MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hình thành và phát triển, báo chí Việt Nam đang ngày càng đa dạng các loại hình, từ báo in, phát thanh, truyền hình cho đến báo mạng điện tử. Trong đó, báo mạng điện tử là loại hình dần chiếm ưu thế trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, trở thành kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến tin tức nhanh chóng, kịp thời tới công chúng. Hiện nay, bên cạnh việc truy cập báo mạng điện tử thông qua máy vi tính (desktop, laptop), công chúng cũng có thể truy cập ngay trên các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng, ereader, PDA… Trong đó, điện thoại di động và máy tính bảng là 2 thiết bị được sử dụng nhiều nhất để truy cập vào các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam nhanh chóng, tiện lợi mà không cần thiết phải có máy vi tính bên cạnh. Hiện nay, các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam trong quá trình phát triển cũng dần đẩy mạnh việc xây dựng báo mạng điện tử dành cho các thiết bị di động để đáp ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng. Đây chính là điều đang được các tờ báo mạng điện tử quan tâm. Tuy nhiên, nói về sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay vừa có ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục khi đa phần các tờ báo mạng điện tử chỉ thay đổi giao diện trang báo còn nội dung các bài báo vẫn giống như khi độc giả truy cập bằng máy vi tính. Điều này, phần nào gây khó khăn cho độc giả khi tiếp nhận thông tin từ báo mạng điện tử bằng các thiết bị di động. Từ những lý do nói trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay” để chỉ ra và phân tích những ưu điểm, hạn chế, thực trạng việc phát triển phiên bản này qua việc khảo sát 3 tờ báo mạng điện tử VTV.vn, Tuổi trẻ Online và VietnamPlus.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển, báo chí Việt Nam đang ngày càng đa dạng các loại hình, từ báo in, phát thanh, truyền hình cho đến báo mạng điện tử Trong đó, báo mạng điện tử là loại hình dần chiếm ưu thế trong
hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, trở thành kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến tin tức nhanh chóng, kịp thời tới công chúng
Hiện nay, bên cạnh việc truy cập báo mạng điện tử thông qua máy vi tính (desktop, laptop), công chúng cũng có thể truy cập ngay trên các thiết bị
di động như điện thoại di động, máy tính bảng, e-reader, PDA… Trong đó, điện thoại di động và máy tính bảng là 2 thiết bị được sử dụng nhiều nhất để truy cập vào các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam nhanh chóng, tiện lợi mà không cần thiết phải có máy vi tính bên cạnh
Hiện nay, các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam trong quá trình phát triển cũng dần đẩy mạnh việc xây dựng báo mạng điện tử dành cho các thiết bị di động để đáp ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Đây chính là điều đang được các tờ báo mạng điện tử quan tâm
Tuy nhiên, nói về sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay vừa có ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục khi
đa phần các tờ báo mạng điện tử chỉ thay đổi giao diện trang báo còn nội dung các bài báo vẫn giống như khi độc giả truy cập bằng máy vi tính Điều này, phần nào gây khó khăn cho độc giả khi tiếp nhận thông tin từ báo mạng điện
tử bằng các thiết bị di động
Từ những lý do nói trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay” để chỉ ra và phân tích những ưu điểm, hạn chế, thực trạng việc phát triển
Trang 2
phiên bản này qua việc khảo sát 3 tờ báo mạng điện tử VTV.vn, Tuổi trẻ Online và VietnamPlus
Từ đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục những điều tồn tại để phiên bản báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai – khi báo mạng điện tử đang ngày một lớn mạnh và khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cũng như vị thế trong lòng độc giả
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ khi báo mạng điện tử ra đời và trên đà phát triển hưng thịnh như ngày nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo liên quan đến loại hình báo chí này
Về các công trình nghiên cứu liên quan đến báo mạng điện tử, có thể kể
đến các luận văn thạc sĩ sau: Đặc điểm công chúng độc giả báo Internet Việt Nam của tác giả Hà Thu Hương (Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, 2002); Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử của tác giả Trần Quang Huy (Học viện Báo chí & Tuyên truyền, 2006); Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay của tác giả Phạm Thị Hồng (Học viện Báo chí & Tuyên truyền, 2010); Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam của tác giả Trần Thị Nguyệt Ánh (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2011); Hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại di động của công chúng thanh niên đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước hiện nay của tác giả Hoàng Thị
Thu Hằng (Học viện Báo chí & Tuyên truyền, 2013);…
Còn về các cuốn sách chuyên khảo có: Các thủ thuật làm báo điện tử của tác giả Vũ Kim Hải (2006), NXB Thông tấn, Hà Nội; Báo mạng điện tử -Những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2010), NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Báo chí truyền thông hiện đại của tác giả Nguyễn Văn Dững (2011), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội; Sáng tạo tác
Trang 3
phẩm báo mạng điện tử, của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2014), NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội, Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo của các tác giả TS Nguyễn Trí Nhiệm – TS Nguyễn Thị Trường
Giang (2014), NXB Chính trị quốc gia – Sự thật,…
Ngoài ra, có thể kể đến một số bài viết trên các trang báo mạng điện tử
như: Tin trên mạng có tuổi thọ ngắn của tác giả Thanh An, đăng trên báo điện
tử VnExpress (30/5/2005); Phía sau cuộc đua tăng “hit” của báo điện tử của
tác giả Chi Mai, đăng trên trang ICTNews (Chuyên trang về CNTT của Báo điện tử Infonet – Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 20/6/2011;…
Có thể thấy, với các công trình nghiên cứu và các bài báo kể trên, các tác giả đều đề cập đến báo mạng điện tử ở các khía cạnh như: đặc điểm của báo mạng điện tử, phương pháp sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, cách thức đưa tin trên báo mạng điện tử, hành vi tiếp nhận thông tin của công chúng trên báo mạng điện tử,… nhưng chưa có một công trình cụ thể nào đi sâu vào nghiên cứu xu hướng và thực trạng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay Nên, với đề tài “Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay” mà tác giả đề cập có thể xem là một nội dung mới, phù hợp với mã ngành
Hơn nữa, xu hướng này mới hình thành ở báo mạng điện tử Việt Nam trong những năm gần đây khi công nghệ thông tin phát triển vững mạnh và tỷ
lệ người dùng đọc báo bằng các thiết bị di động tăng lên đáng kể Bởi thế, việc nghiên cứu xu hướng phát triển này của các tờ báo mạng điện tử là điều cần thiết giúp những người làm báo mạng điện tử hiểu và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của công chúng cũng như tìm ra một phần giải pháp để công chúng tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn khi sử dụng phiên bản báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 4
3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua việc khảo sát thực trạng xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xu hướng này phát triển ở Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện những nhiệm
vụ chính sau đây:
- Hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến báo mạng điện tử và sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động: khái niệm xu hướng, thiết
bị di động, báo mạng điện tử; đặc điểm của báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động; vai trò của việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động và những tác động đến thói quen đọc báo mạng điện tử của công chúng;
- Khảo sát trạng xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam thông qua 3 tờ báo VTV News (vtv.vn), Tuổi trẻ Online (tuoitre.vn) và VietnamPlus (vietnamplus.vn);
- Thông qua kết quả kháo sát, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 3 tờ báo mạng điện tử VTV News, Tuổi trẻ Online và VietnamPlus
Lý do tác giả chọn 3 tờ này để kháo sát vì:
- VTV News là tờ báo mạng điện tử thuộc Đài Truyền hình Việt Nam
dù được cấp phép hoạt động báo chí điện tử muộn hơn 2 tờ báo còn lại nhưng trong quá trình phát triển đã xây dựng được trang báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động để đáp ứng kịp thời nhu cầu của độc giả;
Trang 5
- Tuổi trẻ Online là tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in là Báo Tuổi trẻ cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh -Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những tờ báo mạng điện tử uy tín nhất Việt Nam hiện nay, được đông đảo công chúng đón nhận Trong những năm gần đây, Tuổi trẻ Online đã bắt kịp xu hướng phát triển của báo mạng điện tử và cho ra đời trang báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động;
- Còn VietnamPlus cũng là một tờ báo mạng điện tử uy tín, được đông đảo công chúng đón nhận Đây là tờ báo mạng điện tử ứng dụng được nhiều công nghệ hiện đại và có bước đi tiên phong trong việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam ngay từ khi được thành lập (tháng 9/2008)
Hiện tại, có rất nhiều loại thiết bị di động song việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay đa số tập trung vào điện thoại di động và máy tính bảng Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, phân tích sự phát triển của báo mạng điện tử dành cho điện thoại di động và máy tính bảng – hai thiết bị rất phổ biến với công chúng Việt Nam Còn những thiết bị di động khác, chúng tôi sẽ nghiên cứu trong những công trình tiếp theo
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về Internet và hoạt động báo chí; lý luận về báo chí cách mạng Việt Nam
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả phải sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp cho người nghiên cứu nắm
được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiến
Trang 6
thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình;
- Phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp: phương pháp này dùng
để khảo sát, phân tích sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động của 3 tờ báo VTV News, Tuổi trẻ Online và VietnamPlus để rút ra những ưu điểm và mặt tồn tại trong quá trình phát triển này;
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phương phá này dùng để phỏng vấn các
chuyên gia, những nhà báo nổi tiếng, những người nghiên cứu về sự phát triển của báo mạng điện tử để có những ý kiến đánh giá chuyên môn về những ưu điểm, hạn chế khi phát triển hình thức xuất bản báo mạng điện tử trên các thiết bị di động trong tương lai Cụ thể, tác giả đã phỏng vấn 2 nhà quản lý tại
2 trong 3 tờ báo thuộc diện khảo sát: nhà báo Lê Quốc Minh – Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus và nhà báo Vũ Thanh Thủy – Phó Tổng biên tập báo điện tử VTV News
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket: dùng để thu
thập ý kiến của công chúng về vấn đề này Trong quá trình khảo sát, tác giả
đã phát 200 phiếu điều tra tới công chúng
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động, một vấn đề khá mới hiện nay Đề tài góp phần đưa ra những giải pháp, cách thức cụ thể, cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam trong tương lai
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, đề tài đi sâu khảo sát thực trạng xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay, giúp cho người làm báo mạng điện tử thấy được thành công, hạn chế của sự phát triển
Trang 7
này Thông qua quá trình khảo sát, đề tài cũng đóng góp những đề xuất, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam trong tương lai Ngoài ra, đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành báo mạng điện tử; phóng viên, biên tập viên báo mạng điện tử và những người quan tâm tới lĩnh vực này
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Vấn đề phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động
Chương 2 Thực trạng xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị
di động ở Việt Nam
Chương 3 Giải pháp thúc đẩy sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết
bị di động ở Việt Nam
Trang 8
Chương 1 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
DÀNH CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG 1.1 Khái niệm
1.1.1 Xu hướng
1.1.2 Thiết bị di động
1.1.3 Báo mạng điện tử
1.2 Đặc điểm của báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động
1.2.1 Nội dung thông tin ngắn gọn
1.2.2 Đưa thông tin nổi bật trong ngày
1.2.3 Báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động thân thiện với người dùng,
dễ sử dụng
1.2.4 Giao diện trang báo mạng điện tử rút gọn, bắt mắt
1.3 Vai trò của việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động
và những tác động đến thói quen đọc báo mạng điện tử của công chúng
1.3.1 Vai trò của thiết bị di động trong đời sống
1.3.1.1 Trên thế giới
1.3.1.2 Tại Việt Nam
1.3.2 Việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động và những tác động đến thói quen đọc báo mạng điện tử của công chúng
1.3.2.1 Thay đổi phương tiện tiếp nhận thông tin
1.3.2.2 Tăng nhu cầu đọc báo mạng điện tử của công chúng trong khoảng thời gian rảnh rỗi
1.4 Các yếu tố tác động đến xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động
1.4.1 Yếu tố công nghệ - kỹ thuật
1.4.2 Yếu tố nguồn lực
1.4.3 Nhu cầu tiếp nhận
Trang 9
Tiểu kết chương 1
Sự ra đời của Internet cùng với các phát minh khoa học công nghệ hiện đại và tiên tiến, đã dẫn đến sự ra đời của một loại hình báo chí mới là báo mạng điện tử Báo mạng điện tử ra đời đã tạo ra bước ngoặt trong quá trình truyền tin và tiếp nhận thông tin, trong đó nổi bật là ưu thế tích hợp đa phương tiện mà các loại hình báo chí truyền thống không thể có Hàng ngày, báo mạng điện tử cung cấp lượng thông tin lớn, cập nhật, hấp dẫn trong nước
và thế giới Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả xã hội to lớn
Có thể thấy, không chỉ trên thế giới, mà ở cả Việt Nam, ngày càng có nhiều người sử dụng các thiết bị di động và coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống Họ mang theo các thiết bị di động bên mình mọi lúc, mọi nơi và sử dụng chúng vào các mục đích khác nhau như gọi điện, gửi tin nhắn, kiểm tra e-mail, đọc báo, xem phim, xem truyền hình, mua sắm trực tuyến, chơi game… Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và nhu cầu
sử dụng ngày một tăng của con người như hiện nay, việc sở hữu một hay nhiều thiết bị di động không còn là điều hiếm gặp trong cuộc sống Những thiết bị di động này đang đóng vai trò tích cực trong việc con người xử lý các công việc hàng ngày, giúp ích họ trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet, cập nhật tin tức xã hội diễn ra hàng ngày ở mọi lĩnh vực hay đơn giản chỉ để thỏa mãn các nhu cầu giải trí cá nhân
Ngày nay, công chúng báo mạng điện tử cũng được tiếp cận thông tin theo phương thức mới – thông qua các thiết bị di động Vì vậy, việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động được xem là một vấn đề cần thiết
ở Việt Nam hiện nay
Chương 2
Trang 10
THỰC TRẠNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
DÀNH CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về các tờ báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát
2.1.1 VTV News (vtv.vn)
2.1.2 Tuổi trẻ Online (tuoitre.vn)
2.1.3 VietnamPlus (vietnamplus.vn)
2.2 Khảo sát báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động của VTV News, Tuổi trẻ Online và VietnamPlus
2.2.1 Tần suất cập nhật thông tin
2.2.1.1 Điện thoại di động
2.2.1.2 Máy tính bảng
2.2.2 Nội dung thông tin
2.2.2.1 Điện thoại di động
2.2.2.2 Máy tính bảng
2.2.2.3 So sánh giữa các thiết bị di động
2.2.3 Hình thức
2.2.3.1 Điện thoại di động
2.2.3.2 Máy tính bảng
2 3 Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế khi phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam
2.3.1 Thành công và nguyên nhân
2.3.1.1 Thu hút được độc giả
2.3.1.2 Giao diện báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động bắt mắt, dễ sử dụng
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Nội dung bài viết còn dài, gây mỏi mắt