GVHB Giá vốn hàng bán CPBH Chi phí bán hàng TSCĐ Tài sản cố định CCDC Công cụ dụng cụ CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CPHĐTC Chi phí hoạt động tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN
Trang 1KHOA K Ế TOÁN - KIỂM TOÁN
NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT THỪA THIÊN
HU Ế
H ọ và tên sinh viên:
Dương Thị Minh Trang
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
K Ế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT THỪA THIÊN
HU Ế
H ọ và tên sinh viên:
Dương Thị Minh Trang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua th ời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế, nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các anh chị nhân viên phòng kế toán tại Công ty,
em đã có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành c ảm ơn ông Dương Đức Huy-Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho em được thực tập nghề nghiệp tại Công ty Chân thành cảm ơn anh Trần Hoàng Sơn-Kế toán tổng hợp cùng các anh
ch ị kế toán khác tại Công ty đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin về các chế độ kế toán mà Công ty áp dụng để em có thể hoàn thành bài khóa lu ận
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kế toán-Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế cũng như các Khoa khác đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
ki ến thức quý báu đồng thời tạo điều kiện cho em được thực tập và hoàn thành bài khóa luận của mình
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô T.S Hồ Thị Thúy Nga đã tận tình hướng
d ẫn, chỉ dạy em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luân khó tránh khỏi sai sót rất mong quý th ầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm cho con đường làm việc sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Dương Thị Minh Trang
Trang 4GVHB Giá vốn hàng bán CPBH Chi phí bán hàng TSCĐ Tài sản cố định CCDC Công cụ dụng cụ CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CPHĐTC Chi phí hoạt động tài chính SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu TGNH Tiền gửi ngân hàng TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên XSKT Xổ số kiến thiết GTGT Giá trị gia tăng TNCN Thu nhập cá nhân TTĐB Tiêu thụ đặc biệt VPĐD Văn phòng đại diện CKTM Chiết khấu thương mại GGHB Giảm gía hàng bán HBBTL TR ƯỜ Hàng bán bị trả lại
Trang 5PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 M ục tiêu của đề tài 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
4.1 Phương pháp thu thập số liệu: 6
4.2 Phương pháp xử lý số liệu: 7
5 K ết cấu đề tài 7
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 8
1.1 Những vấn đề chung về doanh thu 8
1.1.1 Khái ni ệm và vai trò của doanh thu 8
1.1.2 Doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ 8
1.1.3 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịchj vụ 9
1.1.4 Các khoản giảm trừ doanh thu 11
1.2 Những vấn đề về xác định kết quả kinh doanh 12
1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 12
1.2.2 Kế toán về chi phí bán hàng 16
1.2.3 K ế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 19
1.2.4 Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính 21
1.2.5 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 25
1.2.6 Kế toán chi phí thu nhập doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh 29 1.3 Hình th ức ghi sổ kế toán (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT THỪA THIÊN HUẾ 36
2.1 T ổng quan về Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế 36 2.1.1 Thông tin chung 36
KINH
Ế
Trang 62.1.2 Lịch sử hình thành và phát triểm của Công ty 37
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 38
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 38
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 40
2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế 41
2.1.7 Tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015-2017 48
2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế 59
2.2.1 Một số đặc điểm về tổ chức tiêu thụ hàng hóa và cung cấp doanh nghiệp tại Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế 59
2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế 60
2.2.3 Chi phí kinh doanh 71
2.2.3.1 Chi phí tr ả thưởng 71
2.2.3.2 Chi phí trực tiếp phát hành xổ số 81
2.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 86
2.2.5 K ế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 86
2.2.5.1 Chứng từ kế toán sử dụng 86
2.2.5.2 Tài khoản sử dụng 86
2.2.5.3 Trình t ự ghi sổ 86
2.2.6 Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính 89
2.2.6.1 Kế toán doanh thu tài chính 89
2.2.6.2 K ế toán chi phí tài chính 92
2.2.7 K ế toán thu nhập khác và chi phí khác 92
2.2.7.1 Kế toán doanh thu khác 92
2.2.7.2 Kế toán chi phí khác 92
2.2.8 K ế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 92
2.2.8.1 Chứng từ kế toán sử dụng 92
2.2.8.2 Tài khoản sử dụng 92
2.2.8.3 Trình t ự ghi sổ 93
2.2.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 93
KINH
Ế
Trang 7CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
XỔ SỐ KIÊN THIẾT THỪA THIÊN HUẾ 96
3.1 S ự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TNHH Nhà nước Một thành viên xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế 96
3.2 Đánh giá chung về công tâ kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế 96
3.3 Đánh giá về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh t ại Công ty 97
3.3.1 Ưu điểm 97
3.3.2 Nhược điểm 98
3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 98
3.4.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán 98
3.4.2 Hoàn thi ện hệ thống sổ sách 98
3.4.3 Hình thức ghi sổ kế toán 99
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
1 K ết luận 100
2 Kiến nghị 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
KINH
Ế
Trang 8PH ẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ về cả chiều
rộng lẫn chiều sâu, mở ra nhiều ngành nghề mới và đa dạng hóa nhiều ngành sản xuất Trên con đường hội nhập với nền kinh tế quốc tế, khi các dòng sản phẩm của khắp các nước trên thế giới gia nhập vào thị trường Việt Nam ngày một nhiều và khi nhu cầu về
chất lượng hàng hóa ngày càng được người tiêu dùng chú trọng thì việc duy trì ổn định
và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp
Để tồn tại và phát triển được trong môi trường khắc nghiệt này, ngoài việc tạo ra các nguồn hàng phong phú có chất lượng thì doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào công tác tiêu thụ sản phẩm của mình Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh và xác định lãi, lỗ của một doanh nghiệp
Việc xác định kết quả kinh doanh sau một thời gian hoạt động sẽ giúp cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp nắm được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp Những khó khăn sẽ được đưa ra thảo luận và những đề xuất sẽ được nêu ra
nhằm giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Bên cạnh đó, xác định kết quả kinh doanh là một trong những khâu quan trọng trong công tác kế toán Nó liên quan đến hầu hết các phân hành còn lại trong bộ máy
kế toán cũng như liên quan đến tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản
xuất, kinh doanh của mọi doanh nghiệp Vì vậy, công tác xác định kết quả kinh doanh đòi hỏi phải được thực hiện một cách chính xác, cung cấp những thông tin cần thiết và đáng tin cậy cho nhà quản trị một cách nhanh chóng, kịp thời
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, để hiểu sâu và nắm vững hơn kiến thức đã tiếp thu
được ở nhà trường nên em quyết định chọn đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhà Nước Một Thành Viên X ổ Số Kiến Thiết Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 92 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được tiến hành với những mục tiêu nghiên cứu sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Tìm hiểu, phân tích thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà Nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế
Qua việc tìm hiểu thực trạng về công tác kế toán tại Công ty, đưa ra nhận xét,
kiến nghị một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán về doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến công tác về chi phí, doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT
Thừa Thiên Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Tại Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế
- Về thời gian: Thời gian thu thập số liệu và nghiên cứu từ ngày 02/10/2017 đến ngày 07/01/2018
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tình hình hoạt động của Công ty trong 03 năm, từ năm 2014-2016 Số liệu về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh được phân tích trong các năm từ 2014-2016 Số liệutháng 11/2017 được chú trọng để
phục vụ mục tiêu phân tích thực trạng công tác kế toán về chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty
4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
- S ố liệu sơ cấp:
+ Phương pháp quan sát, phỏng vấn: đến trực tiếp đơn vị để quan sát công tác tổ chức kế toán; cách thức giao, nhận hóa đơn chứng từ, sổ sách; quy trình xử lý và nhập liệu dữ liệu; kết hợp với việc đặt câu hỏi để hiểu rõ vấn đề hơn
Trang 10+ Thu thập số liệu thực tế từ phòng kế toán bằng cách thức viết tay, đánh máy hoặc photo lại một số hóa đơn, chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính…
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng để nghiên
cứu các tài liệu liên quan đến chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh làm căn cứ luận lý cho việc nghiên cứu đề tài; các tài liệu về cơ cấu tổ chức và tài liệu về báo cáo tài chính các năm 2014-2016 của Công ty
4.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu sơ cấp và thứ cấp được thống kê và phân tích thông qua thống kê mô tả
và thống kê so sánh bằng các công cụ xử lý số liệu
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục bảng chữ viết tắt, danh mục bảng, sơ đồ… nội dung chính của khóa luận gồm có
ba chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Chương II: Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế
Chương III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế
Trang 11PH ẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI
1.1 Những vấn đề chung về doanh thu
1.1.1 Khái niệm và vai trò của doanh thu
chủ sở hữu
b Vai trò của doanh thu
Doanh thu là một nguồn thu quan trọng của doanh nghiệp để bù đắp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: chi phí tiền lương cho người lao động, chi phí cố định hay các khoản thuế phải nộp cho nhà nước…
Ngoài ra, doanh thu còn là một tiêu chí để đo lường mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa… góp phần làm tăng khả năng xoay vòng và giảm tình trạng ứ đọng của nguồn vốn trong doanh nghiệp
1.1.2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời năm (05) điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Trang 12- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (04) điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
- Xác định được phần công việc đã h
- àn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó
1.1.3 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịchj vụ
a Chứng từ kế toán sử dụng
Để hạch toán nghiệp vụ bán hàng, kế toán sử dụng những loại chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng
- Bảng kê bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, giấy báo có…)
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Sổ chi tiết bán hàng và các chứng từ liên quan khác
b Tài khoản sử dụng (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Để ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng TK 511
“Doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ”
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” có 06 tài khoản cấp 2 như sau:
- Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hóa
- Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
Trang 13- Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- Tài khoản 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- Tài khoản 5118: Doanh thu khác
Nội dung kết cấu tài khoản này được phản ánh như sau:
- Các khoản thuế gián thu phải
nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);
- Doanh thu bán hàng bị trả lại;
- Khoản giảm giá hàng bán kết
chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại
kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Kế toán một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TK 511
Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển Doanh thu
doanh thu chưa thực hiện
Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 141.1.4 Các khoản giảm trừ doanh thu
a Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
- Phiếu giao hàng, văn bản đề nghị giảm giá hàng bán
- Đối với hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của bên mua và ghi rõ lý
do vì sao trả lại hàng, số lượng hàng trả lại đính kèm với phiếu nhập kho số hàng bị trả
lại của doanh nghiệp bán hàng
b Tài khoản sử dụng (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Tài khoản 5211-Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản
chiết khấu thương mại cho người mua do mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa
được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
Tài kho ản 5212 - Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh
thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ
Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản
giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp
dịch vụ trong kỳ
Nội dung kết cấu tài khoản này được phản ánh như sau:
- Số chiết khấu thương mại đã
chấp nhận thanh toán cho khách hàng;
- Số giảm giá hàng bán đã chấp
thuận cho người mua hàng;
- Doanh thu của hàng bán bị trả
lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc
tính trừ vào khoản phải thu khách hàng
về số sản phẩm, hàng hóa đã bán
- Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Kế toán một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TK 521
Trang 15Sơ đồ 1.2: Kế toán giảm trừ doanh thu
1.2 Những vấn đề về xác định kết quả kinh doanh
1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
1.2.1.1 Khái niệm và vai trò
a Khái niệm
Giá vốn hàng bán (GVHB):là giá thành thực tế xuất kho của sản phẩm xuất bán
(đối với doanh nghiệp sản xuất) hoặc là giá mua thực tế của sản phẩm bán ra bao gồm chi phí thu mua và giá trị hàng hóa (đối với doanh nghiệp thương mại) Hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã xác nhận là tiêu thụ và thuộc các khoản được tính vào GVHB
Giá thành thực tế xuất kho được tính dựa trên các phương pháp sau:
Nhập trước, xuất trước (FIFO): phương pháp này được dựa trên giả thiết rằng
hàng tồn kho được nhập mua trước hoặc được sản xuất trước sẽ được xuất kho trước Giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị của những lô hàng tồn kho được nhập vào gần nhất so với cuối kỳ
Thực tế đích danh: thì hàng hóa, sản phẩm khi doanh nghiệp xuất bán hoặc
xuất sử dụng sẽ được tính theo phương pháp hàng nhập lô nào thì khi xuất kho giá trị
sẽ tính theo lô nhập tương ứng Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
Bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trong kỳ
Trang 16Giá tr ị hàng hóa i xuất
Phương pháp này có hai (02) hình thức như sau:
- Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập: Giá trị hàng tồn kho theo phương pháp này được xác định:
Giá trị hàng hóa i tồn đầu kì +
Giá trị hàng hóa i nhập trước lần xuất thứ j Đơn giá bình quân hàng
hóa i tại thời điểm j =
Số lượng hàng hóa i tồn đầu kì +
Số lượng hàng hóa i nhập trước lần xuất j
- Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ: Giá trị hàng tồn kho theo phương pháp này được xác định vào cuối kỳ và được tính như sau:
Giá thực tế hàng hóa i tồn kho đầu kỳ +
Giá thực tế hàng hóa i nhập kho trong kì Đơn giá bình quân hàng
hóa i cho mỗi lần xuất =
Số lượng hàng hóa i tồn đầu kì +
Số lượng hàng hóa i nhập kho trong kì
b Vai trò
Giá vốn hàng bán là yếu tố quan trọng trong việc xác định kết quả kinh
doanh.Nếu giá vốn hàng bán của một đơn vị sản phẩm thấp, điều này đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí và làm tăng khoản lợi nhuận
kiếm được Đồng thời, khi giá vốn hàng bán thấp sẽ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ hiệu quả hơn
(Theo khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và tại công ty TNHH Phước Anh của Nguyễn Thị Kiều Anh)
1.2.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán
a Ch ứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn, sổ tổng hợp nhập xuất tồn
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán
Trang 17- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
b Tài kho ản sử dụng (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Để hạch toán chi phí giá vốn hàng hóa, kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Nội dung kết cấu của tài khoản này được thể hiện như sau:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi
phí nhân công vượt trên mức bình
thường và chi phí sản xuất chung cố
định không phân bổ được tính vào giá
vốn hàng bán trong kỳ;
- Các khoản hao hụt, mất mát của
hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ
vượt trên mức bình thường không được
tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự
xây dựng, tự chế hoàn thành;
- Phản ánh khoản chênh lệch giữa
số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải
lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự
phòng năm trước
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường
đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế
đó được hoàn lại
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong
kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Trang 18c Kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 632
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trị giá vốn của sản phẩm, Kết chuyển GVHB để
dịch vụ xuất bán xác định kết quả kinh doanh
không được phân bổ
đươc ghi vào giá vốn
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Sơ đồ 1.3: Kế toán giá vốn hàng bántheo phương pháp kê khai thường xuyên
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
hàng hóa Trị GVHB xuất kho Kết chuyển GVHB
trong kỳ của DNTM tiêu thụ trong kỳ
Kết chuyển giá trị Kết chuyển thành phẩm,
HTK đầu kỳ hàng gửi đi bán cuối kỳ
Kết chuyển giá trị HTK cuối kỳ
dịch vụ hoàn thành của đơn vị cung cấp Hoàn nhập dự phòng
dịch vụ giảm giá hàng tồn kho
Trang 19(Theo trang web http://voer.edu.vn)
b Vai trò
Chi phí bán hàng là cơ sở để lập dự toán chi phí, giúp việc xác định kết quả kinh doanh được chính xác hơn Từ những thông tin kế toán cung cấp, nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết cho quá trình tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
(Theo khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và tại công ty TNHH Phước Anh của Nguyễn Thị Kiều Anh)
1.2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng
a Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường
- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có
- Bảng chấm công, bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng tính và phân
bổ CCDC
- Bảng kê thanh toán tạm ứng và các chứng từ liên quan khác
b Tài khoản sử dụng
Để ghi nhận các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, kế toán sử
dụng tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”
Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” có 07 tài khoản con như sau:
- Tài khoản 6411 “Chi phí nhân viên”
- Tài khoản 6412 “Chi phí nguyên vật liệu, bao bì”
- Tài khoản 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng”
- Tài khoản 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
Trang 20- Tài khoản 6415 “Chi phí bảo hành”
- Tài khoản 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- Tài khoản 6418 “Chi phí bằng tiền khác”
Nội dung kết cấu tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” như sau:
- Các chi phí phát sinh liên quan
đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa,
cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ
- Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong
Trang 21c Một số nghiệp vụ phát sinh đến tài khoản 641
Hàng hóa, dịch vụ khuyến mại,
quảng cáo; tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng
cho khách hàng bên ngoài DN
Trang 221.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.3.1 Khái niệm và vai trò
a Khái ni ệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là tất các chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt đông quản lý của doanh nghiệp Bao gồm: chi phí lương nhân viên nhân viên quản lý, chi phí khấu hao TCSĐ, các chi phí bằng tiền khác…
(Theo trang web http://voer.edu.vn)
b Vai trò
Chi phí quản lý doanh nghiệp giúp các nhà quản trị doanh nghiệp biết được các khoản chi phí phát sinh cho công việc quản lý trong quá trình doanh nghiệp hoạt động
Từ đó có những chính sách để sử dụng các khoản chi phí này hiệu quả hơn
1.2.3.2 K ế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
a Chứng từ kế toán sử dụng
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường;
- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có;
- Bảng chấm công, bảng trích và phân bổ khấu hao, bảng tính và phân bổ CCDC;
- Bảng kê thanh toán tạm ứng và các chứng từ liên quan khác
b Tài khoản sử dụng(theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Để ghi nhận các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản
642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Tài khoản 642 có 08 tài khoản cấp 2 như sau:
- Tài khoản 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”
- Tài khoản 6422 “Chi phí vật liệu quản lý”
- Tài khoản 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”
- Tài khoản 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
- Tài khoản 6425 “Thuế, phí và lệ phí”
- Tài khoản 6426 “Chi phí dự phòng”
- Tài khoản 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Trang 23Nội dung kết cấu tài khoản chi phí quản lý được thể hiện như sau:
- Các chi phí quản lý doanh
nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
- Các khoản được ghi giảm chi phí
quản lý doanh nghiệp;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa
sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Trang 24c Kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 642
Chi phí tiền lương Cuối kỳ, kết chuyển
và các khoản trích theo lương chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 214, 242, 352
Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước
Dự phòng phải thu khó đòi Hoàn nhập số chênh lệch giữa
số dự phòng phải thu khó đòi
Thuế, phí và lệ phí sử dụng hết lớn hơn số phải
trích lập năm nay
TK 155, 156
Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ cho mục đích quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.4 Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính
1.2.4.1 Kế toán doanh thu tài chính
Trang 25tiền bản quyền bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính; cổ tức và lợi nhuận được chia; thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác; thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái; chênh lệch lãi do chuyển nhượng
vốn, thu hồi vốn
(theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) Điều kiện để ghi nhận doanh thu tài chính
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Vai trò
Cùng với doanh thu bán hàng và cing cấp dịch vụ, doanh thu tài chính cũng là một nguồn thu của doanh nghiệp để bù đắp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: chi phí tiền lương cho người lao động, chi phí cố định hay các khoản thuế phải nộp cho nhà nước…
b Chứng từ kế toán sử dụng
- Giấy báo có của ngân hàng;
- Bảng kê tiền lãi;
- Phiếu thu
c Tài kho ản sử dụng (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Để ghi nhận những khoản doanh thu từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ hoạt động, kế toán sử dụng tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Nội dung kết cấu tài khoản 515 được thể hiện như sau:
- Số thuế GTGT phải nộp tính
theo phương pháp trực tiếp (nếu có);
- Kết chuyển doanh thu hoạt động
tài chính thuần sang tài khoản 911-
“Xác định kết quả kinh doanh”
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
Trang 26Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
d K ế toán một số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 515
Lãi tỷ giá hối đoái
Sơ đồ 1.7: Kế toán doanh thu tài chính
1.2.4.2 K ế toán chi phí tài chính
a Khái niệm và vai trò
Khái niệm
Chi phí ho ạt động tài chính (CPHĐTC):là các khoản chi phí mà doanh nghiệp
đã bỏ ra trong kì hạch toán phát sinh liên quan đến hoạt động tài chính CPHĐTC bao
gồm: chi phí lãi tiền vay; lãi mua hàng trả chậm; lãi thuê tài sản tài chính; chiết khấu thanh toán cho người mua; lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư; lỗ do tỷ giá, các khoản chi phí hoạt động tài chính khác…
(T heo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Trang 27Chi phí tài chính giúp các nhà quản trị doanh nghiệp biết được các khoản chi phí phát sinh từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
Từ đó đưa ra những chính sách để sử dụng các khoản chi phí này hiệu quả hơn
b Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng,Phiếu tính lãi cho vay
- Bảng khấu hao TSCĐ cho thuê
c Tài kho ản sử dụng (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Để ghi nhận các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 635 “Chi phí tài chính”
Nội dung kết cấu tài khoản chi phí tài chính được thể hiện như sau:
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả
chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính;
- Lỗ bán ngoại tệ;
- Chiết khấu thanh toán cho người
mua;
- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ,
lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối
năm tài chính các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ
- Các khoản mục giảm chi phí tài chính;
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá
chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất vào đơn vị khác;
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính vào tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ
Trang 28d Kế toán một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản 635
Lập dự phòng giảm giá chứng khoán,Hoàn nhập số chênh lệch
dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khácdự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán…
TK 413
Xử lý lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối kỳ
Sơ đồ 1.8: Kế toán chi phí tài chính
1.2.5 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác
1.2.5.1 Kế toán thu nhập khác
a Khái ni ệm và vai trò
Khái niệm Thu nhập khác: là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu..Thu nhập khác gồm: thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; các khoản thu khác
Trang 29c Tài kho ản sử dụng (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Để ghi nhận các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ hoạt động, kế toán sử
dụng tài khoản 711 “Thu nhập khác”
Nội dung kết cấu tài khoản 711 “Thu nhập khác” được thể hiện như sau:
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu
có) đối với các khoản thu nhập khác ở
doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp;
- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản
thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh
Trang 30d Kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 711
Thu phạt khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản phải thu khó đòi đã xóa sổ
Các khoản thuế trừ vào Nhận tài trợ, biếu tặng
thu nhập khác(nếu có) hàng hóa, vật tư, TSCĐ
Đánh giá tăng giá trị hàng hóa, vật tư
khi có quyết định
Cuối kỳ, kết chuyển các Các khoản thuế XNK, TTĐB, BVMT
khoảnthu nhập khác được NSNN hoàn lại
TK 3387
Định kỳ, phân bổ doanh thu chưa thực
nếu được tính vào thu nhập khác
(theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Trang 31Phản ánh thể hiện được các khoản chi phí phát sinh do các nghiệp vụ không thường xuyên của doanh nghiệp tạo ra giúp nhà quản trị nắm được tình hình biến động của loại chi phí này và có chính sách giải quyết hợp lý
b Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng;
- Các chứng từ khác…
c Tài kho ản sử dụng(theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Kế toán dùng tài khoản 811 “Chi phí khác” để ghi nhận các khoản chi phí khác
Nội dung kết cấu của tài khoản chi phí khác được thể hiện như sau:
Tài kho ản 811 không có số dư cuối kỳ
d Kế toán một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản 811
Khoản phải nộp do vi phạm hợp đồng Cuối kỳ, kết chuyển các khoản
chi phí khác phát sinh trong kỳ
Đánh giá giảm hàng hóa, vật tư, TSCĐ
khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Trang 32Sơ đồ 1.10: Kế toán chi phí khác
1.2.6 Kế toán chi phí thu nhập doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh
1.2.6.1 Kế toán chi phí thu nhập khác
a Khái niệm và vai trò
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:là tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lãi hoặc lỗ trong kỳ
(Theo VAS 17-Thuế Thu nhập doanh nghiệp)
- Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập
chịu thuế trong năm và lãi suất thuế TNDN hiện hành
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài
sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
b Chứng từ kế toán sử dụng
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN
c Tài kho ản sử dụng(theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Để ghi nhận khoản chi phí thuế TNDN, kế toán sử dụng tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
Tài khoản Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 02 tài khoản con:
- Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
- Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
Nội dung kết cấu tài khoản chi phí thuế TNDN được thể hiện như sau:
- Chi phí thuế TNDN phải nộp
phát sinh trong kỳ;
- Thuế TNDN các năm trước
phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót
không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng thuế TNDN năm nay
Trang 33- Hạch toán giảm thuế TNDN
hiện hành (nếu số tạm tính trong năm
lớn hơn số quyết toán cuối năm);
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế TNDN vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh
Tài kho ản 821 không có số dư cuối kỳ
Trang 34d Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản 821
Sơ đồ 1.11: Kế toán thuế TNDN hiện hành
1.2.6.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
a Khái ni ệm và doanh thu
Khái niệm
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán; được xác định bằng khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu, thu nhập khác và tổng chi phí phát sinh trong kỳ hoạt động kinh doanh đó
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận Nếu tổng doanh thu và thu nhập trong kỳ lớn hơn tổng chi phí phát sinh thì doanh nghiệp có lãi hay lợi nhuận Ngược lại, nếu tổng doanh thu và thu
nhập khác nhỏ hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ
Cách xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh = Kết quả từ hoạt động SXKD + Kết quả từ
ho ạt động tài chính + Kết quả từ hoạt động khác
Trang 35các khoản chi phí và xác định kết quả kinh doanh như thế nào Việc xác định kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó giúp nhà quản trị nắm hiểu được tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ vừa qua
Từ đó, phân tích, đánh giá và đưa ra những chiến lược kinh doanh cho những kỳ hoạt động sau nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
b Chứng từ kế toán sử dụng
Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, phiếu thu, phiếu chi, phiếu kết chuyển…
c Tài kho ản sử dụng (theo Thông tư 200/2014/TT/BTC)
Để hạch toán xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Nội dung kết cấu tài khoản này được thể hiện như sau:
- Trị giá vốn của sản phẩm,
hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ
đã bán;
- Chi phí hoạt động tài chính,
chi phí thuế TNDN và chi phí khác;
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
Trang 36d Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản 911
TK 632, 635
Kết chuyển các khoản mục chi phí Kết chuyển các khoản doanh thu
chuyển chi phí thuế TNDN Kết chuyển khoản giảm
hiện hành và chi phi thuế TNDN chi phí thuế TNDN hoãn lại
hoãn lại
Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ
Sơ đồ 1.12: Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.3 Hình thức ghi sổ kế toán(Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Các hình thức ghi sổ được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay: Nhật ký chung;
Nhật ký –Sổ cái; Chứng từ ghi sổ và Kế toán trên máy vi tính
Trình tự ghi sổ của các hình thức ghi sổ kế toán nói trên được thể hiện như sau:
S ổ Nhật ký
B ảng tổng hợp chi ti ết
Trang 37BÁO CÁO TÀI CHÍNH
B ảng tổng hợp chi ti ết
Ch ứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
S ổ cái
B ảng cân đối tài khoản BÁO CÁO TÀI CHÍNH
B ảng tổng hợp chi ti ết
Trang 38Hình thức kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng
PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Sổ tổng hợp
S ổ chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 39C HƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH
2.1.1 Thông tin chung
2.1.1.1 Thông tin cơ bản
- Tên đơn vị: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhà Nước Một Thành Viên
Xổ Số Kiến Thiết Thừa Thiên Huế
- Tên giao dịch: HULOGOV
- Địa chỉ: 22 Tố Hữu, Phường Xuân Phú, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn);
- Kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống;
- Hoạt động kinh doanh tài chính (cho thuê văn phòng);
- Hoạt động các loại hình vui chơi có thưởng: Xổ số vé bóc, vé cào biết kết
quả ngay, xổ số lô tô;
- Hoạt động các loại hình xổ số kiến thiết: Xổ số truyền thống
2.1.1.3 Hình th ức kinh doanh các loại hình vui chơi có thưởng
Đặc thù kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế là hoạt động bán vé số, gồm các loại: vé số cào, vé số bóc biết kết quả ngay và vé
xổ số kiến thiết truyền thống
Trang 40Hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra trên địa bàn khắp tỉnh và doanh thu được ghi nhận khi được HĐGS của Công ty kiểm tra và xác nhận số lượng vé tiêu thụ Thời gian quay số mở thưởng: vào thứ hai hàng tuần, Công ty tiến hành thu gom lượng vé không tiêu thụ được và vô hiệu hóa số vé đó trước giờ quay số mở thưởng vào lúc 17 giờ 15 phút Từ đó xác định được lượng vé tiêu thụ; tính toán số tiền các đại lý phải nộp và lập bảng thanh toán gửi đến các đại lý để đại lý chuyển tiền cho Công ty bằng hình thức trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
2.1.2 L ịch sử hình thành và phát triểm của Công ty
Công ty XSKT Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 101/QĐ/UBND ngày 04/08/1989 của UBND tỉnh trên cơ sở tách ra từ Công ty XSKT Bình Trị Thiên
Ngày 17/09/1992 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 644-QĐ/UBND
về việc thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước Công Ty XSKT Thừa Thiên Huế; Công ty được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp Doanh nghiệp hạng III (ba) theo Quyết định số 239/QĐ-UB ngày 01/02/2011
Thực hiện Quyết định số 1653/QĐ- UB ngày 18/05/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sắp xếp Doanh nghiệp Nhà nước Công ty XSKT Thừa Thiên Huế được chuyển đổi thành Công Ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 4331/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Công ty được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp Doanh nghiệp hạng II (hai) theo Quyết định số 1105/QĐ-UBND ngày 31/05/2011 Sau khi được thành lập, Công ty tiến hành mở các văn phòng đại diện tại các huyện, mở rộng quan hệ kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài tỉnh
Năm 2005, khi chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước Công ty XSKT Thừa Thiên Huế thành Công Ty TNHH Nhà nước MTV XSKT Thừa Thiên Huế, Công ty
đã phát hành các loại vé số của mình ra thị trường các tỉnh Miền Trung-Tây Nguyên Công ty có 5 VPĐD thuộc các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên, gồm: VPĐD Đà Nẵng, VPĐD Bình Định, VPĐD Ninh Thuận, VPĐD Gia Lai, VPĐD Đăk lăk