1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến (FULL TEXT)

171 351 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nhỏ là dị dạng bẩm sinh của tai ngoài, được xếp vào nhóm dị dạng sọ mặt, có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với dị dạng khác của tai như teo hẹp ống tai ngoài, dị dạng tai giữa, tai trong và phối hợp với các dị dạng sọ mặt như hội chứng Golderhan, Treacher Collin,… [60]. Theo một nghiên cứu đa trung tâm ở nhiều quốc gia vào năm 2011, Luquetti ghi nhận tỉ lệ trung bình 2,1/10000 trẻ sinh ra có dị dạng tai nhỏ, tỉ lệ này dao động từ 0,83/10000 – 17,4/10000 tùy vào mỗi vùng địa lý của từng quốc gia [61]. Trong đó dị dạng tai nhỏ một bên chiếm từ 71 – 91% và dị dạng cả hai tai chiếm từ 9 – 21% [65]. Tại Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về tỉ lệ dị dạng tai nhỏ trong cộng đồng. Dị dạng tai nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, hành vi của trẻ như: lo lắng, thiếu tự tin, trầm cảm, để tóc dài che phủ tai, không muốn soi gương, ít giao tiếp xã hội... Ngoài ra dị dạng tai nhỏ còn gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như mang kính, khẩu trang, trang sức… Hiện nay có nhiều lựa chọn trong kỹ thuật tạo hình tai nhỏ như tai giả, tạo hình từ sụn sườn tự thân hay sử dụng chất liệu nhân tạo Medpor. Trong những năm gần đây kỹ thuật nuôi cấy tế bào tạo khung sụn vành tai cũng được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, kỹ thuật tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân vẫn được các phẫu thuật viên ưu tiên lựa chọn với tỉ lệ hơn 91,3% [45], [59]. Tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân được Tanzer bắt đầu thực hiện từ năm 1959 với 5 thì phẫu thuật, đến năm 1974 tác giả Brent cải tiến thành kỹ thuật 4 thì. Giữa thập niên 1980, Nagata đã thực hiện kỹ thuật tạo hình tai nhỏ 2 thì với những ưu điểm vượt trội so với những kỹ thuật trước đó bao gồm tạo khung sụn vành tai có cấu trúc 3 chiều và nâng vành tai có sử dụng sụn chêm và mảnh ghép da mỏng được lấy vùng chẩm che phủ sau tai nhằm làm tăng độ nhô vành tai. Tuy nhiên, trong kỹ thuật của Nagata, còn tồn tại một số khuyết điểm: tuổi phẫu thuật muộn; mất tóc vùng chẩm, tỉ lệ hoại tử mảnh ghép da mỏng cao và gây sẹo co rút làm giảm độ nhô vành tai [89], [101]. Vì những lí do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến” với mục tiêu nghiên cứu như sau: 1. Khảo sát các đặc điểm của sụn sườn liên quan đến kỹ thuật tạo hình khung sụn vành tai. 2. Đánh giá hiệu quả của vạt da – cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai trong kỹ thuật nâng vành tai kiểu hai vạt. 3. Đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến.

Ngày đăng: 12/07/2018, 14:34

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w