1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Du Ký Việt Nam.

20 270 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

Đây là hồ Ba Bể và núi Dục Thúy, kia là Chùa Thầy cùng với Chùa Hương… Một chuyến Ai Lao hành trình hay một lần Pháp du cũng là dịp để mở rộng tầm nhìn ra thế giới… Qua tập du ký, người

Trang 1

Giới Thiệu Sách: Du Ký Việt Nam (Trọn Bộ 3 tập)

Du Ký Việt Nam là một tuyển tập gồm 3 tập giới thiệu những bài du ký in trên tạp chí Nam Phong (1917-1934), giới thiệu những cuộc hành trình đi qua các vùng đất ở Việt Nam và một vài nơi ở nước ngoài vào đầu thế kỷ, khi mà các phương tiện giao thông còn thô sơ, việc đi lại còn rất hạn chế và khó khăn Từng địa danh nổi tiếng trên bản đồ đất nước, từng cảnh đẹp và di tích lịch sử hiện dần lên trước mắt người lữ hành Đây là

hồ Ba Bể và núi Dục Thúy, kia là Chùa Thầy cùng với Chùa Hương… Một chuyến Ai Lao hành trình hay một lần Pháp du cũng là dịp để mở rộng tầm nhìn ra thế giới…

Qua tập du ký, người đọc có thể hình dung một phần cuộc sống và sinh hoạt của dân ta ở mọi miền đất

nước đầu thế kỷ, thấm được cái tình của cha ông ta đối với non sông gấm vóc, cùng niềm tự hào về đất nước quê hương.

Đầu thế kỷ XX, trước "làn gió" hiện đại của phương Tây, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng và tiếp thu

nhiều nét mới: cùng với Thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch… các tác phẩm tùy bút, du ký…

phát triển khá nhiều Trên Nam Phong tạp chí, tờ báo

chuyên về học thuật, uy tín của học giả Phạm Quỳnh

đã xuất hiện đều đặn, thường xuyên mục Du ký Mục

này nhận được sự cộng tác thường xuyên của nhiều cây bút từ Bắc vào Nam.

Trang 2

Trên Nam Phong tạp chí, độc giả được thưởng thức

những bài du ký về thắng cảnh của một địa phương,

mang tính chất địa lý, lịch sử như Bài ký phong thổ

tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Văn Bân, loạt bài viết về

phong cảnh Hà Tiên của Đông Hồ, Mộng Tuyết… Hay các bài viết về những chuyến đi vượt ra khỏi biên giới

Việt Nam lúc bấy giờ như Pháp du hành trình nhật ký

của Phạm Quỳnh, ghi chép những điều tai nghe mắt

thấy trong chuyến đi Pháp 6 tháng, Hạn mạn du ký của

Nguyễn Bá Trác lấy bối cảnh Thái Lan (Siam), Nhật

Bản, Trung Quốc Ai Lao hành trình của Trần Quang

Huyến thì miêu tả một chặng đường dài từ Hà Nội lên Hải Phòng, đi tàu thủy vào Sài Gòn, sang Campuchia, lên Lào Các bài viết như thế đều mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội.

Việt Nam giai đoạn này là một xã hội thuộc địa, nửa thực dân, nửa phong kiến, với việc phân chia đất nước thành ba miền, chia để trị, chế độ kiểm duyệt khắt khe Chính vì vậy, việc đây đó qua các bài viết đăng trên

Nam Phong tạp chí có những dòng ca ngợi Nam triều,

ca ngợi nước Pháp và người Pháp như là những

người có công bảo hộ, khai phá văn minh… là điều dễ hiểu NXB Trẻ cho biết, tôn trọng những yếu tố chân thực của bối cảnh lịch sử, những người thực hiện bộ sách quyết định vẫn giữ nguyên không lược bỏ những đoạn viết như thế.

Bởi vì, chính Phạm Quỳnh, ông chủ bút của Nam

Phong tạp chí cũng đã thể hiện tình cảm thiết tha, mặn

nồng với quê hương đất nước qua ngòi bút: "Huống chi tuy khác xứ mà cũng đất nước nhà, tuy người lạ

mà cùng là anh em, thời càng quen biết lại càng đậm

đà cái tình máu mủ, càng đằm thắm cái nghĩa quê

hương" (trích Một tháng ở Nam Kỳ)

Anh Vân

Trang 3

Du ký, như đã nói, là cái Viết của sự Đi Xưa kia mặc dù có câu ca dao truyền miệng “Đi cho biết

đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” nhưng người dân quê ngại xê dịch, ngại thay đổi, ngại ngăn núi cách sông, lại nữa là thiếu thốn phương tiện di chuyển, đi lại Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nước ta bị cuốn vào vòng quay của thế giới hiện đại, con người bị thúc bách phải đi, và dần thấy có nhu cầu đi, đi rồi thì lại thấy thúc bách phải viết ra những điều mình mắt thấy tai nghe cho người trong nước đọc

Du ký như một thể tài

1 Thể tài du ký có thể bao gồm một phạm vi rất rộng Duy danh mà nói thì du ký là tất cả những ghi chép khi đi đến một nơi nào đó Đi rồi Viết Thế thì trong văn học trung đại loại thơ đi sứ có thể coi là những tác phẩm du ký tiêu biểu Mà chẳng cứ gì đi sứ, các nhà nho-ông quan ngày xưa mỗi lần lai kinh ứng thí hay đáo nhậm quan nơi nào là đều có thơ về cảnh sắc dọc đường mình đi và ở nơi mình đến Thơ vịnh cảnh ở ngoài nơi chốn mình sống của các nho gia, đó

Trang 4

cũng là du ký Đọc thơ Hồ Xuân Hương thì rõ là thơ du ký, bước chân bà đến đâu là có thơ ghi lại đến đó

Trong tiếng Anh tên gọi “travel literature” là để chỉ những cái viết lấy cảm hứng từ sự thích đi, từ những cuộc hành hương, những chuyến công cán sự vụ, từ những cuộc thám hiểm địa lý hay tìm kiếm lợi nhuận ở các vùng đất khác, đất mới Và như thế thì hầu như ở mọi thời và mọi nền văn hóa đều có du ký, vì ngay từ thời xưa phương tiện giao thông khó khăn nhưng con người cũng đã phải di chuyển đi đây đi

đó vì nhiều lý do Du ký là thể tài trung gian giữa thực và

hư, tự truyện và dân tộc học, nó kết hợp nhiều bộ môn hàn lâm, nhiều phạm trù văn học và nhiều mã xã hội Nó cũng nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến quyền lực và sự tu thân, đến sự biểu hiện văn hóa cũng như sự tưởng tượng Tóm lại,

Đi, và Thấy cảnh và người, sự và việc, rồi Viết ra cảnh ấy người ấy, sự ấy việc ấy, kèm theo nghĩ suy, cảm xúc của mình, có khi còn là phân tích, khảo cứu, ấy là du ký

Trang 5

Ở phương Tây những tác phẩm du ký đầu tiên là những ghi chép từ những cuộc thám hiểm các vùng đất mới Khi một thế giới mới mở ra và những giống loài quý, những sản vật hiếm được mang về từ những miền xa thì cơn khát hiểu biết về các cuộc phiêu lưu của những người thám hiểm nổi lên Làn sóng du ký đầu tiên ở thế kỷ sau

Columbus chứa đầy những chuyện kể anh hùng

về các cuộc thập tự chinh, các cuộc chính phục

và các cuộc hành hương Nhưng khi tính xác thực của các chuyện đó bị hoài nghi và giá trị đối với triết học tự nhiên của những hiện tượng mới phát hiện được coi trọng thì một loại viết du ký khác nổi lên Loại viết này bao gồm các “ghi chép thực tế” và những “chuyện kể xác thực” và thường do các nhà lịch sử tự nhiên và triết học

tự nhiên thực hiện Và như vậy ở phương Tây các tác phẩm du ký nhanh chóng trở thành một nguồn tri thức quan trọng trong triết học tự nhiên

Trên thế giới, người ta cũng phân du ký ra làm mấy kiểu, chủ yếu căn cứ vào chủ thể viết Kiểu những người lãng du và kiếm sống bằng những

Trang 6

bài viết về các chuyến đi Kiểu đi chỉ là cái cớ để viết những bài bàn về quốc gia, dân tộc như trường hợp nhà văn được giải Nobel V S Naipaul Kiểu của các nhà tự nhiên học như Charles Darwin, du ký nhưng là sự phân tích tự nhiên dưới góc độ khoa học Kiểu các nhà văn đi rồi viết như John Steinbeck Nhưng lưu ý là các

tác phẩm hoàn toàn hư cấu như Odyssey của Homer, Thần khúc của Dante, Những chuyến du

hành của Gulliver của Jonathan Swift ở châu Âu

cũng được coi là du ký

2 Du ký, như đã nói, là cái Viết của sự Đi Xưa kia mặc dù có câu ca dao truyền miệng “Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” nhưng người dân quê ngại xê dịch, ngại thay đổi, ngại ngăn núi cách sông, lại nữa là thiếu thốn phương tiện di chuyển, đi lại Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nước ta bị cuốn vào vòng quay của thế giới hiện đại, con người bị thúc bách phải đi, và dần thấy có nhu cầu đi, đi rồi thì lại thấy thúc bách phải viết ra những điều mình

Trang 7

mắt thấy tai nghe cho người trong nước đọc Trước là để chia sẻ cái nhận biết, cái cảm giác, cảm xúc của cá nhân Sau nữa là để hối thúc mọi người hãy mạnh dạn đi đến những chốn lạ, những miền xa, thử đặt mình vào hoàn cảnh địa

dư khác, từ đó mà năng động mình hơn, có hiểu biết mới hơn, dám nghĩ dám làm hơn, yêu đất nước xứ sở mình hơn Ông chủ bút Nam Phong chắc đã có cái sở nguyện ấy nên mới mở ra đề mục du ký trên tờ tạp chí của mình để đăng tải các cái viết thuộc dạng này Và ông đã được đáp ứng Nhiều bài viết gửi đến Nhiều người viết ý thức rõ cái mình viết nên tên bài thường có kèm theo các chữ “ký”, “du ký”, “du đàm”, “thuật chuyện” Bây giờ lật giở lại 62 tác phẩm được coi

là du ký đã đăng ở Nam Phong suốt 17 năm tồn tại của nó, ta thử xem mấy điều

Thứ nhất là không gian đi Các tác giả du ký đã

mở rộng tầm mắt cho độc giả bằng những cuộc

đi rộng khắp đất nước và dài ra cả ngoài nước Vào Nam kỳ, đến Huế, ra Phú Quốc, rồi nào là Hải Dương, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Cao Bằng, Nghệ

Trang 8

Tĩnh Non sông một dải chữ S lâu nay bị cách biệt trong tầm nhìn, nơi này không biết nơi kia, người trong một nước mà không rõ địa dư từng vùng, nay đọc các bài du ký trên Nam Phong như được đưa chân đến tận những nơi chưa biết để thấy để nghe những điều lạ lẫm, mới mẻ Lạ lẫm, mới mẻ hơn nữa là những người viết du ký còn dẫn đưa người đọc sang Lào, đến Hương Cảng, Nhật Bản, Trung Quốc, tới tận nước Pháp Cả một trời đất mới mở ra trước mắt người đọc khiến thích thú và giật mình

Thứ hai là thời gian đi Có những cuộc chỉ là đi ngắn, một đêm, vài ngày, đến một nơi cụ thể như

là « Đêm tháng sáu chơi hồ Hoàn Gươm », hay

« Trẩy chùa Hương » Lại có những cuộc đi dài mười ngày («Mười ngày ở Huế»), một tháng («Một tháng ở Nam Kỳ»), hoặc hơn Thời gian ngắn, dài của những cuộc đi quy định tính chất bài viết Có những bài chỉ mô tả sự việc, kể chuyện chơi, như là một thứ ghi chép chuyến đi.

Có những bài đi sâu trình bày, phân tích, như là một thiên khảo cứu khoa học Nhưng dù thời

Trang 9

gian thế nào, các bài du ký ở đây đều thuộc loại

du ký du lịch chứ không phải du ký thám hiểm

Thứ ba là thành phần người đi Có người nho học, có người tây học; có người là viên chức, giáo chức, có người là nhà báo nhà văn, nhà khảo cứu Có người đi vì sự vụ, công vụ, có người đi chỉ vì ý thích cá nhân, đi chơi thôi Do

đó mà cái viết cũng đậm nhạt khác nhau, sâu nông khác nhau, tùy những sở đắc, kiến văn của mỗi người khi đến một nơi nào đó

3 Phạm Quỳnh hẳn nhiên là một tác giả nổi bật

và chủ chốt trong loại văn du ký trên Nam Phong Tôi nói hẳn nhiên không phải chỉ vì ông là chủ bút, là người có ý thức khơi nguồn viết này (cũng như các nguồn viết khác) Hẳn nhiên là vì Phạm Quỳnh đã đi nhiều viết nhiều (trong 62 bài tuyển

ở đây ông có gần mười bài, trong đó có những bài rất đặc sắc in được thành sách riêng) và điều này quan trọng nhất, ông viết du ký theo đúng như yêu cầu và đặc điểm của thể tài này Chỉ một chuyến trẩy chùa Hương thôi nhưng ông không

Trang 10

chỉ đi và kể, mà còn luận và bàn Bàn về tính cách tín ngưỡng của người Việt Bàn về tương quan giữa đạo Phật và đạo Nho ở nước ta Luận về cái cách đi lễ chùa chiền của người dân: «Các đám đông ở nước mình thật là không có kỷ luật, không có trật tự gì cả, rất tạp đạp, rất hỗn độn, dầu ở nới lễ bái kính trọng cũng kẻ đi người lại,

kẻ đứng người ngồi, nói nói cười cười, kêu kêu gọi gọi, ồn ào lộn xộn, khó mà nghiệm cho được cái tâm lý của những người ngẫu hợp lại đó » Nói thế là từ bài du ký ông đã nêu lên một nét tâm

lý phổ biến của người Việt rồi

Phạm Quỳnh viết du ký có chủ đích, có phương pháp hẳn hoi Đó là «tường thuật những sự tư tưởng cảm giác», là «kể những sự kinh lịch kiến văn », không phải làm văn, không muốn « khoe với ai cái văn chương xốc nổi », mà chỉ muốn

«đem lời thành thực mà giãi bày bàn bạc cùng quốc dân, hoặc trong lòng nhiệt thành có người cảm, lời bàn ngay có kẻ nghe, ấy là mãn nguyện vậy » Trong cùng một năm 1919 ông đến Huế mười ngày, sau đó vào Nam Kỳ một tháng Từ hai

Trang 11

nơi về ông đều có hai bài viết công phu, kỹ lưỡng Nhưng ông phân biệt tính cách hai cuộc

du lịch khác nhau Ở Huế là «đi vãn cảnh một nơi đất cũ, còn đầy những dấu tích đời xưa, mỗi bước như động đến tấm lòng hoài cổ, chạnh những nông nổi cố hương» Ở Nam Kỳ là «một nơi đất mới, mới đủ đường: địa chất, lịch sử, văn hóa đều là mới cả; người ta đương hăm hở về đường tiến thủ, muốn bước cho chóng, lên cho mau, chưa từng bận lòng đến những nỗi thương

cũ tiếc xưa, phiền xa buồn muộn» Do hai chuyến

đi khác nhau như thế nên «lời kỹ thuật tất cũng không in một giọng, đó là một lẽ tự nhiên, không lấy gì làm lạ» (II, 146 - 147) Lại nữa, khi đi chơi Lạng Sơn, Cao Bằng về, trong bài viết ông lại có dịp trình bày quan niệm của mình Thứ nhất, không cứ phải đi Tây đi Tàu mới gọi là đi «du lịch » rồi về viết «du ký», mà đi trong nước nơi gần nơi xa cũng về viết được Thứ hai, viết du ký nhà văn thường có lắm khóe khôn ngoan, đi ít nhưng viết ra nhiều là do lấy sách vở bù vào, nhưng ông không làm vậy Phạm Quỳnh phân biệt văn du ký và văn khảo cứu: «Văn kỷ sự

Trang 12

không phải là văn khảo cứu, nhà văn càng phải nên phân biệt lắm Văn kỷ sự là cứ sự thực mà thuật lại, cốt lấy tự nhiên giản dị, ngoài sự thực

có thể điểm chút cảm tưởng riêng, cũng là do sự thực mà phát ra, càng có cái vẻ thật thà mới mẻ lại càng hay, bất tất phải bàng sư bác tập, điển cố

xa xôi làm gì Văn khảo cứu thời là cóp nhặt các sách vở, so sánh các tài liệu, tra tìm phải cho rộng, dẫn chứng phải cho nhiều, chứng cứ càng nhiều, khảo sát càng kỹ, lại càng có giá trị; đó là việc của nhà bác học, không phải việc của kẻ đi chơi (tôi nhấn mạnh câu này - PXN) Đương kể chuyện đi chơi mà phút chốc lên mặt ông giáo, đăng đàn giảng học, dạy cho một hồi về địa dư lịch sử, thời đối với người nghe chuyện không khỏi mang tiếng « vô duyên » vậy Nghĩ thế nên bao nhiêu sách tây sách nho soạn ra để kê cứu, đều xếp lại cả, quyết định chỉ làm một bài thuần

kỷ thuật sự đi chơi, không để cho dính cái hôi hám chốn thư viện mà muốn cho nhiễm cái khí vị miền thượng du » (II, 489)

Trang 13

Và viết du ký, cũng như ở mọi bài viết thuộc các thể tài khác của mình, Phạm Quỳnh đều nghĩ tới

sự tiến bộ, phát triển của dân của nước Kết thúc

«Một tháng ở Nam Kỳ» ông viết : « Tôi càng đi

du lịch trong Nam Kỳ lại càng thấy cái cảm giác

rõ ràng rằng người Nam người Bắc thật là con một nhà, nếu biết đồng tâm hiệp lực thì cái tiền

đồ của nước Nam ta không thể nào hạn lượng cho được Tôi xin đốt lửa thắp hương mà cầu nguyện cho cái mối đồng tâm ấy ngày một bền chặt, thật là may cho nước nhà lắm lắm » Kết thúc «Chơi Lạng Sơn, Cao Bằng» ông cũng nặng lòng với trách nhiệm của nhà văn ở đời là người gióng lên tiếng kêu cho mọi người nghe thấy đồng điệu mà đồng tình, đồng thanh mà đồng cảm, « nhân đó mà nhà văn cùng với các bạn đọc văn, thường có một cái cảm tình riêng, đi ra ngoài mới viết nhiều khi cũng đằm thắm mà sâu

xa vậy» (II, 505) Tinh thần tự hào trước vẻ đẹp non sông đất nước, cùng với khát vọng thức tỉnh, thúc giục đồng bào trong nước tiến lên cho bằng người thấy ở Phạm Quỳnh cũng là tinh thần chung của các tác giả viết du ký trên Nam Phong.

Trang 14

Văn du ký của Phạm Quỳnh vừa tỉ mỉ, vừa sâu sắc Đọc ông càng thấy kinh ngạc trước sức đi sức viết và sức nghĩ của một con người tưởng chỉ là « tiên sinh kính trắng » ngồi ở phòng giấy

4 Đóng góp của Phạm Quỳnh và các tác giả viết

du ký trên Nam Phong không chỉ là kiến thức và

tư liệu, mà còn là một lối viết văn theo hướng hiện đại, cố gắng gãy gọn, khúc triết và trong sáng để cải cách dần lối từ chương khoa cử của văn chương cũ Về mặt đóng góp cho tiếng Việt

và cho văn chương Việt bằng chữ quốc ngữ thì thể du ký đã phát huy tác dụng tích cực và có ảnh hưởng lớn Bởi vì văn du ký là kể sự tả việc,

là thống kê phân tích, là suy luận diễn dịch Cảm xúc của người viết được diễn tả cũng phải bám theo sự, theo việc, tuân theo logic của thực tế những cái mắt thấy tai nghe Lấy thí dụ như tác

phẩm Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác Đây là

chuyện kể về hành trình đi ra thế giới từ trong nước sang Băng Cốc, đến Hương Cảng, qua Nhật Bản, về Trung Quốc Nguyên văn bằng chữ

Ngày đăng: 07/08/2013, 01:25

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua tập du ký, người đọc có thể hình dung một phần cuộc sống và sinh hoạt của dân ta ở mọi miền đất  nước đầu thế kỷ, thấm được cái tình của cha ông ta  đối với non sông gấm vóc, cùng niềm tự hào về đất  nước quê hương. - Du Ký Việt Nam.
ua tập du ký, người đọc có thể hình dung một phần cuộc sống và sinh hoạt của dân ta ở mọi miền đất nước đầu thế kỷ, thấm được cái tình của cha ông ta đối với non sông gấm vóc, cùng niềm tự hào về đất nước quê hương (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w