Hoạt động an sinh xã hội của giáo hội phật giáo việt nam tỉnh bến tre hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)Hoạt động an sinh xã hội của giáo hội phật giáo việt nam tỉnh bến tre hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)Hoạt động an sinh xã hội của giáo hội phật giáo việt nam tỉnh bến tre hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)Hoạt động an sinh xã hội của giáo hội phật giáo việt nam tỉnh bến tre hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ ĐẠI HÀNH
(Thích Minh Thịnh)
HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Đại Hành (Thích Minh Thịnh), người thực hiện luận văn này Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và nguồn gốc văn bia cùng các bản dịch văn bia được tôi chú thích rõ ràng và trung thực
Tác giả luận văn
Lê Đại Hành
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, người
đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bẹn bè, đồng nghiệp, những người đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình tôi và những người thân đã tạo điều kiện để tôi yên tâm học tập trong suốt thời gian qua
Xin cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018
Học viên
Lê Đại Hành
Trang 5iii
MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO
10
1.2 Khái quát chung về Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến
Tre hiện nay
29
Chương 2: HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN
2012 - 2017
35
2.1 Thực trạng hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam ở tỉnh Bến Tre
35
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động an sinh xã hội của
Phật giáo Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay
45
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY
55
3.1 Định hướng hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Bến Tre trong thời gian tới
55
Trang 6iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BHXH : Bảo hiểm xã hội TCXH : Trợ cấp xã hội XĐGN : Xóa đói giảm nghèo GHPGVN: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phật giáo từ khi ra đời đã xây dựng được cho mình một hệ thống giáo
lý đạo đức khá hoàn chỉnh, với tinh thần luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái Từ khi truyền vào Việt Nam, tinh thần cứu khổ, cứu nạn của giáo lý Phật giáo luôn được phát huy rộng rãi, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội
Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng giúp cho Phật giáo gắn chặt
và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam qua những chặng đường lịch sử
Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với các mối đe dọa có xu hướng ngày càng gia tăng như: chiến tranh, ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, nghèo đói, bệnh dịch, tội phạm, tệ nạn xã hội… Việt Nam cũng không là một ngoại lệ Để giải quyết các vấn đề này, các nhà nước cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng và nhân loại
Xuyên suốt lịch sử tồn tại và phát triển, các giá trị của Phật giáo luôn là phương tiện hữu hiệu để các cá nhân và cộng đồng có thể đối mặt với bất an, bất định của cuộc đời họ
Ngay từ buổi đầu hình thành Phật giáo đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh trong giáo lý của đức Phật; tinh thần Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ) là con đường dẫn đến sự giác ngộ, mà điều đầu tiên phải thực hiện được là thực hành bố thí
Tất cả những lời Đức Phật dạy đều hướng tới mục đích tối hậu là giải thoát khổ đau và đạt chân hạnh phúc; như Đức Phật khẳng định: “ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy, Pháp và Luật của ta chỉ có một vị là vị giải thoát” [5]
Vì vậy, các hình thức hoằng pháp của Phật giáo không những làm cho nhiều cuộc đời được giải thoát hay bớt đau khổ; mà còn góp phần làm cho các nhà nước, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn Trong đó, nổi bật là các vấn đề về an
Trang 8Trải qua các kỳ Đại hội, báo cáo về công tác từ thiện xã hội tại các tỉnh thành luôn tăng trưởng vượt bậc Điển hình tại Bến Tre, qua báo cáo tại Đại Hội VI (2017 - 2022) công tác từ thiện xã hội lên đến 163 tỷ đồng, với nhiều chương trình thực tiễn, gắn liền với chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của bà con [35] Đặc biệt là các chương trình xây cầu nông thôn, nhà tình thương, giúp đỡ trẻ em, người già có hoàn cảnh khó khăn được Ban từ thiện Phật giáo hết sức chú trọng Nguồn của các hoạt động an sinh xã hội này được tạo dựng thông qua: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội (còn gọi là cứu tế xã hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp
Hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre đã góp phần quan trọng để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh với việc gia tăng sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng trước các khó khăn, rủi ro trong cuộc sống của mọi người
Do vậy, hoạt động an sinh xã hội có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận, gắn kết xã hội Bên cạnh đó, hệ thống những hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo Bến Tre, thông qua các chính sách chăm sóc sức khỏe, từ thiện và các dịch
vụ xã hội đã góp phần nâng chất lượng sống cho người dân trong khu vực
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bến Tre còn tồn tại không ít những khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết như: các chương trình hỗ trợ đời sống công nhân ở các khu công nghiệp, người nghèo nhập cư, các gia đình sống trong
Trang 9Với những lý do nêu trên, đề tài: “Hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre hiện nay” sẽ là những đóng góp thiết
thực có ý nghĩa vào vấn đề nghiên cứu cần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách an sinh xã hội của Phật giáo tại Bến Tre trong điều kiện phát triển hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
an sinh xã hội (ASXH), đáng quan tâm là những công trình sau:
- Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của Đinh Công Tuấn [4] đã phân tích tổng quan về hệ thống ASXH của châu Âu cũng như làm rõ nhu cầu, thách thức trong việc cải cách hệ thống an sinh xã hội của châu Âu, đồng thời, chỉ ra những thành công, hạn chế, những kinh nghiệm trong đảm bảo ASXH thông qua: Hệ thống ASXH theo mô hình
“thị trường xã hội” của Đức; hệ thống an sinh xã hội theo mô hình “xã hội dân chủ” của Thụy Điển; hệ thống an sinh xã hội theo mô hình “thị trường tự do” của Anh Từ đó, cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho xây dựng và thực hiện chính sách ASXH phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay
- “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiểu [26] đã đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản chính sách an sinh xã hội và kinh nghiệm một
Trang 104
số nước, thực trạng thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam
- “Xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Mai Ngọc Cường [15] đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường; thực trạng hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2015 Cuốn sách đã chỉ rõ tác động mặt trái của kinh tế thị trường: tình trạng phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong thu nhập, nguy cơ thất nghiệp và bệnh tật, đói nghèo Đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội nói chung, ASXH nói riêng
- “An sinh xã hội ở nước ta ở Việt Nam hướng tới năm 2020” của Vũ Văn Phúc [42] đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về ASXH: quan điểm và cách tiếp cận về an sinh xã hội, xây dựng và thực hiện hệ thống về ASXH ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN; những vấn đề thực tiễn về an sinh xã hội ở nước ta: xây dựng
và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, ASXH cho cư dân vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng dân tộc
và miền núi, đào tạo nghề Cuốn sách đã phác họa bức tranh tổng thể về cơ sở
lý luận và những vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta Tuy nhiên, các chuyên
đề, bài viết của chuyên gia chưa được tổng quan hóa nên tính logic của các nội dung vẫn còn bất cập
Trang 115
- “Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp” của Lê Quốc Lý [13] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH; những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt nam gần đây thông qua việc đánh giá nhóm cán bộ thực thi và đối tượng thụ hưởng chính sách; trên cơ sở mục tiêu, quan điểm thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm
2020 Cuốn sách đã nêu lên 5 nhóm giải pháp khắc phục những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở nước ta (thiết kế và thực thi chính sách ASXH, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách ASXH, nâng cao nhận thức của đối tượng thụ hưởng về chính ASXH)
- Các bài nghiên cứu trên các tạp chí liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội có thể kể đến là: “An sinh xã hội ở nước ta - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Vũ Văn Phúc [43]; “Hệ thống an sinh xã hội cho người nông dân Việt Nam” của Nguyễn Danh Sơn [17]; "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển bền vững" của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân [24] Các bài viết nói trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta, xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam trên quan điểm các nghị quyết chuyên đề của Đảng về ASXH
Ngoài các ấn phẩm sách, tạp chí, các kỷ yếu của các cuộc hội thảo sau đây cũng phần nào làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến lĩnh vực ASXH: “Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện” [12]; “An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương [1] Qua các hội thảo này, cũng đã có nhiều phát hiện và tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện chính sách ASXH cũng như vai trò của nhà nước, Giáo hội Phật giáo trong thực hiện chính sách ASXH, thực trạng và giải pháp thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam
Trang 126
Kết quả của các công trình nghiên cứu kể trên sẽ là những cứ liệu quan trọng để tác giả kế thừa, phát triển trong đề tài nghiên cứu của bản luận văn này
Trang 13Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full