Thứ Hai, ngày 16 tháng 04 năm 2018 Toán Tiết 151 Thực hành (tiếp theo)I. Mục tiêu: Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình. HS HTT: Tính được độ dài đoạn thẳng; HS CHT: Vẽ được được đoạn thẳng biểu thị chiều dài.II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia xăngtimét và bút chì.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của GVHoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS đo chiều dài, chiều rộng phòng học Nhận xét, tuyên dương2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong giờ thực hành trước các em đã biết cách đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B trong thực tế, giờ thực hành này chúng ta sẽ vẽ các đoạn thẳng thu nhỏ trên bản đồ có tỉ lệ cho trước để biểu thị các đoạn thẳng trong thực tế.b. Hướng dẫn thực hành: Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB: GV nêu ví dụ trong Sgk159: Một em học sinh đo độ dài đaọn thẳng AB trên mặt đất được 20 cm. Hãy vẽ đoạn thẳng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400. Hỏi đáp : Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định được gì ? Có thể dựa vào đâu để tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ ? GV nêu yêu cầu : Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ ? Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm ? Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm. GV yêu cầu HS : Hãy vẽ đoạn thẳng AB dài 20cm trên bản đồ tỉ lệ 1:400. Thực hành: Bài tập 1: Yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước. GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1:50 . 3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà chuẩn bài bài sau: “Ôn tập về các số tự nhiên”. Nhận xét tiết học. HS thực hiện HS nhận xét HS lắng nghe HS nghe yêu cầu của ví dụ . Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ. Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ. HS tự tính kết quả vào giấy nháp. Sau đó các em báo cáo kết quả : 20m = 2000cm Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là : 2000 : 400 = 5 ( cm ) Dài 5 cm. 1HS nêu trước lớp. Lớp nhận xét. + Chọn điểm A trên giấy. + Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước. + Tìm vạch chỉ số 5cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ số 5cm của thước. + Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5cm. HS thực hành vẽ . HS nêu (có thể là 3m) HS tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ. + Chiều dài bảng lớp là 3m. + Tỉ lệ bản đồ 1 : 50 3m = 300cm Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50 là : 300 : 50 = 6 ( cm ) HS nhận xét Cả lớp lắng ngheTập đọc Tiết 61 Ăng – co VátI. Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục. Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi Ăngco Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Campuchia. (trả lời được các câu hỏi Sgk) KNS: Xác định giá trị tôn trọng cơng trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Campuchia; Suy nghĩ sang tạo; Lắng nghe tích cực GD BVMT: Thấy được vẽ đẹp hài hòa của khu đền Ăngcovát trong vẽ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn. HS HTT: Đọc diễn cảm bài tập đọc; HS CHT: Trả lời được câu hỏi 1, 2II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn các câu luyện đọc.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của GVHoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: “Dòng sông mặc áo” 2HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi của bài thơ. Nhận xét, tuyên dương2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến với đất nước Campuchia, thăm một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơme đó là Ăng–co Vát.b. Hướng dẫn luyện đọc: GV gọi 1HS đọc GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. Đọc diễn cảm cả bài. c. Tìm hiểu bài: Đoạn 1 : 2 dòng đầu Ăng – co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? Đoạn 2 : Tiếp theo … kín khít như xây gạch vữa. Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ? Đoạn 3 : phần còn lại. Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp ? GV giảng : Khu đền Ăng co Vát quay về hướng Tây nên vào lúc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời vàng soi vào bóng tối cửa đền, vào những ngọn tháp cao vút, những thềm đá rêu phong, làm cho quan cảnh có vẻ uy nghi gợi sự trang nghiêm và tôn kính, thâm nghiêm một cách kì lạ. Gọi HS nêu ý chính của từng đoạn. Hỏi đáp : Bài Ăng co Vát cho ta thấy điều gì ? Nội dung: Ca ngợi Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ – me. d. Đọc diễn cảm: Gọi 3HS tiếp nối nhau đọc cả bài. Lớp theo dõi. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 : “ Toàn bộ khu đền quay về hướng tây . . .từ các ngách ”. GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng đọc thể hiện tình cảm kính phục, ngưỡng mộ với một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của Ăng – co Vát.3. Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn . Chuẩn bị: “Con chuồn chuồn nước”. GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi. HS nhận xét HS đọc toàn bài . HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 1,2 HS đọc cả bài . HS đọc phần chú giải Sgk124. Lớp đọc thầm. HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Ăng – co Vát được xây dựng ở Campuchia từ đầu thế kỉ thứ mười hai. Gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng. Những tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá , đượv ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. Vào lúc hoàng hôn Ang – co Vát thật huy hoàng . + Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền . + Những ngon tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt . + Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi , thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng , khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách . HS trao đổi và nối tiếp trả lời : + Đoạn 1 : Giới thiệu chúng về khu đền Ăng vo Vát. + Đoạn 2 : Đền Ăng co Vát được xây dựng rất to đẹp. + Đoạn 3 : Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền lúc hoàng hôn. Bài ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền Ăng co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt đẹp của nhân dân Campuchia. HS nêu lại. 3HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. HS luyện đọc diễn cảm. HS đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn. HS nhận xét Cả lớp lắng nghe