Tổng hợp 10 báo cáo xây dựng nông thôn mới chuẩn nhất

Báo cáo kinh nghiệm, giải pháp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huy động thanh niên tình nguyện xây dựng nông thôn mới 

Báo cáo xây dựng nông thôn mới là một vấn đề đang rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Chúng ta có thể thấy công tác xây dựng nông thôn mới không phải chỉ nhằm xây dựng con đường, kênh mương, trường học, hội trường… mà cái chính là qua cách làm này sẽ tạo cho người nông dân hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tự tin, tự quyết, đưa ra sáng kiến, tham gia tích cực để tạo ra một nông thôn mới năng động hơn.

Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng mình sẽ gửi đến các bạn 10 báo cáo xây dựng nông thôn mới chuẩn nhất để các bạn có thể tham khảo và học hỏi nhé. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay nào.

Nội dung chính

I. Các báo cáo xây dựng nông thôn mới chuẩn nhất

1. Đề cương báo cáo xây dựng nông thôn mới

Đề cương này thể hiện một cách đầy đủ kết quả phát triển mô hình. Cụ thể là về tình hình phát triển mô hình: Theo năm thành lập; Theo lĩnh vực; Theo hình thức tổ chức sản xuất; Theo địa bàn và cuối cùng là đánh giá chung. Chúng ta cũng được giới thiệu về mô hình trồng trọt (đánh giá đối với từng loại cây: Lúa, lạc, rau củ quả, cây thức ăn, cam, bưởi, chè,…).

Quy mô mô hình. Mức độ liên kết trong sản xuất (từng khâu hay theo chuỗi, có hợp đồng hay tự phát, đối tượng liên kết, thời gian liên kết: lâu dài hay theo vụ, trách nhiệm các bên liên kết, chế tài,…)

Đề cương báo cáo xây dựng nông thôn mới
Đề cương báo cáo xây dựng nông thôn mỡi

Download tài liệu

2. Báo cáo nghiên cứu khoa học “Lý luận xây dựng nông thôn mới của Trung Quốc”

Báo cáo này sẽ giải thích về chủ thể xây dựng nông thôn mới. Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nông thôn. Người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân.

Báo cáo nghiên cứu khoa học “Lý luận xây dựng nông thôn mới của Trung Quốc”
Báo cáo nghiên cứu khoa học “Lý luận xây dựng nông thôn mới của Trung Quốc”

Download tài liệu

3. Báo cáo kinh tế nông thôn tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Được trình bày dưới dạng slide trình chiếu, báo cáo kinh tế nông thôn của nhóm sinh viên trường Đại học Nông Nghiệp hà Nội được đánh giá rất cao bởi chất lượng nội dung. Chúng ta có thể thấy rằng xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp.

Báo cáo kinh tế nông thôn tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Báo cáo kinh tế nông thôn tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Download tài liệu

4. Báo cáo thực tập vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Căn cứ trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (5/8/2008), chính phủ đã xây dựng và triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng. Nội dung của báo cáo thực tập sẽ làm rõ các vấn đề này.

Báo cáo thực tập vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Báo cáo thực tập vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Download tài liệu

5. Báo cáo nghiên cứu khoa học Trung quốc với việc xây dựng nông thôn mới XHCN

Căn cứ vào từng điều kiện cụ thể mà vai trò của từng nội dung đối với mỗi địa phương là khác nhau, tuy nhiên những nội dung trên cần được song song thực hiện, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ, toàn diện trong một mô hình nông thôn mới. tài liệu này sẽ ví dụ cho chúng ta công tác xây dựng nông thông mới của Trung Quốc để các bạn có thể tham khảo.

Báo cáo nghiên cứu khoa học Trung quốc với việc xây dựng nông thôn mới XHCN
Báo cáo nghiên cứu khoa học Trung quốc với việc xây dựng nông thôn mới XHCN

Download tài liệu

6. Báo cáo nghiên cứu khoa học Vài nét về chính sách xây dựng nông thôn mới XHCN ở Việt Nam

Vấn đề bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn cấp nước, thoát nước đến quản lý thu gom rác thải ở nông thôn cũng đã trở nên đáng báo động. Đã đến lúc cơ quan địa phương cần có những biện pháp quản lý môi trường địa phương mình như: Xây dựng hệ thống xử lý rác thải, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, xây dựng hệ thống quản lý môi trường ở khu vực mình một cách chặt chẽ.

Báo cáo nghiên cứu khoa học Vài nét về chính sách xây dựng nông thôn mới XHCN ở Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu khoa học Vài nét về chính sách xây dựng nông thôn mới XHCN ở Việt Nam

Download tài liệu

7. Báo cáo phát triển cộng đồng dự án xây dựng nông thôn mới – đường giao thông liên thôn xã Tân Hòa

Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất là vấn đề được đề cập nhiều trong báo cáo này: Tư vấn hỗ trợ quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng, chuyển đổi ruộng đất, khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại với nhiều loại hình thích hợp. Hỗ trợ xây dựng mặt bằng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chế biến sau thu hoạch, giao thông, thủy lợi nội đồng.

Báo cáo phát triển cộng đồng dự án xây dựng nông thôn mới - đường giao thông liên thôn xã Tân Hòa
Báo cáo phát triển cộng đồng dự án xây dựng nông thôn mới – đường giao thông liên thôn xã Tân Hòa

Download tài liệu

8. Chuyên đề công tác theo dõi, báo cáo tiến độ triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Vấn đề xây dựng nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm phi nông nghiệp. Đối với những thôn chưa có nghề phi nông nghiệp: Để phát triển được ngành nghề nông thôn cần tiến hành “cấy nghề” cho những địa phương còn “trắng” nghề. Đối với những thôn đã có nghề: Củng cố tăng cường kỹ năng tay nghề cho lao động, hỗ trợ công nghệ mới, quảng bá và mở rộng nghề, hỗ trợ xử lý môi trường, hỗ trợ tư vấn thị trường để phát triển bền vững.

Chuyên đề công tác theo dõi, báo cáo tiến độ triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
Chuyên đề công tác theo dõi, báo cáo tiến độ triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Download tài liệu

9. Báo cáo kinh nghiệm, giải pháp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huy động thanh niên tình nguyện xây dựng nông thôn mới 

Tăng cường và nâng cao mức sống cho người dân là một trong những yếu tố quyết định trong công tác xây dựng nông thôn mới. Giữ gìn tính truyền thống, bản sắc của thôn, đồng thời đảm bảo tính văn minh, hiện đại, đảm bảo môi trường bền vững. Ưu tiên những nhu cầu cấp thiết nhất của cộng đồng dân cư để triển khai thực hiện xây dựng: Đường làng, nhà văn hoá, hệ thống tiêu thoát,…

Báo cáo kinh nghiệm, giải pháp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huy động thanh niên tình nguyện xây dựng nông thôn mới 
Báo cáo kinh nghiệm, giải pháp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huy động thanh niên tình nguyện xây dựng nông thôn mới

Download tài liệu

10. Báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã

Sau 02 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG)về xây dựng nông thôn mới, đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn của xã Thạnh Lợi bước đầu đã có sự cải thiện tích cực, người dân tin tưởng hơn vào mục tiêu và ý nghĩa của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Kết quả cụ thể sẽ được thể hiện trong nội dung báo cáo này.

Báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
Báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã

Download tài liệu

100+ Báo cáo xây dựng nông thôn mới đặc sắc

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Kết cấu một báo cáo xây dựng nông thôn mới

Về cơ bản, một bản báo cáo xây dựng nông thôn mới dù ở bất cứ địa phương nào cũng cần đáp ứng được các đầu mục sau:

1. Phần thứ nhất: Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương

  1. Tình hình triển khai
  2. Công tác tuyên truyền, vận động.
  3. Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình.
  4. Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn và hưởng ứng phong trào thi đua ‘‘Chung sức xây dựng nông thôn mới”.

a) Về ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành.

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 197/QĐ-TU về Chương trình PTNN và xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015

b) Về hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động, các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế trên địa bàn đã có nhiều việc làm thiết thực, chung sức cùng các thôn, xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, cụ thể như: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thường xuyên có các đợt kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng Nông thôn mới, qua đó phát hiện tình hình để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những vấn đề bất cập trong chỉ đạo, thực hiện tại cơ sở;

Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện năm “dân vận chính quyền”, dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới; Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị – xã hội tập trung chỉ đạo, có các chương trình phối hợp, xây dựng kế hoạch và có nhiều cách tiếp cận phù hợp, đa dạng, sáng tạo.

c) Về ban hành các cơ chế, chính sách.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương phù hợp, đúng đắn, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời, ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Thông qua thực hiện các cơ chế, chính sách đã tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích, kích cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới.

  1. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình
  2. Kết quả thực hiện.
  3. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới
  4. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
  5. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội.
  6. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
  7. Về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và giữ gìn an ninh trật tự
  8. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực.

6.1. Tổng huy động nguồn lực cho chương trình giai đoạn 2011-2015

6.2. Kết quả phân bổ, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ theo quy định của Trung ương.

6.3. Kết quả thực hiện vốn cụ thể hàng năm và lũy kế 5 năm, bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp; theo nội dung đầu tư hỗ trợ.

6.4. Kết quả thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ về phân cấp đầu tư cho xã, thôn, cộng đồng dân cư thực hiện các công trình trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013.

Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.

  1. Hạn chế, tồn tại.
  2. Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan; Nguyên nhân chủ quan
  3. Bài học kinh nghiệm.

2. Phần thứ hai: Phương hướng và nhiệm vụ cho giai đoạn kế tiếp

  1. Mục tiêu
  2. Mục tiêu chung.
  3. Mục tiêu cụ thể
  4. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
  5. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững. Tập trung giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, thực hiện tốt chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.
  6. Phát huy thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động tối đa mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án của nhà nước, của tỉnh để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn các xã, thôn, bản, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, tăng thụ hưởng trực tiếp cho cư dân nông thôn; đáp ứng yêu cầu tiêu chí nông thôn mới
  7. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn.
  8. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tập huấn trong Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.
  9. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia thực sự có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

 Dự kiến nguồn lực thực hiện Chương trình.

3. Phần thứ ba: Đề xuất và kiến nghị

Những nội dung xuất hiện trong đề án xây dựng nông thôn mới

  • Phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao.
  • Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.
  • Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.
  • An ninh tốt, quản lý dân chủ
  • Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.

Đọc thêm:

10 Mẫu luận văn thạc sĩ nông nghiệp được đánh giá cao

Tham khảo 10 mẫu luận văn, báo cáo tốt nghiệp kinh tế hay nhất

Vậy là chúng tình đã tổng hợp cũng như gửi đến các bạn 10 báo cáo xây dựng nông thôn mới chuẩn nhất để các bạn có thể tham khảo. Cùng với những nội dung chính liên quan đến báo cáo xây dựng nông thôn mới, những thông tin về các yếu tố cần thiết phải xuất hiện trong một bản báo cáo xây dựng nông thôn mới cũng như những lưu ý cũng đã được chúng mình cung cấp nhằm giúp các bạn hiểu hơn về công tác xây dựng nông thôn mới. Chúc các bạn may mắn và thành công.