Việt Nam là một nước nông nghiệp (nông nghiệp chiếm 49,5% GDP), vấn đề sản xuất và xuất khẩu nông sản (XKNS) giữ vị trí quan trọng đối với tăng trưởng nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Sự phát triển của cây cà-phê nước ta là thành tựu lớn trong thế kỷ 20. Từ chỗ không được ghi vào bản đồ các nước trồng cà-phê, đến nay, diện tích cà-phê của Việt Nam đã đứng vị trí thứ hai chỉ sau Brasil về cà-phê xuất khẩu trên thị trường thế giới, và là nước duy nhất có năng suất cà-phê vối cao kỷ lục. Với tổng diện tích trồng đạt trên 500.000 ha, và sản lượng 10 triệu bao mỗi năm, cà phê hiện nay được xếp thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Ngành cà phê Việt Nam mỗi năm thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình, với trên 600.000 lao động, đặc biệt vào 3 tháng thu hoạch, con số này có thể lên tới 700.000 hoặc 800.000. như vậy vai trò của ngành cafe với tăng trưởng và phát triển việt nam là rất to lớn. Việc dự báo được sản lượng xuất khẩu cafe trong những năm tiếp theo là rất quan trọng cho người nông dân, các công ty kinh doanh, và cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, và phân bổ đầu tư hợp lý cho ngành sản xuất tiềm năng này. Vì những lý do trên em đã chọn đề tài “ Dự báo sản lượng xuất khẩu cafe của Việt Nam năm 2009”
Đề án môn dự báo LỜI MƠ ĐẦU Việt Nam là một nước nông nghiệp (nông nghiệp chiếm 49,5% GDP), vấn đề sản xuất và xuất khẩu nông sản (XKNS) giữ vị trí quan trọng đối với tăng trưởng nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Sự phát triển của cây cà- phê nước ta là thành tựu lớn trong thế kỷ 20. Từ chỗ không được ghi vào bản đồ các nước trồng cà-phê, đến nay, diện tích cà-phê của Việt Nam đã đứng vị trí thứ hai chỉ sau Brasil về cà-phê xuất khẩu trên thị trường thế giới, và là nước duy nhất có năng suất cà-phê vối cao kỷ lục. Với tổng diện tích trồng đạt trên 500.000 ha, và sản lượng 10 triệu bao mỗi năm, cà phê hiện nay được xếp thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Ngành cà phê Việt Nam mỗi năm thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình, với trên 600.000 lao động, đặc biệt vào 3 tháng thu hoạch, con số này có thể lên tới 700.000 hoặc 800.000. như vậy vai trò của ngành cafe với tăng trưởng và phát triển việt nam là rất to lớn. Việc dự báo được sản lượng xuất khẩu cafe trong những năm tiếp theo là rất quan trọng cho người nông dân, các công ty kinh doanh, và cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, và phân bổ đầu tư hợp lý cho ngành sản xuất tiềm năng này. Vì những lý do trên em đã chọn đề tài “ Dự báo sản lượng xuất khẩu cafe của Việt Nam năm 2009” Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 1 Đề án môn dự báo CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CAFÉ VÀ SẢN XUẤT CAFÉ TẠI VIỆT NAM 1 Tổng quan về cafe Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha. Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn. Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém . Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác . Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 2 Đề án môn dự báo Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. 2 Sản xuất café tại Việt Nam 2.1 Vùng sản xuất: Nước ta có thế mạnh về trồng cây café do điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi. Ở Việt Nam đã hình thành vùng café tập trung là vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong đó Đắc Lắc là tỉnh có diện tích và sản lượng café lớn nhất đồng thời cũng là địa phương có tốc độ tăng trưởng sản lượng café nhanh nhất : năm 2000 đạt trên 350 nghìn tấn , tăng gấp 2.3 lần so với năm 1995. Hiện tỉnh có 174.740 ha cà phê, nhiều nhất cả nước với sản lượng hàng năm đạt trên 350.000 tấn sản phẩm, giá trị xuất khẩu chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Kế đến là Lâm Đồng, khoảng 100 nghìn tấn , Gia Lai 70 nghìn tấn và Đồng Nai 30 nghìn tấn – chủ yếu là café vối(robusca) Diện tích và sản lượng café trong các niên vụ vừa qua năm sản lượng sản xuất diện tích thu hoạch (ha) diện tích trồng (ha) 1990 92000 61857 119300 1991 100000 59300 115100 1992 119200 67000 103700 1993 136100 71600 101300 1994 180000 106300 123900 1995 218000 155000 186400 1996 316900 206000 254200 1997 420500 174400 340300 1998 427400 213802 370600 1999 553200 269800 477700 2000 802500 476900 561900 2001 840600 450000 565300 2002 699500 470000 522200 2003 793700 480500 510200 2004 836000 496800 496800 2005 752100 497400 497400 2006 985300 488600 497000 2007 961200 495000 506400 (Nguồn FAO) 2.2 Chủng loại café tại Việt Nam : Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 3 Đề án môn dự báo Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại cà phê: Arabica, Robusta, Cherii a.Robusta Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) - hằng năm đạt 90- 95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…). để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai- thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp. b. Arabica Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao-gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại café này. Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt. c. Cheri ( café mít) Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp - nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người trồng loại này - một cây café mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100kg -200kg café tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình … Hiện nay, sản lượng cà phê Việt nam vẫn chủ yếu là Robusta với phương pháp chế biến chủ yếu là chế biến khô, cà phê thu hái về được phơi khô tận dụng năng lượng mặt trời. Những năm mưa kéo dài trong vụ thu hoạch người ta phải sấy trong các lò sấy đốt bằng than đá, củi . cũng có một số doanh nghiệp chế biến theo phương pháp ướt dùng máy đánh nhớt. Một phần nhỏ sản lượng là cà phê Arabica các doanh nghiệp nhà nước đều chế biến theo phương pháp ướt. Không ít nơi dùng máy chọn màu Sortex trong khâu phân loại, loại bỏ cà phê hạt đen, nâu Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 4 Đề án môn dự báo Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica. 2.3 Công nghệ sản xuất và chế biến Sau năm 1975, khi đi vào phát triển sản xuất cà phê, chúng ta mới có một ít xưởng chế biến cũ kỹ, chắp vá. ở phía bắc có một số xưởng chế biến ở Đồng Giao. Phủ Quỳ với thiết bị lắp đặt từ năm 1960-1962 do Cộng hoà Dân chủ Đức chế tạo. ở phía nam có một số xưởng của các doanh điền cũ như Rossi, Delphante để lại công suất không lớn. Cùng với việc mở rộng diện tích trồng cà phê, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng các xưởng chế biến mới, bắt đầu từ những thiết bị lẻ, rồi đến các dây chuyền sản xuất sao chép theo mẫu của Hang-xa như của Nhà máy cơ khí 1/5 Hải Phòng, Nhà máy A74 Bộ Công nghiệp ở Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây nhiều công ty, nông trường đã xây dựng các xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh với thiết bị nhập từ Cộng hoà Liên bang Đức, Braxin. Một loạt hơn một chục dây chuyền chế biến cà phê của hãng Pinhalense -Braxin được đưa vào Việt Nam. Tiếp đó lại xuất hiện nhiều xưởng lắp ráp thiết bị do cơ sở công nghiệp Việt Nam chế tạo mô phỏng có cải tiến công nghệ của Braxin. Các cơ sở chế biến với thiết bị mới, chất lượng sản phẩm khá được xây dựng trong vòng 5, 7 năm lại đây đảm bảo chế biến được khoảng 150.000 tấn đến 200.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Ngoài ra còn nhiều cơ sở tái chế trang bị không hoàn chỉnh với nhiều máy lẻ, chế biến cà phê thu mua của dân đã qua sơ chế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Cà phê của dân thu hái về chủ yếu được xử lý phân tán ở từng hộ nông dân qua con đường phơi khô trên sân cả sân xi măng lẫn sân đất. Nhiều nơi chúng ta dùng các máy xay xát nhỏ để xay cà phê quả khô ra cà phê nhân bán cho những người thu gom cà phê. Tình hình chế biến như vậy dẫn đến kết quả là sản phẩm chất lượng không đều. Cà phê của các công ty, nông trường sản xuất ra thường có chất lượng tốt, mặt hàng đẹp như ở Đăklăk có cà phê của các công ty Thắng Lợi, Phước An, các công ty Việt Đức, Buôn Hồ, Đ'Rao . được khách hàng đánh giá cao. Nhìn chung lâu nay việc mua bán không theo tiêu chuẩn Nhà nước, việc quy định chất lượng trong các hợp đồng mua bán còn giản đơn và mang tính chất thoả thuận giữa người mua và người bán nên chưa tạo thành sức ép thúc đẩy việc cải tiến công nghiệp chế biến nâng cao chất lượng cà phê. Mấy năm lại đây tình hình đã khác. Do cung vượt cầu, giá cả xuống thấp liên tục, người mua đòi hỏi chất lượng cao hơn và áp đặt các yêu cầu cho người bán Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 5 Đề án môn dự báo như phổ biến đòi hỏi thử nếm các mặt hàng lấy đó làm cơ sở giao dịch thanh toán. Ngành cà phê Việt Nam phải đương đầu với những thách thức mới về mặt công nghiệp chế biến. Ngoài việc đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của khách hàng còn có những vấn đề lớn nảy sinh trên thị trường cà phê thế giới như: - Hiệp hội các nước Sản xuất Cà phê (ACPC) ủng hộ ý kiến đề xuất của một số nước sản xuất cà phê ở Trung Mỹ chủ trương loại bỏ cà phê chất lượng thấp ra khỏi thương trường và coi đó là một cách cải thiện cán cân cung cầu. - Các nước EU dự định từ 01/01/2003 áp dụng ngưỡng ô nhiễm Ochratoxyn A trong cà phê và nhờ thế sẽ huỷ bỏ một khối lượng lớn cà phê không được tiêu dùng. Những cái đó đòi hỏi ngành cà phê nước ta cần có một chuyển biến lớn trong công nghiệp chế biến để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển. Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 6 Đề án môn dự báo CHƯƠNG II THỊ TRƯỜNG CAFÉ TRONG NƯỚC VẦ THẾ GIỚI 1. Ngành café Việt Nam: 1.1 Tình hình xuất khẩu café Việt Nam Càfe Việt Nam là cây công nghiệp gắn với xuất khẩu rất chặt chẽ . Quy mô sản xuất luôn luôn phụ thuộc vào thị trường café thế giới vì trên 95 % sản xuất café là để xuâts khẩu. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn thứ 2 trên thế giới, sau Braxin. Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 70 nước trên thế giới, trong đó các thị trường chính là Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc với số lượng trung bình là 840.000 tấn/năm, chiếm khoảng gần 20% thị phần cà phê thế giới Hiện nay, ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Thị trường café với tiềm năng rất lớn (trên thế giới, café là một loại hình văn hóa, là một thứ "café đạo" có tới 2 tỷ tín đồ) BẢNG SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CAFÉ VIỆT NAM SO VỚI TỔNG SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THẾ GIỚI(%) năm xuất khẩu của Việt Nam(tấn) xuất khẩu của thế giới(tấn) phần trăm% 1990 89583.0 4844335 1.8492 1991 93500.0 4642142 2.0142 1992 116175.0 4723160 2.4597 1993 122000.0 4689188 2.6017 1994 176400.0 4566249 3.8631 1995 248100.0 4239716 5.8518 1996 283700.0 4831063 5.8724 1997 391630.0 4899445 7.9934 1998 382000.0 4907825 7.7835 1999 482000.0 5260286 9.1630 2000 733900.0 5498688 13.3468 2001 931198.0 5324128 17.4902 2002 718575.0 5492447 13.0830 2003 749200.0 5232745 14.3175 2004 976000.0 5804576 16.8143 2005 892000.0 5451598 16.3622 Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 7 Đề án môn dự báo (Nguồn FAO) Nghịch lý xuất khẩu cafe việt nam Mặc dù VN có tốc độ phát triển diện tích tăng nhanh, có năng suất cà phê vào loại cao nhất thế giới, nhưng tình trạng độc canh cây cà phê còn khá phổ biến . (Việt Nam hiện có khoảng 500.000 ha cà phê, Đặc biệt, phần lớn diện tích cà phê đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc, cùng với tập quán thu hái nhiều quả xanh, cơ sở chế biến xây dựng không phù hợp với quy mô về sản lượng thu hoạch trong vùng đã khiến chất lượng cà phê XK của VN không tương xứng với tiềm năng về chất lượng vốn có. Chất lượng sản phẩm thấp thể hiện một phần qua giá XK, cùng một loại sản phẩm giá cà phê XK của VN luôn thấp hơn các nước khác trong khu vực từ 50 - 70 USD/tấn, nhiều khi chênh lệch này cao hơn 100 USD. Theo thống kê của Cafe Control, tỷ lệ cà phê loại I (hạt có kích cỡ trên 6,3 mm) chiếm khoảng 10% sản lượng XK. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa hoà nhập với tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, các DN XK cà phê của VN vẫn còn tập quán mua bán sản phẩm theo mẫu với các chỉ tiêu đơn giản như tỷ lệ hạt đen vỡ, độ ẩm hạt và tỷ lệ tạp chất . nên chưa phản ánh đầy đủ bản chất của chất lượng sản phẩm. Việc thu hoạch quả xanh không những làm giảm chất lượng cà phê nhân XK mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lượng mà thông thường nông dân chưa tính toán hết do hạt chưa phát triển đầy đủ. Hậu quả lâu dài của việc thu hái quả cà phê xanh là kéo dần thời vụ thu hoạch vào cuối mùa mưa gây nhiều bất lợi cho chế biến, đồng thời, làm tăng thêm nhu cầu tưới nước trong mùa khô. Ngoài ra, tập quán thu hoạch bằng cách tuốt tất cả quả có trên cây từ quả xanh non đến quả cà phê chín còn tiềm ẩn một nguy cơ lây nhiễm nấm mốc. 1.2 Thị trường xuất khẩu: Độ phủ sóng của café Việt đến thời điểm này là khá rộng, trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đức, Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh vẫn là những thị trường nhập khẩu hàng đầu của cà phê Việt Nam, và gần đây nổi lên thị trường Nga. Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho Đức - một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất châu Âu.Trong năm 2007, Việt Nam đã cung cấp cho thị trường Đức 234.000 tấn, trong tổng số 1,1 triệu tấn cà phê nhập khẩu của nước này. Những năm gần đây, người Đức đã trở nên quen thuộc với Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 8 Đề án môn dự báo hương vị đậm đà của cà phê Việt Nam nên trong tương lai Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu tới thị trường này. Tại thị trường Marốc với nhu cầu nhập khẩu chỉ khoảng 28.000 tấn cà phê mỗi năm, Việt Nam cũng cung cấp tới gần 11.000 tấn trong năm 2007 và con số này đang tăng mạnh trong năm 2008, tiến tới chiếm một nửa số lượng cả phê nhập khẩu ở nước này (13.000 - 14.000 tấn). 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam(2001) STT Tên nước Số lượng (tấn) Trị giá (USD) Tỷ phần so tổng xuất khẩu (%) 1 Bỉ 138.603 57.947.984 15,85 2 Mỹ 137.501 59.371.585 15,72 3 Đức 134.321 60.054.805 15,36 4 Tây Ban Nha 73.852 31.666.889 8,44 5 Ý 62.559 27.796.789 7,15 6 Pháp 45.998 20.147.381 5,26 7 Ba Lan 38.155 17.171.839 4,36 8 Anh 30.153 13.055.058 3,45 9 Nhật 26.905 13.274.686 3,08 10 Hàn Quốc 26.288 11.310.104 3,01 1.3 Giá cả và chất lượng sản phẩm Theo Trưởng nhóm phân tích chiến lược của ICO "Việt Nam là quốc gia được công nhận có chi phí sản xuất thấp nhất nhưng cho sản lượng cao nhất trong số các nước xuất khẩu cà-phê Robusta". Là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về café, song Việt Nam luôn phải xuống nước một bước, chịu mức giá thấp hơn các nước như Brazil. Theo ông Vân Thành Huy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư XNK Đắk Lắk, thói quen chào bán và xuất khẩu cà phê sơ chế theo tiêu chuẩn 13-5-1 (thuỷ phần, hạt đen vỡ, tạp chất…) với giá thường thấp hơn so với thị trường cùng loại, cụ thể so với giá LIFFE (London) trừ từ 120-240 USD/tấn đã khiến nông dân và nhà xuất khẩu Việt Nam bị thua thiệt lớn. Bài toán khẳng định vị thế ngành café Việt trên trường quốc tế càng nan giải hơn khi ngoài những điểm yếu về mặt chất lượng và công nghệ, café Việt vẫn chưa có nổi thương hiệu mạnh tương xứng với độ phủ sóng của mình Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 9 Đề án môn dự báo Theo báo cáo của Hiệp hội Cà-phê - Ca- cao Việt Nam, trong sáu tháng tính đến tháng 3-2007, cà-phê xuất khẩu có nguồn gốc Việt Nam chiếm 88% trong tổng số cà-phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới. Cùng một loại sản phẩm, nhưng giá cà-phê xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn các nước trong khu vực từ 50 đến 70 USD/tấn, nhiều khi sự chênh lệch này còn lên đến 100 USD. Nguyên nhân bởi từ trước đến nay, cà-phê xuất khẩu của nước ta được đánh giá theo tiêu chuẩn cũ của năm 1993 (TCVN: 4193-93). Theo tiêu chuẩn này, sản phẩm hầu hết được bán ở dạng "thô". Ðây là tiêu chuẩn phổ biến mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để xuất khẩu cà-phê Robusta (R2), tức là cà-phê có độ ẩm 13%, tạp chất 1%, hạt đen vỡ 5% và hạt trên sàn 13 đạt 90%. Và như vậy, vô hình trung chúng ta đã xuất khẩu cả một lượng cà-phê xấu đáng lẽ phải được thải loại. Các nhà thu mua cà-phê R2 đã tìm cách ép giá, trừ hao hụt tạp chất, hạt đen vỡ khi ký hợp đồng nên kim ngạch xuất khẩu cà-phê của chúng ta không tăng cao cho dù sản lượng tăng rất cao. Vì vậy, cà-phê Việt Nam phải bán với giá thấp hơn rất nhiều so với thế giới. Chúng ta đã có tiêu chuẩn 4193/2005 dành cho café, song thực tế chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp xuất khẩu café áp dụng tiêu chuẩn này. Chỉ một số ít doanh nghiệp đã nhận thức được điều này và đầu tư vào chế biến café hoà tan, nâng cấp chất lượng café như Trung Nguyên, Thanh Hoà… 1.4 Những biến động xuất khẩu trong thời gian qua Tháng 2/2008 giá cà phê trên các thị trường đã liên tục tăng với tốc độ nhanh, lên những mức cao mới, cụ thể: - Giá cà phê Arabica giao ngay ngày 15/2 lúc mở cửa đạt 144,51 UScent/Lb (3.190 USD/tấn), tăng 7% (202 USD/tấn) so với hồi đầu tháng - Tại London, giá cà phê Robusta giao ngay hai tuần qua đã tăng 8,5% (170 USD/tấn), lên 2.180 USD/tấn. - Tại châu Á,So với cùng kỳ năm trước, giá cà phê Arabica tại New York hiện đã tăng 25,1%, giá cà phê Robusta tại London đã tăng 39- 41%. - Theo Dow Jones, xuất khẩu cà phê của Brazil trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì mức thấp. - Tại Việt Nam, sản lượng cà phê vụ 2007/2008 ước tính sẽ giảm hơn 14% so với vụ trước, còn 15,9 triệu bao. Các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đang hạn chế bán ra, giá cà phê nội địa tiếp tục tăng nhanh. Nguyễn Thị Thu Quyên_KTPT47A 10