1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NHÂN TRẮC học đặc điểm HÌNH THÁI cơ THỂ NGƯỜI

16 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƯỜI 1. Cấu tạo hệ xương Chức năng: Tạo nên hình dáng tổng thể cho cơ thể con người và là khung nâng đỡ cơ thể con người trong không gian Kết hợp với hệ cơ và khớp làm cho cơ thể vận động được Hệ xương tạo ra cho đứng vững chắc cho các phần mềm của cơ thể và tạo thành các khoang chứa bảo vệ cơ quan nội tạng bên trong (hộp sọ, lồng ngực, xương chậu,…). Người ta tính ra có khoảng 200 xương lớn nhỏ khác nhau, chiếm 23 cơ thể con người, phần lớn hợp thành từng đôi đố xứng 2 nửa cơ thể. Có một số lượng không nhiều xương không đối xứng. Căn cứ vào hình dạng chia làm 4 loại: Xương dài: xương ống Xương ngắn: có dạng hình hộp, tam giác, tròn thường nằm ở cổ tay, cổ chân Xương dẹt: xương bả vai, xương ức,.. Xương có dạng phức tạp: xương sườn, xương đốt sống, xương chậu,… Ngoài xương còn có sụn (tai, giữa đốt sống,…), lượng sụn sẽ giảm dần đi khi con người trưởng thành. Xương chia thành 3 phần:

Trang 1

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƯỜI

1 Cấu tạo hệ xương

* Chức năng:

- Tạo nên hình dáng tổng thể cho cơ thể con người và là khung nâng đỡ cơ thể con người trong không gian

- Kết hợp với hệ cơ và khớp làm cho cơ thể vận động được

- Hệ xương tạo ra cho đứng vững chắc cho các phần mềm của cơ thể và tạo thành các khoang chứa bảo vệ cơ quan nội tạng bên trong (hộp sọ, lồng ngực, xương chậu,…) Người ta tính ra có khoảng 200 xương lớn nhỏ khác nhau, chiếm 2/3 cơ thể con người, phần lớn hợp thành từng đôi đố xứng 2 nửa cơ thể Có một số lượng không nhiều xương không đối xứng Căn cứ vào hình dạng chia làm 4 loại:

- Xương dài: xương ống

- Xương ngắn: có dạng hình hộp, tam giác, tròn thường nằm ở cổ tay, cổ chân

- Xương dẹt: xương bả vai, xương ức,

- Xương có dạng phức tạp: xương sườn, xương đốt sống, xương chậu,…

Ngoài xương còn có sụn (tai, giữa đốt sống,…), lượng sụn sẽ giảm dần đi khi con người trưởng thành

Xương chia thành 3 phần:

1- Xương đầu: Hộp sọ phía trên, xương mặt phía trước

Trong đó:

+ Hộp sọ tạo thành từ 8 xương dẹt, cong, khớp với nhau vững chắc

+ Xương mặt: là các xương tương đối nhỏ, cấu tạo phức tạp, 3 xương lẻ và 5 cặp xương chẵn

2- Xương mình: tạo thành bởi 3 loại xương

- Cột sống: kéo dài từ phía sau của hộp sọ đến xương chậu, cấu tạo bằng các đốt sống nối với nhau, các đốt có kích thước nhỏ hoặc lớn tùy vị trí Phía sau đốt sống

có các mỏm gai Cột sống có độ cong sinh lý Chia cột sống thành 5 đoạn:

+ Đoạn cổ: gồm 7 đốt sống có thân nhỏ, phía sau các mỏm vai, mỏm thứ 7 nhô ra phía ngoài nhiều nhất

+ Đoạn ngực: gồm 12 đốt sống nối với 12 cặp xương sườn

1

Trang 2

+ Đoạn thắt lưng: gồm 5 đốt sống, thông thường có thân to

+ Đoạn xương cùng được cấu tạo bởi 5 đốt sống, thông thường dính liền với nhau + Đoạn xương cụt: có thể có 4 hoặc 5 đốt sống dính liền với nhau

- Xương sườn: gồm

+ 7 cặp xương sườn trên

+ 7 cặp xương sườn thật (các đoạn xương đều nối với các sụn),

+ 3 cặp xương sườn giả

+ 2 cặp tự do

- Xương ức: là 1 xương dẹt nằm phía trước, 2 bên phía trên xương ức nối với 2

xương đòn

2

Trang 3

3- Xương chi:

- Xương chi trên: Được tạo thành bởi 2 phần xương đai vai và xương bả vai + Xương đai vai: gồm 2 loại xương, phía trước là xương đòn (đầu phía trong ăn khớp với xương ức), phía sau ăn khớp với xương bả vai Kích thước ảnh hưởng đến vai

+ Xương bả vai: góc hơi tròn, cạnh phía trong khớp với các cặp xương sườn số 2

và số 8, phía ngoài tạo ra ổ khớp (cùng với xương đòn) phía sau có 1 mỏm xương – đây là mốc đo

- Xương tay: gồm cánh tay, cẳng tay và xương bàn tay

+ Xương cánh tay: dài, có dạng ống, đầu trên có dạng chỏm cầu, phía ngoài có mỏm nhô ra, nó xác định khích thước rộng nhất của vai, diện tích tiếp xúc của xương này với ổ khớp bằng 1/3 chỏm cầu

Đầu phía dưới của xương cánh tay có dạng 2 mỏm nhô ra 2 bên và khớp với xương cẳng tay

+ Xương cẳng tay: gồm xương trụ và xương quay

Khi để sấp bàn tay 2 xương sẽ bắt chéo, khi ngửa tay 2 xương gần như song song

Đầu trên khớp với xương cánh tay bằng mỏm khuỷu, đầu dưới có mỏm nhô

ra ngoài và khới với cổ tay (mắt cá)

+ Xương bàn tay: gồm xương cổ tay, xương lòng tay, xương ngón tay

Xương cổ tay gồm 8 xương ngắn, 5 xương long bàn tay và 14 xương đốt ngón tay, xương đốt thuộc dạng xương dài

Góc tạo thành giữa xương cẳng tay và cánh tay khi nhìn nghiêng khoảng 1700

3

Trang 4

- Xương chi dưới: xương đai hông và xương chân

+ Xương đai hông: gồm 2 xương cánh chậu 2 bên, xương cùng, xương cụt phía sau + Xương chân: xương đùi, xương cẳng chân và xương bàn chân

Xương đùi: có dạng xương dài, ống, có độ chắc và khỏe nhất trên cơ thể con người, đầu phía trên có chỏm cầu, diện tích tiếp xúc phía trên với ổ chậu chiếm 2/3 chỏm cầu Mỏm nhô ra phía ngoài ở trên là mấu chuyển ngoài Đầu phía dưới có các lồi cầu khớp với xương cẳng chân, phía trước có xương bánh chè

Xương cẳng chân: gồm xương chày và xương mác

Xương chày là xương to, khỏe nằm phía trong, xương mác là xương dài mảnh nằm phía ngoài Đầu phía trên khớp với xương đùi, phía dưới khớp với xương bàn chân,

có mỏm nhô ra phía trong (mắt cá chân) Xương mác có mỏm nhô ra phía ngoài Xương bàn chân: xương cổ chân gồm có 7 xương ngắn

Xương chêm.: xương gót ở phía sau, khi đứng hầu như toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào xương này; 5 xương ngón, 14 xương đốt

4

Trang 7

2 Cấu tạo hệ cơ

*Chức năng:

- Cùng với hệ xương xác định hình dáng cơ thể người

- Cùng với hệ xương và các dây chằng giúp cơ thể vaạn động

- Duy trì tư thế của cơ thể, điều hoà thể tích của các cơ quan

- Sinh nhiệt và làm chuyển dịch các chất trong cơ thể

Trong cơ thể con người có khoảng 600 cơ khác nhau phân bố thành nhiều lớp, chia làm 3 loại: cơ vân, cơ trơn và cơ tim

2.1 Cơ đầu, cổ: gồm các cơ mặt, các cơ nhai và cơ quai cổ

2.1.1 Cơ mặt

- Một đầu bám vào xương sọ hoặc mạc, đầu kia bám vào da Khi co tạo nên các nếp nhăn ở mặt, biểu hiện nét mặt

- Các cơ mặt thường bao quanh các hốc tự nhiên như hốc mắt, tai, hốc mũi và hốc miệng

- Các cơ mặt đều do các nhánh của thần kinh VII (thần kinh, mặt) chi phối

Theo định khu và chức năng, các cơ mặt được xếp thành 5 nhóm: cơ trên sọ, các cơ quanh tai, các cơ quanh ổ mắt, các cơ mũi và các cơ quanh miệng (Hình 20)

Hình 20: Các cơ quan bám sát da mặt

1 Bung trán cơ chẩm trán

2 Cơ cau mày

3 Cơ cao

4 Cơ vòng mắt

5 Cơ gò má lớn

6 Cơ nâng góc miệng

7 Cơ vòng miệng

8 Cơ hạ góc miệng

9 Cơ hạ môi dưới

10 Cơ cằm

11 Cơ bám da cổ

12 Cơ cười

13 Cơ nâng môi trên và cánh mũi

14 Cơ tai trước

15 Cơ tai trên

7

Trang 8

2.1.2 Cơ nhai

- Liên quan đến chuyển động của hàm dưới

Các cơ nhai gồm 4 cơ: cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm ngoài và cơ chân bướm trong

2.1.3 Cơ quai cổ: giúp đầu có thể quay được

Cổ được chia thành 3 vùng : vùng cổ trước, vùng cổ bên và vùng cổ sau (hay vùng gáy) Các cơ vùng cổ sau được xếp vào nhóm các cơ của lưng nền trong phần này chỉ trình bày các cơ thuộc vùng cổ trước và bên Các cơ này được chia thành các nhóm, từ nông và sâu:

a- Các cơ nông vùng cổ bên

- Cơ bám da cổ: Là một phiến cơ mỏng đi từ mặt phủ phần trên của ngực tối bờ

dưới xương hàm dưới hoặc tới góc miệng

Các cơ quai cổ

1,3 Bụng trước cơ hai bụng 19 Cơ bậc thang giữa

2 Cơ hàm móng 20 Bụng dưới cơ vai móng

4 Thân xuống móng 21 Cơ bậc thang sau

5 Cơ giáp móng 22 Cơ nâng vai

6 Sun giáp 23 Cơ của hầu

7 Cơ vai móng 24 Cơ gối đầu

8 Cơ ức móng 25 Cơ bán gai

9 Cơ nhẫn giáp 26 Mạc gáy

10 Tuyến giáp 27 Cơ dài đầu

11, 12, 13 Cơ ức đòn chũm 28 Bụng chẩm cơ chẩn

trán

14 Xương đòn 39 Cơ tai sau

15 Cơ ngực lớn 30 Bụng sau cơ hai bụng

16 Cơ đen ta 31 Mỏm trâm

17 Cơ thang 32 Cơ trâm móng

18 Cơ bậc thang trước 33 Cơ trâm lưỡi

8

Trang 9

- Cơ ức đòn chũm: Là một cơ khỏe, to và là một mốc bề mặt ở cổ rõ nét, nhất là khi co Cơ đi từ cán ức và 1/3 trong xương đòn, chạy lên trên chếch ra sau tới mõm chũm xương thái dương Khi cơ co làm nghiên đầu, xoay mặt

b- Các cơ trên móng và các cơ dưới móng

- Các cơ trên móng : đi từ xương móng tới xương hàm dưới, tạo nên nền miệng

- Các cơ dưới móng: Gồm 4 cơ đi từ xương vai, xướng ức tới sụn giáp với xương

móng Chúng nằm phía trước thanh quản và khí quản Các cơ dưới móng làm hạ thấp xương móng và thanh quản khi nuốt và nói

c- Các cơ trước và bên cột sống

- Các cơ trước cột sống : nằm sát mặt trước cột sống cổ, những cơ này khi co giúp

gấp đầu vào cổ và được chi phối bởi ngành trước của thần kinh, sống cổ

- Các cơ bên cột sống: Các cơ này chạy chếch như các bậc thang từ mỏm ngang các đốt sống cổ tới hai xương sườn trên

d- Các cơ dưới chẩm: Đầy là những cơ nhỏ đi từ các đốt sống cổ I và II tới xương

chẩm

2.2 Cơ thân mình

Các cơ ở thân bao gồm các cơ lưng, các cơ ngực và các cơ bụng

2.2.1 Các cơ lưng

- Cơ lưng và cơ sau cổ, phần phía trên giúp cho cổ ngửa về phía sau, phần giữa có tác dụng nâng bả vai, phần dưới có tác dụng kéo bả vai xuống

- Các cơ lưng bao gồm các cơ đích thực của lưng và các cơ không đích thực của Lưng

- Các cơ lưng đích thực: là các cơ sâu nằm cạnh đốt sống Chúng hợp nên một khối

cơ phức tạp đi từ chậu hông tới xương sọ Các cơ lưng đích thực khi co làm duỗi, nghiêng và xoay cột sống và đều do các nhánh sau của thần kinh sống chi phối

- Các cơ lưng không đích thực: là các cơ nông bao gồm cơ thang, cơ lưng rộng, cơ

nâng vai, cơ trám (lớn và bé), các cơ năng sau trên và dưới

9

Trang 10

2.2.2 Các cơ ngực

bao gồm các cơ hô hấp và các cơ vận động chi trên

- Các cơ hô hấp (các cơ liên sườn): là các cơ làm thay đổi kích thước của lồng ngực khi thở Phía sau xương ức có cơ ngang ngực và mặt trong các xương sườn có các

cơ dưới sườn

- Các cơ vận động chi trên: Là những cơ nằm trên lồng ngực nhưng khi co lại giúp

vận động đai ngực hoặc xương cánh tay (cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ dưới đòn và cơ răng trước)

2.2.3 Các cơ bụng

Gồm các cơ nằm phía trước của ổ bụng

- Các cơ thành bụng trước bên : tác dụng bảo vệ và giữ cho các tạng trong ổ bụng không sa ra ngoài Gấp, nghiêng bên và xoay cột sống, nến ép các tạng trong bụng khi thở ra gắng sức và tạo áp lực cần thiết trong ổ bụng trong lúc đại tiểu tiện và khi sinh đẻ

Cơ của lưng

1 Cơ gối cổ

2 Cơ nâng vai

3 Cơ trám bé

4 Cơ trám lớn

5 Cơ lưng rộng

6 Cơ chéo bụng ngoài

7 Mạc ngực - lưng

8 Cơ dựng gai

9 Cơ răng sau dưới

10 Cơ gai

11 Cơ dài

12 Cơ răng sau trên

10

Trang 11

-Các cơ thành bụng sau: tạo nên bởi cột sống, cơ thắt lưng lớn, cơ chậu và cơ

vuông thắt lưng (đi từ mào chậu tới xương sườn XII)

- Cơ hoành: Thành trên của ổ bụng được ngăn cách với lồng ngực bởi cơ hoành Trên cơ hoành có nhiều lỗ để thực quản, mạch và thần kinh đi qua

2.3 Cơ chi

2.3.1 Cơ chi trên

Gồm cơ đai vai và cơ tay

a- Cơ đai vai: có chức năng nối tay với thân mình, đóng vai trò hoạt động của phần

tay Phía trước và phía sau đều có cơ đen ta

Hình 23: Cơ thành của bụng

1 Gân ngang

2 Cơ thẳng bụng

3 Rốn

4 Cơ chéo bụng trong

5 Cơ tháp

6, 15 Lá trước bao cơ thẳng bụng

7 Tĩnh mạch hiển lớn

8 Thành sau của ống bẹn

9 Cơ may

10 Ống tinh

11 Dây chằng bẹn

12 Mạc đùi

13 Gai chậu trước trên

14 Mạc ngang

16 Đường cung

17 Cân cơ ngang bụng

18 Nói cân cơ chéo bụng trong tách thành hai lá trước và sau

19 Cơ ngang bụng

20 Lá sau bao cơ thẳng bụng

21 Cơ gian sườn ngoài

22 Các cơ gian sườn trong

23 Cơ răng trước

24 Cơ thẳng bụng

11

Trang 12

Cơ đen ta là một cơ dày, khỏe trùm lên khớp vai và tạo nên ụ vai Có đi từ gai vai, mỏm cùng vai và xương đòn xuống dưới cụm lại thành một gân bám tận ở 1/2 trên mặt ngoài xương cánh tay

b- Cơ tay: bao gồm cơ cánh tay, cơ cẳng tay và cơ bàn tay

- Cơ cánh tay được chia thành hai vùng: vùng cánh tay trước với các cơ gấp cẳng tay và vùng cánh tay sau với cơ duỗi cẳng tay

- Cơ cẳng tay được chia thành 2 khu:

+ Cơ của khu cẳng tay trước: Gồm 8 cơ gấp bàn tay, ngón tay và sấp bàn tay.

Tám cơ này được xếp thành 3 lớp và đều đi từ mỏm trên lồi cầu thang xương cánh tay, từ xương trụ và xương quay xuống bám tận ở xương cổ tay, bàn tay và ngón tay

Hình 24: Cơ chi trên

1 Cơ thang 13 Cơ duỗi ngắn tay cái

2 Cơ đen ta 14 Cơ duỗi dài ngón tay trái

3 Cơ tam đầu 15 Cơ chéo bụng ngoài

4 Cơ qua cánh tay 16 Cơ răng trước

5 Cơ nhị đầu 17 Cơ sấp tròn

6 Cơ cánh tay 18 Cơ gấp cổ quay

7 Cơ cánh tay quay 19 Cơ gan tay dài

8 Cơ duỗi cổ tay qua dài 20 Cơ gấp nông các ngón tay

9 Cơ duỗi cổ tay quay ngắn 21 Cơ gấp cổ tay trụ

10 Cơ duỗi cổ tay trụ 22 Cơ gấp ngắn ngón tay út

11 Cơ duỗi các ngón tay 23 Cơ gian cốt

12 Cơ dạng dài ngón tay cái

12

Trang 13

+ Các cơ khu cẳng tay sau: có 12 cơ, khi co có tác dụng duỗi bàn tay, ngón tay và

ngửa tay Các cơ này đi từ đầu dưới xương cánh tay, xương quay, xương trụ tới xương bàn tay và ngón tay

- Các cơ ở bàn tay: chỉ có ở gan tay, chúng là các cơ nhỏ

2.3.2 Cơ chi dưới:

a- Cơ đai hông: nối phần chân và phần thân mình, có cơ mông quyết định hình dáng

phía sau của cơ thể

Các cơ vùng mông che phủ mặt sau ngoài khớp hông Các cơ này đi từ xương chậu, xương cùng, quanh mấu chuyển tới đầu trên xương đùi Chúng gồm 3 cơ mông làm duỗi và dạng đùi, cùng 6 cơ chậu hông mấu chuyển có tác dụng xoay ngoài đùi

b- Cơ vùng đùi: hình dáng của cơ này quyết định kích thước của đùi

Vùng đùi được chia thành hai khu: Khu đùi trước và khu đùi sau

- Khu đùi trước có hai nhóm cơ: nhóm trước và nhóm trong

+ Nhóm cơ trước bao gồm 2 cơ đi từ cột sống thắt lưng và mặt trong cánh chậu xuống mấu chuyển bé của xương đùi, đó là cơ thát lưng lớn và cổ chậu Ở dưới hai cơ này chụm lại thành cơ thắt lưng chậu

+ Nhóm cơ trong bao gồm các cơ khép đùi và một cơ khép cẳng chân Các cơ

này đi từ ngành ngồi mu của xương mu tới xương đùi và xương chày

- Khu đùi sau: có 3 cơ đều bám vào ụ ngồi Đó là, cơ bám gân, cơ bám màng và cơ

nhị đầu Tới 1/3 dưới đùi 2 cơ bám gân và bám màng bám vào mặt trong đầu trên xương chày còn cơ nhị đầu bám vào chỏm xương mác

Các cơ khu cẳng chân sau làm duỗi đùi và gấp cẳng chân vào đùi

c- Cơ cẳng chân

Cẳng chân được chia thành 3 khu: khu trước, khu ngoài và khu sau

- Các cơ của khu cẳng chân trước: đi từ xương chày, xương mác xuống các xương

cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân phía mu chân

Các cơ này co làm gấp mu chân và duỗi các ngón chân

- Các cơ khu cẳng chân ngoài gồm 2 cơ: cơ mác dài và cơ mác ngắn Hai cơ này

đi từ xương mác xuống tới xương cổ chân và xương bàn chân một phía gan chân, có tác dụng giữ vòm gan chân, gấp gan chân và nghiêng bàn chân ra ngoài

13

Trang 14

- Các cơ khu cẳng chân sau: chia thành 2 lớp nông và sâu

+ Các cơ lớp nông: tạo nên bắp chân Ở trên bám vào đầu dưới xương đùi, mặt sau

2 xương cẳng chân, ở dưới tạo nên gân gót bám vào xương gót

+ Các cơ lớp sâu: đi từ xương đùi tới mặt sau xương chày, xương mác tới xương cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân phía gan chân Khi co các cơ này làm gấp gan chân và các ngón chân

d- Cơ bàn chân:

Ở mu chân chỉ có 1 cơ: cơ duỗi ngắn các ngón chân đi từ xương gót tới 4 ngón chân 1,2,3 và 4

Các cơ ở gan chân giúp giữ vững vòm gan chân và làm cho con người đứng vững trên mặt đất hơn

Cơ chi dưới (nhìn phía trước)

1 Cơ chậu

2 Cơ thắt lưng lớn

3 Cơ thắt lưng bé

4 Dây chằng bẹn

5 Cơ lược

6 Cơ khép dài

7 Cơ thon

8 Cơ khép lớn

9 Cơ may

10 Cơ rộng trong

11 Cơ bụng chân

12 Cơ dép

13 Mạc hãm các gân duỗi trên

14 Mạc hãm các gân duỗi dưới

15 Cơ duỗi dài ngón chân cái

16 Cơ duỗi ngắn ngón chân cái

17 Cơ duỗi dài ngón chân

18 Cơ mác ba

19 Cơ duỗi ngắn ngón chân

20 Cơ chày trước

21 Cơ mác ngắn

22 Cơ mác dài

23 Gân bánh chè

24 Xương bánh chè

25 Cơ rộng ngoài

26 Cơ thẳng dài

27 Cơ căng mạc đi

14

Trang 15

Cơ chi dưới (nhìn từ phía ngoài)

1 Cơ mông nhỡ

2 Cơ may

3 Cơ căng mạc đùi

4 Cơ thẳng đùi

5 Cơ rộng ngoài

6 Cơ chày trước

7 Cơ duỗi dài ngón chân

8 Cơ duỗi dài ngón chân cái

9 Mạc hãm các gân duỗi trên

10 Mạc hãm các gân duỗi dưới

11 Cơ mác ba

12 Gân gót

13 Cơ mác ngắn

14 Cơ mác dài

15 Cơ dép

16 Cơ bụng chân

17 Cơ gan chân

18 Cơ nhị đầu

19 Cơ bán màng

20 Mạc đùi

21 Cơ mông lớn

Cơ chi dưới (nhìn mặt sau)

1 Cơ mông to

2 Cơ mông nhỡ

3 Cơ căng mạc đùi

4 Dải chậu dày

5 Cơ nhị đầu (đầu dài)

6 Cơ nhị đầu (đầu dài)

7 Cơ gan chân

8 Đầu ngoài cơ bụng chân

9 Cơ dép

10 Cơ mác dày

11 Cơ mác ngắn

12 Gân gót

13 Cơ dạng ngón chân V

14 Cơ gấp ngắn các ngón chân

15 Đầu trong cơ bụng phân

16 Hố khoeo

17 Cơ bán gân

18 Cơ bán màng

19 Cơ thon

20 Cơ khép lớn

15

Ngày đăng: 18/07/2018, 09:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w