LỜI MỞ ĐẦU Cùng với các loại hình truyền thông khác, phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng cực kì quan trọng trong thời đại ngày nay. Những năm hai mươi của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến sự bùng nổ của truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng với sự xuất hiện của loại hình báo phát thanh. Những hạn chế trong việc truyền tải thông tin của báo in đã được khắc phục, bổ sung bởi một kênh truyền thông nhanh nhạy chưa từng có. Cùng một lúc và ngay tức khắc, bằng sóng radio, thông tin vượt qua rào cản của biên giới quốc gia lãnh thổ để đến với hàng tỷ người trên hành tinh này. Cho đến nay, phát thanh đã tạo ra một mạng lưới dày đặc trên toàn thế giới, trở thành một công cụ truyền tải thông tin đắc lực ở mọi quốc gia. Sự phát triển của công nghệ thông tin có thể đưa lĩnh vực truyền thông đại chúng phát triển đến không hạn định nhưng phát thanh với sự tiện lợi, nhanh chóng, gần gũi, dễ thực hiện vẫn sẽ là một phần quan trọng của đời sống. Phát thanh được khẳng định là huyết mạch và vẫn luôn là phương tiện truyền thông tiếp cận rộng rãi nhất và trong thời gian nhanh chóng nhất có thể với các cộng đồng thính giả trên toàn thế giới. Thế giới trở nên nhỏ bé hơn khi phát thanh ra đời và ngày càng “phẳng” hơn khi Internet xuất hiện. Phát thanh được xem là phương tiện truyền thông chi phí thấp, đặc biệt phù hợp với các cộng đồng vùng xa và vô cùng hiệu quả trong việc tiếp cận với những người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa, trong khi các phương tiện truyền thông khác đang bị gián đoạn. Phát thanh đóng vai trò hữu ích trong việc cung cấp kịp thời những thông tin thực tế và có liên quan cho các cộng đồng đang bị hoảng loạn nản lòng bởi tác động của thảm họa. Thông tin nhanh còn hữu ích trong các tình huống khi mà những tiếp cận vật lý trở nên khó khăn và các nhóm viện trợ có thể phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới có thể tới nơi hỗ trợ được những người dân đang chịu ảnh hưởng bởi thảm họa. Hiện nay, thảm họa thiên tai và thảm họa do con người gây ra là mối quan tâm rất lớn của cộng đồng toàn cầu. Ngày 132 hằng năm được Liên Hợp Quốc lựa chọn để kỷ niệm ngày Phát thanh Thế giới. Nhân ngày phát thanh thế giới 2016 Tổng thư ký Liên Hợp Quốc – Ông ban Kimoon khẳng định: “Trong thời kì khủng hoảng và tình huống khẩn cấp, phát thanh chính là huyết mạch. Với người dân đang mắc kẹt bởi khủng hoảng hay thảm họa và đang tuyệt vọng chờ đợi tin tức thì Phát thanh sẽ là nguồn thông tin sống còn. Phát thanh hữu ích trong các hoạt động đối phó với tình huống khẩn cấp hỗ trợ cho nỗ lực tái thiết. Năm nay, khi chúng ta bắt đầu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta hãy cùng quyết tâm sử dụng phát thanh vì sự tiến bộ của con người. Trong ngày phát thanh thế giới này, chúng ta có thể khẳng định rằng phát thanh có thể cứu sống con người”. “Phát thanh cứu sống con người” là tuyên bố được nhấn mạnh trong thông điệp của các nhà lãnh đạo thế giới kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới 2016. Tiểu luận đi vào tìm hiểu phân tích và chứng minh nhận định này. Từ đó góp phần thấy rõ được tầm quan trọng của phát thanh trong đời sống xã hội.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với các loại hình truyền thông khác, phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng cực kì quan trọng trong thời đại ngày nay Những năm hai mươi của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến sự bùng nổ của truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng với sự xuất hiện của loại hình báo phát thanh Những hạn chế trong việc truyền tải thông tin của báo in đã được khắc phục, bổ sung bởi một kênh truyền thông nhanh nhạy chưa từng có Cùng một lúc và ngay tức khắc, bằng sóng radio, thông tin vượt qua rào cản của biên giới quốc gia lãnh thổ để đến với hàng tỷ người trên hành tinh này Cho đến nay, phát thanh đã tạo ra một mạng lưới dày đặc trên toàn thế giới, trở thành một công cụ truyền tải thông tin đắc lực ở mọi quốc gia Sự phát triển của công nghệ thông tin có thể đưa lĩnh vực truyền thông đại chúng phát triển đến không hạn định nhưng phát thanh với sự tiện lợi, nhanh chóng, gần gũi, dễ thực hiện vẫn sẽ là một phần quan trọng của đời sống
Phát thanh được khẳng định là huyết mạch và vẫn luôn là phương tiện truyền thông tiếp cận rộng rãi nhất và trong thời gian nhanh chóng nhất có thể với các cộng đồng thính giả trên toàn thế giới Thế giới trở nên nhỏ bé hơn khi phát thanh ra đời và ngày càng “phẳng” hơn khi Internet xuất hiện Phát thanh được xem là phương tiện truyền thông chi phí thấp, đặc biệt phù hợp với các cộng đồng vùng xa và vô cùng hiệu quả trong việc tiếp cận với những người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa, trong khi các phương tiện truyền thông khác đang bị gián đoạn Phát thanh đóng vai trò hữu ích trong việc cung cấp kịp thời những thông tin thực tế và có liên quan cho các cộng đồng đang bị hoảng loạn nản lòng bởi tác động của thảm họa Thông tin nhanh còn hữu ích trong các tình huống khi mà những tiếp cận vật lý trở nên khó khăn và các nhóm viện trợ có thể phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới có thể tới nơi hỗ trợ được những người dân đang chịu ảnh hưởng bởi thảm họa
Trang 2Hiện nay, thảm họa thiên tai và thảm họa do con người gây ra là mối quan tâm rất lớn của cộng đồng toàn cầu Ngày 13/2 hằng năm được Liên Hợp Quốc lựa chọn để kỷ niệm ngày Phát thanh Thế giới Nhân ngày phát thanh thế giới 2016 Tổng thư ký Liên Hợp Quốc – Ông ban Ki-moon khẳng định: “Trong thời kì khủng hoảng và tình huống khẩn cấp, phát thanh chính là huyết mạch Với người dân đang mắc kẹt bởi khủng hoảng hay thảm họa và đang tuyệt vọng chờ đợi tin tức thì Phát thanh sẽ là nguồn thông tin sống còn Phát thanh hữu ích trong các hoạt động đối phó với tình huống khẩn cấp hỗ trợ cho nỗ lực tái thiết Năm nay, khi chúng ta bắt đầu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta hãy cùng quyết tâm sử dụng phát thanh vì sự tiến bộ của con người Trong ngày phát thanh thế giới này, chúng ta có thể khẳng định rằng phát thanh có thể cứu sống con người”
“Phát thanh cứu sống con người” là tuyên bố được nhấn mạnh trong thông điệp của các nhà lãnh đạo thế giới kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới
2016 Tiểu luận đi vào tìm hiểu phân tích và chứng minh nhận định này Từ
đó góp phần thấy rõ được tầm quan trọng của phát thanh trong đời sống xã hội
Trang 3I.NỘI DUNG
1 Khái niệm báo Phát thanh
Báo Phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ
và hệ thống truyền thanh, truyền đi ngôn ngữ âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận Sự sinh động kỳ diệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói truyền qua làn sóng radio khiến thính giả đón nhận thông tin một cách đầy thích thú
Phát thanh thông báo về một sự kiện mới, tuyên bố mới, tình hình mới
về sự việc, hiện tượng con người đã, đang và sẽ xảy ra, được truyền đạt trực tiếp, dễ hiểu đến đối tượng thính giả bằng phương tiện radio Như thế, phát thanh tác động đến thính giả bằng: âm thanh, lời nói, tiếng động, âm nhạc
Dù phát thanh có mục đích phục vụ cho các mặt: thương mại, quảng cáo, chính trị xã hội, thì phát thanh vẫn có mục đích chung nhất là phục vụ cho lợi ích chung của đông đảo quần chúng nhân dân
2 Đặc điểm của báo Phát thanh
Thông tin nhanh
So với truyền hình thì phát thanh thông tin nhanh hơn Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, phát thanh chính là phương tiện truyền tải thông tin một cách nhanh nhất đến công chúng Báo in thì bị giới hạn về diện tích trang báo, số câu chữ trong số báo đó, truyền hình thì còn phải qua công đoạn quay, dựng, chỉnh sửa thì mới ra dược sản phẩm Trong khi phát thanh thì có thể tổng hợp và đưa tin ngay sau khi xảy ra sự kiện hoặc
có thể đưa tin trực tiếp
Phát thanh thông tin nhanh bởi các yếu tố:
Phát thanh sử dụng sóng điện từ với tốc độ tương đương tốc độ ánh
sáng ( 300.000 km/s) cùng hệ thông truyền thanh nhanh chóng truyền tải thông tin tới công chúng
Phương tiện, thiết bị, quy trình sản xuất gọn nhẹ
Trang 4Hệ chương trình trải dài trong ngày.
Thông tin trên diện rộng
Phát thanh có độ phủ sóng rất rộng Có quan niệm cho rằng phát thanh
là báo điện tử “không cần giấy” , “không có khoảng cách” và là “cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng”
Sóng phát thanh len lỏi vào những ngõ ngách mà nhiều khi truyền hình, báo in khó tiếp cận Có thể nói phát thanh là phương tiện thông tin mang tính tiện lợi và đại chúng nhất
Sóng của phát thanh hình sin, giúp tiếp cận mọi địa bàn.
Hệ thống kỹ thuật ngày càng phát triển Phát thanh cáp, phát thanh qua
vệ tinh, phát thanh qua mạng Internet đang được ứng dụng rộng hơn, giúp cho loại hình báo chí này đạt đến việc phủ sóng toàn cầu
Sử dụng âm thanh tổng hợp
Đó là điều đặc thù của phát thanh trong đó âm thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động
Tiếp cận theo thời gian luyến tính
Người nghe phải nghe tuần tự chứ không được lựa chọn vị trí, đọc đi dọc lại như trong trường hợp tiếp cận thông tin trên báo in
Người nghe chỉ nghe một lần, thông tin trôi qua không thể quay trở lại
Sống động, riêng tư, thân mật
Nhờ sử dụng âm thanh tổng hợp, cho phép thể hiện các sắc thái biểu cảm Cách truyền đạt của báo phát thanh như là một người nói với một người
3 Phát thanh cứu sống con người
Báo phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và phương
thức thông tin sinh động bằng lời nói, nó giúp cho thính giả tiếp cận nhanh nhất với những sự việc, sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh Phát thanh giúp cho công chúng dễ dàng tiếp cận thông tin dù họ đang ở đâu, đang làm gì Đối tượng của phát thanh là quảng đại quần chúng
Trang 5nhân dân Phát thanh còn là người bạn tri âm của những người khiếm thính Thông tin phát thanh không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp Trong những hoàn cảnh đặc biệt như chiến tranh, bão lụt hay ở những vùng rừng núi, hải đảo xa xôi, phát thanh là loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyệt đối so với bất cứ loại hình báo chí nào khác Chúng ta sẽ đi sâu hơn để khẳng định
“Phát thanh cứu sống con người”
Trong thảm họa thiên tai
Trong quá trình phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, vai trò của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là phát thanh là rất quan trọng Phát thanh đóng góp rất tích cực trong việc tuyên truyền các hiểu biết về thiên tai, nguyên nhân xảy ra và cách phòng chống
Đặc biệt, khi có những cơn bão lớn, hoặc xảy ra sự cố do thiên tai, phát thanh trở thành chỗ dựa tin cậy của nhân dân, có lúc là phương tiện truyền thông duy nhất mà người dân đi biển, người dân vùng sâu vùng xa nghe được Những bản tin dự báo thời tiết được cập nhật hàng giờ, những thông báo, chỉ thị nêu ra các biện pháp ứng phó với thiên tai được phát thanh liên tục, đã giúp cho việc phòng chống thiên tai ở các địa phương được nhanh hơn, có hiệu quả hơn
Đương cử như chương trình phủ sóng phát thanh ở Biển Đông ở nước
ta đã đem tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với ngư dân Việt Nam ở những vùng biển xa nhất, giúp họ ứng phó kịp thời với thiên tai
Phát thanh góp phần tích cực trong việc tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ảnh hưởng của thiên tai
và tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống, kinh tế và hoạt động sản xuất
Từ đó, cộng đồng hiểu và có các hành động cụ thể, thiết thực để ứng phó, giảm nhẹ tác động của thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
Phát thanh kêu gọi cộng đồng cùng tham gia “Chung tay thích ứng với biến đổi khí hậu” Hậu quả của thiên tai mang đến những tổn thất lớn, trong lúc khắc phục hậu quả, phát thanh có thể là phương tiện nhanh nhất cứu giúp
Trang 6những người bị nạn, tham gia vào quá trình cứu hộ cứu nạn Phát thanh kêu gọi sự ủng hộ tới những vùng chịu hậu quả của thiên tai
Tổng giám đốc UNESCO- Irina Bokova cho rằng: “ giữa đống đổ nát
và khi đối mặt với tình trạng khẩn cấp, các đài phát thanh thường là phương tiện đầu tiên có thể còn lại (sống sót) Đó là một lợi thế vô song, cho phép chống lại những cú sốc và tái truyền tải thông điệp về bảo vệ và phòng ngừa thiên tai cho nhiều người, tốt hơn và nhanh hơn so với các phương tiện khác
để cứu sống con người”
Tổ chức Viễn thông quốc tế thuộc Liên Hợp quốc đã phát triển một số tiêu chuẩn cho thông tin vô tuyến khẩn cấp, ghi nhận việc truyền thông trực tiếp qua đài phát thanh giúp giảm cảm giác bị cô lập, bơ vơ không nơi nương tựa của các cộng đồng đang phải chịu thảm họa Khuyến nghị Tổ chức Viễn thông quốc tế ITU-R BT.1774-2 quy định một loạt tiêu chuẩn liên quan đến
hệ thống cảnh báo khẩn cấp cho phát thanh truyền hình tương tự, trong đó tạo điều kiện cho việc sử dụng các cơ sở hạ tầng vệ tinh và phát sóng trên bờ để phát các cảnh báo công cộng, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp
Bên cạnh đó, năm 2015, Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới (WRC-15) đã xác định phổ tần của thông tin di động băng rộng cho các dịc vụ khẩn cấp, quan trọng mạnh mẽ và đáng tin cậy trong việc bảo vệ công chúng và cứu trợ thảm họa (PPDR), chẳng hạn như cho các đội cảnh sát, cứu hỏa, xe cứu thương và ứng phó thiên tai Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới cũng tăng cường bảo vệ cho các đèn hiệu tìm kiếm và cứu hộ tới các vệ tinh, chẳng hạn như hệ thống Cospas- Sarsat đã hỗ trợ trong việc cứu hộ hơn 37.000 người trên toàn thế giới kể từ tháng 12/2013
Phát thanh trong các cuộc chiến
Là một phương tiện truyền thông lớn của thế giới, đài phát thanh có một vai trò mạnh mẽ và cụ thể trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt trong các cuộc chiến
Trang 7Không thể phủ nhận, phát thanh vẫn luôn chứng tỏ được tầm quan trọng của mình, bởi đây là phương tiện có thể truyền tải mọi thông điệp đến với công chúng ở mọi nơi và mọi lúc, đặc biệt ở những vùng khó khăn, những khu vực chiến sự
Một dự án phát thanh mang tên Sa’a Suriya do UNESCO khởi xướng đang được các nhà báo phát thanh trẻ ở Jordan thực hiện hướng tới đối tượng
là thanh niên Syria tị nạn tại đây đã chứng tỏ điều đó
Ra mắt vào năm 2012 theo sáng kiến của Tổ chức Văn hóa, Giáo dục
và Khoa học Liên hợp quốc ( UNESCO) cùng với sự tài trợ của Chính phủ Thụy Điển, hiện nay chương trình đang trong giai đoạn thứ hai với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản
Các chương trình phát thanh Sa’a Suriya là một phần của việc đối phó với cuộc khủng hoảng ở Syria Bởi đối tượng chính mà chương trình phát thanh này hướng đến là cộng đồng những người tị nạn Syria đang sống ở Jordan Họ có thể biết những thông tin về các dịch vụ họ được hưởng ở nước
sở tại cũng như những thông tin cần thiết về cuộc sống qua chương trình Sa’a Syriya Ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, phát thanh truyền tải những câu chuyện cá nhân, những vấn đề đời sống của chính những người tị nạn và đặc biệt đưa lên sóng sự tương tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ địa phương đối với những người tị nạn
Theo UNESCO, khoảng 3.100 chiếc radio sẽ được trao cho những người tị nạn Đối với những người Syria tị nạn, chương trình phát thanh Sa’a Syriya được coi như một người bạn tinh thần và là kênh thông tin hữu ích giúp họ hòa nhập với cuộc sống ở một đất nước xa lạ
Một người tị nạn Syria chia sẻ: “Chương trình này cho chúng tôi lòng can đảm, khiến tôi cảm thấy an toàn và cho tôi cảm giác tôi không phải một người lạ ở đất nước này, tôi cảm thấy như mình đang ở quê nhà Trước kia tôi không có can đảm để đăng kí đi học cho các con do vấn đề tài chính, nhưng qua chương trình phát thanh, tôi biết rằng, rất nhiều trường đã dành những
Trang 8khoảng thời gian đặc biệt cho tre em Syria học và tôi cũng biết được rằng đang có nhiều tổ chức từ thiện nhân đạo giúp đỡ học sinh Syria về học phí”
Là một phương tiện truyền thông lớn của thế giới, đài phát thanh có một vai trò mạnh mẽ và cụ thể trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt trong các cuộc chiến như những gì đang diễn ra tại Syria và nhiều nước Trung Đông khác Sa’a Suriya là một chương trình đã chứng minh điều đó
Phát thanh với biển đảo
Có thể minh chứng gần gũi nhất chính là ở nước ta Bờ biển Việt Nam dài Có 29/63 tỉnh, thành phố ven biển với tỉ lệ người dân sống bằng nghề biển rất lớn Nghe Đài tiếng nói Việt Nam để biết thông tin là nhu cầu không thể thiếu của họ Để phủ sóng tầm xa cho các khu vực biển đảo, thế giới sử dụng chuẩn DRM30, phát trên băng tần SW sẽ có những lợi ích vượt trội so với phát thanh sóng ngắn hiện nay Đặc thù của nghề đánh bắt xa bờ là lênh đênh trên biển hàng tháng trời và xa đất liền hàng trăm hải lý Ở đó không có truyền hình, không Internet, không điện thoại, mọi liên lạc với đất liền chỉ bằng một sợi dây mỏng manh là chiếc máy thông tin liên lạc Đây chính là nơi phát thanh cần phát huy vai trò và sức mạnh của mình trước sự cạnh tranh khốc liệt của các phương tiện truyền thông khác
Phát thanh với núi rừng
Như đã phân tích ở trên, sóng phát thanh lan truyền theo hình sin, cho phép phát thanh đến được cả với những địa hình phức tạp, những vùng xa xôi, hẻo lánh mà truyền hình khó vươn tới
Một ví dụ làm sáng rõ nhận định “Phát thanh cứu sống con người” đó
là câu chuyện của anh Bling Miên tỉnh Quảng Nam Nằm lọt giữa rừng già Trường Sơn, làng A Riêu ( xã Tr’Hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) không có điện nhưng tất cả các thông tin thời sự, xã hội bà con thôn bản đều biết hết Nhờ hệ thống phát thanh tự chế của anh Bling Miên (35 tuổi) nhiều người dân còn được cứu nguy giữa rừng
Trang 9Chiếc loa nhỏ mà âm thanh vang dội rất xa, nhờ vậy mới cứu nguy cho
bà con bao phen Ông Bling Hiêng (52 tuổi) kể: “ Năm ngoái đi bẫy thú tít trong rừng sâu, khi đi có đánh dấu nhưng về lại lạc đường Trời chạng vạng tối, sợ quá nên mình phải đi liều, được một đoạn thì nghe tiếng loa Vậy cứ nhắm hướng ấy mà về, chứ ở một mình giữa rừng cả đêm nguy hiểm lắm” Còn bà Zơ Râm Thị May (55 tuổi) thì nhớ như in mùa mưa năm trước, bà cũng lặn lội vào rừng kiếm măng, đi được nửa đường thì nghe loa phát tin có mưa và gió lớn nên quay về “Chiều ấy trời tối thui, mưa liên tục cho tới hai ngày sau mới hết, làng còn bị sạt mất mấy nền đất nữa May mà về kịp chứ ở trong ấy thì không biết chuyện gì xảy ra”, bà nói
Từ ngày có loa phát thanh, mùa mưa bão cán bộ thôn khỏi phải xuống
gõ cửa từng nhà thông báo, vận động chằng chống nhà cửa
Công chúng hiện nay và sau này vẫn luôn luôm cần đến một âm thanh không có hình ảnh để rút ra được cái ý nghĩa của những tin tức lắng nghe được qua radio
Trang 10KẾT LUẬN
Thông qua các đặc trưng của phát thanh và một số dẫn chứng cụ thể, chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của phát thanh trong cuộc sống đời thường, trong các tình huống khẩn cấp như thảm họa thiên tai: bão, lũ lụt, sóng thần, trong các cuộc chiến cũng như hải đảo xa xôi và vùng núi khó khăn hiểm trở Như vậy nhận định “Phát thanh cứu sống con người” là hoàn toàn có cơ sở và đúng đắn Phát thanh càng khẳng định được thế mạnh và sự hấp dẫn của mình
Phát thanh vẫn không ngừng được tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
và cải tiến nội dung chương trình nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của cộng đồng, của dân tộc, để phát huy sức mạnh vai trò của mình trong điều kiện các phương tiện truyền thông đại chúng đang phát triển mạnh mẽ