Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội

121 123 0
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay sau rất nhiều năm nỗ lực đổi mới và mở cửa nền kinh tế, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hơn 8%. Cơ cấu ngành nghề thay đổi theo hướng giảm lao động trong nông nghiệp, tăng số lao động trên lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và khoa học kỹ thuật cao. Đồng thời thị trường được mở cửa đã thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư ngày càng nhiều, hành lang pháp lý cũng được cải cách theo các quy chế kinh doanh quốc tế, môi trường chính trị ở Việt nam được đánh giá là môi trường ổn định và an toàn nhất thế giới, môi trường kinh tế, quy mô thị trường với hơn 83 triệu dân (2005) luôn là sức hút mạnh mẽ với rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ ngày 07-11-2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu WTO đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như trong tiến trình cải cách kinh tế của nền kinh tế trong nước. WTO tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cũng như vô vàn thách thức đối với kinh tế Việt Nam nói chung và khó khăn cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước nói riêng. Với hàng loạt các bước đổi mới và phát triển nền kinh tế, thu nhập và yêu cầu mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhất là khu vực thành thị, thị trường bán lẻ Việt Nam với hơn 83 triệu dân với mức độ tiêu dùng ngày càng lớn, mức độ tăng trưởng thị trường ngày càng cao đang trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất hiện nay. Việc tổ chức các kênh phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng sao cho hiện đại và phù hợp với nhu cầu mua sắm của người dân một cách hiệu quả nhất đã trở thành vấn đề cấp thiết. Việc phân phối truyền thống theo kiểu từ nhà sản xuất qua rất nhiều khâu trung gian đến các cửa hàng bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như: giá cả cao, hàng hoá lưu thông chậm, bán hàng mang tính tự phát, tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ hạn chế, không đáp ứng nhu cầu mua sắm theo xu hướng hiện đại hoá của người dân..., chính vì vậy xu hướng tổ chức phân phối theo phong cách mới với hệ thống bán hàng thuận tiện, hiện đại là nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng ngay của thị trường bán lẻ Việt nam nhất là khu vực đô thị. Các doanh nghiệp nước ngoài là các doanh nghiệp nắm bắt đầu tiên xu hướng đó khi mà thị trường bán lẻ ở các nước phát triển đã trải qua từ lâu, các doanh nghiệp này đã tổ chức các hình thức phân phối bán lẻ thực sự hiệu quả và hiện đại như các hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện lợi như Big C, Metro... với tư cách là nơi gặp gỡ của nhà sản xuất và khách hàng chứ không phải qua hàng loại các hệ thống trung gian, trên thực tế các hệ thống này đã kinh doanh thực sự thành công và trở thành đối thủ của bất cứ doanh nghiệp nào tham gia thị trường đặc biệt với các doanh nghiệp trong nước. Thị trường bán lẻ Việt nam nhất là khu vực các đô thị hiện nay đang trong quá trình phát triển một cách nhanh mạnh theo các xu hướng đó, chính điều đó đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt nam nói chung sao có thể chiếm lĩnh, thâm nhập, tổ chức hệ phân phối một cách hiệu quả nhất, tạo sức cạnh tranh vơi các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có nguồn tài chính mạnh, có kinh nghiệp trong tổ chức quản lý và kinh doanh trong môi trường kinh tế WTO. Ngày 1-1-2009 theo lộ trình cam kết WTO của Việt Nam, thị trường bán lẻ của Việt Nam sẽ được mở cửa tự do cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia đầu tư, đây là thời điểm thuận các nhà kinh doanh bán lẻ xuyên quốc gia có năng lực tài chính mạnh, bề dầy kinh nghiệm tổ chức và có thương hiệu bán lẻ toàn cầu sẽ thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam, tạo ra sự đe doạ với sức ép cạnh tranh rất lớn cho các nhà đầu tư bán lẻ trong nước. Nắm bắt được thực tế thị trường và xu hướng hiện đại, Công ty Siêu thị Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Thương Mại Hà Nội ra đời đã và đang tạo ra bước đột phá xâm nhập thị trường bán lẻ với hàng loạt các siêu thị hiện đại trực thuộc mang thương hiệu Hapro Mart trước hết tại thị trường trọng điểm Hà Nội. Tuy nhiên, để kinh doanh trên thị trường bán lẻ theo hình thức hiện đại khi các đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài có nguồn tài chính mạnh với những kinh nghiệm, năng lực quản lý kinh doanh chuyên nghiệp đã tạo nên thách thức mà Công ty Siêu Thị Hà Nội đã, đang và sẽ gặp phải. Để có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với Công ty siêu thị Hà Nội sao cho có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng kinh doanh của mạng lưới siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart trên thị trường bán lẻ Hà Nội một cách bền vững, phát triển lâu dài là vô cùng bức thiết. Do vậy vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội” được chọn làm đề tài cho luận văn thạc sĩ này.

... trạng lực cạnh tranh công ty Siêu thị Hà Nội thị trường bán lẻ Hà Nội Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao lực cạnh tranh công ty Siêu thị Hà Nội CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH... cạnh tranh cơng ty Siêu thị Hà Nội; - Tìm hiểu, phân tích thực trạng kinh doanh, lực cạnh tranh Công ty Siêu thị Hà Nội thị trường bán lẻ Hà Nội; - Phát thách thức từ lực cạnh tranh Công ty Siêu. .. 40 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 42 SIÊU THỊ HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀ NỘI 42 2.1 Tổng quan công ty Siêu thị Hà Nội 42 2.1.1 Lịch sử hình thành trình phát triển

Ngày đăng: 12/07/2018, 15:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

    • 1.1. Một số khái niệm cơ bản

      • 1.1.1. Cạnh tranh

      • 1.1.2. Năng lực cạnh tranh

      • 1.1.3. Thị trường bán lẻ

      • 1.1.4. Siêu thị, chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích

      • 1.2. Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ

        • 1.2.1. Thị phần đạt được

        • 1.2.2. Thương hiệu

        • 1.2.3. Quy mô tổ chức phân phối

        • 1.2.4. Chất lượng dịch vụ trong và sau bán hàng

        • 1.2.5. Tiêu chí về nhân lực

        • 1.2.6. Khả năng huy động vốn và tăng quy mô đầu tư

        • 1.2.7. Khả năng tạo hệ thống nguồn cung ứng hàng hoá

        • 1.3. Các nhân tố môi trường bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ

          • 1.3.1 Môi trường kinh tế

          • 1.3.2. Môi trường chính trị, pháp luật

          • 1.3.3. Môi trường Văn hoá - Xã hội

          • 1.3.4. Môi trường cạnh tranh

          • 1.4. Các nhân tố nội tại ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ

            • 1.4.1. Chiến lược, chính sách kinh doanh

            • 1.4.2. Khả năng tài chính

            • 1.4.3. Chất lượng nguồn nhân lực

            • 1.4.4. Khả năng tổ chức nhân sự và quản lý kinh doanh

            • 1.4.5. Sản phẩm, giá cả và các hình thức tổ chức kênh phân phối

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan