CÁCH TÍNH NHU CẦU NƯỚC DỰA VÀO CÂN NẶNG Theo dõi số lần đi tiểu là cách để biết trẻ có thiếu nước hay không.. Số lượng nước cho trẻ uống thêm ít hay nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố: -
Trang 1VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ TSBS Trần Thị Hoa
Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể, phân bố ở khắp các cơ quan (máu/tim, não, phổi, gan, thận, cơ xương khớp…) Con người cần nước như cần không khí vậy
Nước tham gia vào các phản ứng hóa học chuyển hóa các chất, thải độc ra khỏi cơ thể, mang các chất dinh dưỡng thiết yếu đến các tế bào, bảo vệ xương khớp làm khớp cử động trơn tru và duy trì thân nhiệt Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với tình trạng thiếu, mất nước và có thể xuất hiện những biến chứng trong tình trạng cấp cứu
Nhu cầu nước của mỗi người tùy thuộc vào tuổi, giới, mang thai và cho con
bú, cường độ làm việc, thời tiết, bệnh tật
CÁCH TÍNH NHU CẦU NƯỚC DỰA VÀO CÂN NẶNG
Theo dõi số lần đi tiểu là cách để biết trẻ có thiếu nước hay không Bình thường, trẻ dưới 1 tuổi thay tã hoặc thấy tã ướt ít nhất 4-8 lần/ngày và trẻ ở tuối đi chập chững, số lần đi tiểu ít nhất 4- 8 lần, nước tiểu hơi nghiêng sang màu vàng nhạt Có thêm một cách đánh giá trẻ không thiếu nước đơn giản là cho trẻ uống thêm nước ngoài chế độ ăn nhưng nó không chịu uống
Để biết chính xác số lượng nước trẻ cần/ngày, tham khảo cách tính của Holliday-Segar trong bảng dưới đây:
Bảng …: Nhu cầu nước theo phương pháp Holliday Segar
Trang 220kg 1500ml Trên 20 kg 1500ml + 20ml với mỗi kg
cân nặng
Phương pháp trên dựa vào nhu cầu nước theo cân nặng của trẻ, trung bình
100 ml nước ngang với 100 calories chuyển hóa và giảm dần theo mốc 10 kg:
10 kg đầu tiên, trẻ cần 100 ml/ kg cân nặng
11-20 kg, cần 50 ml/ kg cân nặng
Từ 21 kg trở lên, chỉ cần 20 ml/ kg cân nặng
Ví dụ 1: Một trẻ nặng 8,5 kg, số lượng nước trẻ cần:
8,5 kg x 100ml = 850 ml
Ví dụ 2: Một trẻ nặng 14 kg:
10 kg x 100ml = 1.000 ml
4 kg x 50 ml = 200 ml Tổng số nước trẻ cần = 1.200 ml
Ví dụ 3: Một trẻ nặng 23 kg:
10 kg x 100ml = 1.000 ml 10kg x 50ml = 500ml
3 kg x 50 ml = 150 ml Tổng số nước trẻ cần = 1.650 ml
Hãy hiểu rằng nước trong sữa mẹ, các loại sữa thay thế, thức ăn dặm và thức
ăn với gia đình khi trẻ trên 2 tuổi là nguồn cung cấp nước chủ yếu, đáp ứng gần đủ nhu cầu nước cho trẻ
Số lượng nước cho trẻ uống thêm ít hay nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Loại thức ăn cho trẻ ăn, loãng hay đặc, mặn hay nhạt
- Tuổi, trọng lượng (cỡ người to nhỏ)
- Thời tiết nóng bức hoặc giá lạnh, mức độ hoạt động
- Những vấn đề sức khỏe thường gặp: sốt cao do nhiễm trùng, nôn nữa, tiêu chảy,
- Những trường hợp do rối loạn chuyển hóa.Lấy ví dụ, một trẻ ít hoạt động do bại não cần ít nước trong khi một trẻ bị tiểu đường đòi hỏi uống nhiều nước THỜI ĐIỂM CHO TRẺ UỐNG THÊM NƯỚC VÀ CÁC LOẠI NƯỚC THÍCH HỢP
Thời điểm cho trẻ uống nước không cố định Thường sau khi ăn nên cho trẻ uống vài ngụm nước tinh khiết để làm sạch miệng, uống giữa các bữa ăn, sau khi chạy
Trang 3nhảy, nghịch ngợm, trước lúc ngủ, kể cả giữa đêm, lúc thời tiết nóng bức và bất
cứ khi nào trẻ muốn
Đối với trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ hoàn toàn không cần cho uống thêm bất kỳ loại nước nào bởi vì trong sữa mẹ có đủ nước kể cả khi thời tiết nóng bức
Đối với trẻ ăn các loại sữa thay thế sữa mẹ: sữa bò tươi, sữa công thức các loại , nên cho trẻ uống thêm nước bởi vì những loại sữa này có lượng muối và đạm nhiều hơn sữa mẹ trong khi đó chức năng gan và thận của trẻ còn non yếu Cho trẻ uống thêm nước để đưa nồng độ hai chất này về cân bằng chuẩn như sữa mẹ, vừa giúp chuyển hóa và hấp thu tốt và không hại cho thận và gan
Những trẻ bắt đầu ăn dặm, thường vào tháng thứ 5 hoặc 6: chú ý thức ăn dặm phải đảm bảo đủ lượng nước để tránh táo bón và chậm lên cân, do thiếu nước sẽ giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng
Trường hợp trẻ khỏe mạnh nhưng ra nhiều mồ hôi khi thời tiết nóng bức hoặc do nghịch ngợm hiếu động, hãy cho trẻ uống đến khi trẻ từ chối thì thôi
Nước cho trẻ uống thêm gồm nước tinh khiết và nước trái cây tự nhiên Nếu cần phải cho thêm đường thì dùng đường vàng (đường không tinh luyện) và với số lượng ít Xem chi tiết các loại nước tại trang…
Những trường hợp trẻ không thể ăn và uống vì bệnh nặng, lúc ấy phải bơm dịch điện giải qua ống thông mũi-dạ dày hoặc truyền dịch tĩnh mạch Tính số lượng dịch (nước) cho trẻ cũng dựa vào phương pháp Holliday Segar trên đây đồng thời căn cứ vào vào mức độ bệnh nặng nhẹ và cả tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ để tăng/ giảm số lượng dịch cho vào Chỉ có bác sĩ hoặc nhân viên y tế mơi cho thể làm được những việc này Vì vậy hãy mang trẻ tới cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách và theo dõi chặc chẽ
Trang 4NHỮNG DẤU HIỆU CỦA THIẾU NƯỚC, MẤT NƯỚC Thiếu nước nhẹ thường không biểu hiện dấu hiệu gì Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới giảm tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ sinh táo bón
làm trẻ chậm lớn
Thấy trẻ đi tiểu ít, nước tiểu cáu đục, vàng sậm tức là cơ thể đang thiếu nước, trừ trường hợp ăn hoặc uống những thức ăn sẫm màu, nước tiểu có thể màu vàng
sậm là bình thường
Bảng : Những dấu hiệu mất nước nhẹ, trung bình và nặng
NHỮNG DẤU HIỆU MÂT NƯỚC Mức độ
Dấu hiệu
Nước tiểu Bình thường, màu vàng nhạt Ít, màu vàng sậm Không có
Mất nước nặng mà không can thiệp kịp thời có nguy cơ tử vong do rối loạn nước điện
giải! Những dấu hiệu mất nước nặng ồ ạt và cấp tính thường gặp trên những trẻ nôn
mửa, tiêu chảy, sốt cao Khi trẻ biểu hiện những dấu hiệu bất thường do mất nước
nặng trong bảng dưới đây, hãy đưa trẻ tới cơ sở cấp cứu ngay lập tức
Tài liệu tham khảo
1 Brian Stone: Fluids and Electrolytes in The Harriet Lane Handbook, 17th
Edition, edited by Jason Robertson and Nicole Shilkofski Philadelphia: Elsevier Mosby, 2005, p 298
2 Sally Fallon Morell and Thomas S Cowan MD: The Nourishing Traditions Book
of Baby & Child Care, 2013
3 Susan Agrawal: Fluid Requirements for Children Copyright 2008 by Complex
Child E-Magazine