1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU TRAO ĐỔI KHÍ TRÊN MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI Họ

85 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 689,32 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá bống tượng 28 Bảng 4.5.. Trong khả năng của mình và được sự phân công của Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, chúng tô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU TRAO ĐỔI KHÍ TRÊN MỘT SỐ

LOÀI CÁ NUÔI

Họ và tên sinh viên: MANG THỊ TÚ SƠN Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 9/2008

Trang 2

KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU TRAO ĐỔI KHÍ TRÊN

MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI

Tác giả

MANG THỊ TÚ SƠN

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi trồng Thủy sản

Giáo viên hướng dẫn

NGUYỄN VĂN TƯ

Tháng 9 năm 2008

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể thực hiện đề tài

Cùng toàn thể quý thầy cô trong trường đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Cô Trần Hồng Thủy đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Đặc biệt gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình hướng dẫn

và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Đồng thời chúng tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị, đặc biệt là các bạn lớp DH04NT và các bạn ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện

đề tài

Do có những hạn chế về thời gian và trang thiết bị và lần đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự góp ý của quý thầy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát các chỉ tiêu trao đổi khí trên một số loài cá nuôi” được thực hiện tại Phòng thí nghiệm P303 của Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM, từ ngày 19/04/2008 đến ngày 29/06/2008, nhằm khảo sát các chỉ tiêu trao đổi khí và ảnh hưởng của độ mặn, nhiệt độ, pH, kích cỡ và giới tính lên các chỉ tiêu này trên một số loài cá nuôi Trong đề tài này, các chỉ tiêu trao đổi khí bao gồm: tiêu hao oxygen, tần số hô hấp và ngưỡng oxygen

Các chỉ tiêu trao đổi khí được khảo sát trên 4 loài cá: rô phi, chép, mè trắng và trắm cỏ ở giai đoạn cá giống Kết quả là tiêu hao oxygen và ngưỡng oxygen của cá mè trắng là cao nhất (578,86 mg O2/kg.giờ và 0,53 mg/l), tuy nhiên giữa các nghiệm thức thì sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05) Tần số hô hấp của 4 loài cá có sai khác về mặt thống kê (P<0,05), trong đó cá rô phi có tần số hô hấp cao nhất 138 lần/phút

Ảnh hưởng của độ mặn (0, 5, 10 và 15‰) lên các chỉ tiêu trao đổi khí được khảo sát trên cá rô phi, cá tra và cá bống tượng Tiêu hao oxygen và tần số hô hấp của

3 loài cá đều tăng theo sự tăng của độ mặn Cá rô phi và cá tra có tiêu hao oxygen cao nhất ở độ mặn 10‰ (649,05 và 791,27 mg O2/kg.giờ), còn cá bống tượng có tiêu hao oxygen cao nhất ở 15‰ là 382,43 mg O2/kg.giờ Ngưỡng oxygen của cá rô phi và bống tượng ở các nghiệm thức độ mặn khác nhau thì không sai khác nhau về mặt thống kê (P>0,05)

Ảnh hưởng của nhiệt độ (25, 27, 29, 31 và 33 oC ) lên các chỉ tiêu trao đổi khí được khảo sát trên cá rô phi, cá tra và cá bống tượng Các chỉ tiêu trao đổi khí trên cá

rô phi, cá tra và cá bống tượng tăng theo sự tăng của nhiệt độ (P<0,01) Ở 33oC, cá có tiêu hao oxygen và tần số hô hấp là cao nhất: cá rô phi 780,43 mg O2/kg.giờ và 170 lần/phút; cá tra 659,65 mg O2/kg.giờ và 203 lần/phút; cá bống tượng 435,35 mg

O2/kg.giờ và 71 lần/phút Ngưỡng oxygen của cá rô phi dao động 0,25 – 0,43 mg/l và

cá bống tượng dao động 0,2 – 0,4 mg/l

Ảnh hưởng của pH (5, 6, 7, 8 và 9) lên các chỉ tiêu trao đổi khí được khảo sát trên cá rô phi, cá tra và cá bống tượng Tiêu hao oxygen và ngưỡng oxygen của cá rô

Trang 5

phi ở các pH nước khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) Ở pH bằng 8, tiêu hao oxygen và tần số hô hấp của cá rô phi là cao nhất 577,22 mg O2/kg.giờ và 163 lần/phút

Tiêu hao oxygen của cá tra giảm dần theo sự tăng pH và sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,001) Ở pH bằng 5, tiêu hao oxygen của cá cao nhất 813,16 mg O2/kg.giờ Ở pH bằng 9, tần số hô hấp của cá tra cao nhất 186 lần/phút

Về mặt thống kê thì tiêu hao oxygen của cá bống tượng sai khác có ý nghĩa ở các pH nước khác nhau (P<0,05) Ở pH nước bằng 5, tiêu hao oxygen của cá thấp nhất (215,81 mg O2/kg.giờ) Ở pH nước bằng 8, cá có tần số hô hấp cao nhất 105 lần/phút

và ngưỡng oxygen thấp nhất 0,29 mg/l

Ảnh hưởng của kích cỡ (2, 10, 20, 34 và 54g) và giới tính lên trao đổi khí cá rô phi Tiêu hao oxygen và tần số hô hấp của cá giảm theo sự tăng của trọng lượng cá (P<0,01) Ngưỡng oxygen thấp nhất là 0,27 mg/l của của nhóm cá có trọng lượng trung bình 34g

Cá đực có tiêu hao oxygen và tần số hô hấp cao hơn cá cái (P<0,01) Ngưỡng oxygen của cá như nhau 0,4 mg/l

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ ii TÓM TẮT iii

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá 3

2.1.1 Cá rô phi 3 2.1.2 Cá chép 5 2.1.3 Cá mè trắng 7

2.1.4 Cá trắm cỏ 9

2.1.5 Cá tra 11 2.1.6 Cá bống tượng 13

2.2 Các Chỉ Tiêu Trao Đổi Khí trên Cá 16

2.2.1 Tiêu hao oxygen 16

2.2.2 Tần số hô hấp 16

2.2.3 Ngưỡng oxygen 16

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện 17

3.2 Vật Liệu 17 3.2.1 Đối tượng thí nghiệm 17

3.2.2 Dụng cụ và hóa chất 17

3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu 18

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 18

Trang 7

3.3.2 Cách tiến hành 19

3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi 20

3.4 Xử Lý Số Liệu 20

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 So Sánh các Chỉ Tiêu Trao Đổi Khí của Cá Rô Phi, Cá Chép, Cá Mè Trắng và Cá

4.2 Ảnh Hưởng của Độ Mặn lên Trao Đổi Khí Cá 24

4.2.1 Cá rô phi 24 4.2.2 Cá tra 27 4.2.3 Cá bống tượng 28

4.3 Ảnh Hưởng của Nhiệt Độ lên Trao Đổi Khí Cá 31

4.3.1 Cá rô phi 31 4.3.2 Cá tra 33 4.3.3 Cá bống tượng 34

4.4 Ảnh Hưởng pH lên Trao Đổi Khí của Cá 37

4.4.1 Cá rô phi 37 4.4.2 Cá tra 38 4.4.3 Cá bống tượng 40

4.5 Ảnh Hưởng của Kích Cỡ và Giới Tính lên Trao Đổi Khí Cá Rô Phi 43

4.5.1 Kích cỡ 43 4.5.2 Giới tính 45 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48

5.1 Kết Luận 48 5.2 Đề Nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

6.1 Tài Liệu Trong Nước 50

6.2 Tài Liệu Nước Ngoài 50

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

Trang Bảng 4.1 Các chỉ tiêu trao đổi khí của bốn loài cá 21

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá rô phi 24

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá tra 27

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá bống tượng 28

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá rô phi 31

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá tra 33

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá bống tượng 34

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của pH lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá rô phi 37

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của pH lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá tra 39

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của pH lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá bống tượng 40

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của kích cỡ lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá rô phi 43

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của giới tính lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá rô phi 45

Đồ thị 4.1 Tiêu hao oxygen của bốn loài cá 22

Đồ thị 4.4 Ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hao oxygen của cá rô phi 25

Đồ thị 4.5 Ảnh hưởng của độ mặn lên tần số hô hấp của cá rô phi 26

Đồ thị 4.6 Ảnh hưởng của độ mặn lên ngưỡng oxygen của cá rô phi 26

Đồ thị 4.7 Ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hao oxygen của cá tra 27

Đồ thị 4.8 Ảnh hưởng của độ mặn lên tần số hô hấp của cá tra 28

Đồ thị 4.9 Ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hao oxygen của cá bống tượng 29

Đồ thị 4.10 Ảnh hưởng của độ mặn lên tần số hô hấp của cá bống tượng 29

Đồ thị 4.11 Ảnh hưởng của độ mặn lên ngưỡng oxygen của cá bống tượng 30

Đồ thị 4.12 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tiêu hao oxygen của cá rô phi 31

Đồ thị 4.13 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tần số hô hấp của cá rô phi 32

Đồ thị 4.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên ngưỡng oxygen của cá rô phi 32

Đồ thị 4.15 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tiêu hao oxygen của cá tra 33

Đồ thị 4.16 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tần số hô hấp của cá tra 34

Trang 9

Đồ thị 4.17 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tiêu hao oxygen của cá bống tượng 35

Đồ thị 4.18 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tần số hô hấp của cá bống tượng 35

Đồ thị 4.19 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên ngưỡng oxygen của cá bống tượng 36

Đồ thị 4.20 Ảnh hưởng của pH lên tiêu hao oxygen của cá rô phi 37

Đồ thị 4.21 Ảnh hưởng của pH lên tần số hô hấp của cá rô phi 38

Đồ thị 4.22 Ảnh hưởng của pH lên ngưỡng oxygen của cá rô phi 38

Đồ thị 4.23 Ảnh hưởng của pH lên tiêu hao oxygen của cá tra 39

Đồ thị 4.24 Ảnh hưởng của pH lên tần số hô hấp của cá tra 40

Đồ thị 4.25 Ảnh hưởng của pH lên tiêu hao oxygen của cá bống tượng 41

Đồ thị 4.26 Ảnh hưởng của pH lên tần số hô hấp của cá bống tượng 41

Đồ thị 4.27 Ảnh hưởng của pH lên ngưỡng oxygen của cá bống tượng 42

Đồ thị 4.28 Ảnh hưởng của kích cỡ lên tiêu hao oxygen của cá rô phi 43

Đồ thị 4.29 Ảnh hưởng của kích cỡ lên tần số hô hấp của cá rô phi 44

Đồ thị 4.30 Ảnh hưởng của kích cỡ lên ngưỡng oxygen của cá rô phi 44

Đồ thị 4.31 Ảnh hưởng của giới tính lên tiêu hao oxygen của cá rô phi 46

Đồ thị 4.32 Ảnh hưởng của giới tính lên tần số hô hấp của cá rô phi 46

Đồ thị 4.33 Ảnh hưởng của giới tính lên ngưỡng oxygen của cá rô phi 47

Trang 11

Môi trường nước là môi trường khá phức tạp và có nhiều tính chất lý hóa học đặc trưng riêng Sự tác động của một số yếu tố trong môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ trao đổi chất của cơ thể cá, đồng thời nó cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến khả năng hô hấp của cá Ví dụ, một số yếu tố như: nồng độ oxy hòa tan, nồng độ CO2 hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, pH, … Không chỉ thế mà ngay cả trong bản thân cơ thể cá như trọng lượng, tuổi cá, … cũng có ảnh hưởng tới cường độ

và ít nhiều nó có những đặc tính khác biệt với những loài cá ở nước ta Vấn đề này ở nước ta lại ít được đề cập tới

Trang 12

Trong khả năng của mình và được sự phân công của Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát các chỉ tiêu trao đổi khí trên một số loài cá nuôi”

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

So sánh các chỉ tiêu trao đổi khí trên một số loài cá nuôi, cụ thể là cá rô phi, cá chép, cá mè trắng và cá trắm cỏ

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn, pH lên các chỉ tiêu trao đổi khí của

cá rô phi, cá tra và cá bống tượng

Khảo sát ảnh hưởng của kích cỡ và giới tính lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá

rô phi

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá

2.1.1 Cá rô phi

2.1.1.1 Đặc điểm phân loại

Bộ: Perciformes

Họ: Cichlidae

Giống: Oreochromis, Tilapia, Sarotherodon

Hiện nay có ba loài chính được nuôi tại Việt Nam là:

 Cá rô phi đen O mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1951 – 1953 từ

Thái Lan

 Cá rô phi vằn O niloticus, được nhập vào Việt Nam năm 1973 từ Đài Loan

 Cá rô phi đỏ hay còn gọi là cá điêu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985

từ Malaysia

2.1.1.2 Đặc điểm hình thái

Loài O mossambicus: toàn thân phủ vẩy Vẩy ở phần lưng có màu xám tro đậm

hoặc xanh đen nhạt, phần bụng có màu trắng xám hoặc màu xám ngà Trên thân có từ

6 - 8 vạch sắc tố màu xanh đen xen lẫn chấm sắc tố màu tím chạy từ lưng tới bụng Những vạch sắc tố ở các vây không rõ ràng Tuy hiên do công tác quản lý giống không tốt nên hiện nay không còn rô phi đen thuần chủng

Loài O niloticus: toàn thân phủ vẩy, vẩy ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt

hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt Trên thân có từ 6 -8 vạch sắc tố chạy từ lưng tới bụng Các vạch sắc tố ở các vây như vây đuôi, vây lưng rõ ràng

Rô phi đỏ: vẩy trên thân có màu vàng đậm, hoặc vàng nhạt hoặc màu đỏ hồng, cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng , màu hồng xen lẫn những đám vẩy màu đen nhạt

Trang 14

2.1.1.3 Môi trường sống

Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau

 Nhiệt độ: nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20 - 320C, thích hợp nhất là 25 - 320C Khả năng chịu đựng với nhiệt độ cũng rất cao từ 8 - 420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn,

ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh

 Độ mặn: cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ mặn từ 0 - 40‰ Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10 - 25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon Theo Hopkins và ctv (1989; trích bởi Nguyễn Thị Bích Tuyền, 2004),

loài O niloticus có thể thích ứng độ mặn 15 – 30‰ Còn theo Kalio (1988; trích bởi Nguyễn Thị Bích Tuyền, 2004), O niloticus được nuôi trong ao với độ mặn đến 50‰,

nhưng sự sinh trưởng và phát triển bị giảm đi nhiều

 pH: môi trường có độ pH từ 6,5 - 8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ pH thấp bằng 4 Theo Wangead và ctv (1988; trích bởi Nguyễn Thị Bích Tuyền, 2004) khi pH tăng cao có thể kích thích cá ăn Cá rô phi chết khi pH tăng cao đến 12

 Hàm lượng ôxy hoà tan: cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu ôxy Yêu cầu hàm lượng ôxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5 – 10 lần so với tôm sú (http//thuysan.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=4538&articleId=2232, 2006)

2.1.1.4 Tập tính ăn

Khi còn nhỏ, cá rô phi 20 ngày tuổi , kích thước khoảng 18 mm ăn sinh vật phù

du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh Trong thiên nhiên cá thường

ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1 – 2 m Tuy nhiên, cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến

từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng

2.1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Sau một tháng tuổi cá con có thể đạt trọng lượng 2 – 3 g/con và sau khoảng 2 tháng tuổi có thể đạt 10 – 12 g/con Cá cái sẽ lớn chậm hơn sau khi tham gia sinh sản

Trang 15

trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường vì vậy trong đàn cá rô phi thì cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái Trong hệ thống ao nuôi thâm canh, sau 1 chu kỳ nuôi 6 tháng, trọng lượng cá có thể đạt bình quân 300 – 600 g/con Đối với cá nuôi ở

bè, sau chu kỳ nuôi 6 – 8 tháng, trọng lượng cá có thể đạt bình quân từ 250 – 550 g/con Trường hợp cá vượt đàn, trọng lượng cá có thể tăng đến 700 g/con

2.1.1.6 Đặc điểm sinh sản

Sau khoảng 4 – 5 tháng tuổi cá rô phi vằn (O niloticus) đã tham gia đẻ trứng

còn cá rô phi đen chỉ cần khoảng 3 tháng tuổi là đã tham gia sinh sản Những loài rô phi nuôi ở nước ta hiện nay đều có tập tính làm tổ đẻ ở đáy ao (do con đực làm tổ đẻ)

Cá thường chọn những nơi có mực nước từ 0,3 – 0,6 m, đáy ao có ít bùn để làm tổ Đường kính tổ đẻ phụ thuộc vào kích cỡ của con đực Sau khi tổ làm xong cá tự ghép đôi và tiến hành đẻ trứng

Hầu hết các loài rô phi đều đẻ nhiều lần trong năm Khoảng cách giữa hai lần

đẻ trứng khoảng 20 – 30 ngày Số trứng trong một lần đẻ phụ thuộc vào kích cỡ cá cái,

cá càng lớn số trứng đẻ ra trong một lần càng nhiều và ngược lại Trung bình một cá cái có trọng lượng 200 – 250 g đẻ được 1000 – 2500 trứng

Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng và cá con mới nở trong miệng Trong thời gian ngậm trứng và nuôi con cá cái không bắt mồi vì vậy cá không lớn, cá chỉ bắt mồi

trở lại khi đã giải phóng hết con trong miệng

Loài: C carpio (Linaeus, 1758)

Tên tiếng Anh: Common carp

Cá chép xuất hiện từ rất lâu và được nuôi phổ biến trên toàn thế giới

Theo Trần Đình Trọng (1965; trích bởi Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006), ở Việt Nam có 6 nhóm cá chép dựa vào màu sắc và hình thù: trắng, đỏ, kính, cẩm, Bắc Cạn

và gù Nói chung, chúng đều thuộc nhóm các chép vảy, trừ cá chép kính Ngoài ra, Việt Nam còn nhập cá chép Nhật Bản và cá chép kính của Hungary Cho đến nay các

Trang 16

loài cá chép đã không còn giống thuần, loài cá chép được nuôi phổ biến hiện nay là cá chép vảy, gồm hai loại chép đỏ và chép trắng

2.1.2.2 Đặc điểm hình thái

Cá chép có thân dẹp bên, đầu hơi thon, cân đối vây lưng dài, vây hậu môn ngắn, vây đuôi đồng vỉ, có khoảng 35 đến 40 vẩy đường bên Cá chép có hai đôi râu, hai râu phía trước ngắn, hai râu phía sau dài hơn

2.1.2.3 Môi trường sống

 Nhiệt độ: cá chép thuộc loài rộng nhiệt, nhiệt độ thích hợp 20 – 28oC Khi nhiệt độ thấp hơn 12oC thì khả năng bắt mồi giảm, cá chậm lớn cá không còn khả năng bắt mồi khi nhiệt độ xuống thấp hơn 5oC

 Độ mặn: độ mặn bắt đầu gây chết đối với cá chép là 12‰ Cá phát triển tốt nhất ở độ mặn 3‰

 pH: cá có khả năng chịu đựng độ pH từ 5,5 – 8,5 pH 4,0 – 4,5 gây chết cá, pH

từ 5,0 – 5,5 cá phát triển rất chậm và cá trưởng thành không thể sinh sản được ở điều kiện pH này

 Hàm lượng ôxy hòa tan: ngưỡng ôxy của cá chép là 0,2 mg/l Ở hàm lượng ôxy hòa tan bằng 3,0 – 3,5 mg/l cá chép phát triển bình thường; từ 2 – 3 mg/l cá giảm

ăn, hoạt động không bình thường; từ 1,5 – 2 mg/l cá nổi đầu (Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006)

2.1.2.4 Tập tính ăn

Cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng (3 ngày tuổi) ăn phiêu sinh động Cá 10 ngày tuổi có sự chuyển đổi thức ăn rất đột ngột nên cá thường chết nhiều ở giai đoạn này do thiếu thức ăn; cá chuyển sang ăn động vật phù du có kích thước lớn, ấu trùng côn trùng, ấu trùng muỗi lắc Cá một tháng tuổi trở đi ăn động vật đáy là chính Cá thường hay sục bùn đất bờ, đáy ao để tìm thức ăn

2.1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá chép được xem là loài có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loài cá thuộc

họ Cyprinidae, điều này làm cho chúng trở thành loài cá nước ngọt được ưa thích nhất

trong nuôi kinh tế (Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006)

Trang 17

Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, cá chép nuôi trong ao sau một năm tuổi có thể đạt trọng lượng từ 500 – 800 g nếu chăm sóc tốt Tuy nhiên cá có thể đạt trọng lượng

từ 1 – 1,2 kg trong một năm nếu kỹ thuật nuôi, cho ăn, chăm sóc thật sự tốt

2.1.2.6 Đặc điểm sinh sản

Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, cá chép thành thục sau 1 – 1,5 tuổi Cá chép

là loài dễ đẻ, cá có thể đẻ tự nhiên trong ao khi điều kiện môi trường nuôi thích hợp

Cá thường thích đẻ sau những cơn mưa rào

Mùa vụ sinh sản của cá thường vào tháng 3 đến tháng 10 hàng năm Trứng cá chép thuộc loại trứng dính, vì vậy điều kiện cần thiết để cá sinh sản được là phải có giá thể Trong tự nhiên, giá thể có thể là cây cỏ thủy sinh, rau, bèo mọc tự nhiên trong thủy vực

Loài: H harmandi, H molitrix

Tên tiếng Anh: Silver carp

Cá mè trắng Việt Nam (H harmandi) phổ biến ở các sông ngòi nước ngọt miền

Bắc nước ta (sông Hồng, sông Đà,…), đã nhập vào miền Nam năm 1975

Cá mè trắng Trung Quốc (H molitrix) là loài đặc trưng cho khu hệ cá Đông Bắc

Trung Quốc, phân bố ở các sông Châu Giang, Trường Giang, Hắc Long Giang Nó đã

di nhập vào miền Nam nước ta vào năm 1967 từ Đài Loan, vào miền Bắc năm 1964

Tuy nhiên, cho tới nay người ta đã cho lai tạo giữa hai loài cá này thành công, con lai có thể sinh sản được và dễ dàng hơn hai loài thuần chủng Cá mè trắng hiện nay là con lai này, con thuần chủng hầu như không còn thấy nữa

2.1.3.2 Đặc điểm hình thái

Thân cá mè trắng dẹp bên, bụng màu trắng bạc, phần lưng có màu sẫm hơn Đầu lớn, mắt thấp, mõm tù, ngắn, miệng hướng lên trên Vây đuôi có thùy dưới hơi lớn hơn thùy trên Ruột dài cuộn khúc nhiều lần

Trang 18

2.1.3.3 Môi trường sống

 Nhiệt độ: cá phát triển bình thường khi nhiệt độ nằm trong khoảng 10 - 30oC

Sự phát triển phôi bị giới hạn ở nhiệt độ 32oC

 Độ mặn: cá có khả năng chịu mặn kém Cá chỉ phát triển tốt trong môi trường

có độ mặn thấp hơn 5‰, giới hạn chịu đựng độ mặn của cá là 8‰ (Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006)

 pH: cá có khả năng chịu phèn kém Khoảng pH thích hợp cho cá phát triển tốt

7 – 8 Khi pH < 4 hoặc pH > 10,2 cá chậm lớn

 Hàm lượng ôxy hòa tan: cá thích sống môi trường thoáng rộng, sâu, hàm lượng ôxy cao Hàm lượng ôxy thích hợp là cao hơn 4 mg/l, cao hơn một số loài cá khác (Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006)

2.1.3.4 Tập tính ăn

Ở giai đoạn ấu trùng, cá lọc phiêu sinh động vật làm thức ăn Nhưng giai đoạn này nhanh chóng chấm dứt và cá chuyển sang ăn phiêu sinh thực vật khi lược mang của chúng phát triển tương đối hoàn chỉnh Tuy nhiên cá cũng có thể ăn một ít phiêu sinh động vật, mùn bã hữu cơ

Khi cá trưởng thành thì thức ăn ưa thích của chúng là phiêu sinh thực vật Trong điều kiện nuôi nhân tạo cũng có thể sử dụng bột đậu nành do người cung cấp

2.1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá mè trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh Kích thước lớn nhất cá mè trắng có thể đạt được trong tự nhiên vào khoảng 35 kg

Sau khi trứng nở thành cá con, sau 3 ngày tuổi, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, lúc này cá có chiều dài 7 – 8 mm

Khi ương cá bột ở ao đất, tăng trọng bình quân 0,01 - 0,02 g/ngày Từ cá hương ương thành cá giống, cá tăng trọng bình quân 4,19 g/ngày

Thời kỳ nuôi cá thương phẩm, ở miền Bắc Việt Nam sau 1 năm đạt 0,5 - 0,7 kg,

2 năm: 1,5 - 1,8 kg, 3 năm: 4,6 kg, trong trường hợp cá biệt có con nặng tới 9 – 10 kg

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong điều kiện những ao rộng hay ở ruộng lúa ngập nước sâu vào mùa mưa cá lớn rất nhanh, sau một năm đạt 0,5 - 1 kg/con

Trang 19

2.1.3.6 Đặc điểm sinh sản

Cá mè trắng hiện đang nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thành thục sinh dục sau 2 năm, trong điều kiện nuôi tốt có con sau 1 năm đã thành thục Cá đực thường thành thục sớm hơn cá cái cả về tuổi và thời gian trong năm

Trứng cá thuộc nhóm trứng bán trôi nổi, trứng lơ lửng trong nước nhờ dòng nước chảy Dòng chảy còn để kích thích cá bơi ngược dòng để đẻ trứng Vì vậy dòng chảy đóng vai trò quan trọng trong sản xuất giống cá mè trắng

Loài: C idellus (Cuvier và Valenciennes, 1844)

Tên tiếng Anh: Grass carp

Cá trắm cỏ tự nhiên xuất phát từ miền Đông Bắc Trung Quốc và Nga Cá trắm

cỏ được nhập vào miền Nam nước ta từ Đài Loan vào khoảng năm 1969, vào miền Bắc vào khoảng năm 1957 từ Trung Quốc (Anon, 1969; trích bởi Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006)

2.1.4.2 Đặc điểm hình thái

Thân cá trắm cỏ thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi; chiều dài lớn gấp 3,6 - 4,3 lần chiều cao của thân và gấp 3,8 - 4,4 lần của chiều dài đầu; chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó; đầu trung bình; miệng rộng và có dạng hình cung; hàm trên dài rộng hơn hàm dưới; vảy lớn và có dạng hình tròn Màu

cơ thể: phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm, bụng màu trắng xám

2.1.4.3 Môi trường sống

 Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển từ 28 – 32oC

 Độ mặn: cá trắm cỏ sống ở vùng nước ngọt Hoạt động của cá gần như bị đình trệ khi độ mặn lên đến 12‰ (Maceina và Shireman, 1980; trích bởi Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006)

Trang 20

 pH: cá bột, hương và cá giống trắm cỏ có thể phát triển bình thường trong khoảng pH từ 5 – 9 Khoảng giới hạn đối với cá trắm cỏ thành thục nằm trong khoảng

từ 7,5 – 8,5

 Hàm lượng ôxy hòa tan: ngưỡng ôxy mà cá giống trắm cỏ có thể chịu đựng được là từ 1 - 2,8 mg/l Cá trưởng thành có ngưỡng ôxy cao hơn, cá ngừng ăn khi hàm lượng ôxy hòa tan đạt đến 2,5 mg/l Hàm lượng ôxy hòa tan cao hơn mức này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cá và là điều kiện phù hợp cho cá phát triển (Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006)

2.1.4.4 Tập tính ăn

Chủ yếu là các loại cỏ, rong và động vật phù du Trong điều kiện nuôi nhân tạo,

cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên)

2.1.4.5 Đặc điểm sinh trưởng

Vietmayer (1976; trích bởi Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006) nghiên cứu sự tăng trưởng của cá trong điều kiện nhiệt đới cho thấy trong năm đầu tiên cá có thể đạt trọng lượng 1 kg, đây là trường hợp tương tự trong điều kiện khí hậu Việt Nam Ở nước ta,

cá trắm cỏ nuôi trong ao có thể đạt 0,8 – 1 kg trong thời gian 8 – 11 tháng với điều kiện nuôi thích hợp Cá đực và cá cái có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau

Mùa vụ sinh sản vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm Trứng cá là trứng bán trôi nổi nên cần dòng chảy giúp trứng nổi

Trang 21

Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

Tên tiếng Anh: Catfish

Cá tra được tìm thấy ở lưu vực sông MêKông và sông Chao Phraya (Thái Lan)

Cá phân bố đều ở các tầng nước nhưng thường sống ở tầng đáy

2.1.5.2 Đặc điểm hình thái

Cá tra có thân dài, dẹp ngang, không có vảy bao phủ Lưng cá xám đen, bụng hơi bạc Cá có miệng rộng, có hai đôi râu dài

2.1.5.3 Môi trường sống

 Nhiệt độ: nhiệt độ sống thích hợp cho cá tăng trưởng dao động trong khoảng

26 – 30oC (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2001; trích bởi Trần Thị Thùy Dương, 2005) Cá tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là một trong những loài đặc trưng cho loài phân bố ở vùng nhiệt đới Ở nhiệt độ 15oC thì cường độ bắt mồi của cá giảm nhung cá vẫn sống Ở nhiệt độ 39oC cá sẽ bơi lội không bình thường (Trần Thanh Xuân, 1994; trích bởi Trần Thị Thùy Dương, 2005)

 Độ mặn: cá sống chủ yếu ở nước ngọt, nhưng có thể sống ở nước lợ Độ mặn

cá có khả năng chịu đựng là 10‰ (Mai Đình Yên và ctv, 1992)

 pH: cá có thể sống trong khoảng pH rộng từ 5 – 11, pH thích hợp cho cá phát triển từ 6,5 – 7,5 pH bằng 5 cá có hiện tượng mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt động chậm chạp Khi pH bằng 11 cá sẽ hoạt động lờ đờ và mất nhớt

 Hàm lượng ôxy hòa tan: cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu ôxy hòa tan Ngưỡng ôxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng (www.fistenet.gov.vn)

2.1.5.4 Tập tính ăn

Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn

Trang 22

đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột Ngoài

ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần

cơ thể và mắt cá con các loài cá khác

Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức

ăn Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy (www.fistenet.gov.vn)

2.1.5.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 - 12 cm (14 - 15 g) Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể

Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 - 1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5 - 6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít Cá đực thường

có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản (www.fistenet.gov.vn)

Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 dương lịch, cá

có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp

Trang 23

thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và Tonlesap, từ thị

xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào

Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong

tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1-3 lần trong một năm

Loài: Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1952)

Tên tiếng Anh: Sand goby, Marble goby

Cá bống tượng là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới Cá tự nhiên bắt gặp ở: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia Cá bống tượng là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều nước nuôi Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai, Vàm Cỏ

2.1.6.2 Đặc điểm hình thái

Cá có đầu to, rộng, dẹp bằng, mõm dài nhọn hướng lên trên, giữa mõm có một u nhô cao Miệng trên rộng, hàm dưới dài hơn hàm trên và đưa ra phía trước Răng nhọn, gốc răng to xếp thưa thành nhiều hàng trên mỗi hàm Không có râu Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn Chiều dài đầu gần bằng 1/4 chiều dài thân.Mắt nằm ở mặt trên của đầu, hơi lồi Vây lưng có hai phần, vây ngực rất phát triển và nằm cao, vây bụng cũng rất phát triển và nằm ở mặt dưới của thân và trước vây ngực, vây đuôi dài và tròn Lúc tươi, thân cá có màu nâu đến màu gạch, đỉnh đầu đen

2.1.6.3 Môi trường sống

Khi cá còn nhỏ, chúng có thể sống thành đàn trong các thủy vực tự nhiên Đến khi trưởng thành, cá ít khi sống tập trung thành đàn Cá bống tượng sống ở đáy thủy vực, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường vùi mình xuống bùn đáy Khi gặp nguy

Trang 24

hiểm cá có thể vùi xuống bùn sâu đến 1 m và có thể sống ở đó hàng chục giờ (Dương Tấn Lộc, 1994)

 Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển là từ 26 - 32oC, cá cũng có thể chịu đựng được nhiệt độ nước 15 - 41,5oC

 Độ mặn: cá sống chủ yếu ở nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ với nồng độ muối đến 15‰ (www.vietlinh.com.vn)

 pH: cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn, pH từ 4 - 9, tốt nhất là 6 – 8

 Hàm lượng ôxy hòa tan: cá cần dưỡng khí trên 3 mg/l Cá thích sống nơi giàu ôxy, khi môi trường thiếu dưỡng khí thì cá có hiện tượng phùng mang, nổi đầu lên thở khí trời nhờ tuyến nhầy (Dương Tấn Lộc, 1994)

2.1.6.4 Tập tính ăn

Cũng như nhiều loài cá khác, sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá bống tượng bắt đầu chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài (thường là từ 3 – 4 ngày sau khi nở) Kích cỡ miệng lúc này khoảng 0,08 – 0,2 mm Vì vậy phải cung cấp thức ăn phù hợp với kích cỡ

miệng của chúng như luân trùng (Branchionus spp) hoặc thức ăn nhân tạo như lòng đỏ

trứng, bột đậu nành,… Sau khi cá được 30 ngày tuổi, cá có thể ăn nhiều loại thức ăn

như Daphnia, Moina, trùn chỉ (Tubifex), ấu trùng muỗi lắc (Chironomus), cá, tép,

nhuyễn thể xay nhuyễn Càng lớn cá càng thích ăn thức ăn có nguồn gốc động vật và hoạt động bắt mồi cũng chậm dần

Cá bống tượng trưởng thành có bộ máy tiêu hóa tiêu biểu cho loài cá dữ điển hình Miệng lớn, răng hàm dài và sắc Cá bống tượng là loài cá ăn động vật, chiều dài ruột ngắn hơn chiều dài thân Không như cá lóc chủ động đuổi mồi bắt, cá bống tượng thì rình bắt mồi

Cá bống tượng ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước ròng ăn mạnh hơn nước kém, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng Thức ăn của chúng chủ yếu là: tôm tép, cá nhỏ, cua,

ốc, ấu trùng côn trùng thủy sinh,…, không thích ăn vật ương thối

2.1.6.5 Đặc điểm sinh trưởng

Sau khi trứng nở một ngày, chiều dài cá đạt 3,8 mm, bắt đầu xuất hiện bóng hơi,

cá bơi một đoạn dài hơn

Trang 25

Cá nở sau 2 ngày có chiều dài 3,8 – 4 mm, mắt có sắc tố đen, xuất hiện vi ngực,

cá vận động thẳng đứng và từ từ buông mình chìm xuống đáy Noãn hoàng còn to

Cá 3 ngày tuổi dài 4 – 4,2 mm, túi noãn hoàng tiêu biến Cá bắt đầu bơi ngang một đoạn ngắn, tim và mao quản có màu hồng đỏ Mắt có sắc tố

Ngày thứ tư chiều dài cá 3 - 3,2 mm Cá bắt đầu mở miệng hớp mồi, thấy xuất biện những mấu răng bên trong hàm, một vài sắc tố xuất hiện trên đuôi cá bột

Cá 12 ngày tuổi đã xuất hiện đầy đủ vây

Cá 18 ngày tuổi hình thành vảy và có hình dạng của cá trưởng thành Cá có tập tính sống đáy và ít di chuyển

So với các loài cá khác thì cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm, đặc biệt ở giai đoạn cá dưới 100 g, cá từ 100 g trở lên tăng trưởng khá hơn Cá bống tượng nuôi tốt sau 1 năm đạt trọng lượng 500 g/con

Ở giai đoạn từ cá bột đến cá hương, cá phải mất từ 2 – 3 tháng mới đạt chiều dài

3 – 4 cm

Từ cá hương cần phải nuôi 4 – 5 tháng cá đạt kích cỡ cá giống 100 g/con Để có

cá cỡ 100 g, từ lúc đẻ phải mất thời gian nuôi 7 – 9 tháng Trong tự nhiên, những cá còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng một năm để có thể đạt 100 - 300 g/con

Để có cá thương phẩm 400 g trở lên, với cá giống có trọng lượng 100 g/con, phải mất 5 – 8 tháng nếu nuôi ao và 5 – 6 tháng nếu nuôi bè

2.1.6.6 Đặc điểm sinh sản

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước, cá bống tượng thành thục sinh dục

và tham gia sinh sản lần đầu sau 9 – 12 tháng tuổi Thời gian tái phát dục của cá khoảng 30 ngày Trong nuôi và sinh sản nhân tạo, cá có thể thành thục sớm hơn 1 – 2 tháng với kích cỡ khoảng 200 g

Qua nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước thì mùa vụ sinh sản của cá bống tượng kéo dài từ tháng 3 – 11 Cá đẻ tập trung vào tháng 5 – 6 Cá có hệ số thành thục thấp Cá cái thành thục chỉ đạt 1,5 – 2 % nhưng vì trứng có kích cỡ nhỏ nên sức sinh sản cao

Khi đến mùa sinh sản, cá cái tìm cá đực bắt cặp và tiến hành sinh sản Cá đẻ trứng dính và tập hợp trứng lại tạo thành hình tròn bám vào giá thể như các vật hình ống hay

Trang 26

phiến gạch Ngoài tự nhiên, cá đẻ trứng dính vào các hang, hốc đá, rễ cây và các vật thể khác dưới nước

Trứng bống tượng có hình dạng giống quả lê, có chiều dài từ 1,2 – 1,4 mm Sau khi đẻ, cá đực canh tổ và tham gia ấp cùng cá cái, cá cái bơi quanh ổ trứng và dùng đuôi quạt nước tạo thành dòng chảy lưu thông để cung cấp ôxy cho trứng phát triển và

nở thành cá con

2.2 Các Chỉ Tiêu Trao Đổi Khí trên Cá

2.2.1 Tiêu hao oxygen

Tiêu hao oxygen của cá là lượng oxygen tiêu thụ bởi cá trong một đơn vị thời gian, và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cường độ trao đổi chất bên trong cơ thể Đơn vị tính là mg O2/kg.giờ hay ml O2/kg.giờ

Có hai phương pháp để đo tiêu hao oxygen của cá:

 Phương pháp nước chảy: cho một dòng nước có lưu tốc nhất định qua một dụng

cụ chứa cá Trắc định oxygen của nước trước (oxygen ban đầu) và sau (oxygen cuối) khi qua dụng cụ chứa cá, từ đó tính ra tiêu hao oxygen

Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, nhưng có hạn chế là dụng cụ phức tạp

và không xác định được tiêu hao oxygen cơ sở do cá vận động liên tục

 Phương pháp bình kín: cho cá vào một bình kín, trắc định oxygen đầu (trước khi thả cá), sau một thời gian nhất định trắc định oxygen cuối

Phương pháp này có ưu điểm là dụng cụ đơn giản, xác định được cường độ trao đổi chất cơ sở nhưng khuyết điểm là chậm

Trang 27

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện

Đề tài đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Thời gian thực hiện đề tài từ 19/04/2008 đến 28/06/2008

3.2 Vật Liệu

3.2.1 Đối tượng thí nghiệm

Cá chép, cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá rô phi giống được mua từ trại cá giống Tân Vạn, Đồng Nai Cá bống tượng giống được mua từ trại giống ở Tiền Giang Cá tra giống được lấy từ Trại thực nghiệm của Khoa Thủy sản, được đặt mua từ Tân Lập, Đồng Nai Còn cá rô phi ở các kích cỡ 10 g trở lên được mua từ trại Phú Hữu, Quận 9,

Tp HCM Cá được mua về trữ trong các thau hoặc xô để trong phòng thí nghiệm trước khi thí nghiệm ít nhất một ngày đêm Mục đích để cho cá thích nghi với điều kiện phòng và để cá đói trước khi tiến hành thí nghiệm Khi tiến hành thí nghiệm chọn những con khỏe mạnh, không bị sây sát

Bộ test pH, nhiệt kế, khúc xạ kế, heater dùng để tăng nhiệt độ

Nước vôi trong để tăng pH nước, axit acetic làm giảm pH nước

Nước ót 80‰ để điều chỉnh độ mặn

Trang 28

3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu

3.3.1.2 Khảo sát 2: Ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá

Khảo sát ảnh hưởng của độ mặn (0, 5, 10 và 15‰) lên các chỉ tiêu tiêu hao oxygen, tần số hô hấp và ngưỡng oxygen được thực hiện với cá rô phi, tra và bống tượng Khảo sát được lặp lại 5 lần ở mỗi độ mặn khác nhau Nước ở các độ mặn khác nhau được pha từ nước ngọt với nước ót có độ mặn 80‰

3.3.1.3 Khảo sát 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ (25, 27, 29, 31 và 33oC) lên các chỉ tiêu tiêu hao oxygen, tần số hô hấp và ngưỡng oxygen được thực hiện với cá rô phi, tra, bống tượng Khảo sát được lặp lại 5 lần ở mỗi nhiệt độ khác nhau

Phương pháp điều chỉnh nhiệt độ nước bằng cách sử dụng nước đá lạnh và heater để điều chỉnh nhiệt độ ổn định theo ý muốn

3.3.1.4 Khảo sát 4: Ảnh hưởng của pH lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá

Khảo sát ảnh hưởng của pH (5, 6, 7, 8 và 9) lên các chỉ tiêu tiêu hao oxygen, tần số hô hấp và ngưỡng oxygen được thực hiện với cá rô phi, tra, bống tượng Khảo sát được lặp lại 5 lần ở pH khác nhau

Để điều chỉnh pH thấp, chúng tôi sử dụng axit acetic để giảm pH nước Và sử dụng nước vôi trong để làm tăng pH nước

3.3.1.5 Khảo sát 5: Ảnh hưởng của kích cỡ và giới tính lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá rô phi

Khảo sát ảnh hưởng của kích cỡ (2, 10, 20, 34 và 54g) lên các chỉ tiêu tiêu hao oxygen, tần số hô hấp và ngưỡng oxygen được thực hiện trên cá rô phi Khảo sát được lặp lại 5 lần ở các kích cỡ khác nhau

Trang 29

Khảo sát ảnh hưởng của giới tính lên các chỉ tiêu tiêu hao oxygen, tần số hô hấp

và ngưỡng oxygen được thực hiện trên cá rô phi Khảo sát được lặp lại 5 lần ở mỗi giới tính Cá có trọng lượng trên 80 g

Xác định tính đực cái bằng cách sau khi thí nghiệm, tiến hành giải phẩu cá để xem tuyến sinh dục của nó trên kính hiển vi Trước đó có thể xác định bằng mắt thông qua cách phân biệt: cá cái có 3 lỗ (lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn), còn cá đực có 2

lỗ (lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn) Các lỗ này nằm trước vây hậu môn

3.3.2 Cách tiến hành

Cá mua về được trữ và giữ cho yên tĩnh để cá thích ứng Nguồn nước sử dụng làm khảo sát là nước máy, nên phải lấy nước vào bình và không đậy nắp trước khi tiến hành khảo sát ít nhất 24 giờ

Khi khảo sát, đặt bình nước ở vị trí cao hơn khay chứa các bình kín để tiện trong việc lấy nước vào bình kín Sử dụng ống nhựa dài để chuyền nước, một đầu để sát đáy bình chứa nước (nhờ vào một ống nhựa cứng), một đầu đặt sát đáy bình kín để tránh tạo bọt khí trong bình kín Lấy nước vào đầy tràn bình kín, sau đó dùng vợt nhẹ nhàng cho cá vào bình, đậy nút bình sao cho không có bọt khí Ghi lại thời điểm đậy nút để sau đó một giờ sẽ rút mẫu nước ra đo oxygen cuối (O2 c)

Lấy một mẫu nước từ bình chứa nước từ bình kín vào lọ winkler (tránh không

có bọt khí vào), để đo oxygen đầu (O2 đ) Đo nhiệt độ và pH nước được sử dụng cho khảo sát

Các bình kín được đặt cách nhau một khoảng xa để cá không nhìn thấy nhau Sau khi cho cá vào bình 15 phút, cá đã yên tĩnh thì tiến hành đếm tần số hô hấp của cá Sau một giờ tiến hành lấy mẫu nước vào lọ winkler, đậy nút tránh bọt khí Sau

đó tiến hành trắc định oxygen của mẫu nước bằng phương pháp Winkler Và tiến hành cân trọng lượng cá, đo thể tích bình và thể tích cá

Đối với khảo sát đo ngưỡng oxygen của cá thì cá được cho vào bình cho tới khi

cá chết mới lấy mẫu nước đo hàm lượng oxygen còn lại trong mẫu

Trang 30

3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi

3.3.3.1 Tiêu hao oxygen

Xác định tiêu hao oxygen theo công thức sau:

(O2 đ – O2 c) x (Vb – Vc) Tiêu hao oxygen =

(mg O2/kg.giờ) P x t

Trong đó: O2 đ: oxygen ban đầu (mg/l)

O2 c: oxygen cuối (mg/l) Vb: thể tích bình (l) Vc: thể tích cá (l) P: trọng lượng cá (kg) T: thời gian (giờ)

Trang 31

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 So Sánh các Chỉ Tiêu Trao Đổi Khí của Cá Rô Phi, Cá Chép, Cá Mè Trắng

và Cá Trắm Cỏ

Điều kiện môi trường nước bao gồm: nhiệt độ nước là 29oC, pH nước bằng 6,8

Cá khảo sát có trọng lượng trung bình 1,9 - 2,3 g

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu trao đổi khí của bốn loài cá (TB ± SSTC)

Cá Tiêu hao oxygen

(mg O2/kg.giờ)

Tần số hô hấp (lần/phút)

Ngưỡng oxygen (mg/l) Chép 494,45a ± 63,40 111b ± 9,52 0,44a ± 0,05

Trang 32

Đồ thị 4.1: Tiêu hao oxygen của bốn loài cá

Đồ thị 4.1 cho thấy, tiêu hao oxygen của cá mè trắng là 578,86 mg O2/kg.giờ cao hơn đối với cá chép, rô phi và trắm cỏ Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05) Tiêu hao oxygen của cá chép, cá rô phi và cá trắm cỏ thì gần như bằng nhau Hô hấp là biểu thị quá trình trao đổi chất của cơ thể cá (Bùi Lai

và ctv, 1985), nghĩa là cường độ trao đổi chất của cá mè trắng cao hơn và cường độ trao đổi chất của cá chép, cá rô phi và cá trắm cỏ thì tương đương nhau

020406080100120140160

Chép Mè trắng Rô phi Trắm cỏ

Đồ thị 4.2: Tần số hô hấp của bốn loài cá

Tần số hô hấp của bốn loài cá trên sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,001) Riêng đối với cá mè trắng và cá rô phi thì tần số hô hấp của chúng không

có sai khác về mặt thống kê (P>0,05) Rô phi có tần số hô hấp cao nhất 138 lần/phút

Trang 33

và cá trắm cỏ có tần số hô hấp nhỏ nhất 77 lần/phút trong bốn loài cá được khảo sát Tiêu hao oxygen của cá rô phi thấp hơn tiêu hao oxygen cá mè trắng nhưng lại có tần

số hô hấp cao hơn Điều này nói lên khả năng lấy oxygen từ nước của cá rô phi kém hơn cá mè trắng

00,10,20,30,40,50,6

Chép Mè trắng Rô phi Trắm cỏ

Đồ thị 4.3 Ngưỡng oxygen của bốn loài cá

Cá rô phi có ngưỡng oxygen 0,38 mg/l, thấp nhất trong bốn loài cá khảo sát Ngưỡng oxygen của cá mè trắng là 0,53 mg/l, cao nhất trong bốn loài Tuy nhiên sự chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05) Nguyên nhân có thể do các đối tượng được khảo sát là cá giống và các loài cá này được trữ lâu trong điều kiện như nhau

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các loài cá khác nhau thì có cường độ hô hấp khác nhau Ví dụ: thể hiện ở tần số hô hấp các loài khác nhau: cá Labrus thở mỗi phút

15 lần, cá Leuciscus gần 150 lần/phút, cá Neoceratodus thở 20 – 31 lần/phút Cá chép

cỡ 8 – 8,5 cm ở 27oC thở 110 lần/phút, ở 5oC thở 14 lần/phút (Dương Tuấn, 1978) So với kết quả trên cá chép của chúng tôi ở khảo sát này thì gần như tương đương nhau (111 lần/phút)

Những loài cá có kích thước nhỏ sẽ có cường độ hô hấp cao hơn những loài có kích thước lớn Ví dụ các loài Lebistes, Gambusia, … (có kích thước nhỏ) có cường độ

hô hấp cao hơn cá chép và cá mè (Bùi Lai và ctv, 1985)

Rajdhunge (2003) đã làm thí nghiệm về trao đổi khí trên cá chép với nhiều trọng lượng khác nhau, cá có trọng lượng 2,37 g có tần số hô hấp là 90 lần/phút và tiêu hao oxygen là 337,54 mg O2/kg.giờ (nhiệt độ 28,87oC) Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả có được ở trên

Trang 34

Một vài loài cá rô phi được nghiên cứu về ngưỡng oxygen có giá trị từ 0,1 – 0,5

mg/l O mossambicus, 0,1 mg/l (Mayurama, 1958); O niloticus (Magid và Babiker, 1975); O mossambicus 0,4 mg/l ở 30oC và 0,6 mg/l ở 35oC (Mohammed và Kutty,

1982; trích bởi Tsadik và Kutty, 1987) So với kết quả trên thì cá O niloticus có

ngưỡng oxygen là 0,38 mg/l gần như tương đương nhau

Tiêu hao oxygen của cá trắm cỏ 38,9 g là 204 mg O2/kg.giờ và cá mè trắng 130,7 g là 210 mg O2/kg.giờ (Dương Tuấn, 1978)

Negonovovskaya và Rudenko (1974; trích bởi Nico và ctv, 2006) đã xác định ngưỡng oxygen của cá trắm cỏ thấp hơn 0,5 mg/l Thí nghiệm trên đây của chúng tôi

đã xác định được ngưỡng oxygen của cá trắm cỏ là 0,47 mg/l, phù hợp với kết quả của tác giả này

Munshi và Dube (1973; trích bởi Bhattacharya và Subba, 2006) đã tìm ra lượng

tiêu hao oxygen của cá rô đồng (Anabas testudineus) là 778,57 mg O2/kg.giờ So với bốn loài cá được thí nghiệm thì cá rô đồng có lượng tiêu hao oxygen cao hơn rất nhiều Ngoài ra, theo Bhattacharya và Subba (2006), tiêu hao oxygen của cá trê trắng

(Clarias batracnus) là 191,43 mg O2/kg.giờ, cá Anguilla anguilla là 395,71 mg

O2/kg.giờ thấp hơn so với tiêu hao oxygen của bốn loài trên

4.2 Ảnh Hưởng của Độ Mặn lên Trao Đổi Khí Cá

4.2.1 Cá rô phi

Khảo sát ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá rô phi được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ nước 30oC, pH nước 6,9 Cá rô phi có trọng lượng trung bình từ 1,97 – 2,11 g

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá rô phi (TB ±

Ngưỡng oxygen (mg/l)

Trang 35

Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hao oxygen của cá rô phi

Đồ thị 4.4 cho thấy tiêu hao oxygen của cá rô phi có chiều hướng tăng theo sự tăng của độ mặn từ 0‰ - 10‰, sau đó giảm xuống ở 15‰ Ở độ mặn 10‰ cá có lượng tiêu hao oxygen cao nhất 649,05 mg O2/kg.giờ và nó sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các mức độ mặn khác (P<0,05) Hô hấp là biểu thị quá trình trao đổi chất của cơ thể cá (Bùi Lai và ctv, 1985), nghĩa là cường độ trao đổi chất của cá cao ở 10‰

Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước có

độ mặn từ 0 – 40‰ Tuy nhiên, phải từ từ thích nghi cá từ độ mặn thấp đến độ mặn cao thì cá mới sống được Trong khảo sát của chúng tôi, cá được thả trực tiếp vào các mức độ mặn trên để đo các chỉ tiêu Vì vậy cho nên cá bị sốc khi ở độ mặn 10‰, biểu hiện cá dựng vi, hô hấp mạnh và yếu Ở 15‰ cá cũng bị sốc khi mới thả vào, sau đó dựng vi, bơi hoảng loạn Đó là do sự thay đổi đột ngột áp suất thẩm thấu của môi trường nước Trong môi trường nước ngọt thì áp suất thẩm thấu của nước nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của máu cá nên nước ngấm vào cá, cá tăng cường thải nước ra ngoài qua con đường tiết niệu Khi cho cá vào môi trường nước có độ mặn cao hơn, áp suất thẩm thấu cao hơn ở nước ngọt, cá giảm tiết lượng nước tiểu và giảm tỉ lệ lọc quản cầu Tuy nhiên, nếu cho cá vào môi trường nước có độ mặn cao một cách đột ngột, cá

sẽ bị sốc mạnh và mất khả năng điều tiết Điều này giải thích vì sao tiêu hao oxygen của cá giảm xuống ở 15‰

Trang 36

Đồ thị 4.5: Ảnh hưởng của độ mặn lên tần số hô hấp của cá rô phi

Ở 15‰ cá rô phi có tần số hô hấp cao nhất 166 lần/phút và sai khác có ý nghĩa

về mặt thống kê (P<0,05) Có thể do cá bị sốc nặng nên thở mạnh trong khoảng thời gian đầu Ở các mức độ mặn 0‰, 5‰ và 10‰ thì tần số hô hấp của cá rô phi là tương đương nhau Cá ở môi trường nước ngọt (đối chứng) có tần số hô hấp thấp nhất 140 lần/phút, do cá không bị sốc

00,10,20,30,40,5

Đồ thị 4.6: Ảnh hưởng của độ mặn lên ngưỡng oxygen của cá rô phi

Đồ thị 4.6 cho thấy ngưỡng oxygen của cá rô phi giảm xuống ở độ mặn 5‰, sau đó tăng theo mức độ mặn tăng lên Tuy nhiên nhìn chung sự chênh lệch ngưỡng oxygen của cá giữa các độ mặn không có sự sai khác về mặt thống kê (P>0,05) Ở độ mặn 5‰ ngưỡng oxygen của cá thấp nhất 0,4 mg/l, nguyên nhân có thể do ở mức độ mặn này áp suất thẩm thấu của nước và máu cá như nhau, dẫn đến cá có sức chịu đựng với môi trường tốt hơn

Trang 37

4.2.2 Cá tra

Khảo sát ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá tra được thực hiện ở nhiệt độ nước 30,5oC, pH nước 6,9 Trọng lượng trung bình của cá tra được khảo sát là 1,57 – 1,91 g

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá tra (TB ± SSTC)

Độ mặn (S‰)

Tiêu hao oxygen (mg O2/kg.giờ)

Tần số hô hấp (lần/phút)

0 575,60a ± 42,42 163a ± 6,20

5 600,06a ± 67,53 160a ± 14,35

10 791,27b ± 169,67 163a ± 10,64

15 731,56a ± 140,78 172a ± 17,75 Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có ký tự giống nhau là sai biệt không có ý nghĩa

về mặt thống kê (P>0,05)

02004006008001000

Đồ thị 4.7: Ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hao oxygen của cá tra

Đồ thị 4.7 cho thấy tiêu hao oxygen của cá tra có chiều hướng tăng theo độ mặn

từ 0‰ - 10‰, sau đó giảm xuống ở 15‰ Lượng tiêu hao oxygen của cá tra ở 10‰ là 791,27 mg O2/kg.giờ, cao nhất và sai khác có ý nghĩa với các mức độ mặn khác (P<0,05) Tiêu hao oxygen nhỏ nhất của cá tra là ở môi trường nước ngọt 0‰ là 575,60 mg O2/kg.giờ Tiêu hao oxygen của cá tra ở các độ mặn 0‰, 5‰ và 10‰ không có sai khác về mặt thống kê (P>0,05) Theo Mai Đình Yên và ctv (1992) cá tra sống chủ yếu ở nước ngọt, nhưng có thể sống ở nước lợ Độ mặn cá có khả năng chịu đựng là 10‰ Vì vậy nên cá có triệu chứng bị sốc ở 10‰ và 15‰

Trang 38

Đồ thị 4.8: Ảnh hưởng của độ mặn lên tần số hô hấp của cá tra

Ở 15‰ cá tra có tần số hô hấp cao nhất 172 lần/phút, tần số hô hấp của cá thấp nhất ở 5‰ là 160 lần/phút Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống

kê (P>0,05) Còn so với các cá khác thì cá tra có tần số hô hấp cao nhất

4.2.3 Cá bống tượng

Khảo sát ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá bống tượng được thực hiện ở nhiệt độ nước 31oC, pH nước bằng 6,7 Trọng lượng trung bình của

cá bống tượng trong khảo sát là 1,79 - 2,1 g

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu trao đổi khí của cá bống tượng

Ngưỡng oxygen (mg/l)

Trang 39

Đồ thị 4.9: Ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hao oxygen của cá bống tượng

Đồ thị 4.9 cho thấy, tiêu hao oxygen của cá bống tượng tăng từ 319,82 mg

O2/kg.giờ đến 382,43 mg O2/kg.giờ theo độ mặn tăng dần từ 0‰ đến 15‰ Tuy nhiên xét về mặt thống kê thì nó sai khác không có ý nghĩa (P>0,05) Cá bống tượng sống chủ yếu ở nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ với nồng độ muối đến 15‰ (www.vietlinh.com.vn) Thí nghiệm này được tiến hành trong phạm vi độ mặn thích hợp của nó cho nên cá không có biểu hiện sốc nhiều

020406080100

Đồ thị 4.10: Ảnh hưởng của độ mặn lên tần số hô hấp của cá bống tượng

Tần số hô hấp của cá bống tượng có khuynh hướng giảm xuống ở độ mặn 5‰, sau đó tăng theo sự tăng của độ mặn nước Ở độ mặn 15‰ cá có tần số hô hấp cao nhất 91 lần/phút và có sai khác so với các mức độ mặn khác về mặt thống kê (P<0,01) Tần số hô hấp của cá thấp nhất là 55 lần/phút ở 5‰, có thể do tại độ mặn này áp suất thẩm thấu của nước và máu cá tương đương nhau Tuy nhiên về mặt thống kê, tần số

hô hấp ở các độ mặn 0‰, 5‰ và 10‰ thì sai khác không có ý nghĩa (P>0,05)

Trang 40

Đồ thị 4.11: Ảnh hưởng của độ mặn lên ngưỡng oxygen của cá bống tượng

Với sự thay đổi của độ mặn, ngưỡng oxygen của cá bống tượng không sai khác nhiều (P>0,05) Chứng tỏ khả năng chịu đựng rất tốt của cá bống tượng đối với sự thay đổi của độ mặn

4.2.4 Đánh giá chung

Nhìn chung, khi tăng độ mặn nước lên thì cá rô phi, cá tra và cá bống tượng đều tăng lượng tiêu hao oxygen, tăng tần số hô hấp và ngưỡng oxygen của chúng ở các độ mặn gần như nhau Thông qua khảo sát này, ta còn thấy được lượng tiêu hao oxygen

và tần số hô hấp của cá tra là cao nhất (575,60 mg O2/kg.giờ và 163 lần/phút ở 0‰), đến cá rô phi (406,08 mg O2/kg.giờ và 140 lần/phút ở 0‰) và thấp nhất là cá bống tượng (319,82 mg O2/kg.giờ và 65 lần/phút ở 0‰)

Iwama, Takemura và Takano (1997) đã nghiên cứu về cường độ tiêu hao

oxygen của cá O mossambicus ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn Kết quả là tiêu hao

oxygen của cá được thích nghi một tháng ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn lần lượt là: 177,2; 195,4 và 78,6 mg O2/kg.giờ Theo kết quả này thì tiêu hao oxygen của cá cũng tăng lên sau đó giảm xuống theo sự tăng của độ mặn Như vậy, khảo sát trên cá

O niloticus của chúng tôi cũng đạt kết quả tương tự

Lei (2002) đã có một nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn và trọng lượng trên

tiêu hao oxygen của cá Oreochromis niloticus x O mossambicus, kết quả cho thấy tiêu

hao oxygen ở các độ mặn khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,01) Thí nghiệm của tác giả được thực hiện ở các độ mặn 7‰, 14‰, 21‰ và 35‰ So với khảo sát của

chúng tôi thì tiêu hao oxygen của cá O niloticus ở các độ mặn khác nhau cũng khác

nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05)

Ngày đăng: 18/07/2018, 07:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w