1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

tiểu luận nông nghiệp đô thị

25 802 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 599 KB
File đính kèm tiểu luận nông nghiệp đô thị.rar (446 KB)

Nội dung

Tiểu luận nông nghiệp đô thị sinh thái Khái niệm; tình hình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở một số nước trên thế giới; ở Việt Nam; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái

Trang 1

Tham luận: Hiểu biết về nông nghiệp đô thị sinh thái

NỘI DUNG

1 Khái niệm, đặc điểm nông nghiệp đô thị sinh thái………

1.1 Khái quát về các nền nông nghiệp trong lịch sử………

1.2 Khái niệm, đặc điểm nông nghiệp đô thị sinh thái ……….

1.3 Điều kiện của nông nghiệp đô thị sinh thái………

2 Tình hình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở một số nước

2.1 Mỹ 2.2 Hàn Quốc 2.3 Hà Lan 2.4 Trung Quốc 2.5 Singapo 3 Tình hình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở Việt Nam

4 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.2 Đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá

4.3 Tiến bộ khoa học và công nghệ

4.4 Mối quan hệ kinh tế của Hải Phòng và các tỉnh lân cận

4.5 Hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá

Phụ lục: Danh mục chữ viết tắt

Trang 2

Tham luận: Hiểu biết về nông nghiệp đô thị sinh thái

1 Khái niệm, đặc điểm nông nghiệp đô thị sinh thái

1.1 Khái quát về các nền nông nghiệp trong lịch sử

Cho đến nay, trên thế giới đã và đang tồn tại nhiều mô hình nông nghiệpđiển hình Nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái dựa vào phương thức canh tácchủ yếu có thể thấy nền nông nghiệp thế giới phát triển theo những mô hình chủyếu như:

- Mô hình sản xuất nông nghiệp nguyên thủy

Loài người sau khi ra đời phải trải qua trên nửa triệu năm săn bắn, háilượm để sinh tồn mới biết làm nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp theo mô hìnhnông nghiệp nguyên thủy là mô hình sản xuất nông nghiệp đầu tiên của loàingười Nó đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tiến hoá của loài người - chuyểnhẳn từ hái lượm sản phẩm có sẵn trong tự nhiên sang phương thức tự sản xuất rasản phẩm theo nhu cầu của con người Mô hình sản xuất nông nghiệp nguyênthủy ra đời cách đây hàng chục vạn năm, song đến nay nó vẫn tồn tại ở một sốvùng núi của các nước chậm và đang phát triển Trong mô hình sản xuất nôngnghiệp nguyên thuỷ, sản xuất hoàn toàn dựa vào sức người, hầu như không cóphương tiện sản xuất, phân bón và thuốc trừ sâu bệnh Địa bàn phát triển sảnxuất là trên các triền đồi, núi cao nên năng suất cây trồng ở mô hình này rất thấp

và bị giảm sút nhanh chóng do đất bị xói mòn Vì vậy, đi đôi với phương thứccanh tác này là nạn du canh, du cư khai thác các vùng đất mới Mô hình sản xuấtnông nghiệp này đã tàn phá môi trường về nhiều mặt Tuy nhiên, ở thời kỳ cáchđây hàng chục ngàn năm - khi mà dân số trên thế giới còn ít và sống rải rác thìmôi trường vẫn có thể phục hồi một cách tự nhiên sau một thời gian dài

- Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cổ truyền

Cho đến nay, mô hình mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cổ truyềnvẫn tồn tại ở nhiều vùng cao của các nước chậm và đang phát triển Mô hình này

có sử dụng phương tiện sản xuất là sức kéo của gia súc, công cụ sản xuất thủcông, sử dụng phân hữu cơ không dùng phân hóa học, sử dụng các giống cây vàcon được chọn lọc theo kinh nghiệm

Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cổ truyền được tiến hành ở các

Trang 3

vùng đồng bằng là phổ biến Kết quả của mô hình này là đã giảm được mức độthiếu hụt trầm trọng về nông sản Môi trường tự nhiên ít bị tàn phá, song môitrường vệ sinh của chính người sản xuất lại không được bảo đảm Một số bệnhtật lây truyền nhiều khi thành dịch do cách thức sản xuất không sạch của môhình này Năng suất cây trồng, năng suất lao động thấp chính vì vậy mà conngười vẫn không ngừng khai hoang mở rộng diện tích sản xuất.

- Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cải tiến

Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp ở những nơi đã định canh, định cư

Mô hình này sử dụng ngày càng nhiều phương tiện sản xuất cơ giới, công cụ sảnxuất hiện đại; phân hóa học và các chế phẩm phòng trừ dịch bệnh bằng hóa chấtđược sử dụng ngày càng nhiều; một số giống cây trồng và vật nuôi được lai tạotheo công nghệ tiên tiến…

Kết quả của mô hình sản xuất nông nghiệp này là, về cơ bản đã sản xuất

đủ lương thực cho con người nhờ tăng năng suất lao động, cây trồng và vật nuôi.Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, làm cho môi trường đất và môitrường nước ngày càng bị suy thoái do sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâuhóa học; người sản xuất bị ảnh hưởng của việc sử dụng các hóa chất; người tiêudùng thực phẩm cũng bị ảnh hưởng do tồn dư các chất độc trong thực phẩm; đadạng sinh học tiếp tục bị giảm sút…

- Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghiệp hóa cao độ

Đây là hình thức sản xuất nông nghiệp tương đối phổ biến ở các nướccông nghiệp phát triển: trong nông nghiệp, các công cụ, các nguyên vật liệu cónguồn gốc từ công nghiệp được sử dụng ở mức rất cao, sản xuất nông nghiệpmang sắc thái của sản xuất công nghiệp; các thành tựu của công nghệ sinh họccũng được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp Mô hình sản xuất này đãlàm cho năng suất ruộng đất, năng suất cây trồng, năng suất lao động đã tăngvọt Nhờ đó, mục tiêu dùng nông sản của dân cư ở những nước này đã đạt tớimức không chỉ nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn để thỏa mãn nhucầu nâng cao đời sống Tuy nhiên, ở chính các nền nông nghiệp công nghiệp hóacao độ đã bộc lộ một cách găy gắt mâu thuẫn giữa sự thỏa mãn cao nhu cầu thựcphẩm của thế hệ hiện nay với các thế hệ tương lai Các yếu tố như đất đai, nguồnnước, đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng

- Mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái - nông

Trang 4

nghiệp bền vững.

Đối với mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái

mà các nước có nền nông nghiệp công nghiêp hóa cao độ áp dụng Trong kỹthuật canh tác, người ta đã chú trọng hơn đến mối quan hệ tổng hòa giữa sinhvật và môi trường Đó là nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái và đượcgọi là nông nghiệp bền vững Điểm nổi bật trong nông nghiệp bền vững là cácthành tựu của công nghệ sinh học được sử dụng ngày càng phổ biến, trong đó cócông nghệ gen và công nghệ vi sinh Các giống cây, trồng vật nuôi biến đổi genđang tạo ra những biến đổi cách mạng trong sản xuất nông nghiệp

1.2 Khái niệm, đặc điểm nông nghiệp đô thị sinh thái

Nông nghiệp đô thị sinh thái được nhiều người hiểu là nền nông nghiệp

mà ở đó đi đôi với việc sản xuất được nhiều nông sản cần bảo vệ và duy trì môitrường đảm bảo cơ sở cho nông nghiệp phát triển Nông nghiệp ở các vùng đôthị theo hướng sinh thái đang trở thành xu hướng phát triển phổ biến của nôngnghiệp ở các đô thị trên thế giới hiện nay

Nông nghiệp đô thị sinh thái có thể được hiểu là sự kết hợp hai khái niệmnông nghiệp đô thị và nông nghiệp theo hướng sinh thái Nông nghiệp đô thị lànền nông nghiệp sản xuất các nông sản hàng hóa dựa vào các vùng đất và diệntích mặt nước nằm xen kẽ, rải rác trong các khu đô thị và vùng ngoại ô Nôngnghiệp theo hướng sinh thái là nền nông nghiệp dựa trên phương thức sản xuấtgiảm sử dụng các hóa chất công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinhhọc để nâng cao năng suất, độ an toàn và sự bền vững về môi trường sinh thái

Nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùnglân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loạithực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên vànhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cungcấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp Nông nghiệp đô thị baogồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị, với các hoạt động chủ yếu làtrồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản

Nông nghiệp đô thị không chỉ là nguồn tạo nên GDP, mà còn tạo ra nhiềugiá trị khác như: sinh thái, môi trường, giáo dục, nghỉ dưỡng, tận dụng thời gianrỗi

Nông nghiệp đô thị có thể định nghĩa là ngành kinh tế trong đô thị và ven

Trang 5

đô sản xuất, chế biến và cung ứng cho người dân đô thị lương thực, thực phẩmtươi sống, hoa, sinh vật và thực vật cảnh; dùng phương pháp canh tác hữu cơ vàcông nghệ cao không cấn nhiều đất đai, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng

và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất thải đô thị; tăng thêm không gianxanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị

Nông nghiệp đô thị sinh thái được hiểu theo nghĩa chung nhất là nôngnghiệp ở vùng đô thị và ngoại ô, đáp ứng được nhu cầu của sinh thái tự nhiên vàyêu cầu của đô thị Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm về nôngnghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái

“Nông nghiệp đô thị sinh thái là một nền nông nghiệp sinh thái trong thành phố, thị trấn hoặc các khu đô thị Đây là nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển dịch vụ nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người cả về vật chất lẫn tinh thần trên cơ sở áp dụng các phương pháp sản xuất khoa học, các mô hình sử dụng và tái tạo nguồn lực nhằm đạt tới sự phát triển bền vững môi trường sinh thái trong các khu đô thị” (trích dẫn PGS.TS Phạm

Văn Khôi trong báo cáo phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướngnông nghiệp sinh thái)

Trong báo cáo “Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướngnông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006 -2010”, do Lê Quý Đôn chủ biên Sau khi kế thừa có phân tích các công trìnhnghiên cứu, đã đưa ra khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái như sau:

“Nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp được bố trí phù hợp với điều kiện của từng vùng, tôn trọng các quan hệ và cân bằng tự nhiên; được ứng dụng khoa học công nghệ sạch vào sản xuất, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (đất, nước, năng lượng, lao động, dịch vụ …) tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm và góp phần nâng cao chất lượng môi trường và cảnh quan đô thị, đảm bảo cho sự phát triển hệ sinh thái bền vững”.

Như vậy, nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp không chỉ cungcấp cho thị trường những sản phẩm nông sản thông thường, mà còn cả nhữngnông sản cao cấp và những sản phẩm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của ngườidân đô thị như: Cải thiện môi trường sống, điều hòa khí hậu, làm đẹp cảnh

Trang 6

quan…Những sản phẩm này ngày càng được coi trọng hơn trong quá trình đôthị hóa khi mà dân trí và điều kiện vật chất của người dân ngày càng được nângcao.

Nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

và những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là công nghệsinh học…Đảm bảo được sự cân bằng của các yếu tố tự nhiên như: đất, nước,nhiệt độ, độ ẩm…có vai trò quan trọng để hạn chế những tác động của quá trình

đô thị hóa như: lọc sạch bầu không khí, làm sạch nguồn nước thải, giảm tiếng ồn

và tạo cảnh quan văn hóa cho đô thị…

Nông nghiệp đô thị sinh thái, ngoài việc cung cấp lương thực, thực phẩmcòn có cả tác động làm giảm tiêu cực của quá trình đô thị hóa và hữu ích đếnmôi trường nhờ tác động cải thiện vi khí hậu, bảo tồn và làm giàu tính đa dạngsinh học, giá trị cảnh quan, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…Ngoài ra, nôngnghiệp đô thị còn tạo cơ hội cung cấp công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập chomột bộ phận dận cư đô thị Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặcbiệt là công nghệ sinh học…sẽ góp phần làm tăng năng suất và chất lượng nôngsản, tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ các sảnphẩm nông sản có chất lượng cao, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững Do đóphát triển nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững là xu hựớng phát triển tất yếucủa quá trình phát triển nông nghiệp tương lai

Nội dung của nông nghiệp đô thị sinh thái:

- Nông nghiệp đô thị sinh thái đòi hỏi bố trí sản xuất phù hợp với điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Hệ sinh thái của mỗi vùng được bố trí địa bàn sảnxuất xen kẽ, hoặc tập trung ở cả trong đô thị và vùng ngoại ô

- Nông nghiệp đô thị sinh thái có nhiệm vụ sản xuất cả sản phẩm hữu hình

là nông sản thực phẩm chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu của đô thị bằngviệc ứng dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ sạch vào sản xuất Quantrọng hơn tạo ra sản phẩm vô hình đó là vùng sinh thái, cải thiện, giữ gìn môitrường, bảo tồn các giá trị truyền thống, tạo cảnh quan nghỉ ngơi và phục vụ dulịch sinh thái, văn hóa

- Nông nghiệp đô thị sinh thái tôn trọng, giữ vững sự cân bằng tự nhiên,

bố trí hợp lý, cân đối diện tích cây xanh, mặt nước và phát triển đô thị côngnghiệp, … góp phần phát triển bền vững

Trang 7

Đặc điểm của nông nghiệp đô thị sinh thái:

- Nông nghiệp đô thị sinh thái có mối quan hệ cân bằng sinh thái, gắn kếtcác ngành, đồng thời có sự liên kết theo không gian trên phạm vi rộng: giữa đôthị và nông thôn, giữa các không gian kinh tế và không gian hành chính, có vaitrò định hướng đối với các hoạt động nông nghiệp khác ở các vùng lân cận

- Nông nghiệp đô thị sinh thái mang những đặc điểm của nền nông nghiệpcông nghệ cao, công nghệ sạch để sản xuất sản phẩm chất lượng cao, an toàn

- Năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế của nông nghiệp đô thị sinh thái cóthể thấp hơn nông nghiệp thâm canh, nhưng giá trị sử dụng lại cao hơn

Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái chính là phát triển nông nghiệp bềnvững đặc thù và phát triển cao luôn gắn liến với sưj đòi hỏi ngày càng cao củanhân dân thành phố về thực phẩm, về môi truờng sống, về nghỉ ngơi giải trí gầngũi thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người cả về sức khỏe vègiá trị văn hóa tinh thần trên cơ sở áp dụng các phương pháp sản xuất khoa học

và các mô hình sử dụng và tái tạo nguồn lực nhằm đạt tới sự phát triển bền vữngcủa con người, xã hội và môi trường sinh thái

Quy mô thành phố càng lớn, dân số càng đông, mật độ dân số càng cao vàtrình độ kinh tế - văn hóa ngày càng phát triển một mặt làm cho đất đai nôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng Bên cạnh đónhu cầu của người dân thành phố đối với nông nghiệp vốn đã cao lại càng caotheo tiêu chuẩn sinh thái - nhân văn Do vậy, nông nghiệp đô thị sinh thái cầnphát triển và không nghừng hoàn thiện theo các mô hình chủ yếu sau:

- Mô hình sản xuất và cung cấp những thực phẩm tươi sống cao cấp nhưcác loại rau ngon, rau thơm, thịt, cá, trứng, sữa tươi và các loại thực phẩm đặcsản với chất lượng cao và dư lượng các chất hóa học, độc tố trong phạm vi tiêuchuẩn cho phép

- Mô hình nông nghiệp sinh vật cảnh là mô hình mang tính văn hóa vàsinh thái cao Giá trị sản phẩm của loại hình này phụ thuộc vào mức độ tươi đẹplâu, quý hiếm, dáng thế và gắn với điển tích lịch sử

- Mô hình nông nghịêp sản xuất hoa tươi vừa có nét giống mô hình môhình nông nghiệp sản xuất thực phẩm tươi sống cao cấp, về sản xuất hàng loạttrên đồng ruộng, vừa gần gũi với mô hình sinh vật cảnh về tinh xảo, tính nghệ

Trang 8

thuật, tính mỹ quan trong sáng tạo sản phẩm.

- Mô hình nông nghiệp bền vững dịch vụ picnic, cắm trại vui chơi trongnhững ngày nghỉ cuối tuần, đây là mô hình thường thấy ở nông thôn gần thànhphố Ở các vùng này người ta trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm haytrồng rừng bảo hộ ven sông hồ có bãi đất rộng không khí trong lành có thể cắmtrại ngủ qua đêm và tổ chức các hoạt động vui chơi như: bơi lội, leo núi và thểdục thể thao…

- Mô hình nông nghiệp rừng sinh thái bảo hộ đây là loại hình nông nghiệpsinh thái ven đô tối cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với thành phố ngày nay

- Mô hình nông nghiệp sinh thái hồ, đầm được phát triển trên các hồ đầm

tự nhiên ở trong và ven thành phố có sắc thái riêng

1.3 Điều kiện của nông nghiệp đô thị sinh thái

Qua thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp ven

đô, nông nghiệp bền vững ở một số nước, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp nêncác điều kiện cần hoặc cần phải tạo ra nếu muốn có nền nông nghiệp phát triểnbền vững, bao gồm:

- Cần xây dựng trong mọi người một quan điểm đúng đắn về khái niệm,nội dung của nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp bền vững hiện đại Nhất là

sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững vàtrách nhiệm của mỗi người đối với yêu cầu phát triển nông nghiệp sinh thái,nông nghiệp bền vững trước sự ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế thị trường

- Quy hoạch nông nghiệp phải đạt tới sự bố trí tối ưu, xuất phát từ hiệuquả hàng hóa, hiệu quả kinh tế xác định cho được tổ hợp cây và tổ hợp con cólợi thế so sánh nhất, cân bằng sinh học trên từng vùng Xây dựng các công thứckết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi, VAC và luân canh khoa học trong từng trangtrại, đồng ruộng

- Lấy trình độ công nghệ sinh học cao làm trọng tâm Trong công nghệsinh học gồm một loạt các công nghệ tác động vào vật sống như: lên men vi sinhvật, cố định đạm sinh học, nuôi cấy mô tế bào, cấy phôi ở động vật, sản xuấtkháng thể một dòng, công nghệ truyền vi khuẩn, công nghệ di truyền cây trồng,công nghệ di truyền động vật v.v…

- Xây dựng mô hình quản lý chất lượng trong các trang trại nông nghiệp

Trang 9

2 Tình hình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở một số nước

Nông nghiệp đô thị sinh thái là hướng đi mới, với sự kết hợp giữa các nộidung của nông nghiệp đô thị sinh thái với nội dung của nông nghiệp đô thị sinhthái ven đô dựa trên cơ sở phát huy các thành tựu khoa học công nghệ nhằmtăng nhanh về số lượng, chất lượng và chủng loại, bảo vệ môi trường và quantâm đến các vấn đề xã hội Các nước và các tổ chức trên thế giới đang đẩy mạnhnghiên cứu để phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái theo các chiều hướngkhác nhau để đi tới một nền nông nghiệp sinh thái bền vững

Trên thế giới, nông nghiệp đô thị sinh thái được đầu tư phát triển, có kếhoạch định hướng phát triển cụ thể và hình thành các mô hình sản xuất khác chotừng vùng

- Vùng nông nghiệp nội đô, hay ngoại vi đều chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễmmôi trường: Nước, đất, không khí và rác thải; sức ép lao động và sự cạnh tranhtrên thị trường gây không ít khó khăn cho nông nghiệp và môi trường nhưngnông nghiệp vẫn tạo ra hệ sinh thái và cảnh quan đô thị, nên các nước đã đầu tưphát triển nông nghiệp và dù nông nghiệp phần lớn do tư nhân đóng vai trò pháttriển nhưng không thể thiếu được vai trò quản lý đầu tư của Nhà nước: Như quyhoạch, xây dựng hạ tầng, điều tiết giá cả…Áp lực rất lớn đặt ra cho vùng nôngnghiệp đô thị là vừa phải tiến hành sản xuất, vừa phải tạo ra hệ sinh thái và môitrường cảnh quan cho đô thị

- Vùng nội đô thị: Nông nghiệp phát triển theo hướng trồng hoa, cây cảnh,cây ăn quả để cung cấp cho nhu cầu của người dân, cho công viên và cho nhucầu trang trí tạo cảnh của thành phố Tạo các sông hồ kết hợp với nuôi trồngthủy sản, lấy sản phẩm tiêu thụ chỉ là một phần mà chủ yếu để tạo cảnh quan,chăm lo môi trường sinh thái cho đô thị Phát triển vùng cây xanh điều hòa khíhậu, tạo bóng mát

- Vùng ngoại ô sát đô thị (ven đô): Tiến hành sản xuất nông nghiệp sạch

Trang 10

tạo ra sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của đô thị về nông sản vàmôi trường Các cấp chính quyền phải có chính sách hỗ trợ để tạo ra vùng đệm

về cảnh quan, sinh thái đô thị và góp phần giải quyết tại chỗ các nhu cầu củangười dân thành phố

- Vùng ngoại ô xa đô thị: Tiến hành sản xuất nông nghiệp quy mô lớn đểđáp ứng các yêu cầu của đô thị về nông sản và môi trường

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Mô hình phát triển nông nghiệp nội đô ở Havana-Cu Ba

Mô hình phát triển nông nghiệp nội đô ở Havana-Cu Ba

Trang 11

Mô hình phát triển nông nghiệp nội đô ở Columbus-Mỹ

Mô hình phát triển nông nghiệp nội đô ở Columbus-Mỹ

Trang 12

Mô hình phát triển nông nghiệp ven đô ở Zurich - Thuỵ Sỹ

Mô hình phát triển nông nghiệp ven đô ở Zurich - Thuỵ Sỹ

Ngày đăng: 13/07/2018, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w