Dân tộc. Trung Bộ là nơi tập trung rất nhiều các dân tộc khác nhau nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh tập trung ven biển và dân tộc Chăm chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận... Văn hóa ẩm thực
Trang 2A VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ.
I.Đặc điểm tự nhiên và xã hội.
1.Khái quát chung.
2.Vị trí địa lý.
3.Địa hình và khí hậu.
4.Dân tộc.
II.Đặc điểm về văn hóa.
1.Văn hóa vật chất (nhà ở, ăn, mặc).
2.Văn hóa về tinh thần.
3.Văn hóa Huế.
Trang 3I Đặc điểm tự nhiên và xã hội.
Diện tích: 95838 km2 (2011)
Dân số: 19046,5 nghìn người (2011)
Mật độ dân số: 199 người/km2
Trang 42 Vị trí địa lý.
Phía Bắc: Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Phía Nam: Giáp với Nam Bộ
Phía Tây: Giáp Lào và Tây Nguyên.
Phía Đông: Giáp biển Đông
Trang 6 Trung Bộ gồm 14 tỉnh, trong đó:
Nam Trung Bộ (8 tỉnh): Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận
Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Trang 73 Địa hình và khí hậu.
Trung Bộ là vùng hẹp ngang kéo dài nhất cả nước
Địa hình tương đối cao, có nhiều gò đồi Có nhiều đèo: đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả,…và tiêu biểu là dãy núi Trường Sơn
Sông ngòi ngắn, dốc, ít phù sa: sông Mã, sông Chu, sông Thu Bồn,…
Đồng bằng nhỏ hẹp, kém màu mỡ
Hầu hết các tỉnh đều giáp biển
Trang 8b Khí hậu.
Bắc Trung Bộ: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có mùa Đông lạnh, mùa hạ khô, nóng
Nam Trung Bộ: chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn Tây Nam( gió Lào) -> khô, nóng.
Thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động Đây là khu vực chịu rất nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn
hán…
Trang 94 Dân tộc.
Trung Bộ là nơi tập trung rất nhiều các dân tộc khác nhau nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh (tập trung
ven biển) và dân tộc Chăm (chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận)
Ngoài ra còn có các dân tộc khác có dân số tương đối đông như: Chứt, Bru – Vân Kiều, Tà Ôi,
Cơ Tu, Co, Hrê, Giẻ - Triêng, Ba Na, Xơ Đăng, Chu ru, Raglai, Ê đê và Cơ ho
Trang 101 Văn hóa vật chất.
II.Đặc điểm văn hóa.
Văn hóa nhà ở:
Người Việt thường ở nhà trệt, bố trí liên hoàng gồm nhà, sân, vườn, ao.Nhà có kết cấu từ 3-5 gian,
quay mặt về hướng Nam hoặc hướng Tây
Người Chăm thường ở nhà trệt Mỗi gia đình có những gian nhà được cất gần nhau theo một trật tự
gồm nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và kho thóc, buồng tân hôn và là chổ ở của vợ chồng cô gái út
Trang 12Click to edit Master text styles
Second level
Third level
Fourth level
Fifth level
Trang 14 Văn hóa trang phục.
Người Việt: Trang phục truyền thống vẫn là áo dài Bình thường, nam mặc áo cánh nâu xẻ ngực, xẻ
tà, có 2 túi dưới, quần ống rộng.Nữ mặc áo cánh ngắn vải nâu, phía trong mặc yếm, quần ống rộng
Người Chăm: Nam, nữ đếu quấn váy tấm, nam mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy, nữ áo dài chui
đầu, thường đi kèm với thắt lưng, khăn đội đầu
Trang 17 Văn hóa ẩm thực.
Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Trung Bộ thường nghiêng về các món hải sản, đồ
biển
Trang 18 Có rất nhiều đặc sản nổi tiếng qua các câu cao dao – tục ngữ :
Người dân Trung Bộ rất thích ăn cay và mặn.
Trang 19Nem chả Hóa Vang Bánh tổ Hội An
Khoai lang Trà Kiệu Thơm rượu Tam kỳ…
Trang 20Quế sơn cam mít mấy từng Thương bòn bon Đại lộc, nhớ rượu cần Trà mi
Trang 21Cơm nếp Hà TrungCháo gà núi Ngự
Trang 222 Văn hóa tinh thần.
Văn hóa nghệ thuật:
Vùng văn hóa Trung Bộ là một vùng chứa nhiều dấu tích văn hóa Champa
Điểm nổi bật nhất của văn hóa Champa chính là nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm rất tinh tế.
Trang 23Tháp Đôi Bình Định
Tháp Ponagar Nha Trang
Trang 24Tháp Nhạn Phú Yên
Tháp Hòa Lai Bình Thuận
Trang 25 Ngoài tháp Chăm, di vật văn hóa Chămpa còn có tượng bà PôNaGa, tượng Linga, bia đá,…
Trang 26 Múa Chăm:
Trang 27Mặt khác, Trung Bộ là vùng đất được người Việt khai phá nên văn hóa Trung Bộ còn có một số nét văn
hóa của người Việt như: Các điệu hò, lý, ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, văn, thơ,…
Trang 28 Vùng đất Trung Bộ là được xem là mảnh đất “ Địa linh nhân kiệt” bởi đây là nơi sinh ra nhiều nhân
tài cho đất nước như: Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Võ Nguyên Giáp, các vua, chúa nhà Lê, nhà Nguyễn,…
Là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có đến 6 di sản văn hóa thế
giới( được UNESCO công nhận):
Trang 29Động Phong Nha-Kẻ Bàng
Trang 30Quần thể kiến trúc Cố đô Huế
Trang 31Thành nhà Hồ
Trang 32Thánh địa Mỹ Sơn
Trang 33Phố cổ Hội An
Trang 34Nhã nhạc cung đình Huế
Trang 35Là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều điểm du lịch hấp dẫn, nhiều bãi biển đẹp như: Bãi biển Nha Trang, Sầm Sơn, Mũi Né, Cửa Lò,…Có các vườn quốc gia như Bến Én, Phong Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã,…
Trang 36Sầm Sơn Mũi Né
Trang 37Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Vườn Quốc gia Bạch Mã
Trang 38 Tín ngưỡng, tôn giáo.
Tín ngưỡng: Mang đậm tính văn hóa nông nghiệp và văn hóa vùng biển Nét độc đáo nhất trong tín
ngưỡng của người Việt là sự kết hợp giữa 3 tôn giáo là Nho- Phật – Đạo như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần bảo vệ, thờ cá voi (cá Ông).Còn tín ngưỡng của người Chăm cũng rất đa dạng: Coi trọng việc thờ nữ thần(PoNagar-Mẹ xứ sở), thờ thần Núi, thần Mặt Trời,…
Tôn giáo: Phật giáo, Hồi Giáo, đạo Bà La Môn,…
Trang 39Lăng cá Ông
Trang 40Thờ nữ thần Ponagar
Trang 41 Phong tục, lễ hội truyền thống.
Trung Bộ là nơi hội tụ rất nhiều các phong tục, lễ hội truyền thống đan xen giữa người Việt và người
Chăm Các lễ hội tiêu biểu như: Lễ chọi trâu, lễ nghinh Ông, lễ hội Ka-tê, lễ hội cầu ngư,…
Trang 42Lễ hội Nghinh Ông
Trang 43Lễ Cầu Ngư
Trang 44Lễ hội ka-tê
Trang 453 Văn hóa Huế.
Huế là một tiểu vùng văn hóa nằm trong vùng văn hóa Trung Bộ, nhưng nó mang một sắc thái
riêng
Huế là vùng thiên nhiên đa dạng: có rừng, có biển, có núi và lại có cả đồng bằng
Lịch sử đem đến cho vùng đất này một số phận đặc biệt, từng là dinh của chúa Nguyễn, kinh
đô của vương triều Tây Sơn,…
Trang 46 Những di sản văn hóa vật thể vừa đa dạng vừa giàu có: quần thể kiến trúc Cố đô Huế, chùa Thiên
Mụ,điện Hòn Chén,…
Trang 47Ngọ Môn
Trang 48Lăng Minh Mạng
Trang 49Lăng Khải Định
Trang 50Chùa Thiên Mụ
Trang 51Điện Hòn Chén
Trang 52 Văn hóa vô thể xứ Huế là một kho tàng phong phú và quý giá:những điệu hò, lý, hát trò,những bài
ca trên sông nước Hương Giang…
Trang 53Nhã nhạc cung đình Huế
Trang 54 Lễ hội dân gian cũng rất phong phú.
Trang 55Lễ hội đua ghe
Trang 56Lễ hội Điện Hòn Chén
Trang 57Lễ hội Cầu Ngư
Trang 58 Trong văn hóa đời thường, không thể không nhắc đến cách ăn, cách mặc của người Huế Bữa ăn
của người Huế rất phong phú,vì đã tổng hợp các sản vật của vùng đất có cả núi rừng lẫn đồng bằng và sông biển Trang phục xứ Huế cũng mang một phong cách riêng, chiếc áo dài, cái nón Bài Thơ, màu tím Huế đã thành một biểu tượng rất Huế, mà ít vùng văn hóa nào có được
Trang 61Nem công
Trang 62Chả phượng
Trang 64 Là một trung tâm văn hóa, tập trung nhiều trí thức, văn sĩ, nhà thơ đã gắn bó và trưởng thành từ
xứ Huế
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền !
Trang 65B VÀI NÉT VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA TỈNH KHÁNH HÒA.
III. Đặc Sản
Trang 66I Lễ Hội.
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa còn lưu giữ được khá nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa bản địa, tục thờ
cúng trong tín ngưỡng dân gian. Các lễ hội đều xuất phát từ lao động, từ phong tục tập quán, là nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Theo thống kê của chính quyền địa phương, tính đến năm
2010, Khánh Hòa có 494 di sản lễ hội lớn, nhỏ của người Kinh, bao gồm 237 lễ hội đình làng, 121 lễ hội miếu, lăng và 136 lễ hội chùa Ngoài ra còn các lễ hội truyền thống của người dân tộc
Trang 67 Lễ hội Tháp Bà: diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến
ngày 23 tháng ba âm lịch tại khu di tích Tháp Po Nagar - thành phố Nha Trang, tưởng niệm nữ thần
Mẹ Xứ sở (Po Ino Nogar) Đây là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất của hai dân tộc Việt – Chăm ở Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ, thu hút đông đảo người Việt, người Chăm, người Hoa và
du khách đến dự.
Trang 68 Lễ hội Am Chúa: tổ chức vào ngày 22 tháng 4 âm lịch để tưởng niệm nữ thần Thiên Y A Na, còn gọi là
Bà Chúa
Trang 69 Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai ở Khánh Hòa: diễn ra hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch.
Trang 70 Lễ hội Cầu ngư: tổ chức vào ngày giỗ của ông Nam Hải - hiện thân của loài cá voi Đây là một tục thờ
được diễn ra tại các đình làng
Trang 71II Ẩm Thực.
Là một tỉnh ven biển có nhiều làng chài nên phong cách ẩm thực ở Khánh Hòa chịu ảnh hưởng sâu
sắc từ biển, với nguyên liệu chủ yếu được chế biến từ hải sản Đồng thời cư dân Khánh Hòa xưa chủ yếu di cư vào từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam và Quảng Ngãi nên phong cách ẩm thực cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tỉnh trên
Trang 72 Các món đặc sản của Khánh hòa được nhiều người biết đến như:Nem Ninh Hòa
Bún cá Nha Trang
Trang 73Bún sứa Nha Trang
Bánh ướt Diên Khánh
Trang 74III. Đặc Sản
Khánh Hòa có hai loại sản vật quý hiếm:
Yến sào(tổ yến) là tên một loại thực phẩm - dược phẩm được làm hoàn toàn
bằng nước bọt của chim yến Đây là món cao lương mỹ vị tại các quốc gia Đông
Á và nhiều quốc gia khác Khánh Hòa lại là nơi chim yến làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam Yến sào Khánh Hòa có mùi vị thơm ngon đặc trưng được coi là tổ yến vua (Kingnest) và giá cả luôn ở mức cao nhất thế giới
Trang 76 Trầm hương là một sản phẩm đặc biệt được tạo thành từ cây Dó Bầu, là một vị thuốc quý dùng
chữa nhiều loại bệnh, làm hương liệu, mỹ phẩm; dùng để chế biến các loại giấy quý có mùi mật hương và nhang xuất khẩu; dùng trong các dịp đại lễ, cúng tế Từ xưa Khánh Hòa đã nổi tiếng bởi trầm hương nên được mệnh danh là "Xứ Trầm Hương". Trầm Khánh Hòa tập trung nhiều ở rừng núi các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, trong đó nổi tiếng nhất là vùng Tu Bông, Vạn Giã (thuộc huyện Vạn Ninh)