Vào năm 1955 do yêu cầu cấp bách của tiền phương, tổng cục hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn sản xuất quân dụng với nhiệm vụ may trang phục cho bộ đội phục vụ tiền tuyến. Với sự góp mặt của 30 cán bộ chiến sĩ hầu hết từ quân đội chuyển sang là lực lượng đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng xưởng quân dụng 40. Trải qua 5 năm xây dựng và trưởng thành, đến ngày 20/4/1960 xí nghiệp may X40 được thành lập dựa trên nền tảng là phân xưởng quân dụng 40. Là một đơn vị sản xuất công nghiệp quốc doanh thuộc Sỏ công nghiệp Hà Nội, đơn vị đã không ngừng cố gắng nỗ lực vươn lên. Chính vì vậy đến ngày 4/5/1994 căn cứ vào quyết định số 741/QĐUB của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đổi tên xí nghiệp may X40 thành công ty May 40 với tên giao dịch quốc tế là HaNoi Garmentex N° nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu trong nước và nước ngoài.
Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1. Quá trình hình thành và phát triển a. Quá trình hình thành: Vào năm 1955 do yêu cầu cấp bách của tiền phương, tổng cục hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn sản xuất quân dụng với nhiệm vụ may trang phục cho bộ đội phục vụ tiền tuyến. Với sự góp mặt của 30 cán bộ chiến sĩ hầu hết từ quân đội chuyển sang là lực lượng đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng xưởng quân dụng 40. Trải qua 5 năm xây dựng và trưởng thành, đến ngày 20/4/1960 xí nghiệp may X40 được thành lập dựa trên nền tảng là phân xưởng quân dụng 40. Là một đơn vị sản xuất công nghiệp quốc doanh thuộc Sỏ công nghiệp Hà Nội, đơn vị đã không ngừng cố gắng nỗ lực vươn lên. Chính vì vậy đến ngày 4/5/1994 căn cứ vào quyết định số 741/QĐUB của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đổi tên xí nghiệp may X40 thành công ty May 40 với tên giao dịch quốc tế là HaNoi Garmentex N° nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu trong nước và nước ngoài. b. Quá trình phát triển: Từ năm 1955 - 1960 : Xí nghiệp X40 là đơn vị hạch toán kinh tế do sở công nghiệp Hà Nội quản lý. Lúc này tổng số cán bộ công nhân viên là 280 người với 80 máy may và 488 m2 nhà xưởng. Năm 1961 -1965 Xí nghiệp may X40 thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Trong thời gian này xí nghiệp đóng trên địa bàn Cầu Mới - Thượng Đình - Hà Nội (Nay là công ty giầy HN). Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán với 7 phòng ban nghiệp vụ và 3 ngành sản xuất (ngành quân dụng, quân hàm và mũ). Trong thời gian này xí nghiệp đã vinh dự được đón chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm vào ngày 20/4/1963. Vì vậy từ đó đến nay, ngày này trở thành ngày truyền thống của đơn vị. Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1966 - 1975): để có thể phục vụ tốt nhất cho kháng chiến, xí nghiệp đã phải chia ra làm 5 cơ sở nhỏ để đi sơ tán, nơi gần nhất cách Hà Nội 12 km và nơi xa nhất là 40 km. Tuy nhiên, vào thời kỳ này quy mô của doanh nghiệp lớn mạnh hơn so với trước, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng nhà xưởng, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, trau dồi tư tưởng chính trị cho anh em công nhân làm cho họ tin tưởng vào cuộc đấu tranh tất thắng của dân tộc. Tuy đứng trước khó khăn to lớn như vậy nhưng xí nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngừng mở rộng sản xuất, nâng số máy may lên 250 với 700 cán bộ công nhân viên và sản xuất 500 loại mặt hàng. sản phẩm chủ yếu trong 1 Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp thời kỳ này là áo pháo, bạt xe tăng, bạt công binh, áo tên lửa . phục vụ cho chiến trường. Đến năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất. Để thích ứng với nhiệm vụ của những năm khôi phục đất nước, xí nghiệp đã chuyển từ những nơi sơ tán về địa điểm 80 Hạ Đình - Thanh Xuân ngày nay. Tại đây xí nghiệp đã xây dựng 12000 m2 nhà xưởng, tuyển chọn thêm nhiều công nhân để chuyển hướng sang sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và bước đầu làm xuất khẩu sang thị trường Đông Âu với những sản phẩm chủ yếu là complete nam, áo măngto, áo varol, quần áo BHLĐ và các mặt hàng váy áo nữ khác. Thời kỳ này xí nghiệp có một số lượng công nhân khá đông, 1300 cán bộ công nhân viên, với lực lượng này xí nghiệp đã không ngừng vươn lên và hoàn thiện mình đáp ứng được nhiệm vụ cấp trên giao cho. Năm 1991 : Với sự chuyển hướng nền kinh tế của đất nước, công ty đã chuyển sang thời kỳ tự hạch toán. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của công ty do máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ của công nhân thấp không đáp ứng được nhu cầu thị trường mới. Thêm vào đó thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty là các nước Đông Âu đang có nhiều biến động. Trước khó khăn to lớn như vậy, lãnh đạo công ty và toàn thể công nhân viên vẫn quyết tâm ổn định sản xuất, phát triển sang thị trường mới, có lúc đến 50% lao động của công ty bị đưa ra theo chính sách của công ty và cũng theo quy định của Nhà nước. 10 -11 -1992, theo công văn số 2765/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập xí nghiệp May 40 thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội với các ngành nghề chủ yếu : - Công nghiệp dệt thêu Mã số : 0115 - Công nghiệp may mặc Mã số : 0116 Sản xuất các sản phẩm chính như quần áo các loại. Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức hạch toán độc lập. Từ năm 92 -93 : Bắt đầu thực hiện gia công xuất khẩu và bắt đầu XNK trực tiếp. Năm 1994 nhờ có chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, công ty đã dần khắc phục được những khó khăn và duy trì được uy tín của một đơn vị có truyền thống nhiều năm. Với uy tín của mình công ty đã được ngân hàng Đầu tư cho vay 3 tỷ đồng vốn đầu tiên. NgoàI ra công ty đã tìm được thị trường mới như Tây Âu, Nhật Bản với những chủng loạI sản phẩm đa dạng như : quần áo trượt tuyết, quần áo thể thao, áo Jacket, áo sơ mi, váy áo phụ nữ trẻ em . Trong những năm tiếp theo, thị trường của công ty chủ yếu là trong khu vực. Khách hàng đầu tiên là Hàn Quốc với một hợp đồng 5 năm và 1 triệu sản phẩm. Trong những năm từ 1994 - 1999, công ty May 40 đã mạnh dạn đầu tư hơn 40 tỷ đồng để nâng cấp và mua sắm thêm máy móc thiết bị, máy móc chuyên dụng nhằm mở rộng sản xuất để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong và ngoài nước. Lĩnh vực hoạt động của công ty cũng rộng hơn : XNK trực tiếp, uỷ thác XNK . Năm 1997, nhờ bố trí hợp lý 2 Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý, công ty đã đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm và đảm bảo đời sống cho công nhân lao động của công ty được ổn định. Năm 1998, sản phẩm của công ty đã được thị trường EU, Mỹ, Canada và Nhật Bản chấp nhận. Như vậy, sau 5 năm thực hiện đổi mới, công ty May 40 đã có những yếu tố của một đơn vị công nghiệp tương đối hiện đại thích ứng với thị trường thế giới, bước đầu có thị trường ổn định và đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty May 40. a. Chức năng : • Chuyên sản xuất hàng may mặc, dệt len, dệt thêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. • Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc ngành may phục vụ cho nhu cầu sản xuất. • Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu của các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. • Liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất, mở đại lý, văn phòng đại diện, bán và giới thiệu sản phẩm của công ty và của các đơn vị trong và ngoài nước. b. Nhiệm vụ : • Sản xuất kinh doanh hàng may mặc và trên cơ sở đó phải luôn luôn nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. • Độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động. • Phải có trách nhiệm khai thác, bảo đảm và phát triển nguồn vốn của Nhà nước giao phó. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ a. Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty May 40 là một công ty sản xuất các sản phẩm hàng may mặc đa dạng về kiểu cách, màu sắc chủng loại, làm theo mẫu mã và yêu cầu của khách hàng. Vì sản xuất theo quy mô vừa nên công ty đã bố trí sản xuất theo phân xưởng sản xuất cho phù hợp với loại hình và tổ chức sản xuất. Công ty gồm 5 phân xưởng may, một phân xưởng cắt và một phân xưởng thêu. Trong mỗi phân xưởng sản xuất được tổ chức thành các tổ sản xuất, sắp xếp theo một trình tự hợp lý, mỗi công nhân thực hiện một hoặc một số bước công việc nhất định, các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch đặt ra hàng tháng của công ty. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu với kiểu mã đa dạng , phong phú như : quần áo trượt tuyết, quần áo thể thao, áo Jacket .với tỷ trọng may mặc hàng xuất khẩu chiếm từ 95%- 3 Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp 98%. Ngoài ra công ty còn nhận sản xuất theo đơn đặt hàng của các đơn vị khác trong và ngoài nước. b. Đặc điểm quy trình công nghệ Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty May 40 là quy trình công nghệ kiểu phức tạp, chế biến liên tục bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty là sản xuất hàng loạt, sản phẩm hoàn thành nhập kho là kết qủa của một quá trình chế biến liên tục từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm là một quy trình khép kín không thể gián đoạn về mặt kỹ thuật. Đầu tiên là xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng cắt, cắt bán thành phẩm. Sau đó tổ chức dây chuyền sản xuất từ bán thành phẩm và vật phụ liệu theo từng công đoạn chi tiết sản phẩm. Sản phẩm sản xuất xong phảI được bộ phận KCS kiểm tra sau đó mới được nhập kho thành phẩm. Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất ra những sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành sản xuất và chủ động sản xuất của các mã hàng của công ty, các bộ phận thuộc phân xưởng may có nhiệm vụ thực hiện quy trình công nghệ như sau : - Nhận mẫu mã, tài liệu kỹ thuật, quy cách, kích thước sản phẩm từ phòng kỹ thuật cùng với định mức nguyên liệu, phụ liệu, khảo sát mẫu may chuẩn. Thiết kế đây chuyền sản xuất cho từng loại sản phẩm, nghiên cứu bảng tính thời gian chi tiết sản phẩm, may thử bấm giờ để so sánh chính xác nhằm chia công đoạn, bộ phận để sản xuất và tính lương sản phẩm. Nghiên cứu nhiệt độ là ép, độ co nguyên liệu, màu sắc giặt tẩy nguyên phù liệu. Lập bảng phối màu nguyên phù liệu của sản phẩm. Nghiên cứu các thông số, kích thước các thùng cattong, bao bì đai nẹp, chữ số, trọng lượng cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng, của sản phẩm. - Tổ chức giác mẫu và cắt bán thành phẩm. Làm mẫu mỏng, mẫu cattong bán thành phẩm. Trên cơ sở đó phân xưởng cắt nhận nguyên liệu từ kho theo phiếu xuất vải của công ty và theo đúng yêu cầu kỹ thuật như màu sắc, số lượng, khổ vải, loại vải để cắt bán thành phẩm và ép là sản phẩm đầy đủ, đồng bộ theo quy trình sản xuất, giao bán thành phẩm cho phân xưởng may theo phiếu của phòng KH - XNK Để phù hợp với đặc tính này, công ty thường nhập nguyên liệu từ các nước khác như : vải, bông, mếc để về gia công thành sản phẩm. Do vậy quy trình công nghệ của công ty đã được xây dựng qua 3 công đoạn : • Công đoạn chuẩn bị kỹ thuật. • Công đoạn cắt, may, thêu. • Công đoạn hoàn thiện sản phẩm. + Giai đoạn chuẩn bị kỹ thuật : giai đoạn này gồm thiết kế mỹ thuật, vẽ mẫu thiết kế bản giác cho các loại sản phẩm với các cỡ, vóc khổ vải khác nhau đảm 4 Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp bảo sự chính xác cao của máy móc thiết kế giác mẫu kỹ thuật vi tính cuả Pháp. Tiết kiệm được lao động, tiết kiệm được vật tư sử dụng, hạ định mức vật tư từ 1,5% - 2%, góp phần làm hạ giá thành sản phẩm và hàng năm tiết kiệm được hàng nghìn mét vải các loại. + Giai đoạn cắt may : Công ty sử dụng các máy chuyên dùng cắt và may. Công ty đã đầu tư máy may 1 kim có chương trình cắt chỉ, đầu tư máy 2 kim cơ động, đính cúc, thùa khuyết cao cấp, đẩm bảo chất lượng cao và tăng năng suất lao động. + Giai đoạn hoàn thiện : Đầu tư bộ bàn là hơI, bàn hút ẩm chân không phục vụ cho việc hoàn thiện sản phẩm trước khi đóng gói, làm đẹp và tăng chất lượng sản phẩm. Các công đoạn này được thể hiện trên sơ đồ công nghệ may chung cho mỗi loại sản phẩm của công ty: -Thiết kế mẫu -Thiết kế bản giác - Chuẩn bị vật -Chế thử sản phẩm cho PX cắt xác tư theo biểu -Xây dựng quy trình định định mức giao vải trên công nghệ và yêu cầu vật tư bàn cắt kỹ thuật -Lập phiếu vật tư -Cắt bán thành phẩm - Là chi tiết theo bản giác - Thêu chi tiết nếu -May sp -Đánh số bán thành có -Kiểm tra sản phẩm phẩm -Là hơi toàn bộ sản - Kiểm tra xuất -Nhập kho phẩm xưởng thành phẩm - Đóng gói sản phẩm Sơ đồ 1 : Sơ đồ công nghệ may chung. Theo sơ đồ công nghệ may này ta nhận thấy tại các khâu ở công đoạn 1 tiến hành chỉ là làm thủ công và đơn giản, ở giai đoạn 2 và 3. Cụ thể là : + Công đoạn cắt bán thành phẩm theo bản giác: Hiện nay công ty đang sử dụng hai loại máy cắt động và tĩnh cùng với hệ thống máy trải vải tự động của Pháp. 5 Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp + Khâu thêu chi tiết : Các chi tiết được thêu trên dàn máy thêu tự động sử dụng máy vi tính lập các chương trình chạy máy. + Quá trình là chi tiết, là hơi toàn bộ sản phẩm : Sau khi cắt hoặc may xong, các sản phẩm này được đưa xuống khu vực là hơi để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi may và đóng bao. Các máy ép cổ, hệ thống là hơi đều sử dụng hơi nước từ các nồi hơi đốt điện. Để đảm bảo thực hiện tốt quy trình công nghệ, công ty thường xuyên tổ chức hướng dẫn cách giảI chuyền các mặt hàng mới cho ban quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, tổ phó sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm. KCS thường xuyên kiểm tra việc cắt bán thành phẩm để đảm bảo không hụt, lẹm. Tổ chức mạng lưới kiểm tra sản phẩm, sản phẩm 100%. Hướng dẫn và xử lý các sai phạm kỹ thuật và đề xuất kịp thời hướng giải quyết không gây ách tắc sản xuất, đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Vì ngành may mặc nói chung và công nghệ may của công ty May 40 là một trong những ngành công nghiệp nhẹ, sạch do mức độ sử dụng hoá chất cũng không nhiều. Vậy nên, tại công ty không có các yếu tố gây ô nhiễm môi trường lao động và môi trường nói chung. Chất thải rắn ở đây chỉ là vải hoặc bông vụn từ quá trình cắt, những vật liệu thừa này đều được nhập kho và bán lại cho các nhà máy làm bông. 4. Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty hiện nay Trải qua nhiều năm nỗ lực cố gắng phấn đấu nâng cao chất lượng về mọi mặt: mẫu mã, chất lượng sản phẩm ., các vấn đề về thanh toán cũng được công ty hết sức chú trọng, do đó công ty đã nâng cao được uy tín của mình trên thị trường, tạo được niềm tin với khách hàng, và vì vậy thị trường của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Hiện nay công ty có 3 thị trường tiêu thụ chính là Đức, Nhật và Canada, với hàng chục khách hàng như : Maiev.SYM, GIMINI, Big Packe, LUNHAGS Sản phẩm của công ty gia công xuất khẩu sang 3 thị trường này hết sức đa dạng cụ thể như sau : + Đức : áo Jacket, quần áo thể thao, bộ trượt tuyết . + Nhật : áo BHLĐ, sơ mi nữ, áo khoác nữ . + Canada : áo Jacket, quần áo thể thao . Vì đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là gia công XNK, do đó doanh nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn trong lĩnh vực này. Cụ thể đó là việc thiếu quota xuất khẩu, nhất là sang thị trường châu Âu, tại thị trường Nhật thì vấn đề này ít khó khăn hơn, việc giao nhận hàng hoá thuận tiện hơn do có vị trí địa lý thuận lợi, nhưng số lượng sản phẩm hàng lại ít hơn. không những thế công ty còn đang gặp phải những khó khăn chung mà hiện nay các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu khác cũng đang gặp phải đó là : vì hàng gia công xuất khẩu nên nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài, do đó công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tập kết nguyên vật liệu, và vì vậy đã ảnh 6 Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp hưởng không nhỏ đến việc sản xuất đồng bộ sản phẩm, đẩy mạnh năng suất lao động, khẩn trương triển khai đảm bảo hợp đồng với khách hàng, đIều này được thể hiện rõ ở thị trường châu Âu . Trong những năm trước đây, hoạt động gia công của doanh nghiệp chủ yếu là hình thức gia công đơn thuần, nhưng hiện nay công ty đã và đang mở rộng sang hình thức gia công góp vốn để tạo thế chủ động hơn trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng và khắc phục bớt những khó khăn trong hoạt động gia công của mình. Trong hình thức này thì công ty góp một phần vốn mua nguyên phụ liệu với khách hàng : + Gia công đơn thuần : chỉ, bao bì, thùng catton . + Gia công góp vốn : vải, chỉ, thùng catton . Trong năm 2000, 60% - 70% tổng doanh thu là do hoạt động gia công góp vốn tạo ra. Đây thực sự là một nỗ lực cố gắng lớn của công ty. Mặc dù đã đạt được kết quả như vậy, nhưng công ty đã không dừng lạI ở đây, trong những năm tiếp theo, ngoài hình thức gia công đơn thuần, gia công góp vốn, doanh nghiệp sẽ tiến tới làm hợp đồng bán sản phẩm, chịu từ đầu đến cuối trong việc cung cấp nguyên vật liệu, thực hiện hợp đồng. Chúng ta cũng thấy rằng mặc dù doanh thu của doanh nghiệp hàng năm là cao nhưng hầu như mới chỉ tập trung ở thị trường nước ngoài, doanh thu tiêu thụ hàng nội địa còn rất thấp, trung bình mọi năm chỉ trên dưới 100 triệu đồng, chủ yếu trong việc giới thiệu sản phẩm. Trong năm 2000, nhờ năng động trong việc thêm nhiều mẫu mã sản phẩm, giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ hàng tiêu dùng, mà doanh thu hàng nội địa đã tăng cao hơn : 250 triệu đồng. Đây là một cố gắng của công ty, nhưng chúng ta thấy rõ rằng, thị trường trong nước là rất rộng, khách hàng dễ tính hơn các thị trường khác và vì vậy với số lượng doanh thu như trên thì quả là còn quá ít. Trong những năm tiếp theo bên cạnh kế hoạch mở rông thị trường sang Mỹ và các nước khác thì công ty cũng nên tìm nhiều biên pháp để khai thác tốt thị trường trong nước, tăng cường chiến dịch quảng cáo, phát triển mạnh mạng lưới đạI lý trong nước, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ( hiện tạy công ty có 2 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, một ở tại công ty và một ở siêu thị Marko) . để tiếp túc nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống CBCNV. 7 Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp PHẦN II TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 1.Bộ máy quản lý kinh doanh của công ty Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau : Giám đốc Phòng Phòng Tổ chức- Bảo vệ Kế toán – tài vụ Phòng Các hội đồng Hành chính – Y tế PGĐ XNK PGĐ KH- SX PGĐ Kỹ thuật PX may I PX cắt Phòng KT- KCS Phòng KH- XNK PX may II PX thêu 8 Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp PX may III PX may 5 PX may 6 Sơ đồ 2 : Bộ máy quản lý của công ty May 40 Công ty May 40 là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập có đủ tư cách pháp nhân (đã có con dấu riêng) trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. Công ty tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến, nghĩa là các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp cho ban giám đốc bám sát được thực tế đưa ra được những quyết định đúng đắn có lợi cho Công ty. Ở công ty hiện nay trên có ban giám đốc và các phòng ban quản lý, dưới là các phân xưởng sản xuất và ban quản đốc phân xưởng. a.Trách nhiệm của ban giám đốc công ty Giám đốc: Là người do UBND thành phố bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Đảng uỷ và tín nhiệm của CBCNV trong công ty, đồng thời được sự nhất trí của Sở Công nghiệp. Giám đốc công ty có trách nhiệm tổ chức ,chỉ huy các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý khả năng khai thác của công ty nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao và các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng. Sử dụng hợp lý các tài sản được giao một cách có hiệu quả. Tạo điều kiện cho CBCNV thực hiện tốt quyền làm chủ tập thể, phát huy tính sáng tạo của CNVC trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất cũng như tham gia quản lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy của công ty cũng như các hoạt động kinh tế . Phó giám đốc tổ chức sản xuất: Là người được giám đốc đề nghị, được Sở công nghiệp bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Đảng uỷ công ty và tham khảo ý kiến của tập thể CBCNV. Phó giám đốc tổ chức sản xuất là người được giao nhiệm vụ phụ trách phần điều hành, triển khai kế hoạch sản xuất, an toàn lao động . Phó giám đốc kỹ thuật : là người được giám đốc đề nghị, được Sở Công nghiệp bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Đảng uỷ Công ty và tham khảo ý kiến của tập thể CBCNV. Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm chỉ đạo, giảI quyết các vấn đề kỹ thuật máy. Phó giám đốc XNK, tiêu thụ nội địa : Phụ trách về các vấn đề XNK và tiêu thụ hàng trong nước. b.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban : + Chức năng: 9 Nguyễn Tất Long CN 39C Báo cáo tổng hợp Phòng ban là các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, làm tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh, tổ chức đời sống, giữ gìn trật tự an ninh. Các phòng ban không có quyền chỉ huy sản xuất nhưng có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc kế hoạch, tiến bộ sản xuất, qui trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật và các mặt quản lý chuyên môn. + Nhiệm vụ chủ yếu : Công ty có 5 phòng ban chức năng bao gồm : Phòng tài vụ, phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật - công nghệ - KCS, phòng tổ chức bảo vệ, phòng hành chính - y tế. - Phòng kế toán tài vụ : Thực hiện theo đúng pháp lệnh về kế toán Nhà nước ban hành. Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hợp lý hệ thống công tác thống kê, kế toán tàI chính, công tác ghi chép số liệu ban đầu và thông tin kinh tế, xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện giá thành và kế hoạch tài chính, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ, tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và nội bộ từng phân xưởng trong công ty. Phản ánh tình hành thực hiện chỉ tiêu SXKD, hiệu quả SXKD và xây dựng các dự án đầu tư để phát triển công ty. - Phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu : Là phòng chịu trách nhiệm từ phần đầu tới phần cuối của quá trình sản xuất. Tham mưu giúp việc cho giám đốc việc điều tra nấm bắt thị trường trên cơ sở đó xác định kế hoạch, lập tiến độ sản xuất, lập kế hoạch thông tin quảng cáo sản phẩm của công ty trên thị trường, phân tích tình hình trong công tác xây dựng định hướng của công ty, theo dõi việc ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế, làm mọi thủ tục xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá. Tổ chức giao nhận và bảo quản, mua bán lượng vật tư hàng hoá cần thiết trong quá trình sản xuất cấp phát vật tư phục vụ kịp thời sản xuất. Tổ chức chỉ đạo theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, tổ chức quản lý mạng lưới tiêu thụ sản phẩm công ty. - Phòng tổ chức- bảo vệ : Tham mưu cho ban giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh. Tổ chức hợp lý lao động. Xây dựng kế hoạch lao động và tiền lương đào tạo, tổ chức hợp lý việc sử dụng cán bộ, tổ chức theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch lao động tiền lương, nghiên cứu áp dụng các hình thức trả lương, thưởng phạt phù hợp nhằm kích thích và nâng cao hiệu quả lao động. Xác định mức lao động tiên tiến nhằm phù hợp với tình hình sản xuất, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động. Xây dựng nội quy về an toàn lao động, các quy chế làm việc, các mối quan hệ giữa các đơn vị trong công ty nhằm xây dựng nề nếp về tổ chức nâng cao hiệu quả lao động quản lý. Bảo vệ tốt tài sản của công ty, đảm bảo an toàn lao động cũng như an ninh trật tự trong toàn công ty. - Phòng kỹ thuật công nghệ - KCS: 10