1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BIỆN PHÁP THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CHO TRẺ 34 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.

56 323 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 527,5 KB
File đính kèm LUAN VAN HOAN CHINH(2).rar (92 KB)

Nội dung

BIỆN PHÁP THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CHO TRẺ 34 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON. PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Bác Hồ kính yêu đã viết: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ biết học hành là ngoan”. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ không những là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Đây là giai đoạn quan trọng để hình thành những nền tảng cho sự phát triển sau này. Ở trẻ, tất cả mọi thứ mới bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi bàn chân, đôi tay của mình… Tất cả những cử chỉ đó đã làm nên những thói quen, những nét nhân cách mới ở trẻ. Vì vậy làm thế nào để trẻ được phát triển toàn diện luôn là mong muốn của mọi gia đình và của toàn xã hội. Bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của trẻ ở trường Mầm non. Nó góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ, đặc biệt giáo dục nhận thức và giáo dục trí tuệ giúp trẻ thích ứng với môi trường sống luôn luôn thay đổi, toán học giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh về các mối quan hệ số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí trong không gian giữa các đồ vật so sánh với nhau. Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã được tiếp xúc với người lớn và các sự vật, hiện tượng xung quanh nên trẻ rất hiếu động, tò mò, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán mau quên mà toán học gồm các khái niệm khó và trừu tượng. Vì vậy mà trẻ không thể ngồi lâu một chỗ nghe cô giáo hình thành các biểu tượng toán thông qua những lời giảng giải… Đối với trẻ mầm non chỉ có hoạt động mới tạo ra hứng thú, hoạt động mới gây ra những tình huống để trẻ được thực hành, trải nghiệm, tìm tòi…giúp trẻ tiếp thu các biểu tượng toán một cách tự nhiên. Một trong những cách thức có ưu thế nhất trong việc giúp trẻ khám phá, phát hiện các đặc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh, hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng đó là hoạt động thực hành, trải nghiệm.Trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng hoạt động của trẻ là những hoạt động không có sự định hướng, trẻ hoạt động theo ý thích của cá nhân và đặc biệt trẻ mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật “trẻ học mà chơi chơi mà học” vì vậy vai trò của giáo viên lúc này rất quan trọng, giáo viên cần tổ chức tốt các hoạt động chơi – tập giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành thao tác trên đồ vật, nhằm hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Biện pháp thực hành, trải nghiệm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ ở độ tuổi 34 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm tìm hiểu về thực trạng mức độ hình thành biểu tượng kích thước của trẻ ở độ tuổi 34 tuổi.

Ngày đăng: 10/07/2018, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w