1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM

66 606 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 8,88 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM Error Bookmark not defined. 1. VIRÚT GÂY BỆNH CHÙN NGỌN CHUỐI (Banana bunchy top virusBBTV) 5 2. VI KHUẨN (Yersinia pestis) GÂY BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHUỘT VÀ ĐỘNG VẬT 7 3. NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ (Phytophthora cinnamomi ) 9 4. VIRÚT GÂY BỆNH CÚM GIA CẦM (Avian influenza virus) 11 5. ỐC BƯƠU VÀNG (Pomacea canaliculata) 13 6. ỐC BƯƠU VÀNG MIỆNG TRÒN (Pomacea bridgesii) 15 7. ỐC SÊN CHÂU PHI (Lissachatina (Achatina) fulica) 16 8. TÔM CÀNG ĐỎ (Cherax quadricarinatus ) 18 9. BỌ CÁNH CỨNG HẠI LÁ DỪA (Brontispa longissima) 19 10. SÂU RÓM THÔNG (Dendrolimus punctatus ) 21 11. CÁ RÔ PHI ĐEN (Oreochromis mossambicus) 23 12. CÁ TỲ BÀ LỚN (Pterygoplichthys pardalis) 25 13. CÁ TỲ BÀ (Hypostomus punctatus) 27 14. CÁ TRÊ PHI (Clarias gariepinus) 29 15. CÁ ĂN MUỖI (Gambusia affinis) 31 16. CÁ VƯỢC MIỆNG BÉ (Micropterus dolomieu) 33 17. CÁ VƯỢC MIỆNG RỘNG (Micropterus salmoides) 34 18. CÁ HỔ (Pygocentrus nattereri) 35 19. CÁ RÔ MO TRUNG QUỐC (Siniperca chuatsi) 36 20. RÙA TAI ĐỎ (Trachemys scripta subsp.elegans) 38 21. CÁ SẤU CU BA (Crocodylus rhombifer) 40 22. HẢI LY NAM MỸ (Myocastor coypus) 41 23. BÈO TÂY (Eichhornia crassipes) 42 24. CÂY CỨT LỢN (Ageratum conyzoides) 44 26. CỎ LÀO ĐỎ (Eupatorium adenophorum Ageratina adenophora) 48 27. CÚC LIÊN CHI (Parthenium hysterophorus) 49 28. CÂY CÚC LEO (Mikania micrantha) 50 29. TRINH NỮ MÓC (Mimosa diplotricha) 52 30. CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra) 54 31. KEO GIẬU (Leucaena leucocephala) 56 32. CÂY NGŨ SẮC (Lantana camara) 58 33. CÂY TRÀM QUINQUENERVIA (Melaleuca quinquenervia) 60 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến với hàng nghìn kilômét biên giới và biển. Tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam phong phú, đa dạng về nguồn gen, thành phần loài và các hệ sinh thái nhưng kém bền vững dưới tác động do sự thay đổi của các yếu tố môi trường, trong đó có tác động xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai. Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau như theo con đường nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi, trồng, sản xuất, kinh doanh hoặc du nhập theo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người. Trong thời gian gần đây, sinh vật ngoại lai xâm hại xuất hiện ngày càng nhiều và đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Ví dụ như loài ốc Bươu vàng (Pomacea canaliculata) là loài thuộc danh mục 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm trên thế giới (IUCN, 2000). Tuy mới xâm nhập vào Việt Nam trong khoảng hơn 20 năm nay nhưng ốc Bươu vàng đã trở thành dịch hại, gây tác hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hàng năm Chính phủ đã phải chi hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt ốc Bươu vàng, nhưng đến nay loài ốc này vẫn đang tiếp tục gây hại cho mùa màng. Rùa tai đỏ, Tôm càng đỏ, cây Mai dương,... cũng đã trở thành những loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người. Những loài này tuy đã được quốc tế cảnh báo nhưng vẫn tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại này có khả năng bùng phát và gây hậu quả nghiêm trọng khi chúng thiết lập được quần thể ngoài tự nhiên. Trước sự đe dọa của các loài ngoại lai xâm hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đa dạng sinh học đã từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm kiểm soát và quản lý chúng. Nhằm cảnh báo và tăng cường nhận thức của cộng đồng về các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan biên soạn và xuất bản cuốn sách “Giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam”. Cuốn sách giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học, biện pháp phòng ngừa và sự phân bố của loài nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, ngăn ngừa và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam.

Ngày đăng: 10/07/2018, 09:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ TNMT (2011), Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường q uy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường q"uy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại
Tác giả: Bộ TNMT
Năm: 2011
7. Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo tình hình dịch hại trên một số cây trồng chính trong năm 2010 và biện pháp phòng trừ, Hà Nội ngày 18 tháng 03 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tìnhhình dịch hại trên một số cây trồng chính trong năm 2010 và biện pháp phòng trừ
9. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Ngọc Cường, 2003. Thành phần loài ốc nhồi (Ampullariidae Gray,1824) ở Việt Nam.Tạp chí Sinh học 25(4):1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phầnloài ốc nhồi" (Ampull"ariidae Gray,1824) ở Việt Nam.Tạp chí Sinh học 25(4):1-
12. Quyết định số 3061/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về "Quy trình phòng trừ tổng hợp cây Trinh nữ thân gỗ ở Việt Nam" là tiến bộ kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình phòng trừ tổng hợpcây Trinh nữ thân gỗ ở Việt Nam
16. Anomynous (2001). The 100 of the world worst invasive ailien species.IUCN Document Sách, tạp chí
Tiêu đề: The 100 of the world worst invasive ailien species
Tác giả: Anomynous
Năm: 2001
3. Cơ sở dữ liệu của Chương trình sinh vật ngoại lai xâm hại toàn cầu http://www.issg.org/database Link
4. Cơ sở dữ liệu của Trung tâm Sinh học Nông nghiệp quốc tế http://www.cabi.org/database Link
14. Trang thông tin điện tử Cục Thú Y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn http://www.cucthuy.gov.vn Link
1. Bộ TNMT, Cục Bảo vệ môi trường, (2003), Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về quản lý và phòng ngừa các loài sinh vật lạ xâm lấn. Hà Nội Khác
5. Cục Bảo vệ môi trường (2002). Đánh giá tình trạng du nhập các loài sinh vật ngoại lai thủy sinh ở Việt Nam. Báo cáo tổng hợp đề tài Khác
6. Cục Bảo vệ môi trường, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2008). Kỷ yếu Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn. Hà Nội Khác
8. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Át lát các loài động vật thuỷ sinh ngoại lai tại Việt Nam Khác
10. Đỗ Huy Bích và cs. (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb. KHKT.Hà Nội Khác
13. Viện Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kết quả điều tra bệnh hại cây trồng ở Việt Nam năm 1997-1998 Khác
15. Trang thông tin điện tử của Tổ chức Y tế thế giới Communicable Disease Surveillance & Response (CSR), World Health Organization (WHO) Khác
17. McNeely and others (2001). Global strategy of on imvasive ailien species GISP. IUCN Document Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w