Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ các trường mầm non công lập quận long biên, hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ các trường mầm non công lập quận long biên, hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ các trường mầm non công lập quận long biên, hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ các trường mầm non công lập quận long biên, hà nội ( Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ HƯƠNG TRÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ
CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN
LONG BIÊN, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ HƯƠNG TRÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN
LONG BIÊN, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN KHẮC BÌNH
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
Tác giả luận văn
Vũ Hương Trà
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên, Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên tại các trường mầm non công lập quận Long Biên đã cộng tác, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Khắc Bình đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và đầy trách nhiệm cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn
Em cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong học tập, nghiên cứu, hoàn thiện luận văn nhưng chắc chắn đề tài còn có thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, đồng nghiệp để đề tài được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018
Tác giả
Vũ Hương Trà
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 10
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 10 1.2 Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non 26
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN LONG BIÊN 28
2.1 Vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát 28 2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non quận Long Biên 31 2.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội: 37 2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐGD trẻ tại các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 46
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ CỦA CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN LONG BIÊN 49
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 49 3.2 Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non 50 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 71 3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của các trường mầm non quận Long Biên 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số liệu cán bộ quản lý và giáo viên 10 trường mầm non 28 Bảng 2.2 Bảng thống kê trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên của 10 trường MN 29 Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của HĐGD trẻ ở trường mầm non 31 Bảng 2.4: Mức độ nhận thức cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu của HĐGD trẻ ở trường mầm non 32 Bảng 2.5: Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 34 Bảng 2.6: Mức độ thực hiện nội dung hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 34 Bảng 2.7: Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 36 Bảng 2.8 Tổng hợp ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý quá trình giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 37 Bảng 2.9: Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện nội dung quản lý chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 39 Bảng 2.10 Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện chỉ đạo các hình thức tổ chức HĐGD trẻ tại các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 41 Bảng 2.11: Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện HĐGD trẻ tại các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 42 Bảng 2.12: Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐGD trẻ tại các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 45 Bảng 2.13: Đánh giá chung về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐGD trẻ tại các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội 46 Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 74 Bảng 3.2: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 76
Trang 91
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hòa chung với xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam đang bước vào thời
kỳ hội nhập khu vực và quốc tế, với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để thực hiện thành công mục tiêu đó, Đảng và nhà nước ta đã đặt giáo dục vào vị trí quốc sách hàng đầu
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước và xã hội Một đất nước, một xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc vào những hạt giống ngày Phần lớn các quốc gia đang coi những năm đầu đời như điểm khởi đầu cần thiết cho một thế
hệ công dân có đủ năng lực
Giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em Những kĩ năng mà trẻ được tiếp thu được trong độ tuổi này sẽ là nền tảng và
sự chuẩn bị để trẻ bước vào các cấp học cao hơn một cách vững vàng
Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho mỗi quốc gia Trẻ được chăm sóc giáo dục tốt ở cấp mầm non sẽ là tiền đề vô cùng quan trọng với các cấp học tiếp theo Ngày nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục
là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội Thực hiện nghị quyết 29/NQ-TƯ về đổi mới căn bản và toàn diện, toàn ngành GD&ĐT đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập, phương pháp dạy học được coi là một trong những thành tố quan trọng của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học
Những công trình nghiên cứu khoa học về tâm lý, sinh lý và xã hội học đều khẳng định sự phát triển của trẻ trong độ tuổi mầm non là giai đoạn phát triển có tính chất quyết định để tạo nên một nền thể lực, nhân cách, năng lực và phát triển trí tuệ trong tương lai
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều sự nỗ lực thể hiện
sự quan tâm, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, phương pháp giáo dục cho trẻ em và
Trang 10khuyến khích phát triển đối với GDMN, trong đó vấn đề về chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn được coi là nền tảng Chất lượng giáo dục trẻ mầm non quyết định
sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ tương lai của Việt Nam Chất lượng giáo dục mầm non tốt, trẻ sẽ có các tiền đề trở thành công dân có ích cho xã hội Ngược lại, chất lượng giáo dục mầm non không tốt cũng sẽ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ trở thành người xấu, là gánh nặng cho xã hội Chính vì vậy, việc giáo dục mầm non rất quan trọng đối với mỗi gia đình, mỗi nhà trường và mỗi quốc gia
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, văn hóa và nghệ thuật, đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách hiệu quả Do vậy, cùng với sự đổi mới chung trong giáo dục, giáo dục mầm non với mục tiêu phát triển tổng thể cho trẻ cũng cần phải có những đổi mới nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu
Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, bồi dưỡng cho trẻ trở thành người công dân có ích Ở trường mầm non trẻ được lĩnh hội những tri thức sơ đẳng cần thiết, phát triển quá trình nhận thức, ngôn ngữ, những kỹ năng, kỹ xảo và phương thức hành động, góp phần hình thành và phát triển năng lực chung của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách hài hòa, dễ dàng thích nghi với việc học tập ở bậc tiểu học sau này
Việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trong, chủ chốt đánh giá chất lượng các trường mầm non, đó cũng là nhiệm vụ bắt buộc với các nhà quản
lý, giáo viên mầm non Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giáo viên chưa nhận thức rõ điều này, mọi hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, theo kinh nghiệm mà chưa có sự đầu tư nghiên cứu trên cơ sở khoa học Điều này
sẽ gây nên tác động thiếu đồng bộ lên trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ Bên cạnh đó, tại một số trường mầm non, các nhà quản lý chưa có biện pháp quản lý phù hợ, hiệu quả, chưa có kế hoạch chỉ đạo, đánh giá sát sao hoạt động giáo dục trẻ nên giáo viên không khắc phục được những vướng mắc khi thực hiện nhiệm
vụ này
Trang 11Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về giáo dục mầm non cũng đã khẳng định lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu của cuộc sống, các nhà nghiên cứu cho rằng: "Phi giáo dục mầm non thì bất thành nhân cách" Những nghiên cứu gần đây
về sinh học, nghiên cứu sự tác động của giáo dục đối với lứa tuổi này lại càng khẳng định vị trí, vai trò của GDMN là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển GD quốc gia
Vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đã được nghiên cứu từ rất sớm và được thực hiện bằng nhiều góc độ cũng như phương pháp khác nhau:
Tác giả Glenn Doman với tác phẩm Giáo dục sớm và thiên tài đã miêu tả chi tiết về sự phát triển của trẻ em trên phương diện vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ[16];
Công trình nghiên cứu của Maria Montessori tập trung nghiên cứu điều kiện hình thành các kỹ năng hoạt động nói chung và kỹ năng hoạt động độc lập[21]; Shichid Makoto với công trình Chăm sóc về tâm lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã nghiên cứu về tâm lý của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng của cha
mẹ Nhật [23]
D.V Khuđômixki (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội [12]; Phạm Thị Châu( 1994), Quản lý giáo dục mầm non- XN in tổng hợp 13.D.V [11]; M.I.Konđacốp (1990), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung Ương 1, Hà Nội [22]
Trang 12Các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non
2.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Trong những năm gần đây, GDMN luôn được sự quan tâm đặc biệt của toàn
xã hội Trong quá trình phát triển GDMN ở Việt Nam đã có nhiều chương trình giáo dục ra đời Năm 1994, Bộ GD&ĐT ban hành bộ chương trình mẫu giáo cải cách với tên gọi “Chương trình CS - GD mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện” Thực hiện chỉ thị số 14/2001/CT - TTg về việc đổi mới nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp GD, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
và công tác QLGD, giáo dục mầm non đã thử nghiệm và đưa ra chương trình thí điểm “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GD trẻ” Đến ngày 25 tháng 7 năm
2009, chương trình GDMN mới chính thức được ban hành theo nguyên tắc chương trình khung với độ mở cao, phát huy tính sáng tạo của GV và tính tích cực của trẻ
và được cấu thành bởi 5 thành tố: Mục tiêu giáo dục, nội dung GD, phương pháp tổ chức các hoạt động GD, các điều kiện thực hiện đánh giá
Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chuyên ngành QLGD, trong đó có một số đề tài nghiên cứu về GDMN và quản lý GDMN, tăng cường nghiệp vụ quản lý và tăng cường năng lực quản lý của HT các trường MN đã được quan tâm nghiên cứu trong một số công trình như: đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở và một số luận văn thạc sỹ, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và có thể khái quát các nghiên cứu
đó trên các hướng và nội dung chính sau đây:
Hướng nghiên cứu về quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN có “ Một số giải pháp phát triển đội ngũ GVMN tỉnh Bắc Giang đến năm 2010” Luận văn thạc sĩ QLGD của tác giả Nguyễn Thị Lư (2006), Đại học Sư phạm Hà Nội [20]
Hướng nghiên cứu về quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, đã có một số công trình nghiên cứu Cụ thể:
- Nguyễn Thùy Linh (2011), Biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDMN mới của Hiệu trưởng trường MN quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội[19]
Trang 13Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full