TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ... TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHO
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Giáo viên hướng dẫn
TS Hoàng Triệu Huy
Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Vi Lớp: K47D-KHĐT Niên khóa: 2013-2017
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2017
ế
Trang 3Trong quá trình nghiên cứu và viết bài để hoàn thành đề tài khóa luận này, một công trình nghiên cứu khoa học đầu tay của chính bản thân mình, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và những lời góp ý, động viên chân thành của nhiều người để có được kết quả như ngày hôm nay
Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trường Đại học kinh tế Huế, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo trong thời gian học tập tại trường Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng Triệu Huy - người
đã nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho tôi ngay từ bước định hướng
đề tài cho đến khi tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho tôi cơ hội để tiếp xúc với một môi trường làm việc với nhiều điều mới mẻ và đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khai thác những tài liệu liên quan đến đề tài khóa luận Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến chuyên viên Bùi Quyền, phó trưởng phòng Phan Quốc Sơn, trưởng phòng Phan Cảnh Huy công tác tại Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện bài khóa luận này
Tiếp đến, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy để ngày hôm nay tôi có cơ hội phát huy vốn kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong thời gian ngồi trên ghế giảng
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã luôn cổ
vũ, động viên, quan tâm và giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong thời gian qua
Vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo và ý kiến đánh giá của các thầy cô, các bạn cũng như tất cả mọi người đã và đang quan tâm, để bài khóa luận này hoàn chỉnh hơn nữa và giúp tôi có thêm vốn kinh nghiệm cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo
Xin chân thành cảm ơn!
ế
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Phương phát nghiên cứu 2
3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
5 Bố cục khóa luận 3
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI 4
1.1.1 Tổng quan về FDI 4
1.1.1.1 Khái niệm về FDI 4
1.1.1.2 Đặc điểm của FDI 5
1.1.1.3 Phân loại FDI 6
1.1.1.4 Các hình thức thu hút FDI 7
1.1.1.5 Vai trò của thu hút vốn FDI 8
1.1.2 Tổng quan về du lịch ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
1.1.2.1 Khái niệm du lịch 8
1.1.2.2 Đặc điểm của ngành du lịch 9
1.1.2.3 Vai trò của ngành du lịch 9
ế
Trang 51.1.3 Sự cần thiết phải thu hút vốn FDI để phát triển du lịch 10
1.1.3.1.Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế 10
1.1.3.2.Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch góp phần tăng cường khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý 11
1.1.3.3.Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11 1.1.3.4 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch góp phần tạo công ăn việc làm cho địa phương và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước 11
1.1.4 Nội dung thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch 11
1.1.5 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGHÀNH DU LỊCH 12
1.1.5.1 Sự ổn định kinh tế chính trị xã hội và luật pháp đầu tư 12
1.1.5.2 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của địa phương 13
1.1.5.3 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng 13
1.1.5.4 Sự phát triển của đội ngũ lao động, trình độ khoa học – công nghệ trong nước và trên địa bàn 14
1.1.5.6 Chính sách thu hút vốn ở địa phương 14
1.1.5.7 Hiệu quả của các dự án thu hút đầu tư FDI đã triển khai trong ngành du lịch 15
1.1.6 KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 15
1.1.6.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI và thu hút khách du lịch của Thái Lan 15
1.1.6.2 Bài học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI và thu hút khách du lịch của Malaysia 16
1.6.1.3 Bài học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI và khách du lịch của Thừa Thiên Huế 16
1.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút đầu tư FDI du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 19
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 19
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
2.1.1.1 Vị trí địa lý 19
ế
Trang 62.1.1.2 Về khí hậu 19
2.1.1.3 Tài nguyên du lịch tự nhiên 20
2.1.1.4 Văn hóa 20
2.1.2 Điều kiện kinh tế 21
2.1.2.1 Tình hình kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 21
2.1.3 Điều kiện xã hội 23
2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng 23
2.1.4.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 23
2.1.4.2 Hệ thống thông tin liên lạc 24
2.1.4.3Hệ thống các dịch vụ tài chính ngân hàng 24
2.1.5 Hệ thống pháp luật đầu tư 24
2.1.5.1 Nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư: 24
2.1.5.2 Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài: 25
2.1.5.3 Chất lượng nguồn nhân lực 25
2.2 Tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 26
2.2.1 Điều kiện trang bị cơ sở vật chất 26
2.2.2 Xây dựng và khai thác các tuyến, điểm du lịch 28
2.2.3 Về hoạt động đón khách du lịch tàu biển 28
2.2.4 Khách du lịch và doanh thu du lịch 29
2.2.5 Thị trường khách du lịch quốc tế 2014-2016 31
2.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 32
2.3.1 Thu hút FDI vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 32
2.3.1.1 Tình hình thu hút vốn đăng ký 32
2.3.1.2 Quy mô bình quân một dự án 34
2.3.1.3 Phân bổ vốn đăng kí theo chủ đầu tư 34
2.3.1.4 Phân bổ vốn đăng ký theo hình thức đầu tư 36
2.3.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư đăng ký 36
2.3.2.1.Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư 36
2.3.2.2 Tình hình cấp giấy phép đăng ký đầu tư 38
ế
Trang 72.4 Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với hoạt động
kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 39
2.4.1 Những thành tựu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 39
2.4.1.1 Bù đắp sự thiếu hụt về vốn cho phát triển du lịch 39
2.4.1.2 Góp phần tăng doanh thu của ngành du lịch 39
2.4.1.3 Tạo việc làm và phát triển nhân lực 41
2.4.1.4 Đóng góp vào ngân sách nhà nước cho Tỉnh từ các doanh nghiệp FDI 41
2.4.2 Những tồn tại 43
2.4.2.1 Lượng vốn thu hút vốn thấp so với nhu cầu, hình thức thu hút vốn chưa phong phú 43
2.4.2.2 Trình độ công nghệ yếu kếm lạc hậu 43
2.4.2.3 Sử dụng vốn đầu tư mất cân đối 43
2.4.2.4 Chưa phát huy được thế mạnh về du lịch của Tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư 44
2.4.3 Nguyên nhân 44
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan 44
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 46
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020 48
3.1 Những căn cứ cho việc xây dựng các giải pháp 48
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 48
3.1.1.1 Quan điểm 48
3.1.1.2 Mục tiêu 48
3.1.2 Dự báo GDP, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 49
3.1.2.1 Dự báo GDP của ngành du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế đến năm 2020 49
3.1.3 Các định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 50
3.1.3.1 Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa 50
3.1.3.2 Phát triển sản phẩm du lịch 51
ế
Trang 83.1.4 Quan điểm thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong những
năm tới 52
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển các dịch vụ du lịch ở Huế 53
3.2.1 Xây dựng chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch 53
3.2.2 Cải cách thủ tục hành chính 54
3.2.3 Đào tạo, nâng cao chất lướng phát triển nguồn nhân lực du lịch 54
3.2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch 54
3.2.4.1 Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch 55
3.2.4.2 Hợp tác, liên kết vùng 55
3.2.4.3 Khai thác thế mạnh và tài nguyên thiên nhiên của địa phương 56
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1 Kết luận 57
2 Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
ế
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
FDI : vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
VĐK : vốn đăng ký
VTH : vốn thực hiện
VĐT : vốn đầu tư
PCI : chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
ĐTNN : đầu tư nước ngoài
IMF : quỹ tiền tệ quốc tế
OECD : tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế 21 Bảng 2: Tình hình phát triển cở sở lưu trú du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 26 Bảng 3: Khách du lịch và doanh thu du lịch 29 Bảng 4: Thị trường khách du lịch quốc tế đến TT Huế nhiều nhất trong giai đoạn 2013
- 2016 31 Bảng 5: Một số chỉ tiêu thực hiện vốn FDI qua các thời kỳ 33 Bảng 6: Nguồn vốn FDI phân theo nước đầu tư vào ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (tính đến hết năm 2016) 34 Bảng 7: Phân bổ vốn cam kết FDI trong ngành du lịch theo hình thức FDI 36 Bảng 8 : Cơ cấu nguồn vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư 37 Bảng 10: Số lượng lao động ngành du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 –
2016 41 Bảng 11: Tổng thu ngân sách nhà nước và thu từ khu vực FDI địa bàn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016 41 Bảng 12: Dự báo chỉ tiêu GDP của tỉnh và ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 49 Bảng 13: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 50
ế
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tình hình đầu tư cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2016 27 Biểu đồ 2 Tổng doanh thu du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 30 Biểu đồ 3: Tổng thu ngân sách nhà nước và thu từ khu vực FDI địa bàn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 42
ế
Trang 12TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI, tìm hiểu thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây, đề tài “ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế”, đưa ra các giải pháp, kiến nghị với mục đích thu hút nguồn vốn vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến năm 2016, định hướng đến năm 2020 Đề tài sử dụng các số liệu thống kê của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Trong đó dữ liệu được cung cấp trực tiếp từ Phòng Kinh tế đối ngoại, các phòng ban liên quan: Sở Du lịch, website chính thức của UBND tỉnh
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài này để đưa ra kết quả nghiên cứu: phương pháp thống kê, thu thập thông tin, internet, so sánh, đối chiếu…
Bố cục đề tài ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, phần nội dung gồm 3 phần:
Chương 1 Cơ sở khoa học về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch
Đưa ra cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu bao gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến FDI, ngành du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào ngành du lịch
Chương 2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu
và đánh giá thực trạng cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3 Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng đến năm 2020
Thông qua việc xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch, nhu cầu vốn đầu
tư của Tỉnh trong tương lai, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển của Tỉnh
Trang 13PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa và xã hội Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn vì những lợi ích
to lớn về kinh tế - xã hội Nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, đã xem
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng cường và phát triển kinh tế xã hội
Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng Du lịch
là một ngành kinh tế quan trọng TT Huế, góp phần cải thiện đời sống người dân, giới thiệu quảng bá hình ảnh Huế, con người Huế đến với bạn bè trong và ngoài nước Trong những năm gần đây, các nguồn ngân sách là có giới hạn, nếu chỉ chú trọng vào nguồn ngân sách mà không có cơ chế, chính sách giải pháp để huy động các nguồn lực khác từ các khu vực doanh nghiệp tư nhân, các định chế tài chính trung
gian, các nhà đầu tư nước ngoài Do đó việc huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất yếu khách quan và có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng và bền vững
FDI đã đóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và năng lực xuất khẩu, tạo ra cơ hội và ưu thế mới với mục đích hòa nhập vào quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu
và khu vực
Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế về địa hình, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên biển, nhiều di tích lịch sử, văn hóa phong phú Đây là những điều kiện thuận lợi cho Tỉnh phát triển kinh tế- xã hội, nhất là phát triển ngành du lịch Tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế nhưng ngành du lịch của Tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế do chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư tương xứng với tiềm năng vốn có của mình Bên cạnh đó nguồn ngân sách là có giới hạn Do đó Tỉnh cần có nhiều chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tương xứng với tiểm năng vốn có của mình
Trên thực tế có ít dự án nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất là đầu
tư về du lịch vì vậy việc xúc tiến quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế và các hoạt động
ế
Trang 14dịch vụ có liên quan có thể xem là một khâu đột phá cho sự phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế toàn Tỉnh nói chung Trong khi đó, FDI là nguồn ngoại lực vô cùng quan trọng đối với nhiều Tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế
Để phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế một cách bền vững đòi hỏi cần giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó vấn đề tìm kiếm nguồn nhân lực tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư nhằm khai thác một các bền vững tiềm năng mà thiên nhiên đã ưu
đãi cho Huế Do vậy em chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Thừa Thiên Huế”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá vai trò của ngành vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tình hình thu hút vốn đầu tư FDI với những hạn chế và thành tựu Từ đó đề xuất một số giải phát nhằm tăng cường hút vốn đầu tư FDI, định hướng để phát triển ngành du lịch trong những năm tiếp theo
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư
Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Đề xuất một số giải pháp và định hướng nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư ngành du lịch
3 Phương phát nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Việc thu thập được thực hiện thông qua việc tìm kiếm, khảo sát, thu thập từ các nguồn khác nhau:
Số liệu từ Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
Số liệu từ Sở Văn Hóa – Thể thao và Du lịch
Tham khảo từ các sách báo, tài liệu liên quan
ế
Trang 153.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Trên cơ sở số liệu thu thập được, từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh tính toán trong exel để thấy được tình hình thay đổi doanh thu và khách du lịch qua các năm
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về các nguồn vốn đầu tư FDI cho đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn, cũng như hoạt động thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Phạm vi không gian: Trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế
Phạm vi thời gian: trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016
Trang 16PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI
1.1.1 Tổng quan về FDI
1.1.1.1 Khái niệm về FDI
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư) không phải nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp Theo Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) thì: FDI
là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI, hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)
Tiêu thức phân biệt FDI với hoạt động đầu tư nội địa thường tập trung vào các đặc trưng sau:
- Về vốn góp, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của mỗi nước nhận đầu tư để có quyền trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh
- Về quyền điều hành quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì quyền hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý;
- Về phần chia lợi nhuận, dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ, đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ các khoản đóng góp
Từ những quan niệm trên có thể hiểu: FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu
tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế
về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm mục đích thu lợi nhuận
ế
Trang 17Mặc dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng tựu chung lại: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư do tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh hoặc đem lại các hiệu quả xã hội Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được tiến hành thông qua các dự án - gọi là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.2 Đặc điểm của FDI
a FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài: Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh tế thế giới Gắn trực tiếp với quá trình sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở của sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp xuyên quốc tế
b FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển: Có nhiều lý do giải thích mức độ đầu tư cao giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau nhưng có thể thấy được hai nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất, môi trường đầu tư ở các nước đang phát triển có độ tương hợp cao Môi trường này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trường công nghệ và môi trường pháp lý
- Thứ hai, xu hướng khu vực hóa đã thúc đẩy các nước này xâm nhập thị trường của nhau - Ngoài ra xu hướng tự do hóa và mở cửa của nền kinh tế các nước phát triển trong những năm gần đây đã góp phần vào sự thay đổi đáng kể dòng chảy FDI
c Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn: Trong những năm gần đây
cơ cấu và phương thức đầu tư nước ngoài trở nên đa dạng hơn so với trước đây, điều này liên quan đến sự hình thành hệ thống phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi môi trường kinh
d Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa FDI và ODA, thương mại và chuyển giao công nghệ
FDI và thương mại có liên quan rất chặt chẽ với nhau
Thông thường, một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được nhằm vào mục đích tăng tiềm năng xuất khẩu của một nước Mặt khác, các công ty nước ngoài
ế
Trang 18được lựa chọn ngành và địa điểm đầu tư cũng dựa trên cơ sở tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế
FDI đang trở thành kênh quan trọng nhất của việc chuyển giao công nghệ Xu hướng hiện nay là FDI và chuyển giao công nghệ ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau Đây chính là hình thức có hiệu quả nhất của sự lưu chuyển vốn và kỹ thuật trên phạm
vi quốc tế
Sự gắn bó giữa FDI và ODA cũng là một đặc điểm nổi bật của sự lưu chuyển các nguồn vốn, công nghệ trên phạm vi quốc tế trong những năm gần đây Hơn nữa xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn tế thương mại toàn cầu
1.1.1.3 Phân loại FDI
a Phân loại theo bản chất đầu tư
- Đầu tư mới: Là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại Với loại hình thức này phải bỏ ra nhiều tiền để đầu tư nghiên cứu thị trường, chi phí liên hệ
cơ quan nhà nước và sẽ có nhiều rủi ro
- Mua lại và sát nhập: Là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sát nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doang nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu
tư vào
- Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty
- Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm
- Vốn vay nội bộ hay giao dịch nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau
ế
Trang 19b Phân loại theo động cơ của nhà đầu tư
- Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào
- Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào
kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu
tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v
- Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường
hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước
và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu
* Doanh nghiệp liên doanh: là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên nước ngoài, hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỉ lệ góp vốn Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư
* Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả sản xuất, kinh doanh của mình
ế
Trang 201.1.1.5 Vai trò của thu hút vốn FDI
Đối với nước đầu tư
Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn vốn cung cấp nguyên vật liệu ổn định
Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh
Giúp các chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước
Đối với nước nhận đầu tư
Góp phần giải quyết các khó khăn về kinh tế-xã hội như thất nghiệp, lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực
Giúp người lao động và các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ
1 1.2 Tổng quan về du lịch ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1 1.2.1 Khái niệm du lịch
Về định nghĩa du lịch, một số tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu từ các góc
độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization) đã đưa ra định nghĩa “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cu trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay mục đích liên quan khác đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”
Còn theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) du lịch là các hoạt động liên quan chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải rí nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định
Một số nhà nghiên cứu đã định nghĩa khai quát về du lịch như sau “Du lịch tổng hợp các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuất – văn hóa – xã hội, phát sinh do sự tác động giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ, chính quyền và dân cư bản địa trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục phụ khách”
ế
Trang 21Như vậy du lịch được coi là sự kết hợp của ba chủ thể cơ bản là chủ thể du lịch (du khách), khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) và môi giới du lịch (ngành du lịch)
1.1.2.2 Đặc điểm của ngành du lịch
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp: Xuất phát từ nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp về đi lại, ăn ở tham quan giải trí, mua sắm và các nhu cầu khác trong chuyến đi và tại điểm du lịch Cho nên cần đòi hỏi có nhiều ngành khác nhau cung ứng các hàng hóa và dịch vụ cho khách để đáp ứng nhu cầu nói trên Do vậy ngành du lịch bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp khác nhau như công ty lữ hành, khách sạn, đơn vị vận chuyển, ngân hàng, bưu điện, y tế
- Du lịch là ngành dịch vụ: Du lịch được xếp vào nhóm ngành sản xuất phi vật chất, mặc dù trong ngành này vẫn tồn tại một bộ phận sản xuất các sản phẩm hữu hình (như sản phẩm ăn uống, đồ lưu niệm, ) nhưng doanh nghiệp từ bộ phận này chỉ chiếm
tế thế giới
Thứ hai: ngành du lịch phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất Ngành du lịch ngày càng được cải thiện, đa dạng hóa sản phẩm do nhu cầu đòi hỏi khắt khe hơn của khách hàng Du lịch ngày nay không đơn thuần chỉ là đi nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá, học hỏi, giao lưu Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu ngành này là hết sức quan trọng và cấp thiết
Thứ ba: ngành du lịch không những mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn mà còn thu hút rất nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm mới Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước
ế
Trang 22Thứ tư: sự phát triển của ngành du lịch còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật- công nghệ hiện đại trên thế giới để phục vụ cho con người - Thứ năm: du lịch góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới Cũng thông qua du lịch mà việc mở rộng giao lưu văn hóa được dễ dàng hơn, thông qua đó làm tăng sự đoàn kết hiểu biết giữa các vùng, các dân tộc khác nhau
1.1.3 Sự cần thiết phải thu hút vốn FDI để phát triển du lịch
Thu hút vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch vì muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch trước hết cần có lượng vốn lớn để tạo ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú và hấp dẫn Do đó, việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch là sự cần thiết khách quan Trước hết điều dầu tiên cần thực hiện là xá định quy mô và định hướng đầu tư vốn đúng đắn như vậy sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển bền vững khai thác tốt các tiềm năng và bảo vệ cảnh quan môi trường
Ở nhiều quốc gia trên thế giới kinh doanh du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn
Du lịch là “con gà để trứng vàng” và kinh doanh du lịch đang trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trong những tương lai Vì vậy việc không ngừng tăng cường thi hút vốn FDI để phát triển du lịch là sự cân thiết khách quan, bởi một số
lý do:
1.1.3.1 Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế
Mô hình Harod - Domar đã chỉ ra rằng vốn đầu tư của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp với tốc độ tăng trưởng:
Hệ số ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm / Mức tăng trưởng GDP
Do đó, muốn tốc độ tăng trưởng hàng năm cao thì phải tăng mức đầu tư và giảm ICOR xuống hoặc hạn chế không tăng Như vậy, thu hút vốn đầu tư sẽ làm cho lượng vốn đầu vào tăng lên, sản lượng đầu ra cũng tăng lên, điều đó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung
ế
Trang 231.1.3.2 Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch góp phần tăng cường khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý
Cùng với việc lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam thông qua các dự
án thì với vai trò là nước tiếp nhận đầu tư Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để học hỏi khoa học kỹ tuật tiên tiến và năng lực quản lý, điều hành kinh doanh của nước chủ đầu
tư Khi các dự án đầu tư được triển khai thì các máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu sẽ được
thay thế bằng những máy móc, thiết bị mới có năng lực sản xuất cao hơn, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn
1.1.3.3.Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ngành du lịch là một bộ phận cấu thành nên tổng thể nền kinh tế do đó thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch sẽ làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến sự thay đổi đó và có thể nói đầu tư là một nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý
Bên cạnh vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, hoạt động thu hút vốn đầu tư vào du lịch còn tác động mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, hình thành và phát huy vai trò của vùng trọng điểm Đồng thời, tăng cường tiềm lực kinh tế cho các vùng khó khăn, thúc đẩy mối liên hệ giao lưu kinh tế liên vùng, nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài là phát triển kinh tế bền vững theo nghị quyết mà Đảng đề ra
1.1.3.4 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch góp phần tạo công
ăn việc làm cho địa phương và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh đã góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm cho nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng Ngoài ra hoạt động đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài tạo ra cơ hội nhằm khai thác một cách hiệu quả các lợi thế so sánh của nước trực tiếp đầu tư (tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thu…) và góp phầ tăng thu ngân sách nhà nước
1.1.4 Nội dung thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch
a Số lượng dự án đầu tư được thu hút
Số lượng dự án đầu tư được thu hút là số dự án mà nhà đầu tư đồng ý bỏ vốn ra kinh doanh tại địa phương và được địa phương chấp thuận cấp phép Việc cải thiện
ế
Trang 24môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư là giải pháp quan trọng nhằm thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa phương hiện nay
b Qui mô vốn đầu tư được thu hút
Quy mô vốn đầu tư được thu hút là lượng vốn được phân bổ cho một dự án đầu
tư được quy đổi giá trị bằng tiền Quy mô vốn thu hút được sẽ bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, các địa phương qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đã đề ra
c Vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế
dự toán và được ghi trong dự toán đầu tư được duyệt
d Nguồn thu hút vốn đầu tư Là nguồn gốc sở hữu của vốn đầu tư theo loại hình kinh tế, lãnh thổ kinh tế Nguồn thu hút vốn đầu tư thể hiện tính đa dạng của chủ sở hữu vốn đầu tư và mức độ năng động của việc thu hút vốn đầu tư Đồng thời, trong chiến lược thu hút vốn đầu tư cần phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài
1.1.5 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGHÀNH DU LỊCH
1.1.5.1 Sự ổn định kinh tế chính trị xã hội và luật pháp đầu tư
Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro của vốn đầu tư vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư Những bất ổn về kinh tế - chính trị sẽ làm cho dòng vốn đầu tư bị trì trệ, chủ đầu tư không giám đầu tư, họ sẽ tìm đến những vùng khác hay quốc gia khác để bỏ vốn đầu tư an toàn hơn
Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư khi họ tham gia hoạt động đầu tư ở đó Một nước có
hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Một nhà đầu tư xác định đầu tư vào một ngành nghề, lĩnh vực cái cốt yếu mà họ kì vọng là đem lại lợi nhuận cho họ, mà nước đó đang bất ổn về chính trị, bạo loạn thì để làm ăn kiếm ra lợi nhuận là rất khó,
ế
Trang 25không những thế mà còn có thể mất cả chì lẫn chài Vì thế trước khi đầu tư thì nhà đầu
tư phải xem xét, phân tích những nhân tố đó để thuận lợi trong việc tiến hành đầu tư
1.1.5.2 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của địa phương
Sự phát triển các ngành du lịch gắn liền khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa Do đó, các tài nguyên thiên nhiên như núi, rừng, biển, ghềnh thác, cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử là những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào ngành du lich Những địa phương có nhiều điều kiện về tài nguyên du lịch thì sẽ có những điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên là những tài nguyên
mà thiên nhiên ban tặng cho con người để tiến hành các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu như hang động, biển đảo, suối thác…
Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và của cải tinh thần do con người tạo ra từ xa xưa và nó để lại cho thế hệ bây giờ những di tích lịch sử, kiến trúc
cổ điển hay các di tích văn hóa nghệ thuật, còn tài nguyên du lịch xã hội là tài nguyên mang tính văn hóa, du khách đi du lịch là muốn được hưởng thụ nét văn hóa ở nơi mà
họ đến Ở đây con người chính là trọng tâm tạo ra nét văn hóa đó, như cách sống, sinh hoạt hay các món ăn đó cũng là các tài nguyên du lịch
1.1.5.3 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng của một quốc gia, một địa phương ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các hoạt động đầu tư, nó là điều kiện hàng đầu để chủ đầu tư có thể nhanh chóng quyết định và triển khai các dự án đầu tư đã cam kết Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm các hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống điện nước đồng bộ và hiện đại, đáp ứng tốt cho nhu cầu của hoạt động sản xuất cũng như đời sống xã hội Bên cạnh đó, các dịch vụ khác như y tế, giáo dục, giải trí, tài chính, kĩ thuật… cũng cần phải phát triển rộng và đa dạng Một quốc gia muốn phát triển du lịch tốt phải có điều kiện cơ sở vật chất tốt, nó cũng nói lên trình
độ phát triển của một nước
ế
Trang 261.1.5.4 Sự phát triển của đội ngũ lao động, trình độ khoa học – công nghệ trong nước và trên địa bàn
Đội ngũ nhân lực có tay nghề cao là điều kiện rất quan trọng để một nước, một địa phương khai thác tốt những tiềm năng về du lịch và hấp dẫn các nhà đầu tư Việc thiếu các nhân lực có trình độ kĩ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản lý không tốt thì sẽ khó có thể đáp ứng được công việc cũng như yêu cầu của các nhà đầu tư khi họ triển khai các dự án của họ
Một hệ thống doanh nghiệp trong lãnh thổ và địa phương phát triển đủ sức hấp thu công nghệ chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng đối với các nhà đầu tư là điều kiện cần thiết để lãnh thổ địa phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút nhiều hơn và hiệu quả luồng vốn đầu tư
Do vậy địa phương, quốc gia này mà lạc hậu về trình độ khoa học và công nghệ thì có thể làm hạn chế dòng vốn đầu tư chảy vào địa phương Vì thế, để thu hút được vốn đầu tư đòi hỏi quốc gia, địa phương đó phải tăng cường đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao đông, luôn học hỏi và phát triển để có thể tiếp thu được sự chuyển giao khoa học công nghệ để thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn đầu tư
1.1.5.6 Chính sách thu hút vốn ở địa phương
Chính sách thương mại được thông thoáng theo hướng tự do hóa sẽ đảm bảo khả năng xuất – nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng như sản phẩm Đảm bảo sự thuận lợi kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư của các nhà đầu
tư trong và ngoài nước
Các mức ưu đãi tài chính – tiền tệ dành cho vốn đầu tư trước hết phải đảm bảo cho các chủ đầu tư tiềm kiểm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực, của mỗi nước Những ưu đãi về thuế chiếm vai trò quan trọng trong số các ưu đãi tài chính dành cho đầu tư Mức thuế cao hơn luôn giành cho các dự án có tỷ lệ vốn đầu
tư cao, quy mô lớn, dài hạn, sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động
Sự hỗ trợ tín dụng cùng các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của các cơ quan tín dụng xuất khẩu và các tổ chức tài chính… đã và đang đóng vai trò quan trọng làm tăng nguồn đầu tư nước ngoài vào địa phương
ế
Trang 27Dù những ưu đãi tài chính rất cao được đưa ra nhưng cũng khó hấp dẫn được các nhà đầu tư vốn năng động, thận trọng luôn mong muốn và thường có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường đầu tư trên thế giới
1.1.5.7 Hiệu quả của các dự án thu hút đầu tư FDI đã triển khai trong ngành du lịch
Do mục tiêu của việc đầu tư là thu được lợi nhuận, vì vậy nếu các dự án đầu tư trước thu được lợi nhuận cao thì khuyến khích và tạo nhiều niềm tin cho các nhà đầu
tư sau có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư Sẽ làm cho các dự án và nguồn vốn tăng lên Tuy nhiên nếu như các dự án trước đã được triển khai kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên thua lỗ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nhà đầu tư sau sẽ cẩn trọng hơn, vì môi trường đầu có nhiều rủi ro
1.1.6 KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀ THU HÚT KHÁC DU LỊCH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1.6.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI và thu hút khách du lịch của Thái Lan
Thái Lan lại tiếp tục thuyết phụ thế giới trong lĩnh vực du lịch khi được nhận giải thưởng “ The world’s best tourist 2006” và du lịch Thái Lan cũng giành nhiều giải thưởng được xếp thứ 8 và quốc gia duy nhất của châu Á nằm trong danh sách 10 nước đoạt giải thưởng “ Quốc gia tốt nhất”, Bangkok được xếp thứ 8 trong số các thành phố giành giải “ Thành phố tốt nhất”, 8 khu nghỉ mát của Thái Lan lọt vào 30 “Khu nghỉ mát tốt nhất”… Để đạt được nhiều giải thưởng trên du lịch Thái Lan đã có nhiều cố gắng vượt bật
Thứ nhất: dịch vụ là ngành Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đầu tư Chính phủ
đã đưa ra nhiều chính sách đầu tư cũng như nhiều chính sách hỗ trợ thu hút khách du lịch, hỗ trợ mưc giá đi tour cho du khách hay đưa ra quy định nhập cảnh cho du khách rất nhanh gọn
Thứ hai: Hệ thống hạ tầng du lịch rất hoàn thiện, mạng lưới đô thị và các điểm đến du lịch, đầu tư mở rộng nhiều cơ sở lưu trú và khu vui chơi giải trí như vườn thú Safari – Công viên đại dương ở Thái Lan
Thứ ba: Các sản phẩm du lịch vô cùng đa dạng, dưới biển có thể tham gia đánh cá, bơi thuyền, lặn có bình hơi, lướt trên ván buồm , còn trên bờ tham gia các trò chơi như săn bắn, đua xe, cưỡi ngựa, bắn cung… các chương trình nghệ thuật đặc sắc như chương
ế
Trang 28trình ca múa, chương trình ca múa tái hiện lịch sử phát triển của Thái Lan được dàn dựng một cách rất hoành tráng, công phu và ấn tượng một đặc sản tạo nên sức hút đặc biệt cho du lịch Pattaya Thái Lan Qua đó có thể thấy được du lịch Thái Lan rất phong phú và đa dạng vì vậy có thể thu hút và giữ chân được rất nhiều du khách
Thứ tư: cách phụ vụ của nhân viên du lịch và người dân Thái Lan rất cởi mở và thân thiện, niềm nở với du khách Bên cạnh đó hướng dẫn viên du lịch có phong thái làm việc chuyên nghiệp, khéo léo và thân thiện, tạo nhiều thiện cảm đối với các thành viên trong đoàn
1.1.6.2 Bài học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI và thu hút khách du lịch của Malaysia
Đã lâu Malaysia đã là một điểm đến hấp dẫn nhất của khu vực Châu Á nói chung
và Đông Nam Á nói riêng, nổi tiếng với câu: Truly Asia ( Châu Á đích thực) Sự hấp dẫn đã được chứng minh bằng số lượng hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm trên đất nước này Để có thể thu hút được khách du lịch và kêu gọi nhiều các nhà đầu tư thì ngành du lịch Malaysia đã có nhiều chiến lượt rõ ràng
Chính phủ có trách nhiệm hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thu hút khách du lịch thông qua các nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác Cụ thể là hoàn thiện hệ thống giao thông, hệ thống liên lạc Chính phủ đứng ra mời các nhà báo ở các quốc gia, các công ty du lịch đến thăm để viết bài và kết nối các doanh nghiệp trong nước, cũng như có hệ thống ấn phẩm sách báo, trang ảnh, bản đồ, giới thiệu đầy đủ chi tiết tất cả 13 bang của Malaysia các quầy thông tin dịch vụ.Và tất
cả đều miễn phí, tất cả đều được trả lời và giúp đỡ với một nụ cười thường trực trên môi.Chính phủ còn phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng các chương trình du lịch
và trở thành thương hiệu cho ngành du lịch như chương trình “Viếng tham Malaysia”,”Lễ kỷ niệm vàng”, “Lễ hội âm nhạc quốc tế”, “ Lễ hội pháo hoa”
1.6.1.3 Bài học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI và thu hút khách du lịch Thừa Thiên Huế
Thứ nhất: Tỉnh cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng minh bạch và đảm bảo đầu tư lâu dài cho các nhà đầu tư, xây dựng nhiều chính sách khuyến khích đầu tư du
ế
Trang 29lịch cũng như có nhiều chính sách hỗ trợ trong thu hút du lịch Tỉnh cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch để tăng tính hấp dẫn trong đầu tư
Thứ hai: Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, về thế mạnh của Tỉnh bằng những hình thức khác nhau như quảng cáo trên các đài truyền hình của thế giới Bên cạnh đó, luôn có sự kết nối, đầu tư hoạt động quảng bá du lịch đi liền với hoạt động quảng bá của các ngành khác
Thứ ba: ngành du lịch cần khai thác các điểm mạnh của mình bằng cách tận dụng triệt để những lợi thế về thiên nhiên, luôn biết tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn để thu hút khách du lịch Bên cạnh đó cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển, du lịch núi, du lịch sinh thái,du lịch khám phá,
Thứ tư: ngành du lịch còn liên kết chặt chẽ giữa các ngành khác nhau để khai thác dịch vụ du lịch như liên kế với các hàng không, hệ thống bệnh viện, siêu thị… các sản phẩm cung cấp cho khách du lịch phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và thống nhất.Vì vậy, khi xây dựng các tour du lịch thường có các điểm đến siêu thị, trung tâm thương mại,chợ
1.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút đầu tư FDI du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỷ lệ dự án thực hiện
Tỷ lệ dự án thực hiện (%) = DATH/𝐷𝐴 x 100
Vốn đầu tư bình quân của dự án
Vốn đầu tư bình quân của dự án = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑉Đ𝑇𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝐷𝐴
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của VĐT (%)
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của VĐT cho biết VĐT của năm sau tăng (giảm) bao nhiêu phần trăm (%) so với năm trước
Công thức tính: g = Yt−Yt−1Yt−1 x 100
Trong đó:
g: tốc độ tăng trưởng hàng năm của VĐT
𝑌𝑌𝑡𝑡: VĐT năm sau (t)
Yt-1: VĐT năm liền trước (t-1)
Tốc độ tăng trưởng bình quân của vốn đầu tư (%)
ế
Trang 30Tốc độ tăng trưởng bình quân của VĐT cho biết trong giai đoạn đó VĐT tăng (giảm) bình quân bao nhiêu phần trăm/năm (%)
𝑔̅ = �𝑛−1 𝑌𝑛𝑌1 (− 1) × 100
Trong đó:
𝑔̅: tốc độ tăng trưởng bình quân của VĐT
Y1: số VĐT năm đầu
Yn: số VĐT năm cuối n: số năm nghiên cứu
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam có tọa độ địa lý 16 - 16,8 độ vĩ Bắc và 107,8 độ kinh Đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phíacó diện tích 503.320,52 ha, dân số 1.115.523 người (năm 2012) Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và cũng là biên giới Việt - Lào, phía Đông tiếp giáp với biển Đông
Tỉnh Thừa Thiên Huế ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông - Tây nối từ Miến Điện Đông Bắc Thái Lan - Lào - Miền Trung Việt Nam, trong đó cảng nước sâu Chân Mây nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là đầu ra biển Đông của hành lang kinh tế Đông - Tây
2.1.1.2 Về khí hậu
Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta
Chế độ nhiệt: thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C
Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C
Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C
ế
Trang 32Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm
Độ ẩm trung bình 85% - 86%
Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở
Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài
Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt
2.1.1.3 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Với đầy đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, đầm phá và biển; có Vườn quốc gia Bạch Mã là một trong những vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam, bờ biển dài 128
km và 86 km đường biên giới có nhiều cửa khẩu thông với CHDCND Lào, Thừa Thiên Huế là địa phương có diện tích đầm phá rộng nhất khu vực Đông Nam Á, Vịnh Lăng Cô được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp của thế giới, có nhiều con suối lớn nhỏ với nhiều thác ghềnh, hồ, vũng tự nhiên như suối A Đon (huyện Phong Điền), thác Trượt (huyện Nam Đông), Nhị Hồ, suối Voi, thác Mơ (huyện Phú Lộc)… Thừa Thiên Huế được thiên nhiên ưu mến khi có sông Hương, núi Ngự - dòng sông và ngọn núi huyền thoại đã đi vào thơ ca nhạc họa, Huế có núi đồi nhấp nhô với Kim Phụng, Ngự Bình, Vọng Cảnh , có dòng song êm đềm với Hương Giang, An Cựu, Như Ý, Lợi Nông, có đầm Chuồn, Cầu Hai, có phá Tam Giang, Cồn Hến, Giã Viên…
2.1.1.4 Văn hóa
Văn hóa Làng của những làng quê Huế phản ánh quan phong tục, tập quán của cư dân làm ruộng, làm vườn và nghề thủ công Riêng trong lĩnh vực tín ngưỡng dân gian, hằng năm đều đặn diễn ra những lễ hội, cúng tế ở các làng Ngoài ra còn có những lễ hội mang tính truyền của làng hoặc lễ hội của những làng nghề: Làng Sình mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch, làng Thai Dương có hội Cầu Ngư vào ngày 12
ế
Trang 33tháng Giêng Âm lịch, làng Hiền Lương có lễ cúng tổ nghề rèn vào 18/12 v.v Nét riêng của văn hóa Huế còn được thể hiện qua ăn nói, ăn mặc, ăn uống, ăn học và cả ăn chơi của người Huế Trong ăn nói, người Huế luôn tôn trọng thứ bậc thể hiện qua cách xưng hô ở làng, họ và gia đình, không phân biệt tuổi tác, giàu sang, nghèo hèn (có cả một hệ thống xưng hô khác với nhiều vùng) Đối với xóm giềng, lạ cũng như quen đều căn cứ vào tuổi tác mà ăn nói Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay đều có chung một thứ tiếng là tiếng Huế, chung là thứ giọng là giọng Huế, không phân biệt dân làng hay thành phố Người ta vẫn biết đến giọng Huế nhẹ nhàng, có phần e ấp của những cô gái Huế
2.1.2 Điều kiện kinh tế
2.1.2.1 Tình hình kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016
Trong những năm qua, nền kinh tế của Tỉnh đã có sự suy giảm Năm 2016 là một năm Tỉnh gặp nhiều khó khăn khi gặp sự cố môi trường biển, đã làm mức tăng trưởng kinh tế giảm Tuy nhiên gặp nhiều khó khăn nhưng tổng thu ngân sách của Thừa Thiên Huế ước đạt 5.896 tỷ đồng, vượt 4,8% dự đoán và tăng 12,7% so với năm 2015 Bên cạnh đó kinh tế của Tỉnh đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng, với những tiềm lực kinh tế của tỉnh, đang từng bước khẳng định vị thế của mình
Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế(GRDP) (%) 8.23 9.03 7.11
ế
Trang 34nay được quan tâm nhưng chưa đem lại hiệu quả cao Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng có xu hướng giảm, dịch vụ du lịch theo hướng tăng
Cùng với những biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm thì nguồn thu ngân sách nhà nước cũng có những thay đổi nhất định Cụ thể, năm 2014 nguồn thu đạt 4.652,2 tỷ đồng đến năm 2015 nguồn thu đã tăng lên đến 5.010 tỷ đồng và sau
đó tiếp tục tăng là 5.896,57 tỷ đồng vào năm 2016 Nhìn chung, tổng thu ngân sách nhà nước của Tỉnh có chiều hướng gia tăng bền vững qua các năm trong giai đoạn từ 2014-2016 Dù trong thời kì nào thì nguồn thu NSNN luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của cả nước nói chung
Chỉ số PCI là thước đo sự hài lòng của các doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước trong cải cách hành chính tại địa phương của Tỉnh trong năm gần đây có sự tăng nhẹ, nếu như năm 2015 chỉ số PCI là 58.52 chỉ đứng thứ 29/63 tỉnh thành trong bảng tổng sắp, tổng số điểm PCI giảm 1.46 điểm so với năm 2014, tuy nhiên đến năm 2016 chỉ số này tăng 59.68 Để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thấy được môi trường đầu
tư có nhiều thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng thì Tỉnh cần tập trung vào công tác cải cách hành chính cấp huyện và các tuyến dưới, cách phục vụ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chất các cấp, việc tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp và sự ổn đụng trong sử dụng đất…
bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư du lịch có nhiều tiến bộ, liên kết, hợp tác phát triển du lịch được đẩy mạnh Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, dịch vụ được tăng cường Tuy vậy, hiệu quả kinh tế ngành du lịch chưa cao, sản phẩm
du lịch chưa đáp ứng nhu cầu du khách, thiếu các sản phẩm đặc sắc mang bản sắc Huế,
ế
Trang 35chất lượng dịch vụ chưa cao Công tác xúc tiến, quảng bá chậm đổi mới và thiếu tính chuyên nghiệp Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch trên một số lĩnh vực còn hạn chế Hiệu quả từ việc liên kết phát triển du lịch chưa cao Sự phối hợp giữa ngành du lịch
và chính quyền địa phương trong quản lý môi trường du lịch còn nhiều bất cập
2.1.3 Điều kiện xã hội
Ngày nay Thừa Thiên Huế còn biết đến là một trung tâm văn hóa – du lịch, thành phố hòa bình, thành phố Festival, đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng Bên cạnh đó Tỉnh đã không ngừng hoàn thiện và
đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm đảm bảo du khách sẽ thoải mái và thư giãn khi đến với Huế thơ mộng
Khi nguồn ngân sách còn nhiều hạn chế thì Tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng vốn đầu tư nước ngoài là vô cùng to lớn, nên đã có nhiều chính sách thu hút vốn
để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn thân thiện và mục tiêu cuối cùng là thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, hội họp
2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng
2.1.4.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
Đường bộ: Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua
tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác
Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển Khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và một số tuyến ven biển khác Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào
Đường biển và đường thủy: Tổng chiều dài 563km sông, đầm phá Tỉnh có cảng
biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng
ế