và diễn giải nhằm năng cao hiểu biết về môi trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì

hệ sinh thái là ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng, đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giái trị văn hóa bản địa

là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể

Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của DLST

Đảm bảo quy mô (sức chứa): hệ sinh thái đặc thù của lãnh thổ du lịch không chấp nhận lượng du khách vượt quá vốn chịu đựng vốn có của hệ

2.2 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại ình du lịch khác

Khi nghiên cứu DLST, các vấn đề cần quan tâm chú ý như sau

 DLST có nhiều định nghĩa khác nhau

 Các cộng đồng địa phương chưa tham gia thì chưa phải là DLST

 Các hợp tác đa quốc gia được quan tâm nhưng lợi nhuận phân phối không bình đẳng thì cũng không được coi là DLST

 Không có gì là sinh thái nhưng cũng chứa sinh thái

 Lạm dụng thuật ngữ

Trang 19

Một số người cảm nhận du lịch tự nhiên (nature tourism), du lịch mạo hiểm (adventure tourism), du lịch văn hóa (cultural tourism), du lịch giáo dục (educational tourism) và du lịch lịch sử (historical tourism) là tất cả thành phần của DLST

Chúng ta nên hiểu DLST:

DLST là một khái niệm mô tả dạng phát triển du lịch tôn trọng truyền thống và văn hóa, bảo vệ, bảo tồn môi trường, giáo dục và chào đón du khách, thêm vào đó DLST nên bền vững về mặt kinh tế lâu dài

Sơ đồ 2.1 Vị trí của du lịch sinh thái trong các loại hình du lịch

2.3 Khái quát phương pháp phân tích SWOT

- Phân tích cơ hội (O= Opportunities), thách thức (T= Threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống

THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

Du lịch

văn hóa

Du lịch nông thôn

Du lịch thiên nhiên

Du lịch tắm nắng và bở biển

DU LỊCH SINH THÁI

Du lịch mạo hiểm

Du lịch kinh doanh

Du lịch y tế và nghỉ dưỡng

Trang 20

(đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu)

2.3.2 Ý nghĩa của phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một cách hiệu quả để biểu thị ưu thế, yếu thế, khảo sát cơ hội và thách thức mà cá nhân hay tổ chức của chúng ta gập trong quá trình sinh sống hay công tác Khi thực hiện phân tích sử dụng SWOT sẽ giúp cá nhân hay cơ quan tổ chức của chúng ta tập chung các hoạt động vào các lĩnh vực mà bạn có ưu thế và ở đó

có cơ hội nhiều nhất

Phân tich SWOT rất thường được sử dụng trong các báo cao định kỳ, trong xây dựng một tổ chức, công ty, trong việc thành lập một dự án, xây dựng một chiến lược phát triển cho một ngành kinh tế,…

Phân tích SWOT còn có thể áp dụng cho cuộc sống đời thường, của cá nhân khi cần phải quyết định trước những phương án chọn lựa cho hướng tương lai, vạch ra hành động để thực hiện mục tiêu đó

Trong DLST, phân tích SWOT có thể được áp dụng để vạch ra kế hoạch chiến lược phát triển cho một khu DLST nào đó

2.4 Khái quát về khu du lịch sinh thái Mắt Xanh

Tổng diện tích toàn khu du lịch: 160 hecta

Diện tích đầu tư quy hoạch khai thác: 90 hecta

Trang 21

Diện tích bảo vệ và phát triển rừng: 70 hecta

Địa giới tiếp giáp:

2.4.2 Lịch sử hình thành

Mắt Xanh nằm trong một thung lũng tuyệt đẹp với những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt vời và nguồn không khí trong lành mát mẻ đầy sức sống, được bao quanh bởi dòng sông Bé êm đềm, thanh khiết; những ngọn đồi núi nhấp nhô ngợn sóng đầy

bí ẩn và rừng già Nam Cát Tiên nhiều huyền bí mà du khách sẽ được khám phá sau mỗi bước chân khi tới nơi đây Trên tầng cao bao la, nhìn về phía đông là núi rừng trùng điệp, là những mái ngói đỏ ẩn mình trong mầu xanh mạ non; ngước mặt nhìn trời cao lồng lộng, thăm thẳm xanh cùng làn mây trắng đang thong dong, ngao du thiên hạ Gió ngàn reo quanh triền đá, tiếng suối róc rách nơi chân đồi và những cành chim hải

âu xoải cánh dài như nối liền một giao khúc giữa trời đất hội tụ nơi thiêng liêng này,

Hình 2.1 Bản đồ vị trí khu DLST

Mắt Xanh tỉnh bình Dương

Khu DLST Mắt Xanh

Trang 22

khiến mọi người đứng trên tầng cao dễ có cảm tưởng như đang đứng trên chốn bồng lai tiên cảnh, như những chàng Từ Thức lạc non tiên và hơn hết như được sống lại một thuở hào hùng của cha ông thời mở cõi

Hình 2.2 Dòng sông Bé bên rừng Nam Cát Tiên tại Mắt Xanh

Độc đáo là vậy, bình yên là thế nhưng có ai biết rằng Mắt Xanh ngày xưa lại chính là một bộ phận quan trọng của khu di tích cách mạng chiến khu Đ hào hùng, ai

có thể kể hết những mất mát, hy sinh và lòng anh dũng kiên cường của con người và vùng đất nơi đây đã cống hiến cho sự độc lập dân tộc, tự do của đất nước, cho một Bình Dương hoàn toàn đổi mới với những tiến bộ vượt bậc về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, một Miền Nam phồn vinh, thịnh vượng và đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ ngày hôm nay

Tân Uyên là một địa danh của vùng đất Đồng Nai xưa và là một huyện phía Nam của tỉnh Bình Dương (bây giờ) Xưa, Tân Uyên được hình thành bởi những lớp

cư dân miền Bắc đi tìm vùng đất mới Từ thuở khai khẩn xa xưa, tính cách mạo hiểm, hào sảng đầy nghĩa khí đã là hình tượng khuôn mẫu cho cộng đồng cư dân Tân Uyên

Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, vùng đất này đã

Trang 23

biến thành căn cứ địa của những anh hùng dân tộc Những người kháng chiến thiếu vũ khí đã dựa vào thế đất bán sơn địa, rừng sâu, đồi cao hiểm trở làm bình phong đánh địch, mưu đồ chí lớn

“Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

Hai câu thơ ấy của nhà thơ, chiến sỹ Huỳnh Văn Nghệ - Người con của đất Tân Uyên cũng là lời tuyên ngôn cho tính cách Tân Uyên

Và suốt quá trình kháng chiến chống Pháp rồi đến chống Mỹ, Tân Uyên là cái nôi bao bọc chiến khu Đ lừng danh

Trong hai cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Chiến khu Đ - căn cứ cách mạng của “Miền Đông gian lao mà anh dũng” đã vượt lên bom đạn, chất độc hóa học để chiến thắng kẻ thù Tinh thần quật cường “Chiến khu Đ” nay đang được Đảng bộ và nhân dân Tân Uyên phát huy, xây dựng quê hương giàu đẹp đi lên công nghiệp hóa

Chiến khu Đ hình thành khởi đầu gồm vùng đất căn cứ 5 xã: Lạc An, Mỹ Lộc, Tân Hòa, Tân Định, Thường Lang, chỉ cách Sài Gòn 60km, lại sát thành phố Biên Hòa nhưng ngăn cách bởi sông Đồng Nai Với địa thế núi rừng hiểm trở, trong kháng chiến chống Pháp - Mỹ nơi đây quả là “địa lợi” của cuộc kháng chiến Ngoài nhiệm vụ là căn cứ quân sự lớn, Chiến khu Đ còn đóng vai trò hậu phương tại chỗ của miền Đông Nam bộ Danh tiếng Chiến khu Đ gắn liền với lịch sử thành lập và trưởng thành của lực lượng vũ trang miền Đông với các chiến thắng lẫy lừng Đất Cuốc, Bàu Bàng, Đồng Xoài, Dầu Tiếng Ông Nguyễn Văn Thích, 85 tuổi, cựu chiến binh, cán bộ hưu trí xã Khánh Bình hồi tưởng: “Cả trong chống Pháp và chống Mỹ, địch coi Chiến khu

Đ là vùng trắng, chúng tàn phá, cướp bóc, dội bom không ngớt Thế mà quân dân ta vẫn kiên gan bám trụ, lại đánh cho bọn chúng rút chạy tơi bời Bây giờ nghĩ lại, ngay

cả những người trong cuộc như tôi cũng không lý giải tại sao chúng ta lại anh hùng như vậy?”

(Nguồn: http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=67276_ )

Trang 24

Ngày nay, vùng đất anh hùng ấy đã thật sự chuyển mình, vươn lên phát triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của ngươi dân

Sức bật lớn nhất của Tân Uyên là thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên lĩnh vực công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn Huyện đã có quy hoạch các khu đô thị Nam Tân Uyên, Cổng Xanh, thị trấn Tân Thành, Tân Phước Khánh, Thái Hòa và 12 khu và tất nhiên trong đó có xã tân định là vùng kinh tế mới đang dược đầu tư, cụm công nghiệp đến năm 2010 với diện tích 3.170 ha và đã có 518 dự án đầu tư trong nước, 249 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng và 866 triệu USD Tầm nhìn đến năm 2020 sẽ là 19 KCN diện tích 10.100 ha và 6 cụm công nghiệp diện tích 617 ha Đường ĐT746 từ huyện vào Khu liên hợp công nghiệp - dịch

vụ - đô thị Bình Dương, trung tâm của thành phố Bình Dương tương lai ra cảng Thạnh Phước, đường ĐT742 Phú Chánh - Cổng Xanh, đường ĐT747 Cổng Xanh - Hội Nghĩa

- Khánh Vân, cầu Thủ Biên sang TP.Biên Hòa (Đồng Nai), cầu Thạnh Hội, Bạch Đằng Những đường giao thông huyết mạch của huyện đang được gấp rút xây dựng, nâng cấp mở rộng Quả là giao thông Tân Uyên đang khởi sắc Chỉ cần nhìn nét mặt

“mở cờ” của người dân đi lại trên các con đường tuy còn gập ghềnh, nắng bụi đã phần nào thấy được sức sống của người dân Chiến khu Đ đang tiến về phía trước vươn lên làm chủ vận mệnh của mình Kinh tế công nghiệp phát triển, giao thông, viễn thông khởi sắc, nông thôn đổi mới, dân trí mở rộng đã trở thành tiền đề để Tân Uyên thu hút đầu tư Với lợi thế đất rừng đồi núi nhấp nhô, được hai dòng sông Bé, Đồng Nai ôm bọc, uốn lượn nhiều phong cảnh hữu tình nên Tân Uyên không chỉ là địa điểm “đắc lợi” của các nhà đầu tư công nghiệp mà còn là điểm đến của các nhà đầu tư du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái Các khu du lịch Mắt Xanh, Bạch Đằng, Hàn Tâm Đẳng, Vân Thịnh, Mê Kông Gol Tổng diện tích 340 ha vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách đến với Tân Uyên

Điều không thể phủ nhận sự chuyển mình đi lên của Tân Uyên luôn gắn liền với một tập thể lãnh đạo đoàn kết, năng động và sáng tạo Có thể nói đội ngũ “cầm cờ” của Tân Uyên đều đã được thử thách và trưởng thành trong chiến tranh và xây dựng luôn

tự chủ, rèn luyện, thể hiện ý thức trách nhiệm trước dân Tất cả mọi chủ trương của

Trang 25

cấp ủy, chính quyền đều được đưa ra để dân bàn, dân góp sức Cái được trước tiên là được lòng dân trong quá trình triển khai từng nhiệm vụ cụ thể với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Đồng thời do làm tốt công tác xây dựng Đảng nên

tỷ lệ hoàn thành tốt nhiệm vụ của đảng viên hàng năm đều tăng

Đó là niềm tự hào không kể siết của những con người đang nỗ lực xây dựng Mắt Xanh ngày càng hoàn thiện, sớm đi vào hoạt động và phục vụ cho con người cảm thấy cuộc sống này thật tươi đẹp biết bao nhiêu Chắc chắn khi đến với Mắt Xanh, du khách như được bước tới những chân trời mới lạ, há chẳng làm hài lòng tiền nhân trên chót vót tầng cao kia sao?

Trang 26

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là áp dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp cho khu du lịch sinh thái Mắt xanh trong giai đoạn hiện nay cũng như hỗ trợ công tác quản lý và lập kế hoạch phát triển trong tương lai

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu du lịch Mắt Xanh và vùng lân cận

- Khảo sát hiện trạng tài nguyên DLST và những điều kiện phát triển DLST tại khu vực Mắt Xanh (cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên động- thực vật, về văn hóa xã hội, khả năng phát triể du lịch sinh thái tại đây so với các khu du lịch khác trong và ngoài tỉnh,…)

- Phân tích SWOT về hiện trạng và tiềm năng phát triển khu DLSt Mắt Xanh

- Đề xuất những giải pháp phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Mắt xanh

3.3 Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra thực địa thu thập số liệu, tài liệu từ website, tài liệu in thành sách xuất bản, báo chí có liên quan đến du lịch sinh thái và bảo tồn cũng như các tài nguyên, kinh tế, văn hóa xã hội trong phạm vi khu du lịch và vùng phụ cận ở những cơ quan ( Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch – thương mại công đoàn Bình Dương,

sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Dương, UBND xã Tân Định, UBND huyện Tân Uyên, công ty du lịch Mắt Xanh tinh Bình Dương)

Trang 27

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp và ghi phiếu nhân viên, khách thăm quan, cộng đồng địa phương xung quanh khu du lịch

- Áp dụng phương pháp phân tích SWOT (Strengths (S): điểm mạnh, Weaknesses (W): điểm yếu, Opportunities (O): cơ hội, Threats (T ): thách thức) trong phân tích hiện trạng khu DLST Mắt Xanh để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và xách định các chiến lược phù hợp khi phát triển khu du lịch

Sau khi phân tích SWOT, thực hiện việc vạch ra 4 chiến lược:

o Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ

o Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội

o Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách

o Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triểm điểm yếu

ngoài T Giải pháp: S - T Giải pháp: - W - T

- Áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất các giải pháp phát triển khu du lịch bền vững

Trang 28

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu du lịch sinh thái Mắt Xanh

và vùng phụ cận

4.1.1 Điều kiện tự nhiên khu du lịch sinh thái Mắt Xanh và vùng phụ cận

4.1.1.1 Địa hình, địa mạo

Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5° và độ chịu nén 2kg/cm² Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m

Măt Xanh nằm ở phiá Bắc của tỉnh Bình Dương, theo độ cao có các vùng địa hình:

- Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 - 10m

- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 - 30m

- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 – 120, độ cao phổ biến từ 30 - 60m

Trang 29

Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Tân Uyên có 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%

Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ănquả Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Tân Uyên từ lâu đã phát triển cây hoa mầu và cây ăn trái rất thành công

Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Tân Uyên không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp

4.1.1.2 Khí hậu – thời tiết

Khí hậu Mắt Xanh mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là

120 ngày Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1)

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và ápthấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam

Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa

Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Giống như nhiệt

độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận

Trang 30

lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày Khí hậu Mắt Xanh tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…

4.1.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng

Từ lịch sử cấu tạo địa chất, thay đổi cao độ của các dạng địa hình và sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông suối, Mắt Xanh có cơ cấu đất khá phong phú, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, xây dựng dân dụng và khu giải trí

Có 4 nhóm đất chính: Đất phù sa; đất xám; đất sói mòn trơ sỏi đá; đất sông hồ Đất Mắt Xanh phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát cao, nhất là các loại đất phát sinh trên phù sa cổ (đất xám), khả năng giữ nước kém, dễ bị rửa trôi cả theo chiều ngang và chiều dọc Riêng loại đất phù sa có thành phần cơ giới thịt nhẹ và thịt trung bình

Về hóa tính, đất nơi đây đa số là nghèo chất dinh dưỡng (N, P, K), tuy nhiên trong loại đất thì đất phù sa có tỉ lệ mùn cao từ 2,1 -8,5%, đạm tổng số: 0,17- 0,28%, lân: 0,098 - 0,120%, Kali: 0,98 -1,65% Còn trên đất xám thì nghèo lân và kali (0,06 - 0,08%)

4.1.1.4 Thủy Văn

Khu vực Mắt xanh có sông, suối chảy qua và hồ, đầm tù đọng

Trên địa bàn Tân Uyên có Sông Bé bắt nguồn từ vùng núi phiá tây của Nam Tây Nguyên ở cao độ 650 - 900m Sông dài 350km, diện tích lưu vực 7.650km2, chảy qua tỉnh Bình Phước, phần hạ lưu chảy qua Phú Giáo dài khoảng 80km rồi đổ vào sông Đồng Nai

Do lòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều, mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa nước chảy xiết, nên ít có giá trị về giao thông vận tải, nhưng có giá trị về thủy lợi trên một số nhánh phụ lưu như suối Giai và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phía Bắc của tỉnh

4.1.1.5 Động - thực vật

Khu DLST Mắt Xanh được ngăn cách làm hai phần bởi dòng sông Bé:

Khu vực một là trung tâm điều hành khu du lịch và là nơi tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng Thực vật chủ yếu là các loài cây hoa cảnh,

Trang 31

cây bóng mát và cây ăn trái, cây nông nghiệp, cây làm thuốc được công nhân trồng và chăm sóc cẩn thận làm cảnh và cung cấp các sản phẩm du lịch Động vật là thú rừng đựơc mua về nuôi nhốt như: Gấu, Khỉ, Hưu, Nai, Trăn, Rắn, Công, Ngựa, BaBa, Cá cảnh, Lợn rừng, Trâu, Bò, …

Khu vực hai là một phần của rừng Nam Cát Tiên, đây là khu vực rất đa dạng về nguồn tài nguyên động - thực vật Thuộc kiểu rừng nhiệt đối núi thấp, rừng xanh quanh năm nên cây cối ít thay lá, đâm chồi, kết cấu không gian thực vật gồm nhiều tầng, với 1 - 3 tầng cây gỗ lớn tầng trên, tầng giữa, tầng dưới và thảm tươi, cây tái sinh, cây bụi Ngoài ra còn có các loại dây leo hóa gỗ hay thân thảo, …Về động vật cũng bao gồm nhiều loài quý hiếm đang được kêu gọi bảo tồn

4.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội

4.1.2.1 Tình hình kinh tế

Vùng đất Bình Dương – Tân Uyên ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi" Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả

Hình 4.1 : Hệ thực vật đa dạng

trong khu vực hai của khu du lịch

Hình 4.2 : Loài nấm mới ở rừng

Nam Cát Tiên

Trang 32

nước Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ

507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái Vào năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong

xu thế hội nhập Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm

2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ

40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm

Mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục tiêu phấn đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế-xã hội của tỉnh như sau: -Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15% -Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ Đôla Mỹ -GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng -Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông nghiệp: 4,5% -Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm -Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD -90% trường trung học phổ thông, tiểu học đạt chuẩn quốc gia -Phổ cập giáo dục bậc trung học -95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế -Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5% (theo chuẩn mới của tỉnh 400.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị

Trang 33

Các thị trấn, khu đô thị mới được quy hoạch, nâng cấp và xây dựng mới không thua kém thị xã, thành phố, nhất là các KCN được xây mới Song đối với Tân Uyên sự đổi thay mang tính bao trùm là bộ mặt xã hội đang ngời sáng, là nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã ảnh hưởng lớn bởi sức lan tỏa từ sự phát triển công nghiệp Kết cấu

hạ tầng phát triển nông nghiệp liên tục được đầu tư với gần 50% chiều dài các hệ thống kênh mương thủy lợi được bê-tông hóa, phục vụ tưới tiêu cho một nghìn ha đất cấy trồng; các dự án cánh đồng có giá trị kinh tế cao được triển khai, có cánh đồng đạt

từ 55 triệu đồng đến 75 triệu đồng/ha Chương trình xây dựng nông thôn mới làm chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo chỉ còn 0,17% Với lợi thế đất rừng được bao bọc bởi sông Ðồng Nai, sông Bé đã có nhiều

dự án du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái đến với Tân Uyên, như Khu du lịch Mắt Xanh - Tân Ðịnh, Bạch Ðằng - Ðất Cuốc, Thạnh Hội - Thái Hòa, Hàn Tâm Ðẳng Ðây cũng là cách để Tân Uyên phát triển công nghiệp bền vững hài hòa môi trường sống Sản xuất nông nghiệp không chỉ bó hẹp trong ý thức tự cung, tự cấp mà

đã chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa gắn với du lịch

4.1.2.2 Dân số - Dân tộc

Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695,5 km² và dân số năm 2004 ước tính khoảng 883,2 nghìn người với mật độ dân số 285 người/km² Nếu so với 64 tỉnh, thành phố thì Bình Dương đứng thứ 43 về diện tích, thứ 43 về dân số

Trên địa bàn Bình Dương có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau

đó là người Hoa, người Khơ Me

Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 100% số

xã, phường trong tỉnh Số học sinh phổ thông niên học 2001-2002 là 153.530 em trong

đó học sinh tiểu học là 76.313 em, học sinh trung học cơ sở là 53.877 em, học sinh

Huyện Tân Uyên đã có quy hoạch khu đô thị Nam Tân Uyên, Cổng Xanh, thị trấn Tân Thành, Tân Phước Khánh, Thái Hòa đến năm 2010 và tám khu công nghiệp (KCN), bốn cụm công nghiệp (CCN) với diện tích 31.770 ha, đã có 518 dự án đầu tư trong nước, 249 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư 4.470 tỷ đồng và 8.866 triệu USD

Trang 34

trung học phổ thông là 23.340 em; số học sinh là người dân tộc thiểu số toàn tỉnh là 1.311 em, chiếm 0,85% số học sinh toàn tỉnh Số giáo viên toàn tỉnh là 5.794 người

Số thầy thuốc có 908 người; bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 10 người

Trong khu vực quy hoạch du lịch hiện không có dân cư sinh sống, kế cận gần khu vực nhất là dân cư Ấp Cây Chanh, xã Tân Định, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Đây là khu vực dân cư thư thớt, chủ yếu là người dân tộc Kinh và một số ít người người dân tộc Tày

4.1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất

Khu vực một của khu DLST Mắt Xanh ( có diện tích 60 hecta) được chủ đầu tư mua từ đất Nông nghiệp và đất Lâm phần của cư dân ấp Cây chanh, xã Tân định, huyện Tân uyên Trước đây là vùng đất được sử dụng canh tác Nông – Lâm nghiệp, hiện đang được quy hoạch, thiết kế và xây dựng trung tâm điều hành, các nhà nghỉ, nhà ăn, khu vui chơi giải trí, trang trại,…

Khu vực hai (có diện tích 100 hecta) nằm trong khu vực đất đồi núi chưa được

sử dụng, được Ban quản lý rừng Nam Cát Tiên cho thuê, đây là khu vực mà du khách

sẽ được khám những điều cực kỳ thú vị và hấp dẫn từ thiên nhiên qua mỗi bước trên chân con đường mòn diễn giải

4.2 Tài nguyên du lịch sinh thái và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại khu

du lích sinh thái Mắt xanh

4.2.1 Tài nguyên DLST Mắt Xanh

4.2.1.1 Tài nguyên DLST cơ bản

Bao gồm hệ sinh thái điển hình là rừng ẩm nhiệt đới và đa dạng sinh học:

Khu DLST Mắt Xanh có một phần của rừng già Nam cát tiên, thuộc kiểu rừng nhiệt đới núi thấp Khu vực này được thiên nhiên ưu đãi với những thế mạnh để phát triển du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên rất đa dạng và phong phú, được hình thành bởi các yếu tố địa hình, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, lịch sử hình thành, … đã tạo nên

hệ động thực vật đặc trưng ( có cây gỗ Lim, Căm xe và động vật đặc trưng như: Khỉ,

Gà rừng, Chèo bẻo,…) với các cảnh quan kỳ thú như đồi núi, sông suối (Sông Bé), hồ

Trang 35

đầm,… tài nguyên DLST tự nhiên này tập trung trong khu vực rừng và lân cận rừng đã tạo nhiều thuận lợi cho việc khai thác, đặc biệt là khai thác DLST rừng

Giữa một khu rừng có cảnh thiên nhiên đa dạng: có đồi thoai thoải, có bãi bồi ven sông lại vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, có dòng nước thì chảy dốc Tiếng suối đổ từ thác Mỏ Vẹt chảy réo rắt như mời gọi mọi người cùng nhảy ùm xuống để tận hưởng cái cảm giác mát lạnh của từng giọt nước, của từng hòn sỏi toả ra Vào mùa mưa, các dòng sông hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xoá trên triền đá lớn Với nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc đẹp tuyệt vời Buổi tối có lẽ không gì tuyệt bằng món cơm đặc sản nơi đây: cơm lam ống nứa ăn với gà nướng và rau rừng thêm một chút rượu thơm nữa nhâm nhi cùng bạn bè thì còn gì bằng!

4.2.1.2 Tài nguyên DLST đặc thù

Miệt vườn: Du khách được thăm quan các khu chuyên canh trồng cây ăn quả như Cam, Quýt, Xoài, Bưởi,…; các khu trồng cây hoa cảnh như: vườn Hồng, Sò đo cam, Bàng đài loan, …và học hỏi kinh nghiệm trồng cũng như chăm sóc cây xanh

Hình 4.3: Cây rừng Nam Cát Tiên

Trang 36

Cảnh quan tự nhiên: từ các yếu tố địa

4.2.1.3 Tài nguyên văn hóa bản địa

dân tộc Việt Nam với những giá trị văn hóa vật thể - phi vật thể

Từ thuở khai khẩn xa xưa, tính cách mạo hiểm, hào sảng đầy nghĩa khí đã là hình tượng khuôn mẫu cho cộng đồng cư dân Tân Uyên Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, vùng đất này đã biến thành căn cứ địa của những anh hùng dân tộc Những người kháng chiến thiếu vũ khí đã dựa vào thế đất bán sơn địa, rừng sâu, đồi cao hiểm trở làm bình phong đánh địch, mưu đồ chí lớn Và suốt quá trình kháng chiến chống Pháp rồi đên chống Mỹ, Tân Uyên là cái nôi bao bọc chiến khu D lừng danh

Bên cạnh đó là nền văn hóa đặc sắc, nhiều tập tục, lễ hội độc đáo và nhiều làng nghề nổi tiếng Việt Nam như làng Gốm, …

4.2.2 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Mắt Xanh 4.2.2.1 Hệ thống đường

Đường đất đỏ có chiều rộng 5m, dài 4km nối từ tỉnh lộ vào khu du lịch

Hệ thống đường nội vùng khu vực một bao gồm: Đường chính và hệ thống đường nhánh

Đường chính là trục trung tâm của khu du lịch, có chiều rộng 4m, đây con đường lớn nhất, độ dốc thay đổi liên tục nhưng không nhiều chạy quanh khu du lịch

Hình 4.4:Cảnh quan thiên nhiên

Trang 37

Đường nhánh có chiều rộng bình quân 3m, mặt đường lát đá chẻ hoặc bê tông, đường tương đối bằng phẳng hoặc có đoạn dốc thoải

Riêng khu vực hai chỉ có một loại đường duy nhất là đường mòn diễn giải có chiều rộng bình quân 1m, là đường đất và có độ dốc thay đổi liên tục, có đoạn dốc cao

4.2.2.2 Hệ thống điện

Nguồn điện sử dụng được kéo từ lưới điện nhà nước Đường điện đi ngầm dưới đất, được sử dụng để thắp sáng, sinh hoạt, hệ thống vi tính, truyền hình,…và kết nối thông tin liên lạc ra bên ngoài

4.2.2.3 Hệ thống nước

Nguồn cung cấp nước cho khu du lịch là hệ thống nước ngầm, nước mặt trong khu vực

Nhu cầu sử dụng nước trong khu du lịch bao gồm: nước sinh hoạt cho du khách

và nhân viên; nước cho vệ sinh công trình, tưới cây, nước sử dụng cho dịch vụ tắm, …

Hệ thống nước sinh hoạt đựơc cung cấp từ nước giếng, nước suối qua hệ thống lọc

Hình 4.5: đường nhánh đến vườn Thú hoang dã

Trang 38

Hệ thống thoát nước: nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại và thấm tự nhiên vào đất và phần lớn nước thải qua đập nước của khu du lịch

4.2.2.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Cổng ra vào - kiốt bán vé và kiểm soát: bao gồm một cổng chính và hai cổng phụ, chất liệu cổng chính được xây bằng đá chẻ tại chỗ và xi măng, cổng chính có chiều dài 25m, chiều cao 4.5m và chiều rộng 1.8m Hộp đèn và khung tên khu du lịch sinh thái Mắt Xanh được thiết kế bằng nhựa, cửa chính và cửa phụ đều được thiết kế bằng sắt kéo trên đường ray Kiốt bán vé và kiểm soát vé đều được xây cố định hai bên cổng phụ, diện tích mỗi Kiốt là 4m2

Bãi đậu xe: xây dựng một nhà giữ xe ngay tiếp theo cổng chính của khu du lịch gồm 2 khu vực cho xe 2 bánh và xe 4 bánh, có diện tích 600m2, có chất liệu làm bằng khung sắt, mái tôn và nền bê tông

Văn phòng: bao gồm phòng tiếp tân, phòng quản lý dự án, phòng hành chính, phòng thường trực được xây dựng với diện tích 48m2/ phòng, chất liệu bằng bêtông giả gỗ, mái ngói, kiểu dáng đơn giản và thân thiện với thiên nhiên

Hệ thống nhà vệ sinh: được trang bị nhiều nơi trong khu du lịch: mỗi khu được

bố trí thành hai khối riêng cho nam và nữ, có bảng chỉ dẫn địa điểm cho du khách thăm quan

Nhà nghỉ: hệ thống nhà nghỉ rất đa dạng về kiểu dáng phong cách, đáp ứng nhu cầu, sở thích của từng người, du khách sẽ tùy chọn cho mình một phòng nghỉ phù hợp với sở thích và tâm trạng: từ chòi nghỉ ven hồ, lều chõng, nhà rông đến các dãy nhà nhật bản hay khách sạn, khu Làng Tây nguyên là một quần thể nhà sàn ẩn mình giữa vườn cây xanh yên tĩnh, mỗi nhà sàn gồm hai phòng ngủ, một phòng khách Khu nhà ven sông là tổ hợp các phòng nghỉ sang trọng, lịch sự, các phòng đều nhìn ra sông Bé thơ mộng rất hợp với các đôi uyên ương Hệ thống nhà nghỉ chân, nghỉ trưa được thiết

kế theo kiểu nhà vườn với ghế gỗ, võng và hàng phong lan đua sắc chắc chắn sẽ đem lại cho du khách những giây phút thư giãn thật tuyệt vời … Mỗi khu có diện tích, chất

Trang 39

liệu, trang trí cũng như cung cách phục vụ khách nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu

Nhà ăn tập thể: được xây dựng khá đặc biệt về kiểu dáng và chất liệu có diện tích 150m2, bố trí như sau: phía sau tầng trệt là nhà bếp, phía trước là nơi phục vụ ẩm thực du khách Tầng trên là quán nước đựơc bố trí các dãy bàn, chòi nghỉ và cây xanh tươi tốt

Hệ thống các hội quán: Ngọc lan quán; Thanh anh quán; Kỳ duyên quán,… được xây dựng dọc theo bờ sông Bé với cảnh đẹp thơ mộng hữu tình, khí hậu trong lành mát mẻ cũng như cung cách phục vụ tận tình, chu đáo Mỗi quầy hàng được thiết

kế và xây dựng mạng nét đặc trưng riêng, đem lại không khí gia đình, công trình phụ khép kín, có diện tích từ 50m2 – 120m2 cho mỗi hội quán riêng biệt Khi bước vào du khách sẽ cảm nhận ngay một không khí bình yên, thoáng đãng và cung cách hiếu khách của con người Bình Dương cũng như vẻ đẹp truyền thống của người dân nơi đây Ở đó du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon, thức uống tuyệt vời mà không nơi nào có được

Khu trung tâm: Cổng đình Việt Nam, Bar cafe, Trung tâm giải trí, Hội trường, Nhà hàng sương rồng, Làng Nhật bản, Làng tây nguyên, Khu biệt thự Lưng đồi, khách sạn 5 sao, Nhà thủy tạ đa năng, Khu nhà trên cây, Làng gốm, Làng ẩm thực Việt Nam

Hình 4.6: Nhà rông

Trang 40

 Cổng đình Việt Nam: nơi thể hiện những đặc sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc với những ngôi đình, ngốc cây, tập quán sinh hoạt cũng như canh tác của người dân Việt Nam, là nơi trưng bày những cổ vật, biểu tượng, tổ chức những lễ hội, trò chơi dân gian có giá trị văn hóa vật thể - phi vật thể Khu vực

có diện tích 1,2 hecta , địa hình bằng phẳng, phong cảnh hữu tình là bức tranh sinh động về một Việt Nam hòa bình, thân thiện và tươi đẹp đến du khách ở khắp mọi nơi trở về đây

 Bar cafe là nơi mọi người có thể tụ họp, tâm sự, hát với nhau và cùng thưởng thức những ly cafe ban mê, ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt vời

 Trung tâm giải trí: Đây là khu vực sôi động nhất của khu du lịch,

du khách có thể vui chơi thỏa thích với vô số dịch vụ, trò chơi hấp dẫn như: hát Karaokê, chơi game trực tuyến,xem phim 4D, đánh bida, cờ vua, tennit, bóng

đá, bóng truyền, quần vợt, bơi lội, đua xe, câu cá giải trí, bơi thuyền ngắm cảnh, lướt sóng trên sông, tàu lượn siêu tốc, sau đó thư giãn và chăm sóc sức khỏe với các dịch vụ tắm nước nóng, tắm nước khoáng, sauna, massage, … sẽ làm bạn cân bằng và gìn giữ vẻ đẹp thanh xuân

Hình 4.7: Khu vực hồ bơi

Ngày đăng: 19/07/2018, 07:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá, 2006. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội
2. Chế Đình Lý, 2006. Giáo trình Du lịch sinh thái. Viện Môi Trường Tài Nguyên – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Du lịch sinh thái
4. Richarrd. B primark, 1999. Cơ sở sinh học bảo tồn ( Tô Đăng Hải dịch). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh học bảo tồn
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội
5. Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận về thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận về thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
6. Nguyễn Thị Thanh thủy, 1996. Kiến Trúc phong Thủy. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.7 . Lịch sử chiến khu D. http://www.baobinhduong.org.vn/ detail.aspx?Item=38180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến Trúc phong Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội. 7. Lịch sử chiến khu D. http://www.baobinhduong.org.vn/ detail.aspx? Item=38180
8. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam .http://www.luhanhviet.com/ ? lang=0&mn1=5&mn2=1&id=380 Link
9. Kinh tế Bình Dương. http://vi.wikipedia.org/ wiki/B%C3%ACnh_D% C6%B0%C6%A1ng Link
10. Du lịch Bình Dương http://cema.gov.vn/modules.php? name=Content&op= details&mid=7822 Link
11. Du lịch Việt Nam. http://www.sggp.org.vn/phapluat/2007/12/134278/ Link
3. Sở Du lịch – Thương mại tỉnh Bình Dương, 2005. Du lịch Bình Dương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w