MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ở mỗi thời đại, mỗi giai cấp, việc nghiên cứu khoa học bao giờ cũng đứng trước một loạt vấn đề cấp thiết được đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết vậy là “những vấn đề truyền thống của phương pháp luận khoa học”. Mỗi một môn khoa học lại có cách giải quyết khác nhau tuỳ theo từng thời kì lịch sử, theo từng giai cấp vì xuất phát từ những quan điểm và lợi Ých khác nhau. bộ môn Lịch sử cũng vậy, cũng có những trường phái quan điểm khác nhau trong quá trình nghiên cứu nhưng tiêu biểu là hai trường phái: tư sản và Macxít. Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái này diễn ra dai dẳng và quyết liệt. Sử học Việt Nam đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác Lênin, dựa trên nền tảng phương pháp luận sử học Macxít đã và đang xây dựng cho mình một nền sử học Macxít hiện đại theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác Lênin để nghiên cứu, biên soạn lịch sử, chúng ta đã thường xuyên vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Hai phương pháp này là hai biểu hiện khác nhau của phương pháp biện chứng Macxit. Tuy nhiên, việc hiểu rõ và vận dụng hai phương pháp này là vấn đề rất khó và phải trải qua quá trình lâu dài. Sử dụng tốt hai phương pháp này có tác dụng nâng cao chất lượng công tác sử học. Xuất phát từ vấn đề trên mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài cho tiểu luận của tôi là “Việc vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để nâng cao hiệu quả trong công tác sử học” để góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu một khía cạnh nhá trong phương pháp luận sử học.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Ở mỗi thời đại, mỗi giai cấp, việc nghiên cứu khoa học bao giờ cũng đứng trước một loạt vấn đề cấp thiết được đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết vậy là “những vấn đề truyền thống của phương pháp luận khoa học” Mỗi một môn khoa học lại có cách giải quyết khác nhau tuỳ theo từng thời kì lịch sử, theo từng giai cấp vì xuất phát từ những quan điểm và lợi Ých khác nhau
bộ môn Lịch sử cũng vậy, cũng có những trường phái quan điểm khác nhau trong quá trình nghiên cứu nhưng tiêu biểu là hai trường phái: tư sản và Macxít Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái này diễn ra dai dẳng và quyết liệt Sử học Việt Nam đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác- Lênin, dựa trên nền tảng phương pháp luận sử học Macxít đã và đang xây dựng cho mình một nền sử học Macxít hiện đại theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác- Lênin để nghiên cứu, biên soạn lịch sử, chúng ta đã thường xuyên vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Hai phương pháp này là hai biểu hiện khác nhau của phương pháp biện chứng Macxit Tuy nhiên, việc hiểu rõ và vận dụng hai phương pháp này là vấn đề rất khó và phải trải qua quá trình lâu dài Sử dụng tốt hai phương pháp này có tác dụng nâng cao chất lượng công tác sử học
Xuất phát từ vấn đề trên mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài cho tiểu luận
của tôi là “Việc vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để nâng cao hiệu quả trong công tác sử học” để góp phần nhỏ vào việc nghiên
cứu một khía cạnh nhá trong phương pháp luận sử học
2 Giới hạn của đề tài
Để có sự liên kết lôgic giữa các vấn đề trước hết tôi sẽ trình bày khái quát về hai phạm trù “lịch sử” và “lôgic” Nội dung phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Trang 2Sau đó là việc áp dụng hai phương pháp này trong công tác nghiên cứu lịch sử và qua vài tác phẩm lịch sử cụ thể đễ thấy rõ được vai trò của hai phương pháp này
Tiếp theo tôi sẽ trình bày việc vận dụng hai phương pháp này trong quá trình lịch sử để thấy được những sai lầm và phương pháp vận dụng đúng trong nghiên cứu
rút kinh nghiệm trong quá khứ và có những định hướng mới trong việc vận dụng hai phương pháp này trong công tác sử học để phát huy vai trò của
nó đối với công tác sử học hiện nay
Trang 3NỘI DUNG
I PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LÔGIC.
1.1 Phạm trù “lịch sử” và “lôgic”.
Theo quan điểm Macxít, “lịch sử” là bản thân hiện thực khách quan, tồn tại và phát triển theo mét lôgic khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người Như vậy, “lịch sử” là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát triển của sự vật trong thế giới khách quan, diễn ra theo trình tự thời gian và không gian nhất định với những biểu hiện muôn màu của nó, với những bước quanh
co phức tạp bao gồm cả những tất yếu và ngẫu nhiên, hiện tượng và bản chất, chung và riêng…
Trong quá trình hoạt động thực tiễn con người ngày càng nhận thức được thế giới khách quan nhờ nắm được lôgic của sự phát triển Lênin coi
“lôgic là học thuyết về nhận thức, là lý luận về nhận thức Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người…”1 Nh vây, “lôgic” là phạm trù dùng để nêu lên cái chung, cái tất yếu, cái bản chất của quá trình phát triển lịch sử của
sự vật khách quan Lôgic không chỉ phản ánh cái lịch sử của quá khứ, hiện tại
mà còn nói lên khuynh hướng đi lên, vươn tới của lịch sử
Giữa “lịch sử” và “lôgic”luôn có sù thống nhất biện chứng với nhau Lịch sử tức là quá trình phát triển của thế giới khách quan quyết định lôgíc Còn lôgic là sự phản ánh của lịch sử chúng ta có thể thấy rõ tính thống nhất giữa lịch sử và lôgic qua các mối quan hệ với các phạm trù khác như “bản chất” và “hiện tương”, “đơn nhất”, “đặc thù” và “phổ biến”, “lý luận và thực tiễn”…
Trong mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, lịch sử là bản thân hiện thực khách quan phát triển với những hiện tượng muôn màu muôn vẻ, mà lôgic là bản chất của hiện thực đó do sù nghiên cứu lý luận vạch ra
Trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn thì thực tiễn là toàn bộ những hoạt động của con người sáng tạo ra lịch sử, còn lý luận là sự tổng hợp
Trang 4các tri thức về tự nhiên và xã hội tích luỹ được trong quá trình lịch sử Lý luận
có tác dụng chỉ đạo thực tiễn, còn thực tiễn thì ngược lại kiểm tra lý luận, bổ sung cho lý luận
Vì vậy, nếu không nắm vững được tính thống nhất giữa lịch sử và lôgic, chúng ta sẽ không nhận thức được đúng đắn thế giới khách quan, không phát hiện được ra bản chất, qui luật của thế giới, do đó cũng không có hành động đúng để cải tạo thế giới
Trong khi nhấn mạnh tính thống nhất giữa lịch sử và lôgic, triết học macxit không coi đó nh là mét sù đồng nhất hoàn toàn mà lầ sự thống nhất cuả những cái khác nhau có liên quan với nhau Sù khác nhau đó biểu hiện ở chỗ, lịch sử phát triển muôn màu, muôn vẻ nhưng lôgic không phản ánh toàn
bộ, phản ánh một cách thụ động, có tính chất chụp ảnh tiến trình phát triển lịch sử, mà là sự phản ánh “ đã được uốn nắn lại, nhưng uốn nắn theo những qui luật mà bản thân của quá trình lịch sử thực tế đem lại”1 Sù liên hệ đó là
sự liên hệ giữa hiện thực và nhận thức, giữa tồn tại và tư duy, giữa khách quan
và chủ quan
1.2 Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là những biểu hiện khác nhau của phương pháp biện chứng Macxit Hai phương pháp này là sự vận dụng một cách cụ thể các phạm trù biện chứng “lịch sử” và “lôgic” trong công tác nghiên cứu
Phương pháp lịch sử là phương pháp xem các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn cụ thể của nã (ra đời, phát triển và tiêu vong) với mọi tính chất
cụ thể của nã
Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sù vận động của cái khách quan được nhận thức này
Như vậy, lịch sử phát triển một cách có quy luật nên phương pháp lịch
sử chỉ đạt được kết quả khi tác phẩm lịch sử toát lên cái lôgic khách quan của
Trang 5sự phát triển sự vật, tức tác phẩm lịch sử phải có tính chất lý luận Ngược lại,
vì lý luận phải thấm nhuần chủ nghĩa lịch sử, nên phương pháp lôgic phải phản ánh trong tác phẩm một cách đúng đắn tiến trình phát triển lịch sử, tức là tác phẩm lý luận phải thể hiện được bản chất của lịch sử Qua đó ta thấy được phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic có những điểm giống nhau và khác nhau nhưng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau “ về bản chất phương pháp lôgic không phải gì khác mà cũng là phương pháp lịch sử, chỉ
có khác là đã thoát khỏi những hình thức lịch sử của nó và khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên có tác dụng phá hoại của nó”2và phương pháp lôgic “hoàn toàn không nhất định phải đóng khung trong phạm vi trừu tượng thuần tuý Trái lại nó đòi hỏi phải có sù minh hoạ lịch sử, phải thường xuyên tiếp xúc với hiện thực”3 Chính tõ sù giống và khác nhau, sù thống nhất biện chứng giữa hai phương pháp này cho nên trong quá trình nghiên cứu chúng ta cần phải chú ý:
Thứ nhất: không được đồng nhất hai phương pháp này vì mỗi phương
pháp có chức năng của mình
Thứ hai: mỗi sự vật của thế giới khách quan đều có quá trình lịch sử cụ
thể của nó, tức đều có qúa trình vận động biến đổi, phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định Do đó, phải có phương pháp lịch sử diễn lại, miêu tả, quá trình phát triển hiện thực của nã
Thứ ba: con người chỉ có thể nhận thức sự vật hiện tượng trong sù phát
sinh phát triển khi hiểu được bản chất và qui luật của nã Do vậy, phải có phương pháp lôgic, phương pháp này sẽ nêu rõ cái lôgic khách quan của sự phát triển của sự vật
Thứ tư: không được coi thường phương pháp lịch sử còng nh phương
pháp lôgic trong qúa trình nghiên cứu vì thực ra chóng chỉ là hai mặt biểu hiện khác nhau của phương pháp biện chứng Macxit mà thôi Tuy nhiên chúng ta còng không được phủ nhận tính độc lập tương đối của hai phương pháp này
Trang 6II QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LÔGIC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ.
2.1 Những sai lầm khi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong nghiên cứu lịch sử và hậu quả của nó.
2.1.1 Những sai lầm khi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong nghiên cứu lịch sử.
2.1.1.1 Vận dụng phương pháp lôgic một cách máy móc, lấy phương
pháp lôgic thay thế phương pháp lịch sử.
Nền sử học Macxit của chúng ta lấy chủ nghĩa duy vật làm phương pháp tư tưởng Tuy nhiên, chúng ta phải vận dụng chóng một cách linh hoạt chứ không phải là một công thức chết cứng Tuy vậy, từ nhận thức lý luận đến hành động thực tiễn còn là cả một chặng đường gập ghềnh khó khăn Trong nghiên cứu lịch sử, bên cạnh những qui luật chung của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, chúng ta còn vận dụng những kinh nghiệm lịch sử mới được tổng kết Những kinh nghiệm đó thường là biểu hiện của các qui luật đặc thù hay biểu hiện nét đặc thù của qui luật phổ biến ở trong mét nước hay mét khu vực nào
đó và cũng còn đều được thực tiễn mới bổ sung Nếu vận dụng một cách máy móc các kinh nghiệm đó trong công tác nghiên cứu chúng ta sẽ phạm sai lầm biến kinh nghiệm lịch sử thành các định kiến Sau đó cố tìm lấy mét sè tài liệu lịch sử chứng minh cho định kiến đó sẽ dẫn đến làm sai lạc sự thực lịch sử
Định kiến trong nghiên cứu lịch sử còn là cơ sở của chủ nghĩa “đóng màu” lịch sử Đây là “sự tô đậm thêm cho lịch sử những nét mà nó không có hoặc Ýt có”1
Trong công tác nghiên cứu, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa đồ thức lịch
sử thường đưa đến bệnh trích dẫn kinh điển để bảo vệ những điều cần chứng minh chứ không dựa vào tài liệu lịch sử để chứng minh vì lịch sử phong phó
sẽ bác bỏ cái đồ thức máy móc đi Chủ nghĩa đồ thức còn đưa đến sự sắp xếp các sự kiện lịch sử theo mét lôgic máy móc Ví dụ như việc biên soạn một cuốn thông sử, chúng ta dựa vào lôgic phát triển của xã hội là hạ tầng cơ sở
Trang 7quyết định thượng tầng kiến trúc, nhưng lại bỏ qua sù tác động qua lại giữa chóng nên đã viết phần đầu thuần tuý về kinh tế của các thời kì, sau đó mới đến phần chính trị, văn hóa, xã hội…do đó có khi đã đưa ra những chính sách
về kinh tế trước khi viết đến những triều đại hoặc nhà nước đề ra những chính sách Êy
Ngoài ra trong công tác nghiên cứu còn mắc sai lầm là chủ quan, khái quát lôgic thiếu căn cứ, nhận thức sai lệch lôgic phát triển của lịch sử Những thiếu sót này dù vô tình hay hữu ý đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác nghiên cứu lịch sử
2.1.1.2 Vận dụng phương pháp lịch sử đơn thuần tách rời phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic.
Nếu mét số nhà sử học quan tâm trau dồi lý luận macxit nhưng chưa nắm vững quan hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic đã rơi vào thiếu sót vận dụng phương pháp lôgic một cách máy móc coi nhẹ phương pháp lịch sử, thì mét số nhà sử học chịu ảnh hưởng Ýt nhiều của nền sử học
cũ lại lệch về mặt vận dụng phương pháp lịch sử một cách đơn thuần, tách rời phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Theo phương pháp lịch sử macxit gịữa lịch sử và lôgic có sự thống nhất với nhau Nếu chúng ta không nắm được lôgic của sự phát triển lịch sử thì trong quá trình sưu tầm tài liệu chúng ta sẽ không sắp xếp tài liệu một cách khoa học Công tác sưu tầm tài liệu là mét bộ phận quan trọng trong quá trình nghiên cứu, nó đòi hỏi mét trình độ bác học, có tư duy lôgic và có tri thức lịch
sử uyên thâm
Vận dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để nâng cao hơn nữa chất lượng sử học của chúng ta- Văn Tạo- NXB Khoa học xã hội-1970
cũng là quá trình xen kẽ không tách rời nhau Như vậy, nếu chúng ta khôngđặt lịch sử và lôgic trong một thể thống nhất có mâu thuẫn, phát hiện ra
Trang 8lỗ hổng lôgic của lịch sử, dựa vào cái lịch sử mà giải quyết vấn đề thì không thể đẩy công tác sử học tiến lên được
2.1.2 Tách rời quá khứ, hiện tại và tương lai, gạt bỏ khả năng tiên đoán tương lai của công tác sử học.
Đối tượng nghiên cứu của sử học là quá khứ nhưng sử học Macxit không coi qúa khứ là một cái gì đó cô lập, chết cứng trên giấy tờ, mà coi nã là
có những dây liên hệ chằng chịt với cả hiện tại và tương lai Những dây liên
hệ đó biểu hiện ở chỗ lịch sử có tính qui luật, có kế thừa và có mối quan hệ biện chứng với những sự kiện khác cả ở trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Lôgic là phát triển của lịch sử, tính kế thừa lịch sử, các dây liên hệ biện chứng trong lịch sử, cái tồn tại hiện tại trong lịch sử đã nối liền quá khứ, hiện tại với tương lai Cho nên, chỉ có nắm vững mối quan hệ giữa lịch sử và lôgic
để nghiên cứu biên soạn lịch sử mới thấy rõ cái hiện tại cũng là đối tượng của
sử học, mới thấy sử học có khả năng căn cứ vào quá khứ và hiện tại mà tiên đoán tương lai
Tóm lại, người vận dụng phương pháp lịch sử đơn thuần hay coi nhẹ phương pháp lôgic thì không có khả năng tiên đoán tương lai Trái lại người coi thường phương pháp lịch sử chỉ dựa vào lôgic chủ quan, hoặc khái quát lôgic mù quáng thì không thể tiên đoán đúng đắn các khả năng phát triển của tương lai và trong thực tiễn thường đi trệch hướng của tương lai, hoặc không chủ động biến được khả năng tốt nhất trở thành hiện thực
Khuynh hướng miêu tả đơn thuần, kể chuyện vụn vặt kể trên thường đưa đến coi nhiệm vụ của khoa học lịch sử chỉ là biên soạn lịch sử theo trình
tự thời gian, còn việc nghiên cứu lịch sử, phát hiện ra qui luật, chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới là nhiệm vụ của Đảng… Các nhà sử học Macxit quan niệm “Lịch sử là quá trình tiến hoá của nhân loại, và nhiệm vụ của nó là phải tìm ra những qui luật vận động của quá trình đó ”1Vì vậy, việc tổng kết kinh nghịêm, phát hiện qui luật, chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới là mục đích của
sử học Macxit
Trang 92.2 Phương hướng vận dụng đúng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong nghiên cứu lịch sử và dạy học lịch sử.
2.2.1 Coi trọng bước sưu tầm, nghiên cứu, xác minh tài liệu Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu, sự kiện và khái quát, lý luận là vấn đề quan trong.
Tài liệu sự kiện là cơ sở xuất phát của việc khái quát lý luận Tài liệu lịch sử là vô cùng quan trọng đối với công tác sử học Có thể nói không có tài liệu lịch sử thì không có tác phẩm lịch sử; còng nh không có tài liệu khoa học thì cũng không có công trình khoa học chúng ta cần phải sưu tầm được nhiều tài liệu, các tài liệu phong phu sẽ có thể bổ sung cho nhau và chúng ta mới có được tài liệu tương đối chính xác Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin và Hồ Chí Minh là điển hình trong sưu tầm tài liệu “Để viết cuốn Sù
phát triển củachủ nghĩa tư bản ở Nga, Lênin đã đọc, phân tích các sách báo
viết về nền kinh tế Nga lóc bấy giờ, nghiên cứu hàng trăm sưu tập về số liệu thống kê các số liệu thống kê các công trình nghiên cứu về sự phát triển kinh
tế Nga trước và sau cải cách nông nô Người đã trích dẫn và nhắc đến 400 tài liệu gốc ”1
Công tác sưu tầm tài liệu xuất phát từ quan điểm Macxit cho rằng sự kiện, hiện thực cụ thể là cơ sở để khái quát, lý luận Thừa nhận sự kiện của hiện thực là cơ sở của khái quát khách quan, là dựa theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về tính chất vật chất của thế giới Chủ nghĩa Mac- Lênin còng cho rằng những khái niệm khoa học đều được trừu tượng hoá từ những cảm giác và tri giác về hiện thực Nh vậy, sự kiện lịch sử cần cho việc khái quát, lý luận nhưng phải sử dụng loại sự kiện gì và tiêu chuẩn chọn sự kiện Êy phải thế nào?
Lịch sử quá khứ bao trùm nhiều mặt hoạt động xã hội, vì nghiên cứu lịch sử cần phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau, nhưng phải chọn tài liệu sự kiện cần cho việc phân tích khái quát Đó là những tài liệu sự kiện tương đối đầy đủ, chính xác và cùng một loại
Trang 10Sự kiện đầy đủ là phải bao quát đầy đủ những yếu tố của hiện tượng
quá trình nghiên cứu, những mặt cơ bản, đặc trưng các yếu tố của hiện tượng, quá trình mà chúng ta cần nghiên cứu Thực hiện được yêu cầu này có ý nghĩa cực kì quan trọng vì nó bảo đảm nghiên cứu toàn diện các hiện tượng lịch sử
về mặt định lượng và định chất giúp cho nhà khoa học khắc phục việc xuyên tạc lịch sử
Phương pháp luận sử học- Phan Ngọc Liên chủ biên- NXB Đại học sư phạm 2003, trang 189
bà già, đàn bà có thai, con gái, đem lột trần truồng rồi đốt hết quần áo trước mặt họ Những nạn nhân khốn khổ đó mình trần như nhộng, tay trói cánh khuỷu buộc phải chạy khắp các thôn xã dưới làn roi vọt để “nêu gương”!
”1(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996, trang 27) Ở phần sau của tác phẩm khi kêu gọi nhân dân các dân tộc thì Người chủ yếu sử dụng phương pháp lôgic“bằng cách lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ sự thức tỉnh của nhân dân các nước thuộc địa
từ Đông Dương đến Xiri và các dân tộc khác Người rút ra mét luận điểm hết sức quan trọng- một phát hiện lúc bấy giờ mà chỉ có thông qua khảo sát thực tiễn, thông qua việc nắm lịch sử cụ thể mới có được ”1 Người viết “Chủ nghĩa
tư bản là mét con đỉa có một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Nếu muốn giết con vật Êy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra”.2
Nh vậy, việc sử dụng linh hoạt và hợp lí hai phương pháp lịch sử và lôgíc sẽ phát huy kết quả rất cao khi tiến hành nghiên cứu lịch sử Đây là mục tiêu mà các nhà sử học luôn hướng tới và không thể thiếu trong công tác sử học
2.2.2 Phương hướng vận dụng đúng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong dạy học lịch sử.