1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

ThS. Phan Anh Thế: Kỹ thuật trồng ngô sinh khối NK7328, NK6639

25 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4,1 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo cho người trồng ngô, cán bộ khuyến nông, giảng viên, sinh viên các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.Tài liệu có sử dụng một số tư liệu, hình ảnh, trong và ngoài nước và trên cơ sở thực tiễn sản xuất, đúc rút kinh nghiệm của tác giả, không liên quan đến bất kỳ đơn vị, tổ chức, cơ quan, cá nhân nào khác. NẾU BẠN MUA TÀI LIỆU, BẠN SẼ ĐƯỢC GỬI TẶNG FILE POWERPOIT

Trang 1

Trồng ngô sinh khối 2 trong 1

Trang 2

• Ngày nay, nhu cầu ngô sinh khối, cung cấp cho các trang trại chăn nuôi và làmthức ăn gia súc cho nông hộ ngày càng cao.

• Ngoài ra nhu cầu ngô hạt cũng tăng lên từng ngày, hàng năm chúng ta vẫnphải nhập khẩu hơn 5 triệu tấn ngô hạt, để làm thức ăn gia súc

• Nghề trồng ngô hiện nay có 2 hướng đi, một là lấy cây, hai là lấy hạt

• Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai đa dạng, điều kiện địa lý nhiềuvùng giao thông còn khó khăn, nên thường khó chọn cố định một hướng đichính mà phải 2 trong 1, tức vừa lấy cây, vừa lấy hạt

• Trong điều kiện có ký cam kết bao tiêu, hoặc trồng tự do nhưng giá cây thumua được giá thì có thể bán cây, nếu giá cây thấp có thể để lấy hạt

• Để làm được điều đó, ngoài yếu tố kỹ thuật gieo trồng, định hướng qui hoạchvùng sản xuất, bố trí mùa vụ, thì việc lựa chọn giống ngô đảm bảo được cả haiyếu tố đó rất khó khan

• Hiện nay có một số giống ngô đạt được điều đó như NK7328, NK6639

• Để đạt được năng suất tối đa và hiệu quả kinh tế cao nhất, chúng ta cần phải

có phương pháp gieo trồng phù hợp, đặc biệt là mật độ và phân bón

Ngô sinh khối, hướng đi 2 trong 1

Trang 3

NK7328 - được mệnh danh là Vô địch sinh khối - vô đối năng suất

Trang 4

Thu hoạch ngô sinh khối thường vất vả, vì bốc vác nặng

Nông dân Diễn Mỹ, Diễn Châu, NA thu hoạch ngô sinh khối trên đất 2 lúa

Trang 5

Năng suất sinh khối trên đơn vị diện tích phụ thuộc nhiều vào mật độ

Mật độ ngô chuyên sinh khối thường từ 75.000 đến 100.000 cây/ha

Trang 6

Một chương trình chuyển giao về ngô Sinh khối NK7328

Quan trọng nhất với trồng ngô sinh khối là chọn giống và lựa chọn mật độ

Trang 7

Thị trường tiêu thụ sinh khối nhỏ, nên cần giống có cả năng suất hạt

NK7328, NK6639 là các giống đạt được cả hai yếu tố đó cao nhất hiện nay

Trang 8

Kỹ thuật gieo trồng ngô sinh khối được chia làm 2 phương án

• Phương án 1: Trồng lấy cây hoặc lấy hạt Tức là được giá cây bán cây, không

được giá cây để lấy hạt Qui trình chăm sóc như gieo trồng thông thường

• Phương án 2: Là trồng chỉ dành cho chuyên bán cây Hình thức này thường đi

kèm qui hoạch vùng sản xuất nguyên liệu hoặc có hợp đồng bao tiêu với cácđơn vị thu mua

• Cả hai phương án, mật độ gieo trồng khác nhau, kỹ thuật bón phân khác nhau,nhưng tổng lượng phân bón cho cùng 1 đơn vị diện tích là tương đương

• Khuyến cáo, nên sử dụng phân đơn, để xác định lượng bón một cách chínhxác nhất, giảm thiểu các chi phí phụ, và đáp ứng dinh dưỡng đúng các giaiđoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô

• Tuân thủ nghiêm ngặt về qui trình mật độ, để đạt năng suất và hiệu quả kinh tếtối ưu Mất đi 1 cây là mất đi 1 kg đó Đọc phần hướng dẫn gieo

• Bố trí mùa vụ hợp lý, lựa chọn giống ngô phù hợp với từng mùa vụ, chân đất

cụ thể để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất

• Hiện nay, chỉ có giống NK7328, NK6639 đáp ứng được cả hai vấn đề theo haiphương án nêu trên

Kỹ thuật gieo trồng ngô sinh khối theo cả 2 hướng

Trang 9

1 Về thời vụ và chân đất

- Nên gieo từ 01 tháng 8 dương lịch năm này đến 20 tháng 2 dương lịch năm sau

- Vụ Xuân, không sau 20/2 dương vì trỗ gặp gió lào, nắng hạn, dễ dẫn đến khônghạt, bắp chìa, bắp nải, đơn vị không thu mua cây, năng suất hạt không có

- Trong các vụ nắng nóng, mưa lũ nhiều từ 20/02 - 30/07 dương lịch hàng năm nêntrồng các cây khác, không nên trồng ngô

- Nên trồng trên chân đất thịt, thịt nhẹ và trung bình Tránh các chân đất cát, ven sát

bờ sông (trên 80% cát), các loại đất giữ nước kém, khô hạn

2 Về mật độ khuyến cáo cho NK7328, NK6639

- Theo ph ương án 1: Mật độ khuyến cáo với các giống NK7328, NK6639 là: Câycách cây 25-30 cm, hàng cách hàng 70-75 cm

- Ph ương án 2: Cây cách cây 18-20 cm, hàng cách hàng 65-70 cm Mật độ thâmcanh tối ưu là 18x65 cm, tức khoảng 85.000 cây/ha (4.250 cây/sào 500m2)

- Mật độ tại TH TrueMilk: Cây cách cây 15-20 cm, hàng cách hàng cố định 76 cm

- Khi mật độ càng lớn, trọng lượng mỗi cây càng nhỏ, nhưng số cây lớn, kéo năngsuất tăng lên, nhưng đi kèm với việc chi phí hạt giống, phân bón tăng lên

- Vì vậy qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm, chúng tôi thu được kết quả nghiên cứu,cân đối giữa năng suất và chi phí như sau:

Kỹ thuật gieo trồng ngô sinh khối NK7328, NK6639

Trang 10

Qua kết quả một số thí nghiệm, chúng tôi tổng hợp lại bảng trên, cho thấy, nếutrồng càng dày, trọng lượng cây càng nhỏ, nhưng tổng trọng lượng lại lớn Tuynhiên khi dày quá, thì hiệu quả kinh tế lại giảm Vì vậy chúng tôi khuyến cáo:

• Mật độ chuyên trồng lấy cây khuyến cáo

Thực thu (tấn)

Giá hiện tại/kg

Thành tiền (đồng)/ha

Thành tiền/500m2 Mật độ/ha

Cây cách

Cây (cm)

Hàng cách hàng (cm)

KL trung bình/cây (kg)

Trang 11

• Nếu không xử lý nên gieo theo qui tắc 10 cộng 1.

• Mỗi hốc 1 hạt, cách 5-10 hạt gieo thêm 1 hạt kế bên, cách hạtchính 10-15cm Nếu trường hợp bị mất cây, nhổ cây này dẳm tỉa

• Gieo trỉa ngô sinh khối tương tự như gieo trỉa ngô lấy hạt thôngthường Lấy đất lấp kín phân bón lót rồi mới gieo, gieo xong lấpđất kín hạt, riêng đất bãi ven sông ben biển, lấp hạt xong nếudẫm nén đất chặt càng tốt

Cách gieo trỉa

Trước lúc gieo hạt giống, nên xử lý

Cruiser plus 312.5FS, với liều 2ml

thuốc pha với 5-7 ml nước, trộn đều để

ráo khoảng 30 phút sau mang đi gieo,

để mầm mạnh, rễ khỏe, phòng sâu xám

Nếu xử lý hạt giống với Cruiser plus

trước khi gieo 30 phút, thì chúng ta

không cần gieo dự phòng

Chai/3-5 kg ngô

Trang 12

• Phân chuồng: Tùy điều kiện, từ 300-700

kg/sào 500m2, hoặc không có, và cùng với

➢ Super Lân: 25-30 kg

➢ Urê: 16-20 kg

➢ Kali (KCl): 5-7 kg

➢ Nếu đất ẩm, có thể bón phân NPK

➢ Tốt nhất nên dung NPK Đầu Trâu loại 14:8:6

➢ Tổng lượng bón 1 tấn/ha + 100 kg Urê

➢ Tương đương 50kg NPK/sào 500m2

➢ NPK Chỉ bón 1 lần duy nhât trước lúc gieo

Urê cho 1 sào 500m2 hoặc lượng phân đơn

tương đương như trên

Kỹ thuật bón phân cho ngô chuyên sinh khối (phương án 2)

Bón thúc giai đoạn 5-6 lá

Trang 13

Kỹ thuật bón cho phương án 1 (lấy cây hoặc lấy hạt)

Tính lá theo lá hoàn thiện

Tức

đã thấy Phiến

lá, Cổ

lá và

Bẹ lá

Trang 14

Kỹ thuật bón cho phương án 1 (lấy cây hoặc lấy hạt)

Giai đoạn Loại phân bón/vôi Lượng bón/sào 500m2

Bón rãnh gieo, trước lúc gieo hạt, lấp đất kín phân

Bón khi cây ngô 5-6 lá, vùn gốc nhẹ, lấp kín phân

Bón khi cây ngô 11-12 lá, vùn gốc, lấp kín phân

Bón khi cây ngô từ 15-18 lá

Lúc bừa, dập nhỏ đất Làm đất

Bón lót

• Lưu ý: Nếu trồng ngô chỉ để lấy cây thì không cần áp dụng theo qui trình này

• Không nên bón đạm giai đoạn 7-9 lá, vì nếu không may thừa đạm, sau này sẽ xanhrâu, kết hạt kém sinh ra bắp chìa

• Nếu giai đoạn cây con, giai đoạn trỗ cờ, phun râu gặp mưa bết phấn, bết râu, gặpnắng nóng trên 35oC, thì không nên bón thúc giai đoạn kết hạt, sẽ dễ sinh bắp chìa

Trang 15

Một số cách nhận định về thiếu phân bón

Thiếu Lân Thiếu đạm Thiếu Kali

Thường gặp giai đoạn cây

con, trong điều kiện lạnh, khô,

lúc này lân chưa tan, rễ chưa

hoàn thiện, dễ thiếu nhất Và

các vụ lạnh, lân khó tan, hoặc

bón thiếu lân Nên sử dụng

phân lân đơn Super Lân để

tính toán chính xác lượng bón.

Thiếu nặng có thể chết cây.

Thiếu đạm lá sẽ vàng gữa gân chính vàng dần ra mép lá, thiếu nặng lá có thể khô cháy.

Thường do bón phân sai, bón phân NPK trên đất khô, đất cát, giữ nước kém, phân không tan được, hoặc bón sai giai đoạn, bón thiếu Gây suy giảm năng suất nghiêm trọng.

Thiếu Kali lá sẽ vàng và khô

từ chóp lá xuống, mép lá vào trong, thiếu nặng có thể gây khô cháy lá Thường do bón NPK trên đất khô, đất cát, giữ nước kém, phân không tan được, bón sai giai đoạn, bón thiếu Suy giảm năng suất nghiêm trọng.

Trang 16

• Thu hoạch dựa vào thời kỳ chín của cây ngô.

• Với ngô chuyên lấy cây, thu hoạch cây có thể bắt

đầu từ giai đoạn chín sữa hoặc chin sáp trở đi.

➢ Giai đoạn chín sữa (18-22 ngày sau phun râu)

➢ Giai đoạn chín sáp (24-28 ngày sau phun râu)

➢ Hình thành răng ngựa (35-42 ngày sau phun râu)

➢ Giai đoạn chín sinh lý (55-65 ngày sau phun râu)

• Riêng với ngô nếu không bán được cây, để lấy

hạt, nên thu hoạch khi hạt ngô đã chin sinh lý,

chín hoàn toàn

• Hạt ngô khi đã chín, chân hạt chuyển sang màu

hơi nâu đen Không nên thu hoạch ngô khi hạt

ngô chưa chín, sẽ làm giảm năng suất

Ghi chú: Ảnh trên, giai đoạn chin sinh lý chân hạt chuyển

nâu đen, ảnh dưới giai đoạn chin sáp.

Thu hoạch ngô sinh khối

Trang 17

Các trang trại bắt đầu mua ngô từ giai đoạn chín sữa, riêng TH

TrueMilk từ giai đoạn chin sáp trở đi

NK7328, NK6639 được người thu mua, các trang trại ưa thích, vì ít hao, chất xơ cao

Trang 18

Mật độ còn lại, quyết định đến năng suất sinh khối

Phải đảm bảo mật độ gieo, vì mất đi cây nào thì tối thiểu mất đi 1 kg sinh khối

Trang 19

Tổng hợp các đặc tính NK7328, NK6639

• Trọng lượng cây lớn, năng suất sinh khối cao

• Hàm lượng chất xơ cao nhất trong các giống ngô

hiện nay, được TH TrueMilk lựa chọn hàng đầu

cho bò sữa, để ép viên khô và ủ ướp

• Ít hao khi bán muộn, tức bán không kịp, thu bán

muộn tỷ lệ hao không đáng kể

• Ít hao sau khi thu hoạch và vận chuyển cây, được

đầu mối thu mua ưa thích Sau khi chặt, bốc vác

lên xe, di chuyển 100 km chỉ hao khoảng 5%,

trong khi các giống ngô khác hao 15-25%

• Dễ bán, bán được giá nhất và cũng dễ trồng nhất

• Nếu không bán cây, để lấy hạt, năng suất hạt

cũng rất cao, trên 4 tạ/sào 500m2, thâm canh tốt

có thể trên 5 tạ/sào

• Bắp to, hạt đá, màu đẹp, tỷ lệ tách hạt cao, tỷ lệ

hao hụt sau khi phơi sấy thấp, nên năng suất hạt

cũng vô địch hiện nay

• Vì vậy nó được gọi là Vô địch sinh khối, vô đối

năng suất

Trang 20

Nông dân thích NK7328, vì lấy cây năng suất trên 3 tấn/sào 500m 2 , lấy hạt trên 4 tạ

Trang 22

1 Vì sao có hiện tượng bắp chìa?

Trả lời: Vì kết hạt kém, hoặc không có hạt, trên các giống ngô sinh trưởng, phát triển mạnh, quang hợp tốt, tiềm năng năng suất cao, dinh dưỡng được tạo ra, vận chuyển về khu vực bắp, để tích lũy vào hạt, nhưng do không có hạt, hoặc hạt ít, dư thừa dinh dưỡng và sinh ra các bắp chìa.

2 Vì sao cả những bắp chìa cũng không có hạt?

Trả lời: Không có hạt, kết hạt kém, dư thừa dinh dưỡng như trả lời câu 1, nên sinh ra bắp chìa, hay nói cách khác, không có hạt xẩy ra trước rồi mới xẩy ra bắp chìa, còn vì sao các bắp chìa lại tiếp tục không có hạt, là do lúc đó nó sinh ra do dư thừa dinh dưỡng giai đoạn sau trỗ cờ, nên không có hạt phấn (vì cờ chỉ tung phấn 1 giai đoạn), do vậy không có thụ phấn, thụ tinh xẩy ra nên nó có bắp mà không có hạt.

3 Vậy vì sao không có hạt, kết hạt kém, có phải do giống không?

Trả lời: Hiện tượng không hạt, kết hạt kém, bắp chìa, không phải do giống Mà do điều kiện thời tiết, chân đất, mùa vụ, chế độ bón phân gây nên hiện tượng không hạt, kết hạt kém, rồi mới sinh ra bắp chìa Giai đoạn trỗ cờ phun râu nếu nóng trên 35 o C hạt phấn sẽ chết, râu

sẽ khô nhựa không dính được hạt phấn Nếu mưa sẽ bết râu, bết phấn cũng không thụ phấn thụ tinh được sẽ không hạt, kết hạt kém Hoặc giai đoạn cây con gặp hạn, mưa ngập úng, dù không chết nhưng sau này đa phần không hạt, kết hạt kém, do chồi bắp và mầm

cờ được hình thành từ giai đoạn cây ngô 5-6 lá Để biết thêm nguyên nhân, đọc tại

https://nongnghiep.vn/nhung-nguyen-nhan-dan-toi-ngo-khong-co-hat-post182015.html

TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG BẮP CHÌA TRÊN NGÔ

Trang 23

4 Vậy vì sao cùng gieo 1 ngày, ruộng bị ruộng không bị, cùng 1 giống?

Trả lời: Có hai yếu tố, cùng một ngày nhưng không cùng một mốc thời gian, tính bằng phút, hai là cùng một ngày nhưng kết cấu đất, độ ẩm các ruộng khác nhau Khi hạt ngô hút được lượng nước bằng 46% trọng lượng hạt thì nó nảy mầm, nên chỉ gieo cách nhau 30 phút là

đã khác Ví dụ đất cát, làm xong, rạch hàng gieo ngay, đất còn ẩm, hạt hút nước ngay, nảy mầm sớm Còn nhà bên rạch hàng xong, về nhà lấy phân, 30 phút sau gieo, nắng đất khô, gieo hạt xuống thiếu ẩm, nảy mầm muộn, sức sống bị ảnh hưởng sau này kết hạt kém.

5 Vậy sao các giống khác nhau trên cùng 1 chân đất, mùa vụ chỉ một số giống bị?

Trả lời: Một giống mà khác thời gian gieo đã trỗ thời điểm khác nhau, huống chi nhiều giống khác nhau, vì mỗi giống khác nhau, thời gian sinh trưởng khác nhau, thời kỳ trỗ cờ phun râu khác nhau Ví dụ giống A sinh trưởng 110 ngày trỗ ngày hôm nay trời nắng đẹp, nhiệt

độ 25-30 độ C, giống B sinh trưởng 111 ngày, trỗ ngày mai, gặp mưa bết phấn, bết râu, không thụ phấn được, không hạt, sinh ra bắp chìa ở các giống sinh trưởng mạnh.

6 Vậy sao thực tế chỉ một số giống hay bị bắp chìa, có giống không bao giờ bị?

Trả lời: Như câu 1, chỉ những giống có tiềm năng năng suất cao, sinh lý mạnh, sinh trưởng

và phát triển mạnh, quang hợp tốt, tích lũy dinh dướng tốt, nên khi gặp điều kiện bất lợi nòa

đó mà không hạt, kết hạt kém, dinh dưỡng được tạo ra không nơi tích trữ, sinh ra bắp chìa.

7 Mùa vụ có liên quan đến bắp chìa hay không?

Trả lời: Như câu 3, thời tiết là nguyên nhân chính, nên mùa vụ liên quan chặt chẽ đến bắp chìa, không nên gieo ngô sau 20/2 dương lịch hang năm Khung lịch tốt nhất là từ 1/8 năm nay đến 20/2 năm sau Giai đoạn cây con và trỗ cờ phun râu tránh mưa, úng, hạn, nóng.

TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG BẮP CHÌA TRÊN NGÔ

Trang 24

8 Làm thế nào để giảm nguy cơ về bắp chìa?

Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngô không hạt, kết hạt kém như nêu ở đây

https://nongnghiep.vn/nhung-nguyen-nhan-dan-toi-ngo-khong-co-hat-post182015.html Trong đó yếu tố thời tiết, mùa vụ là quan trọng nhất Nên bố trí thời vụ hợp lý, không nên trồng ngô sau 20/2 dương lịch đến 30/7 dương lịch hàng năm, giai đoạn này nên trồng cây trồng khác Tuân thủ mật đô, qui trình bón phân, không nên trồng trên chân đất cát (trên 80% cát), chỉ nên trồng trên đất thịt, thịt nhẹ, trung bình Nếu giai đoạn cây con từ 3-9 lá mà gặp hạn, úng, cây yếu thì nên thu cây làm thức ăn gia súc, vì nguy cơ không hạt rất cao, và sinh ra bắp chìa trên các giống ngô sinh trưởng tốt.

9 Vậy giống hay gặp hiện tượng bắp chìa, là giống tốt, hay giống xấu?

Trả lời: Cả hai, tốt vì đó là giống có đặc điểm sinh trưởng, phát triển khỏe, khản năng quang hợp và tích lũy dinh dưỡng, tích lũy chất khô tốt, là giống có tiềm năng năng suất cao về cả sinh khối lẫn năng suất hạt Không tốt là vì nó gây tâm lý hoang mang lo sợ cho nông dân khi thấy hiện tượng bất thường, thực ra thì giống ngô nào gặp thời tiết bất lợi nêu trên đều kết hạt kém, nhưng chỉ có giống ngô mạnh mới có bắp chìa, còn giống yếu, khản năng tích lũy dinh dưỡng kém thì không có hoặc ít bắp chìa, nhìn vào đỡ thấy hoang mang hơn (Tiến sĩ Phan Văn Hào - https://www.youtube.com/watch?v=MQrHeXwnzkM )

10 Làm gì khi bị bắp chìa?

Trả lời: Khi thấy dấu hiệu kết hạt kém, giai đoạn sau trỗ cờ phun râu khoảng 15-20 ngày, thì nên thu bán cây, hoặc thu cây làm thức ăn gia súc, vì để sẽ sinh ra bắp chìa, nếu kịp bố trí sản xuất tiếp các cây ngắn ngày.

TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG BẮP CHÌA TRÊN NGÔ

Trang 25

• https://nongnghiep.vn/trong-ngo-lay-cay-hon-lay-hat-post212481.html

• suat/153892.htm

Ngày đăng: 11/07/2018, 20:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w