Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

85 169 0
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam đang thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực con người. Chiến lược khẳng định “phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” và “phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao”. Quan điểm về phát triển được thể hiện rất rõ tại đây: nguồn lực con người là yếu tố nội sinh năng động, quyết định lợi thế cạnh tranh dài hạn của một quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực được thể hiện ở Chiến lược trên là cần thiết và phù hợp với thực trạng cũng như mục tiêu phát triển của Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang đối mặt với một loạt thách thức trong thời gian tới. Thứ nhất, Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số có lợi cho phát triển (cơ cấu dân số vàng - tỷ lệ người lao động cao, tỷ lệ người phụ thuộc thấp). Thứ hai, Việt Nam vừa bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, cùng lúc đó phải đối mặt với bẫy thu nhập trung bình, một điều đặc thù với những quốc gia phát triển chủ yếu dựa vào lợi thế giá nhân công rẻ. Thứ ba, chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ và tái cấu trúc lại các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ tư, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp, trong đó phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu. Trong cả bốn yếu tố trên, phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng giúp Việt Nam vượt qua được thách thức để phát triển. Hơn ai hết, cộng đồng doanh nghiệp là chủ thể lớn có đóng góp đáng kể trong từng lĩnh vực, từ việc sử dụng và đào tạo lực lượng lao động và quản lý cho tới việc nâng cao trình độ và năng suất lao động trong các doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh nhân lực đóng vai trò ngày càng lớn quyết định tính cạnh tranh của doanh nghiệp so với các nguồn lực truyền thống khác như vốn và công nghệ. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đã quan tâm tới đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhưng đầu tư cho lĩnh vực này còn chưa lớn và chưa trở thành mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Việc tuyển dụng, sử dụng và đào tạo lao động mới chỉ được thực hiện cầm chừng và trong thời gian ngắn mà chưa trở thành mục tiêu dài hạn. Rất nhiều doanh nghiệp phải đối phó với hiện tượng người lao động nhảy việc liên tục, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế bất ổn. Khó khăn trong việc đào tạo nguồn lao động và quản lý chất lượng và gắn bó là khó khăn thường thấy trong các doanh nghiệp. Trong khi đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp lại có vai trò đặc biệt quan trọng bởi đa phần lao động Việt Nam thiếu kiến thức và kỹ năng do hệ thống giáo dục và dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.

Ngày đăng: 12/07/2018, 16:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG, HÌNH

  • HÌNH

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

    • 1.1. Đầu tư cho công tác tuyển dụng nhân lực

    • 1.2. Đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

    • 1.3. Đầu tư cho công tác đãi ngộ nguồn nhân lực

    • Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

      • 2.1. Một số khái niệm cơ bản

        • 2.1.1. Đầu tư phát triển

        • 2.1.2. Nguồn nhân lực

        • 2.1.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

        • 2.2. Nội dung của đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

          • 2.2.1. Đầu tư cho công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

          • 2.2.2. Đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

          • 2.2.3. Đầu tư cho công tác đãi ngộ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

          • 2.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

            • 2.3.1. Nhân tố khách quan

            • 2.3.2. Nhân tố chủ quan

            • 2.4. Vai trò của nhà nước trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực

            • 2.5. Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp

              • 2.5.1. Kinh nghiệm đầu tư phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản và Hàn Quốc

              • 2.5.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực trong các công ty đa quốc gia (MNCs) ở Ailen

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan