GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

25 680 1
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Thương mại điện tử (TMĐT) tuy đã có mặt ở Việt Nam từ trước khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO nhưng so với các nước khác trên thế giới thì đối với chúng ta đây vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Về qui mô của các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này còn chưa lớn, chất lượng và sự đa dạng của các loại hình ứng dụng TMĐT là chưa cao. Tỉ trọng của TMĐT nói riêng và CNTT nói chung là còn thấp trong cơ cấu nghành dịch vụ so với các nước trên thế giới. Hiện nay CNTT trên thế giới đang phát triển mạnh, đặc biệt là TMĐT, nó đã góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế của nhiều nước tăng nhanh, nhất là ở các nước có nền kinh tế phát triển. TMĐT ở nước ta cũng đang phát triển với một tốc độ nhanh, lĩnh vực TMĐT cũng từ đó được quan tâm và phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Tuy nhiên chúng ta cần có những giải pháp phát triển hợp lý về CNTT và TMĐT. Để có thể khai thác tốt và hiệu quả của CNTT và TMĐT nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường Để xây dựng được những giải pháp phát triển và sử dụng CNTT và TMĐT một cách có hiệu quả thì cần phải tìm hiểu được những lợi ích cũng như những hạn chế của CNTT và TMĐT. Cần phải nghiên cứu được thực trạng phát triển của CNTT và TMĐT trên thế giới và Việt Nam để từ đó xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiêp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề này cần được quan tâm, nghiên cứu và chú trọng đào tạo cho các nhà kinh doanh, các chuyên gia kinh tế và các nhà Quản lý kinh tế trong tương lai đó là các sinh viên trong các trường kinh tế … Do đây là lĩnh vực còn mới mẻ, và chỉ mới nghiên cứu ở cấp độ đề án môn học nên nội dung của đề án này chưa thể đi sâu khái quát hết tất cả các lĩnh vực của TMĐT được, mà chủ yếu nghiên cứu những thực trạng bề nỗi của TMĐT nước ta. Trong đó nêu lên hướng giải pháp để phát triển TMĐT tại Việt Nam. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá từ phía các thầy cô.

Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ MỤC LỤC MỤC LỤC 1 BẢNG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, TỪ TIẾNG ANH 2 I. LỜI MỞ ĐẦU 3 II. NỘI DUNG 4 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. 4 1. Định nghĩa về thương mại điện tử. 4 2. Lợi ích và hạn chế của thuơng mại điện tử. 9 3. Tác động của thương mại điện tử. 13 PHẦN II: Thực trạng phát triển thương mại điện tửViệt Nam. 15 1. Thương mại điện tử ở các nước thuộc tổ chức WTO. 15 2. Thương mại điện tử Việt Nam hiện nay. 17 2.1. Thực trạng TMĐT Việt Nam hiện nay 17 2.2. Yếu tố tác động đến sự phát triển TMĐT ở Việt Nam 18 2.2.1. Nguồn nhân lực cho TMĐT ở Việt Nam hiện nay 18 2.2.2. Hệ thống pháp lý cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. 19 2.2.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ. 21 2.2.4. Số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet 21 2.2.5. Kiến thức Thương mại điện tử về phương diện kinh doanh, chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư. 21 PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM: 21 1. Đào tạo và tuyên truyền, phổ cập về thương mại điện tử 21 2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 21 3. Yêu cầu đối với các cơ quan Chính phủ về cung cấp các dịch vụ hỗ trợ 21 4. Phát triển các công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử 22 5. Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT 22 6. Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử 23 III. KẾT LUẬN 23 DANH MỤC MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 Phạm Sơn Tùng - 1 - Quản lý kinh tế 47A Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ BẢNG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, TỪ TIẾNG ANH TRONG BÀI VIẾT - TMĐT: Thương mại điện tử (Electronic Commerce). - Tổ chức WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. - CN: Công nghệ (Technology). - CNTT: Công nghệ thông tin (Imformation technology). - Internet (International Network): Mạng liên kết toàn cầu. - Mạng WAN (Wide Area Network): Mạng diện rộng – dùng cho vùng địa lí lớn, có thể là cả quốc gia hay cả lục địa. - Web hay WWW (World Wide Web): mạng lưới toàn cầu, một trong các dịch vụ chạy trên Internet. - e: electronic (điện tử). Ví dụ: E-mail: electronic mail (thư điện tử). - EDI (Electronic Data interchange): Trao đổi dữ liệu. - C: Customer : Khách hàng (Người tiêu dùng). - B: Business : Doanh nghiệp. - G: Government : Chính phủ. Ví dụ: C2B: Quan hệ giữa Người tiêu dùng với Doang nghiệp. Phạm Sơn Tùng - 2 - Quản lý kinh tế 47A Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ I. LỜI MỞ ĐẦU Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Thương mại điện tử (TMĐT) tuy đã có mặt ở Việt Nam từ trước khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO nhưng so với các nước khác trên thế giới thì đối với chúng ta đây vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Về qui mô của các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này còn chưa lớn, chất lượng và sự đa dạng của các loại hình ứng dụng TMĐT là chưa cao. Tỉ trọng của TMĐT nói riêng và CNTT nói chung là còn thấp trong cơ cấu nghành dịch vụ so với các nước trên thế giới. Hiện nay CNTT trên thế giới đang phát triển mạnh, đặc biệt là TMĐT, nó đã góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế của nhiều nước tăng nhanh, nhất là ở các nước có nền kinh tế phát triển. TMĐT ở nước ta cũng đang phát triển với một tốc độ nhanh, lĩnh vực TMĐT cũng từ đó được quan tâm và phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Tuy nhiên chúng ta cần có những giải pháp phát triển hợp lý về CNTT và TMĐT. Để có thể khai thác tốt và hiệu quả của CNTT và TMĐT nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường Để xây dựng được những giải pháp phát triển và sử dụng CNTT và TMĐT một cách có hiệu quả thì cần phải tìm hiểu được những lợi ích cũng như những hạn chế của CNTT và TMĐT. Cần phải nghiên cứu được thực trạng phát triển của CNTT và TMĐT trên thế giới và Việt Nam để từ đó xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiêp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề này cần được quan tâm, nghiên cứu và chú trọng đào tạo cho các nhà kinh doanh, các chuyên gia kinh tế và các nhà Quản lý kinh tế trong tương lai đó là các sinh viên trong các trường kinh tế … Do đây là lĩnh vực còn mới mẻ, và chỉ mới nghiên cứu ở cấp độ đề án môn học nên nội dung của đề án này chưa thể đi sâu khái quát hết tất cả các lĩnh vực của TMĐT được, mà chủ yếu nghiên cứu những thực trạng bề nỗi của TMĐT nước ta. Trong đó nêu lên hướng giải pháp để phát triển TMĐT tại Việt Nam. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá từ phía các thầy cô. Em xin trân trọng cảm ơn! Phạm Sơn Tùng - 3 - Quản lý kinh tế 47A Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ II. NỘI DUNG PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ : 1. Định nghĩa về thương mại điện tử. 1.1. Định nghĩa về thương mại điện tử. Hiện nay TMĐT khá phổ biến trên thế giới, nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất về TMĐT trên thế giới. Có rất nhiều định nghĩa về TMĐT trên thế giới: a, Định nghĩa của một số tổ chức trên thế giới: - EU: TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình). - UNCITAD năm 1998: TMĐT bao gồm việc sản xuất, phân phối, marketing, bán hay giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử. - OECD: Thương mại điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ thuận số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng. - WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet. b, Định nghĩa chung: Theo định nghĩa phổ biến nhất: “Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại hay nói cách khác là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch”. (1) Do định nghĩa về thương mại cũng tồn tại hai nhóm định nghĩa nên định nghĩa về TMĐT cũng được xếp vào hai nhóm định nghĩa chính sau: - Định nghĩa theo nghĩa hẹp: Theo nghĩa hẹp của thương mại thì thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. - Định nghĩa theo nghĩa rộng: Theo nghĩa rộng thì thương mại bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Vì vậy hiểu theo nghĩa rộng TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân tiến hành hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ, tài chính, đầu và các hoạt động thương mại khác sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông Phạm Sơn Tùng - 4 - Quản lý kinh tế 47A Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ tin số hoá. Bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử. Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng. 1.2. Bản chất của thương mại điện tử. TMĐT gồm toàn bộ các chu trình và các hoạt động thương mại nhưng thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là thông qua Internet. TMĐT thực chất mang bản chất là các hoạt động thương mại, bởi nó cũng có các chu trình hoạt động rõ ràng giống như các hoạt động thương mại khác. Các lĩnh vực kinh doanh của các hoạt động thương mại đều có thể tiến hành thông qua các phương tiện điện tử. Do đó tiến hành thương mại điện tử các cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể tham gia vào tất cả các hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ. Nhờ công nghệ điện tử hiện nay rất phát triển nên các chu trình tiến hành các hoạt động thương mại thông qua các phương tiện điện tử hoàn toàn có thể diễn ra một cách dễ dàng. - Hoạt động của nó có liên quan đến rất nhiều hoạt động khác. Ví dụ như bán hàng điện tử có liên quan đến hoạt động chuyển phát và giao nhận hàng hoá, … Giao dịch trong hoạt động TMĐT được tiến hành một cách gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử. Và để hoàn thành các hoạt động này, cũng như để cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng thì cần phải có các hoạt động, dịch vụ gián tiếp khác tiến hành. Các dịch vụ này thường là chuyên môn hoá, nhằm giảm chi phí. - Thương mại được hiểu là các hoạt động kinh doanh, do đó TMĐT cũng được hiểu là các hoạt động kinh doanh điện tử. Hơn nữa các hoạt động này đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật công nghệ thông tin, về nguồn nhân lực, tính pháp lý. - Hoạt động kinh doanh điện tử (hay TMĐT) là hoạt dộng đòi hỏi phải có kiến thức đa dạng. Ngoài phải am hiểu các kiến thức về thương mại ra bạn còn phải am hiểu về điện tử và công nghệ thông tin. Chi cần một sai sót bạn sẽ khó có cơ hội sửa chữa. Ngoài ra TMĐT là hoạt động thương mại gián tiếp giữa hai chủ thể thông qua các phương tiện điện tử, nên dễ nảy sinh những vấn đề gian lận, thiếu trung thực, thiếu tính hợp tác của các bên dễ làm cho phát sinh những mâu thuẫn. Do đó cần phải có những thể chế pháp lý cao, cụ thể và đầy đủ để điều tiết các mâu thuẫn trên, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. 1.3. Phân loại các loại hình thương mại điện tử. 1.3.1. Phân loại theo hình thức hoạt động của thương mại điện tử. - Thư điện tử (e-mail): Các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư trực tuyến cho nhau thông qua mạng. Ưu điểm của thư điện tử là tốc độ truyền thư Phạm Sơn Tùng - 5 - Quản lý kinh tế 47A Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ đi rất nhanh, số lượng gửi rất lớn (tuỳ theo dung lượng của hòm thư), giảm chi phí chuyển thư mà vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ. - Thanh toán điện tử (e-payment): Nhờ những thông điệp điện tử (e-message) các bên có thể thanh toán tiền với nhau thay cho việc giao tận tay tiền mặt. Hiện nay thanh toán điện tử bao gồm rất nhiều nội dung: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (FEDI), tiền mặt Internet, túi tiền điện tử (tài khoản), thẻ khôn minh, hoặc là qua giao dịch ngân hàng số hoá (digital banking). - Trao đổi dữ liệu (EDI): Đây là hình thức trao đổi giữa các máy tính điện tử này với các máy tính điện tử khác thông qua hệ thống các dữ liệu có dạng cấu trúc. Các công ty hay các tổ chức trao đổi các vấn đề mua, bán, các xác nhận đơn đặt hàng … mà không cần có sự can thiệp của con người thông qua hệ thống các dữ liệu đã được xây dựng thành một cấu trúc. - Giao gửi số hoá các dung liệu: Dung liệu (content) là nội dung của hàng hoá nhưng không phải là bản thân hàng hoá đó, ví dụ là các tin tức, các chương trình truyền hình về các hàng hoá đó, ý kiến vấn, … Các dung liệu được truyền gửi qua mạng. - Bán lẻ hàng hoá hữu hình: Đây là lĩnh vực còn hạn chế trong TMĐT, có rất ít danh mục các hàng hoá được bán trên mạng Internet. Các mặt hàng chủ yếu thường là các thiết bị tin học, điện thoại di động, sách … Hiện nay danh mục các hàng hoá được bày bán trên mạng đã tăng lên nhiều và có nhiều mặt hàng như hoa, quần áo , ôtô … và đã hình thành nên các cửa hàng hay siêu thị điện tử. Các hoạt động mua hàng điện tử cũng tăng nhanh. Tuy nhiên xu hướng của TMĐT trong những năm tới vẫn là trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính, viễn thông, du lịch … 1.3.2. Phân loại thương mại điện tử theo các bên tham gia. Các bên tham gia TMĐT thường là 3 nhóm chủ yếu sau: - Người tiêu dùng: Người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C): Đây là quan hệ trao đổi thông tin về các vấn đề hiểu biết về sản phẩm, giá cả, chất lượng … của những người tiêu dùng với nhau. Sử dụng các phương tiện điện thoại, máy Fax, thư điện tử. Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B): Đây là quan hệ đặt hàng (mua hàng) cũng như nhận thông tin từ phía doanh nghiệp. Thông qua các phương tiện điện thoại, các biểu mẫu điện tử, thư điện tử, máy Fax. Người tiêu dùng với chính phủ (C2G): Nhận thông tin về các chính sách kinh tế pháp luật, thuế cuả Chính phủ về các hoạt động mua bán trên thị trường, các dịch vụ công cộng, các công cụ đảm bảo quyền lợi cho họ khi tham gia hoạt động TMĐT. Thông qua các phương tiện điện thoại, các biểu mẫu điện tử, thư điện tử, máy Fax. - Doanh nghiệp: Phạm Sơn Tùng - 6 - Quản lý kinh tế 47A Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C): Quan hệ bán hàng, nhận thông tin đặt hàng từ người tiêu dùng và cho người tiêu dùng biết các thông tin về sản phẩm, các chương trình khuyến mại. Thông qua các hình thức giống C2B. Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): Quan hệ này có thể là quan hệ giữa các đối tác hoặc giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau. Các doanh nghiệp trao đổi dữ liệu với nhau, mua bán và thanh toán hàng hoá lao vụ, mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. Thông qua các phương tiện được sử dụng chủ yếu là qua các EDI, Các biểu mẫu điện tử, thẻ khôn minh, mã vạch, điện thoại, fax, thư điện tử. Đây là dạng chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử. Doanh nghiệp với chính phủ (B2G): Tiếp nhận các thông tin, chính sách của chính phủ, các công cụ thuế, hải quan. Đăng kí kinh doang thông qua các phương tiện điện tử (chủ yếu là thông qua Internet). Đồng thời tiếp nhận các mua sắm của Chính phủ theo kiểu trực tuyến. Thông qua các phương tiện chủ yếu là điện thoại, các biểu mẫu điện tử, thư điện tử và máy fax. - Chính phủ: Chính phủ với người tiêu dùng (G2C): Chính phủ sẽ cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về thuế, hải quan, các dịch vụ công công và các chương trình tài chính của Chính phủ. Ngoài ra Chính phủ còn cung cấp cho người tiêu dùng các chính sách pháp luật về TMĐT. Thông qua các công cụ giống C2G. Chính phủ với doanh nghiệp (G2B): Chính phủ cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về các chính sách, pháp luật. Tiếp nhận các phản hồi từ doanh nghiệp, tiếp nhận các đăng kí kinh doanh. Đặt hàng cho việc mua sắm của chính phủ, chuyển khoảng chính phủ. Thông qua các phương tiện giống B2G. Chính phủ với Chính phủ (G2G): Trao đổi các thông tin về kinh tế, tài chính, công cụ chính sách, các dự án đầu quốc gia … Thông qua các phương tiện như điện thoại, các biểu mẫu điện tư, thư điện tử. 1.3.3. Phân loại theo các loại hình giao dịch thương mại điện tử. - Người với người: Thông qua điện thoại, máy Fax và thư điện tử (e-mail). - Người với máy tính điện tử: trực tiếp qua các mẫu biểu điện tử (e-form) hoặc qua các Website. Người mua có thể đặt hàng trực tiếp bằng cách ấn phím giao dịch, máy sẽ tự đặt lệnh giao dịch. Giao dịch được chấp nhận. - Máy tính điện tử với máy tính điện tử: Qua trao đổi dữ liệu (EDI – Electronic Data interchange), qua thẻ khôn minh đã được mã hoá (smart card), qua dữ liệu mã háo bằng vạch. Các thẻ này sẽ có một thiết bị đọc và nhận cũng như tự động trao hàng. Ví dụ như máy bán hàng tự động. - Máy tính điện tử với người: Qua thư tín do máy tính tự sản sinh ra (ví dụ: các tờ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm). Hoặc qua máy Fax và thư điện tử Phạm Sơn Tùng - 7 - Quản lý kinh tế 47A Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ 1.3.4. Phân loại theo tính chất thị trường điện tử. Các thị trường TMĐT bao gồm các thị trường mà ở đó tồn tại một hoặc một số mô hình như các mô hình C2B, B2B, B2G … Các thị trường này mang những tính chất sau: - Thị trường mở: Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký và tham gia. Ở thị trường dạng này thì tất cả các cá nhân, tổ chức đều có thể tham gia vào các trang Web bán hàng này, họ có thể tham gia mọi hoạt động mua, bán, khởi tạo tài khoản và các hoạt động khác của trang Web. Thông thường các Website bán hàng đều xây dựng theo tính chất mở. - Thị trường đóng: Thị trường chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay cho phép tham gia. Họ có những hệ thống mã riêng dành cho những cá nhân, tổ chức khi tham gia vào. Ví dụ như những trang Web yêu cầu muốn tham gia vào phải đăng kí làm thành viên của trang Web hoặc doanh nghiệp cung cấp trang Web đó. - Thị trường ngang: Thị trường mô phỏng nhiều nghành khác nhau cùng tham gia vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định. Ví dụ như có tham gia vào quy trình cung cấp thì có nhiều người mua và một nhóm nhà cung cấp. - Thị trường dọc: Thị trường mô phóng nhiều quy trình khinh doanh khác nhau của một nghành hoặc một nhóm người. - Ngoài ra người ta cón có các thị trường lớn, các thị trường riêng lẻ, chuyên môn hoá. 2. Lợi ích và hạn chế của thuơng mại điện tử. 2.1. Lợi ích của thương mại điện tử. (2) 2.1.1. Lợi ích đối với các tổ chức kinh doanh. - Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. - Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. Giảm chi phí cho hệ thống phân phối sản phẩm, cải thiện được hệ thống phân phối, giảm chi phí thông tin liên lạc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Giảm chi phí mua sắm do giảm được các khâu trung gian, giảm chi phí hành chính. Giảm chi phí lưu kho do giảm được các khâu bán hàng trung gian và giảm được lượng lưu kho. Điều đó giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh. - Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin, các thông tin hai chiều giữa người sản xuất và người tiêu dùng diễn ra nhanh hơn và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất đồng thời do giảm độ trễ của việc lưu kho nên giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. Điều đó tạo cho khách hàng Phạm Sơn Tùng - 8 - Quản lý kinh tế 47A Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ một niềm tin, củng cố mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp TMĐT và khách hàng. - Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả . đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. - Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet. - Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới, đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch, tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 2.1.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng. - Mua hàng tại mọi nơi, mọi lúc, đa dạng hoá sự lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trong khu vực, trong nước cũng như trên khắp thế giới. Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn - Giá thấp hơn: Do giảm được các chi phí trung gian cho lưu kho, cho hệ thống kênh phân phối nên giá cả do các doanh nghiệp đưa ra thường thấp hơn, đồng thời nhờ việc trao đổi và tiếp nhận thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. - Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet. - Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh). Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. - Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá điện tử. Đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. - Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng - Chính sách về thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miến thuế đối với các giao dịch TMĐT, trên mạng. 2.1.3. Lợi ích đối với xã hội. Phạm Sơn Tùng - 9 - Quản lý kinh tế 47A Giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. ************************************************************************ - Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch . từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn - Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người - Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng . được đào tạo qua mạng. 2.1.4. Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ . được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, vấn y tế là các ví dụ thành công điển hình 2.2. Rủi ro trong thương mại điện tử. Rủi ro trong TMĐT (Electronic Risks) là những sự cố, tai hoạ xảy ra mọt cách bất ngờ nằm ngoài tầm kiểm soát của con người hoặc những mối đe doạ nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho chủ thể tham gia vào hoạt động TMĐT. (3) Rủi ro xảy ra trong TMĐT xuất phát từ những hạn chế của TMĐT như về các yếu tố như thông tin, công nghệ, thương mại hay về tính pháp luật, pháp lý. 2.2.1. Nhóm rủi ro về thông tin: Do hoạt động TMĐT là hoạt động thông qua các phương tiện điện tử, chủ yếu là qua Internet. Do đó hoạt động này được tiến hành thông qua một không gian mở mà phần lớn mọi người có thể tham gia. Do đó việc thông tin bí mật trao đổi giữa hai bên dễ bị lộ ra bên ngoài. Thông tin đó có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp về tài chính, thời gian, và có thể cả về vật chất … - Rủi ro đối với người bán: + Rủi ro do thông tin bí mật bị thất thoát râ bên ngoài, những thông tin này có thể bị các đối thủ cạnh tranh nắm được và sử dụng nhằm tấn công lại công ty. Hoặc các trang web, các thiết bị thông tin có thể bị tấn công và làm cho doanh nghiệp phải sửa chữa, làm lại và tạo nên hệ thống bảo mật mới. + Rủi ro do nhận được những thông tin giả mạo từ những khách hàng không xác thực do những thông tin thiếu tính xác thực. Từ đó có thể làm cho doanh nghiệp thiệt hại về thời gian và vật chất. + Rủi ro trong việc xác thực thông tin phản hồi từ khách hàng. Có thể một khách hàng đặc biệt là khách hàng quốc tế phủ nhận hành động đặt hàng của họ. Doanh nghiệp sẽ khó có thể xác nhận được hàng hoá đã được đưa đến cho khách hàng đó chưa. - Rủi ro đối với người mua: + Họ có thể bị xâm nhập và bị đánh cắp tài khoản của mình khi tiến hành những hoạt động mua hàng cũng như các hoạt động truy cập vào các trang web để tiến hành các giao dịch. Thậm chí họ có thể bị mất mát tài khoản mà không rõ lý do, và không được bên bán bồi thường hay trả kời một cách thích đáng. Phạm Sơn Tùng - 10 - Quản lý kinh tế 47A

Ngày đăng: 07/08/2013, 15:19

Hình ảnh liên quan

Xây dựng hình ảnh công ty 3,2 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

y.

dựng hình ảnh công ty 3,2 Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan