1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TL CNXh những vấn đề kinh tế ở việt nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH

25 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 43,26 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Đối với nước ta, quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (Năm 1986) và ngày càng được hoàn thiện. Trong giai đoạn đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta nằm trong tình trạng trì trệ và tăng trưởng thấp, sản xuất không đủ cho tiêu dùng, tích luỹ phần lớn là phụ thuộc vào vay mượn từ bên ngoài. Phát triển thị trường hàng hoá thiếu thốn nghiêm trọng, nhất là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu. Cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngành kinh tế xã hội phần lớn đã xuống cấp và lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được đánh dấu là một bước ngoặt lịch sử đổi mới tư duy và đường lối phát triển đất nước trong thời kì mới: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp; thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời, xác định ngày càng rõ quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Làm tốt những nhiệm vụ căn bản đó của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ngày đăng: 05/07/2018, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w