1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới địa bàn xã xuân thủy huyện lệ thủy tỉnh quảng bình

108 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Qua đó tạođược sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giứa các bộ ngành địa phương; hướng phong ràothi đua tập, trung giải quyết 11 nội dung xây dựng nông thôn mới đã đề ra” Thủ tướngNguyễn Tấn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ XUÂN THỦY

HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH

ĐỖ THỊ THÙY LINH

KHÓA HỌC: 2014 – 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

-- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ XUÂN THỦY

HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thùy Linh Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K48C KTNN PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Niên khóa: 2014 - 2018

Huế, tháng 5 năm 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế cùng quý thầy cô khoa Kinh tế

và phát triển đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm đại học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài khóa luận này.

Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng đến PGS.TS Nguyễn Văn Toàn, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như trong quá trình hoàn thiện bài khóa luận.

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND, các cán bộ của xã Xuân Thủy, đặc biệt là Phòng Nông nghiệp – Thống kê đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi các tài liệu cần thiết và tạo điêu kiện cho tôi được học hỏi những kinh nghiệm thực tế và tiếp xúc với những công việc liên quan đến ngành học trong suốt quá trình thực tập.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, ủng hộtôi trong quá trình thực hiện đề tài Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp chân thành của quý Thầy, Cô và các bạn Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Thùy Linh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lý luận về nông thôn mới 4

1.1.1 Khái niệm và vai trò của nông thôn 4

1.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới 5

1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới 6

1.1.4 Mục tiêu của Chương trình nông thôn mới 7

1.1.4.1 Mục tiêu tổng quát 7

1.1.4.2 Mục tiêu cụ thể 7

1.1.5 Nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới 7

1.1.6 Bộ tiêu chí đánh giá nông thôn mới 17

1.1.7 Nguồn lực để thực hiện Chương trình Nông thôn mới 17

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước Châu Á 18

1.2.1.1 Xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan 18

1.2.1.2 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc 20

1.2.1.3 Xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản 21

1.2.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở nước ta 22

1.2.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Bình 24

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XUÂN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH 31

2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 31

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 31

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32

2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động 32

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 33

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế 34

2.2 Đánh giá tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới xã Xuân Thủy 36

2.2.1 Kinh phí cho thực hiện chương trình nông thôn mới ở xã Xuân Thủy 36

2.2.2 Hiện trạng các tiêu chí nông thôn mới của xã Xuân Thủy trước khi thực hiện chương trình 37

2.2.2.1 Các tiêu chí nông thôn mới của xã trước khi thực hiện chương trình 37

2.2.2.2 Đánh giá chung về tình hình của xã khi chưa thực hiện chương trình nông thôn mới 39

2.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia tại xã Xuân Thủy 40

2.2.3.1 Những tiêu chí đạt được sau 5 năm thực hiện chương trình nông thôn mới 40

2.2.3.2 Những tiêu chí chưa đạt được trong thực hiện nông thôn mới 61

2.2.4 Đánh giá nhận thức của người dân trên địa bàn xã về chương trình nông thôn mới 62

2.2.4.1 Sự hiểu biết của người dân ở xã Xuân Thủy về nông thôn mới 62

2.2.4.2 Cách tiếp cận chương trình nông thôn mới của người dân 62

2.2.4.3 Đóng góp của người dân cho hoạt động nông thôn mới 63

2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn của xã Xuân Thủy trong xây dựng và thực hiện nông thôn mới 65

2.2.5.1 Thuận lợi 65

2.2.5.2 Khó khăn 66

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 67

3.1 Định hướng nhằm thực hiện hiệu quả chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Xuân Thủy 67

3.2 Giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình nông thôn mới 68

3.2.1 Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới 68

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

3.2.2 Tuyên truyền, vận động tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng

nông thôn mới 69

3.2.3 Huy động nguồn lực 70

3.2.4 Nâng cao dân trí, phát huy vai trò của nông dân 71

3.2.5 Thực hiện nông thôn mới gắn liền với bảo vệ môi trường 72

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

1 KẾT LUẬN 74

2 KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQLXD NTM: Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới

GTNN: Giao thông nông thôn

MTQG: Mặt trận quốc gia

HTX SXKD DVNN: Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dich vụ nông thôn

KT-XH: Kinh tế-xã hội

NN&PTNN: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBMTTQ: Ủy ban mặt trận Tổ quốc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Tình hình sử dụng đất của xã Xuân Thủy năm 2017 31

Bảng 2 Tình hình lao động của xã Xuân Thủy năm 2017 33

Bảng 3: Tình hình phát triển kinh tế xã Xuân Thủy giai đoạn 2015-2017 35

Bảng 4 Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới 36

Bảng 5 Kinh phí thực hiện chương trình Nông thôn mới 37

Bảng 6 Hiện trạng các tiêu chí NTM năm 2011 (khi chưa thực hiện chương trình MTQG NTM) 38

Bảng 7 Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí số 1 Quy hoạch 40

Bảng 8 Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí về Hạ tầng kinh tế xã hội 42

Bảng 9 Kinh phí thực hiện tiêu chí số 2 Giao thông 45

Bảng 10 Kinh phí thực hiện tiêu chí số 3 Thủy lợi 46

Bảng 11 Kinh phí thực hiện tiêu chí số 5 Trường học 47

Bảng 12 Kinh phí thực hiện tiêu chí số 6 Cơ sở vật chất văn hóa 48

Bảng 12 Kinh phí thực hiện tiêu chí số 9 Nhà ở dân cư 50

Bảng 13 Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí về Kinh tế và tổ chức sản xuất 50

Bảng 13 Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí về Văn hóa-Xã hội-Môi trường 53

Bảng 14 Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí về Hệ thống chính trị 58

Bảng 15 Biểu tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới xã Xuân Thủy 61

Bảng 16 Tình hình nắm bắt thông tin của người dân xã Xuân Thủy 62

Bảng 17 Tình hình tiếp cận chương trình NTM của người dân ở xã Xuân Thủy 63

Bảng 18: Đóng góp của người dân cho các hoạt động nông thôn mới 64 Bảng 19: Đánh giá của người dân về chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã 64ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

“Việc xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu phát triển bềnvững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quantrọng trong sự nghiệp mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dânViệt Nam Qua đó tạo được sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của các hệ thốngchính trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện xây dựngnông thôn mới Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố xây dựng đề án với lộ trình, bước

đi, giải pháp cụ thể để phù hợp về xây dựn nông thôn mới trên địa bàn Qua đó tạođược sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giứa các bộ ngành địa phương; hướng phong ràothi đua tập, trung giải quyết 11 nội dung xây dựng nông thôn mới đã đề ra” (Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng – Phát biểu chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam).Hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Huyện Lệ Thủycũng như xã Xuân Thủy đã đạt được nhưng thành tựu đáng kể Cụ thể sau 6 năm triểnkhai thực hiện, Xuân Thủy đã có những bước phát triển theo hướng chuyển biến tíchcực sang hướng sản xuất hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Cảnh quan, chấtlượng môi trường, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về vật chất lẫn tinhthần Hệ thống chính trị, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội luôn ổn định và giữvững Đây cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới địa bàn xã Xuân Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình”

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn của xã trong quá trình thực hiện nông thôn mới

- Đề xuất một số giải pháp giúp quá trình thực hiện nông thôn mới ở xã ngàycàng nhanh và mạnh hơn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điểu tra và thu thấp số liệu

Kết quả nghiên cứu:

- Hiểu được hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tế để nghiên cứu các vấn đề vềnông thôn mới

- Hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá được tình hình nông thôn của xã khi chưa tiến hành thực hiện nôngthôn mới

- Tìm hiểu được tình hình và kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới của

xã từ đó đánh giá được tác động, vai trò và sự cần thiết của chương trình đối với sựphát triển trong xã

- Biết được các thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu từ đó đưa ra nhữnggiải pháp thích hợp và khả thi

- Biết được thái độ, ý kiến và vai trò của người dân trong việc tham gia ủng hộchương trình thông qua điều tra khảo sát lấy ý kiến một số hộ dân trong xã

- Đưa ra những kết luận và kiến nghị giúp chương trình phát triển hơn.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân cư nhất, đa dạng về thànhphần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộngđồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống conngười Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp, nếu nôngnghiệp nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp Xây dựng nông thôn mớiđược Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàngđầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đồng thời góp phần cảithiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống tại địa bàn nôngthôn Vì vậy phải tiến hành nông thôn mới

“Việc xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu phát triển bềnvững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quantrọng trong sự nghiệp mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dânViệt Nam Qua đó tạo được sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của các hệ thốngchính trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện xây dựngnông thôn mới Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố xây dựng đề án với lộ trình, bước

đi, giải pháp cụ thể để phù hợp về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Qua đó tạođược sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các bộ ngành địa phương; hướng phong tràothi đua tập trung giải quyết 11 nội dung xây dựng nông thôn mới đã đề ra” (Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng – Phát biểu chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam)Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trở thành làn sóng mạnh mẽ từ khimới thực hiện, sau nhiều năm thực hiện, chương trình gặt hái được nhiều thành quảtrong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng Trong 6 năm 2012-2017,chương trình đã mang lại cho tỉnh Quảng Bình bộ mặt nông thôn mới

Hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Huyện LệThủy cũng như xã Xuân Thủy đã đạt được nhưng thành tựu đáng kể Cụ thể sau 6 nămtriển khai thực hiện, Xuân Thủy đã có những bước phát triển theo hướng chuyển biếntích cực sang hướng sản xuất hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Cảnh quan

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

chất lượng môi trường, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về vật chất lẫntinh thần Hệ thống chính trị, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội luôn ổn định vàgiữ vững Đây cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới địa bàn xã Xuân Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới tại xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ đó đề xuất định hướng vàcác giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn của xã trong quá trình thực hiện nông thôn mới

- Đề xuất một số giải pháp giúp quá trình thực hiện nông thôn mới ở xã ngàycàng nhanh và mạnh hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn vềviệc thực hiện chương trình MTQG xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã XuânThủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2012-2017

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điểu tra và thu thấp số liệu

Số liệu thứ cấp: Số liệu đã được công bố và xử lý về nông thôn mới của ban

thống kê xã, các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo tình hình thực hiện NTM

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

của xã giai đoạn 2013-2017 và toàn bộ tài liệu liên quan đến thực hiện Chương trìnhNTM ở xã Xuân Thủy sẽ được thu thập để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin tại xã Xuân Thủy, huyện

Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có sự tham gia của người dân giai đoạn 2012-2017 Cụ thể

là điều tra chọn mẫu, tôi tiến hành điều tra bảng hỏi với 60 hộ ở trong xã, phương phápnày nhằm thu thập thông tin liên quan đến sự nhìn nhận, sự tham gia và hiểu biết củangười dân về Chương trình NTM Qua đó đánh giá một số tác động của chương trình

và những thuận lợi và khó khăn trong thực hiên NTM trên địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cótrao đổi tham khảo ý kiến của các cán bộ trong các cơ quan chức năng xã, các thôntrưởng và ý kiến của các hộ nông dân nhằm có cách nhìn khách quan hơn để hoànthiện đề tài một cách tốt nhất

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ đượcphân loại theo các chỉ tiêu nghiên cứu

- Phương pháp phân tích:

Phương pháp thống kê: Kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp thống

kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin, sốliệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống

Phương pháp so sánh: Qua những kết quả đạt được về các tiêu chí NTM, xem

xét trước và sau khi thực hiện chương trình thì có những thay đổi nào, phân tích cáctiêu chí Và với kết quả đó đem so sánh với Bộ tiêu chí quốc gia NTM

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về nông thôn mới

1.1.1 Khái niệm và vai trò của nông thôn

1.1.1.1 Khái niệm nông thôn

Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở

đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp (Theo Bách khoa toàn thư mở)Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân.Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môitrường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”(Giáo trình Phát triển nông thôn, trường ĐHNN Hà Nội, trang 11, 2005)

Theo Vũ Đình Thắng và Hoàng Văn Định (2002): Nông thôn là vùng đất đairộng lớn với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp,

cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuấthàng hóa thấp và thu nhập của dân cư thấp hơn thành thị

Theo quyết định số 800/QD-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã

Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau nói về nông thôn nhưng trong điều

kiện hiện nay ta có thể khái quát như sau: Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp

dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường trong một thể chế nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.

1.1.1.2 Vai trò của nông thôn

Đối với một đất nước có ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh

tế như Việt Nam chúng ta thì nông thôn càng trở nên đặc biệt quan trọng trong chiếnlược công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển đất nước Nó thể hiện ở:

Nông thôn là nơi sinh sống của trên 80% dân số cả nước, đó là thị trường tiêu thụrộng lớn, nếu được mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nền kinh tế quốc dânphát triển Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

và dịch vụ Với những nước lạc hậu, nông nghiệp, nông thôn tập trung phần lớn laođộng và dân cư, do đó, đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ Nôngnghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất càng tăng,đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng tăng Mặtkhác, sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mức thu nhập củadân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công nghiệp nhu cầu

về dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, du lịch, thể thao… cũng ngày càng tăng

Nông thôn là nơi sản xuất ra nông sản thiết yếu cho con người mà không mộtngành sản xuất nào thay thế được, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệpchế biến, công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Trên địa bàn nông thôn có trên 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp laođộng cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ Số lao động

đó nếu được nâng cao trình độ, được trang bị công cụ thích hợp sẽ góp phần nâng caonăng suất lao động đáng kể, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý trongphân công lao động xã hội

Địa bàn nông thôn nước ta có 54 dân tộc khác nhau, bao gồm nhiều tầng lớp,nhiều thành phần, mỗi biến động tích cực hay tiêu cực đều có tác động mạnh mẽ đếntình hình kinh tế, chính trị; xã hội, an ninh quốc phòng Nông thôn là khu vực kinh tếrộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước Phát triển nông thôn, một mặt bảođảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; làthị trường của công nghiệp và dịch vụ… Do đó, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở

ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân Mặt khác, phát triển nông thôn trực tiếp nângcao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn Do đó, phát triển nông thôn là

cơ sở ổn định chính trị, xã hội Sự ổn định tình hình nông thôn sẽ góp phần quan trọng

để đảm bảo tình hình ổn định của đất nước

Ở nước ta nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản chủ yếu tập trung ở các vùngnông thôn

1.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trìnhtổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng do Chính phủViệt Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

“Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổchức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điềukiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyềnthống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt” (Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, 2008).

1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới

Làm "Nông thôn mới" là phải làm sao người nông dân không phải bỏ nhà ra đôthị mà vẫn sống tốt hơn trên mảnh đất của mình (Quan điểm của TS Trần Duy Khanh

- Viện Trưởng Viện Nghiên cứu & Đào tạo Doanh nhân APEC, nguyên Chủ tịch LiênHiệp các Hội KH-KT tỉnh Thái Bình)

Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương, đấtnước trong giai đoạn mới Sau hơn 25 năm (gần 30 năm) thực hiện đường lối đổi mớidưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiềuthành tựu to lớn

Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm; Nông nghiệpphát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ

và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Việc xây dựng quy hoạch, định hướng pháttriển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cơ sở còn lúng túng, thiếu quyhoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…cònyếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Một số chính sách xã hội ở nông thôn triểnkhai thực hiện chậm và chưa đồng bộ Trình độ năng lực của một số cán bộ cơ sở cònyếu, chưa đủ sức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của dân Đời sống vật chất,tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữanông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc Không thể cómột nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhândân còn thấp

Xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước Đồng thời, góp phần cải thiện,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn

Vì vậy, phải tiến hành xây dựng xã nông thôn mới

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

1.1.4 Mục tiêu của Chương trình nông thôn mới

TS Trần Duy Khanh nhận định, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng

"Nông thôn mới" mà một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước với mục tiêu cuốicùng của nông thôn mới là phải mang lại đời sống vật chất cho người dân giàu có hơn,sung túc hơn; đời sống tinh thần tốt đẹp hơn, phong phú hơn, bản sắc dân tộc được giữgìn và phát huy tốt hơn

1.1.4.1 Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngườidân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổchức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn pháttriển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắcvăn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tựđược giữ vững

1.1.4.2 Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (trong đó, mụctiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28,0%; Đồng bằng sôngHồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%;Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới;Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từngvùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ:16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đồngbằng sông Cửu Long: 16,6); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí;

Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất vàđời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã;Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuấtgắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015

1.1.5 Nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 củaQuốc hội Khóa XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

gia giai đoạn 2016-2020 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướngChính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2016-2020 với các nội dung sau:

1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới:

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạchtrong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới Đến năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩntiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định

số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chíhuyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thànhnhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

- Nội dung số 02: Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ ánquy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng vàcấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh,quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền

- Nội dung số 03: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh

tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảohài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới

và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nội dung số 02

- Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nội dung số 01, 03

2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốcgia nông thôn mới

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã Đến năm

2020, có ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

- Nội dung số 02: Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng Đến năm 2020, có 77%

số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi

- Nội dung số 03: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn Đếnnăm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện

- Nội dung số 04: Xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ

sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông Hỗ trợ xây dựng trường mầmnon cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non công lập Đến năm

2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học

- Nội dung số 05: Hoàn thiện hệ thống Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà vănhóa - Khu thể thao thôn, bản Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về

cơ sở vật chất văn hóa; 80% số xã có Trung tâm văn hóa, thể thao xã; 70% số thôn cóNhà văn hóa - Khu thể thao

- Nội dung số 06: Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mạinông thôn theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu của người dân Đến năm 2020, có70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

- Nội dung số 07: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chocác trạm y tế xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, xã hải đảo, các

xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn Đến năm 2020, có 90% trạm y tế xã có

đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

- Nội dung số 08: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyềnthông cơ sở, trong đó thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên3.200 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 300 đài phát thanh, truyền hình cấp huyện

và trạm phát lại phát thanh truyền hình; thiết lập mới trên 4.500 trạm truyền thanhthôn, bản xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo xa trung tâm xã.Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn các nội dung khác của tiêu chí số 8 về Thôngtin - Truyền thông

- Nội dung số 09: Hoàn chỉnh các công trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt chongười dân Đến năm 2020, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp

vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; 100% Trường học(điểm chính) và trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện nội dung số 01

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các nội dung số:

02, 09

- Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các nội dung số 03, 06

- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nội dung số 04

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nội dung số 05

- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện nội dung số 07

- Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện nội dung số 08

3 Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ lệ laođộng có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chíquốc gia về nông thôn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông quatăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã, tổhợp tác Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí

số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 vềhình thức tổ chức sản xuất

- Nội dung số 03: Tiếp tục thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất vớitiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, trong đó chútrọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

- Nội dung số 04: Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, thực hiệnQuyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

- Nội dung số 05: Phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Bảo tồn và pháttriển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làngmột nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sảnphẩm cho sản phẩm làng nghề

- Nội dung số 06: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn:+ Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầuđào tạo nghề; phát triển chương trình đào tạo; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đàotạo, phương tiện, trung tâm dịch vụ việc làm - giáo dục nghề nghiệp thanh niên, cáctrường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường công lập ở những huyện chưa có trung tâmgiáo dục nghề nghiệp công lập; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dụcnghề nghiệp ở trong và ngoài nước, giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sựdoanh nghiệp cho lao động nông thôn;

+ Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theotừng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng;

+ Đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu laođộng/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 3,84triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhucầu của thị trường lao động

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và hướng dẫn thực hiện các nộidung số 01, 02, 03, 05 và nhiệm vụ tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệpthuộc nội dung 04

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và hướng dẫn thực hiện thực hiện Quyết định số2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtChương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 thuộc nội dung số 04

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số

06, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

nông thôn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tổchức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

4 Giảm nghèo và an sinh xã hội

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới Đến năm 2020, có 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo;giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1,0% - 1,5%/năm (riêng các huyện, các

xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.b) Nội dung:

- Nội dung 01: Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảmnghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

- Nội dung 02: Thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn

c) Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

5 Phát triển giáo dục ở nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 về Giáo dục trong Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục.b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi Bảo đảm hầu hếttrẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ,tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1

- Nội dung số 02: Xóa mù chữ và chống tái mù chữ Đến năm 2020, độ tuổi 60: tỷ lệ biết chữ đạt 98% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn đạt 94%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 90%); độ tuổi 15-35: tỷ lệ biết chữ đạt 99% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn đạt 96%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 92%) 100% đơn

15-vị cấp tỉnh, huyện, 95% đơn 15-vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2

- Nội dung số 03: Phổ cập giáo dục tiểu học Đến năm 2020, duy trì vững chắckết quả phổ cập giáo dục tiểu học trên 63/63 đơn vị cấp tỉnh, trong đó ít nhất 40% sốtỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 3; huy động được 99,7%trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5% 100% đơn vị cấp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 99,5% đơn vị cấp xã phổ cập giáo dục tiểu học đúng

độ tuổi theo quy định của Chính phủ

- Nội dung số 04: Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đến năm 2020duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên 63/63 tỉnh, thành phốtrong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáodục trung học cơ sở mức độ 3

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo

6 Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn.a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về Y tế trong Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về Y tế

b) Nội dung: Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mớiđáp ứng yêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Bộ Y tế

7 Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc gia vềxây dựng nông thôn mới Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 vềVăn hóa

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thốngthiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xâydựng đời sống văn hóa, thể thao Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và thamgia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giảitrí cho trẻ em

- Nội dung 02: Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bảnsắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

8 Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môitrường tại các làng nghề

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia

về xây dựng nông thôn mới Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

trường; 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học,trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và

vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thayđổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe vàchất lượng sống cho người dân nông thôn

- Nội dung số 02: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địabàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cảitạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp

- Nội dung số 03: Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị

ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nộidung số 01 và 02 liên quan đến môi trường nông thôn Bộ Y tế hướng dẫn thực hiệncác nội dung liên quan đến cải thiện vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, trạm y tế, nâng caonhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh Bộ Xây dựng chủ trì, hướng dẫn thực hiện nộidung cải tạo nghĩa trang

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 03

9 Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoànthể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượngcác dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật chongười dân

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chínhcông và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Đến năm 2020,

có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính công

và tiếp cận pháp luật

b) Nội dung:

- Nội dung 01: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản

lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (bình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

quân khoảng 100.000 lượt cán bộ/năm) theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầuxây dựng nông thôn mới.

- Nội dung 02: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thamgia xây dựng nông thôn mới theo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thônmới, đô thị văn minh”

- Nội dung số 03: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn Ban Chỉđạo và bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp

- Nội dung số 04: Các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể và các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương triển khai Kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chungsức xây dựng nông thôn mới”

- Nội dung số 05: Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công

- Nội dung số 06: Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm

và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân

- Nội dung số 07: Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Bộ Nội vụ chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01, 03, 05 Ban Thi đuaKhen thưởng Trung ương chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 04

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng

và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến thuộc Chương trình mục tiêu về Côngnghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 trong nội dung số 05

- Bộ Tư pháp chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 06

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 02

- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 07

10 Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn

a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội của Bộ tiêu chíquốc gia về nông thôn mới Đến năm 2020, có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 19 vềQuốc phòng và An ninh

Trang 26

- Nội dung số 02: Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nhất là các xã vùngtrọng điểm (biên giới, hải đảo) đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia.

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Bộ Công an chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 01

- Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện nội dung số 02

11 Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giáthực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thônmới các cấp; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầuquản lý Chương trình; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng nông thônmới Phấn đấu có 70% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về chỉ đạo xây dựngnông thôn mới trong bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; phấn đấu 100% cán bộ chuyêntrách xây dựng nông thôn mới các cấp, 70% cán bộ trong hệ thống chính trị tham giachỉ đạo xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng nôngthôn mới

b) Nội dung:

- Nội dung số 01: Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng vàngười dân, nhất là ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để hiểu đầy đủ hơn vềnội dung, phương pháp, cách làm nông thôn mới

- Nội dung số 02: Ban hành Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tậphuấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp Tăng cườngtập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp(nhất là cán bộ huyện, xã và thôn, bản, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại)

- Nội dung số 03: Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giáđồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng côngnghệ thông tin

- Nội dung số 04: Truyền thông về xây dựng nông thôn mới

c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nộidung số 01, 02, 03

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin vàTruyền thông và các Bộ, ngành, liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung số 04.

1.1.6 Bộ tiêu chí đánh giá nông thôn mới

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướngChính phủ về ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trìnhmục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thủ tướng

đã ký Quyết định 1980/QĐ-TTg ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới(Bộ tiêu chí xã) giai đoạn 2016-2020 Theo đó, Bộ tiêu chí xã chia làm 05 nhóm với

19 tiêu chí, cụ thể được trình bày tại phụ lục

1.1.7 Nguồn lực để thực hiện Chương trình Nông thôn mới

Nguồn lực cho thực hiện nông thôn mới chủ yếu từ Ngân sách của Trung ương

và địa phương, vốn tín dụng, các doanh nghiệp, huy động người dân

 Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm:

- Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ cómục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địabàn: khoảng 23%

- Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định tạiđiểm 3 mục VI của Quyết định này: khoảng 17%

 Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại):khoảng 30%

 Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 20%.Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10% Về cơ chế huy động,thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; cácchương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn Đồng thời huy động tối đa nguồnlực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình Hội đồngnhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí)

để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM

Cùng với đó huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khảnăng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển củaNhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợsau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật Các khoản đónggóp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hộiđồng nhân dân xã thông qua Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp,

tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư Sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn tín dụng và các nguồn tài chính hợp pháp khác

Tuy nhiên, để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nôngthôn mới, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt 19 tiêu chí và đến năm

2020 có 50% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, đặc biệt trong việc huy động các nguồnlực, cần đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới theo phươngchâm “huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và

xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước Châu Á

1.2.1.1 Xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan

Hiện nay Thái Lan đang thực hiện các chính sách xây dựng và phát triển nôngthôn một cách thiết thực như sau:

Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản: Thái Lan đang thực hiện trợ giá chonông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây … Việc trợgiá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dântrồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễncước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốnlãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp, vv… Ngoài ra, Thái Lan cũng có hỗ trợ về giácho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chômchôm Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chếbiến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.

Thứ hai là chính sách công nghiệp nông thôn Thái Lan vốn là nước nông nghiệptruyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80% Do vậy, công nghiệp nông thônđược coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống củanông dân

Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việcsau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủcác nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnhvực sản xuất và tiếp thị, … Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũinhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số chínhsách sau:

+ Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng cácmặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình “Mỗi làng một sảnphẩm” (One tambon, One product – OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêubiểu, đặc trưng và có chất lượng cao Trên thực tế chương trình này trung bình 06 thángđem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận Bên cạnh chương trình trênchính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam)nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn.Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này

+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm Để thực hiện chínhsách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới”với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiếtthực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu vàngười tiêu dùng

Thứ ba là mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoàicho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm Ở đây chính phủ TháiLan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vàocác cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Ở Thái Lan xúc tiếntiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nôngnghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trựcthuộc Bộ Công nghiệp và Bộ nông nghiệp.

1.2.1.2 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc

Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với phát triển nôngnghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiện như sau:

Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp Ở đâyTrung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanh nghiệpđầu tư vào nông nghiệp

Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu gọi xúc tiếnđầu tư ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, EU, … Hiện nay Bộ Nông nghiệp đã trìnhcho chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn TrungQuốc đến 2015, trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống câytrồng, vật nuôi có năng xuất chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến bảo quản sauthu hoạch để nâng cao giá trị; an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch

Thứ hai, bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc sẽ phát triển khu công nghiệpcông nghệ cao Đó là các công nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới nhất; công nghệđược ghép nối trong một qui trình liên tục khép kín; công nghệ có khả năng ứng dụngtrong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô hình phải đạt hiệu quả về kinh tế và lànơi hợp tác giữa nhà Khoa học – Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà nông trong đódoanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo

Với chính sách như vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nông nghiệp,nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có một sản phẩm).Trước mắt lục địa Trung Quốc này đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóacấp tình và quốc gia

Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc vớitiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở cửa thị trường muabán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thànhtrở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực Để thực hiện được tiêu chí

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tài chính tam nông với ba mục tiêu:

“Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và nông dân tăng thu nhập.”Định hướng hổ trợ tài chính cho Tam nông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệphiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa”

Trong chính sách tài chính tăng thu nhập cho nông dân, trung Quốc đa tăng đầu

tư hỗ trợ về giá thu mua giống, hỗ trợ mua lương thực không thấp hơn giá thị trường,mua máy móc thiết bị là vấn đề đi cùng với chính sách xây dựng cơ chế hướng nghiệp.Đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ

Chính sách tam nông ở Trung Quốc cũng gắn với chủ trương hạn chế tới đa việclấy đất nông nghiệp Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở nước này được qui định rấtchặc chẽ Chuyển đổi quyền sử dụng đất đai phải đúng với chiến lược lâu dài của vùng

và nằm trong chỉ giới nhất định bảo đảm Trung Quốc luôn có 1,87 tỷ mẫu đất trở lên.Mặt khác, những khoản tiền thu được từ phát triển công nghiệp do lấy đất công nghiệpphải được chuyển về chính quyền nông thôn, xã để lo cho phát triển đời sống KT-XHcủa nhân dân

Thư tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến nông và tăngquyền cho nông dân Nội dung cốt lõi của chính sách này là nông dân được trao đổi,sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được hưởngcho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyển đổi mục đích sửdụng Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất để vay vốn ngânhàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp Việc nông dân được phép bán đất đã tạođiều kiện cho sự ra đời của các nông trại qui mô lớn với công nghệ canh tác

1.2.1.3 Xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản

Nhật Bản - coi trọng phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp: Sau chiến tranhthế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản xuất công nghiệp mànông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lương thực trong nước thiếu thốntrầm trọng Do vậy trong điều kiện đất chật người đông, để phát triển nông nghiệpNhật Bản coi phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu Đểphát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, Nhật Bản chủ yếu dựa vào các viện nghiêncứu nông nghiệp của Nhà nước và chính quyền các địa phương Viện quốc gia về khoa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

học nông nghiệp được thành lập ở cấp quốc gia Bên cạnh đó, các viện nghiên cứunông nghiệp cũng tăng cường liên kết nghiên cứu với các trường đại học, các xínghiệp tư nhân và các hội khuyến nông Mục tiêu của sự liên kết này là giúp nông dântiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, giúp tăng năng suất, chất lượng, đảm bảonông nghiệp tăng trưởng ổn định.

Bước ngoặt của chính sách nông nghiệp của Nhật Bản thực sự bắt đầu khi LuậtNông nghiệp cơ bản được ban hành vào năm 1961, với hai phương hướng chính sáchchủ yếu: Phát triển sản xuất có chọn lọc và giảm sản xuất những nông phẩm có sứctiêu thụ kém Khi sản xuất hàng hóa lớn phát triển, Nhật Bản tập trung đất đai, mởrộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để tạo điều kiện cơ giớihóa, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh

HTX có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản Chính phủ rấtcoi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chínhsách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nôngdân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới Vai trò của cácHTX và tổ chức kinh tế HTX dịch vụ đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất vàchuyên môn hóa sâu theo hướng thương mại hóa trong nông nghiệp Nhật Bản

1.2.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở nước ta

1.2.2.1 Tổng quan về xây dựng nông thôn mới ở nước ta

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 Thủtướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ-TTg "Phê duyệt công trình, rà soát quyhoạch xây dựng nông thôn mới", Quyết định số 800/QĐ-TTg "phê duyệt chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020" Các bộ ngànhnhư: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Giaothông vận tải và các Bộ khác đã ban hành nhiều thông tư liên hộ, thông tư hướng dẫn

để triển khai thực hiện

Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 vàchương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 tạiQuyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/06/2012 với bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

nông thôn mới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện; thông tư liên tịch quyđịnh việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, vì vậy ViệtNam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu to lớn

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Phó Trưởng BanThường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn trình bày tại Hội nghị chỉ rõ, sau 5 năm triển khai thực hiện, chương trình đã đạtđược những kết quả rất to lớn, bộ mặt nông thôn đã đổi thay tích cực, phong trào xâydựng nông thôn mới đã được người dân hưởng ứng và trở thành phong trào rộng khắp

cả nước Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đãchuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM Năng lực đội ngũcán bộ vận hành chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, đã được nâng lên rõrệt, nhận thức đầy đủ hơn và tổ chức thực hiện chương trình có hiệu quả hơn, nhất làtrong việc xây dựng dự án, vận động quần chúng và tổ chức, thực hiện dự án Nhiềuđịa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động ban hành cơ chế,chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương Hệ thống hạ tầng nông thôn pháttriển mạnh mẽ Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của nhiều khu vực dân cưnông thôn được nâng cao rõ rệt Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và cóchuyển biến Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi đượcphát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất Tính đến hết tháng 11/2015, cảnước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên(xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã Ở cấphuyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết địnhcông nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh(Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông Triều (Quảng Ninh), HảiHậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP Hà Nội), thị xã Ngã Bảy(Hậu Giang) Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệuđồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010) Nhìn chung các địa phương đềuthành lập ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến xã, thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập

đề án xây dựng, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu nội dung xây dựng nông thôn mới của

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

địa phương, trong đó tập trung chỉ đạo vấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thựchiện quy hoạch nông thôn mới.

1.2.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Bình

Sau 6 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, tỉnh QuảngBình đạt được những bước tiến quan trọng, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đổi mới,đời sống người dân được cải thiện, an ninh – chính trị được giữ vững, ổn định

Quảng Bình khi mới bắt tay vào xây dựng NTM với xuất phát điểm rất thấp,trong quá trình thực hiện lại gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực củaĐảng bộ và nhân dân Quảng Bình đã làm cho diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi,phong trào xây dựng NTM vì thế được đẩy mạnh

Nói về nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Quảng Bình phát triển khátoàn diện, thu nhập người dân được tăng lên đáng kể Sản xuất nông nghiệp của tỉnhtiếp tục phát triển tương đối toàn diện, năng suất chất lượng nhiều loại cây trồng, vậtnuôi được nâng lên góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo Tái cơ cấu ngànhnông nghiệp được thực hiện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bềnvững gắn với xây dựng nông thôn mới, nên sản xuất đã có sự phát triển nhanh hơn,hiệu quả hơn trên tất cả các lĩnh vực Nhờ vậy nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật côngnghệ được chuyển giao, ứng dụng Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả cao được cácđịa phương nhân rộng

Trong 5 năm, tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp với 236 lớp cho hơn7.825 học viên, hơn 726 mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng; hỗ trợ cho 48 cơ

sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ 14 HTX đầu tư mua 14 máy gặtđập liên hợp, 100 máy gieo sạ hàng cho các hộ sản xuất lúa Hỗ trợ cho 50 trang trại,gia trại phát triển sản xuất; hỗ trợ thành lập mới các HTX, tổ hợp tác, các tổ đoàn kếtsản xuất trên biển Đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 131 HTX nông, lâm nghiệp vàthủy sản; 178 tổ đoàn kết khai thác trên biển; 129 tổ hợp tác thành lập

Đến cuối năm 2015 đã có trên 70 xã đạt tiêu chí thu nhập, vượt trên 31% so với

kế hoạch đề ra; có 76 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, vượt409% so với kế hoạch đề ra

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Nét nổi bật qua thực hiện Chương trình NTM là kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hộinông thôn phát triển nhanh, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, điện,trường học, cơ sở vật chất văn hóa…tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn củatỉnh Nhiều địa phương trong toàn tỉnh đã chủ động ban hành cơ chế hỗ trợ linh hoạt,

cơ chế đặc thù, thiết kế mẫu phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình, phùhợp để huy động sự tham gia, đóng cửa của người dân Tính đến nay, người dân đãđóng góp gần 600 tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM (giai đoạn 2011 – 2014)

Về phong trào hiến đất, đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có trên 26.000 hộ dân tựnguyện hiến trên 1.7 triệu m2 đất, tổng giá ước tính gần 115 tỷ đồng Cùng với phongtrào hiến đất, hơn 14.300 hộ dân đã tự nguyện phá dỡ 952 trụ cổng; gần 200 ngàn méthàng rào; chặt bỏ gần 400 ngàn cây ăn quả và các tài sản khác với tổng trị giá tài sảntrên 75 tỷ đồng

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được quần chúng đa dạng hóa vàđẩy mạnh Các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống được quan tâm, bảo tồn và phát huy

Về chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, cụ thể có 103 xã đạt tiêu chí vềgiáo dục, chiếm trên 76% số xã, vượt 31% so với kế hoạch đề ra Hệ thống chính trị cơ sởđược củng cố, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững

Mạng lưới điện nông thôn tiếp tục được nâng cấp, mở rộng, có 125 xã đạt tiêuchí tiêu chí điện, chiếm 92%, tăng 79 xã, vượt 7% so với kế hoạch ban đầu

Xây mới 48 công trình, nâng cấp và sửa chữa 200 công trình trường học; nângcấp 60 công trình trạm y tế Xây dựng và nâng cấp 34 trụ sở UBND xã, 300 nhà vănhóa xã, thôn, sân thể thao và công trình liên quan khác

Chợ nông thôn được xây mới và nâng cấp 26 chợ, 57 công trình liên quan Sốnhà tạm, dột nát ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã giảm nhiều Tỷ lệ hộ cónhà đạt tiêu chuẩn bộ xây dựng ngày càng tăng lên

Nhiều công trình nước sạch được xây mới, nâng cấp Các bãi, tổ thu gom rác thảiđược xây dựng, thành lập Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh theo yêucầu ngày càng

Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn Quảng Bình đã có 28 xã về đích NTM Sốtiêu chí bình quân đạt 11, 2 tiêu chí/xã, tăng 7,6 tiêu chí/xã so với trước khi triển khai

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Qua 5 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh Quảng Bình đã huy động được nguồnvốn khoảng 7.500 tỷ đồng đầu tư vào chương trình này Trong 5 năm xây dựng NTM,toàn tỉnh Quảng Bình đã bê tông hóa, cứng hóa, cấp phối, nâng cấp gần 1.500 kmđường giao thông nông thôn Hỗ trợ cứng hóa trên 230 km kênh mương, nâng cấp, nạovét gần 400 km kênh mương các loại, nâng cấp cải tạo khoảng 20 km bờ ao chống lũ.Sau khi đạt được những thành tựu trong xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015,Quảng Bình tiếp tục đề ra mục tiêu, phấn đấu trong giai đoạn 2016 – 2020 có thêm ítnhất 40 xã đạt xã NTM, để đến hết năm 2020 toàn tỉnh có ít nhất 68 xã (50% số xã) đạt

xã NTM và có thêm 3 huyện đạt NTM Các huyện, thị xã phân công cụ thể thành viênBan Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới phụ trách các

xã bám cơ sở, phối hợp với các Sở, ngành, đặc biệt là ngành được giao chỉ đạo xã đểkiểm tra, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;cân đối ngân sách cấp huyện nhằm hỗ trợ, chỉ đạo các xã bố trí ngân sách cấp xã vàhuy động từ các nguồn lực xã hội khác tập trung xây dựng Nông thôn mới

UBND tỉnh Quảng Bình cũng giao các Sở chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn

vị, địa phương liên quan chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới ở cơ sở Đồng thời, yêu cầuUBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trongxây dựng Nông thôn mới, đặc biệt là tại các địa phương có số nợ đọng cao và các xãđăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018, tuyệt đối không để phát sinh nợ và vì nợxây dựng cơ bản mà không được công nhận đạt chuẩn

Để thực hiện chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh Quảng Bình giai đoạn năm

2016 - 2020 phải có 100 xã đạt chuẩn, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các địaphương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đối với từng tiêu chí chưa đạt để quyết tâmhoàn thành trong năm 2018; triển khai đồng bộ giải pháp giữ vững tiêu chí đã đạtđược; giao trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị liên quan, sắp xếp lịch định

kỳ cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độthực hiện tiêu chí chưa đạt của các xã

Về tốc độ tăng trưởng các tiêu chí tăng bình quân từ 2 - 2,5 tiêu chí/năm, phấnđấu không có xã nào không tăng tiêu chí Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

phục vụ sản xuất hàng hóa và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộcsống của dân cư nông thôn.

Về giao thông phấn đấu có thêm 47 xã đạt để đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 104

xã (77% số xã) đạt chuẩn Cơ sở vật chất văn hóa, phấn đấu có thêm 61 xã đạt để đếnhết năm 2020 toàn tỉnh có 102 xã (75% số xã) đạt chuẩn

Trường học, phấn đấu có thêm 40 xã đạt để đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 102

xã (75% số xã) đạt chuẩn Y tế, phấn đấu có thêm 19 xã đạt để đến hết năm 2020 toàntỉnh có 125 xã (905 số xã) đạt chuẩn Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh theochuẩn Quốc gia 95% Tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%

Nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nói trên, ngành nông nghiệp Quảng Bìnhtiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phongtrào xây dựng NTM Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,nâng cao thu nhập cho người dân trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học- công nghệ,nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tiếp tục đổi mới tổ chức sảnxuất, xây dựng các mô hình liên kết Tập trung khắc phục ô nhiễm và cải thiện môitrường nông thôn bằng cách thu gom xử lí rác thải, nước sinh hoạt, nước thải chăn nuôi,khắc phục ô nhiễm tại các làng nghề, xây dựng cảnh quan môi trường trong xanh – sạch– đẹp Phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế, giáo dục và đào tạo…

1.2.2.3 Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lệ Thủy

Qua hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới, diện mạo nông thôn huyện Lệ Thủy ngày càng khởi sắc Sáu năm qua, Lệ Thủy

đã không ngừng huy động nội lực và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của trên để xây dựngcác tiêu chí theo kế hoạch, nhất là về giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, giáodục, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân…Bê tông hóađường giao thông nông thôn

Từ năm 2011 đến nay, huyện huy động được hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư xây dựngNTM; trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước 459 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ cácchương trình, dự án khác 341 tỷ đồng; nguồn vốn do nhân dân đóng góp gần 100 tỷđồng Từ nguồn vốn trên, Lệ Thủy đã đầu tư xây dựng đạt chuẩn được 75 km đường

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

liên xã, 114 km đường liên thôn, 181 km đường ngõ xóm, 139 km đường nội đồng, 72

km kênh mương và hơn 115 công trình thủy lợi khác phục vụ sản xuất Hệ thống cơ sở

hạ tầng khác như điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế xã, cơ sở hạ tầngthương mại nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang hơn

Tính đến thời điểm hiện tại, Lệ Thủy có 22 xã đạt tiêu chí giáo dục, 24 xã đạttiêu chí y tế, 17 xã đạt tiêu chí văn hóa, 18 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thựcphẩm; có 11 xã đạt tiêu chí giao thông và 26/26 xã đạt tiêu chí quốc phòng và an ninh.Toàn huyện có 10/26 xã được công nhận đạt xã NTM, 6 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí, 8 xãđạt từ 10 – 14 tiêu chí, 3 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí và còn 2 xã đạt dưới 5 tiêu chí

Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng NTM, huyện đã tích cựcvận động các hộ có cùng mục đích sản xuất xây dựng mô hình kinh tế tập thể về sảnxuất nông nghiệp; hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sảnxuất và từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tổ chức chuyển giao khoahọc kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề cho người dân Thực hiện cánhđồng lúa lớn 2.042 ha, tập trung tại các xã Phong Thủy, Lộc Thủy, Liên Thủy, AnThủy, Sơn Thủy, Thanh Thủy với năng suất đạt 72,68 tạ/ha, sản lượng đạt 14.838,5tấn.Tiếp tục phát triển mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và mởquy mô loại hình kinh tế trang trại

Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới ở Lệ Thủy không chỉ là hoàn thành vàgiữ vững các tiêu chí nữa, mà cấp ủy, chính quyền và người dân đã hướng tới việc xâydựng các khu dân cư kiểu mẫu, đoạn đường kiểu mẫu, vườn mẫu…để từng bước hìnhthành các xã nông thôn mới kiểu mẫu Theo ông Nguyễn Văn Vương, Phó Chánh Vănphòng Điều phối chương trình nông thôn mới huyện Lệ Thủy, từ nay đến năm 2020,huyện phấn đấu ít nhất có từ 1-3 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu; riêng trong năm

2018 sẽ tập trung xây dựng 5 khu dân cư kiểu mẫu, 2 hợp tác xã kiểu mẫu, 12km đoạnđường tự quản kiểu mẫu và khoảng 20 vườn mẫu Huyện Lệ Thủy xem đây là tiêu chíthứ 20 của riêng huyện để lộ trình nông thôn mới trên địa bàn được bền vững và đểlàng quê ở Lệ Thủy trở thành nơi đáng sống

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ta từ việc xây dựng NTM ở một số nước và một số địa phương của nước ta

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bảncho thấy: Dù đây là các quốc gia đi trước trong vấn đề hiện đại hóa trong tiến trìnhhiện đại hóa, họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nôngthôn, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú Các cách làm này baogồm: Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa côngnghiệp và nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại; Kết hợp phát triểnsong song hỗ trợ nông nghiệp hiện đại với công nghiêp; Cố gắng nâng cao thu nhậpcho nông dân; Nâng cao trình độ tổ chức cho người nông dân; Thúc đẩy đổi mới kỹthuật, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới

Với hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước có đa phần dân số làm nghề nôngthì buộc phải chấp nhận một thực tế là vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, dân

số dựa vào nông nghiệp để mưu sinh vẫn chiếm tỷ lệ lớn Bởi vậy, xây dựng nông thônmới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn, mà là một quốc sách lâu dài…Nhìn chung trong cả nước và một số địa phương thực hiện thành công chươngtrình MTQG xây dựng NTM Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Chương trìnhMTQG xây dựng nông thôn mới đã chỉ ra những hạn chế như sau:

- Việc phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng đờisống văn hóa, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức Một số địa phươngchạy theo thành tích chưa thực sự quan tâm đến chất lượng

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mớicòn hạn chế, vẫn còn có tư tưởng thụ động, trông đợi vào sự hỗ trợ của Nhà nước

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp ủy, chính quyền thiếu sâu sát, quyết liệt,một bộ phận lại quá nôn nóng, chạy theo thành tích; sự tham gia của một số tổ chức cơ

sở Đảng và đoàn thể còn hạn chế

- Cơ chế chính sách có một số điểm chưa phù hợp, vận dụng máy móc kém hiệuquả, thậm chí gây lãng phí nguồn lực; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tưvào nông nghiệp, nông thôn chậm phát huy hiệu quả như mong đợi

Từ đó, Ban chỉ đạo đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm, cụ thể:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

 Thứ nhất, xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể đểcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Do đó, phải gắn xây dựng nôngthôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của địa phương.

 Thứ hai, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân Công tác tuyêntruyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu Làm cho dânhiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của

và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công củaChương trình

 Thứ ba, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệtcủa các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban,ngành, đoàn thể Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò quantrọng Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâmvào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫntạo ra sự chuyển biến rõ nét

 Thứ tư, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thôngqua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách Cóphương thức huy động các nguồn lực phù hợp

 Thứ năm, phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủnăng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉđạo có hiệu quả

 Cuối cùng, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhànước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải đượcthực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 11/07/2018, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w