1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội

105 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

[16] Các công trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu ở góc độ tổng quát hoặc cụ thể của công tác quản lý hoặc nghiên cứu chung về hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và hoạt động chăm sóc

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH THUỶ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN

CẦU GIẤY, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH THUỶ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN

CẦU GIẤY, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ MAI LAN

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nguyễn Thị Bích Thủy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

- PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

- Lãnh đạo Khoa Tâm lí – Giáo dục, Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Quý Thầy cô giáo đã dạy học lớp Cao học Quản lý giáo dục đợt I – Khóa 7 năm 2016, các phòng chuyên môn của Học viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

- Ban lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, Hà Nội; lãnh đạo

và giáo viên tại các trường mầm non Hoa Mai, Tuổi Hoa, Quan Hoa quận Cầu Giấy, Hà Nội đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của Quý thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn này có giá trị thực tiễn

Xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Người thực hiện

Nguyễn Thị Bích Thủy

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 8

1 Quản lý 8

1.1 Khái niệm quản lý 8

1.2.Chức năng quản lý 10

1.3 Hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non 10

1.4 Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non 17

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non 23

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI 26

2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em các trường mầm non 26

2.2 Thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 30

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 36

2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non 44

2.5 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 48

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI 53

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 53

Trang 6

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 54 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 67 3.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em 67

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thang đánh giá tai nạn 27

Bảng 2.2 Mức độ thực hiện biện pháp quản lý phòng chống tai nạn 27

Bảng 2.3 Tầm quan trọng của hoạt động phòng chống tai nạn 30

Bảng 2.4 Biểu hiện quan trọng của hoạt động phòng chống tai nạn 31

Bảng 2.5 Thực trạng các biện pháp của hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ mầm non 31

Bảng 2.6 Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động phòng chống tai nạn 33

Bảng 2.7 Mức độ đáp ứng của các nguồn lực, điều kiện phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non 35

Bảng 2.8 Mức độ thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch phòng chống tai nạn cho trẻ em 36

Bảng 2.9 Mức độ thực hiện tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em 37

Bảng 2.10 Chỉ đạo hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em 39

Bảng 2.11 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn cho trẻ em 41

Bảng 2.12 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em 42

Bảng 2.13: Tổng hợp về quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ em trong các trường mầm non 43

Bảng 2.14 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non 44

Bảng 2.15 Các yếu tố thuộc về giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các trường mầm non 45

Bảng 2.16 Các yếu tố thuộc về gia đình của trẻ mầm non 46

2.4.3 Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em 47

Bảng 2.17 Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em 47

Trang 8

Bảng 2.18 : Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ 49 Bảng 3.1 Mẫu khảo sát đánh giá tính cần thiết và khả thi 68 Bảng 3.2 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non 69 Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ 70 Bảng 3.4 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ 71

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại hiên nay, trường học an toàn phòng chống tai nạn là nhà trường

được giảm, chống và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn cho trẻ tối đa Mọi trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển một cách toàn diện Để tạo cho trẻ nền tảng phát triển vững chắc, toàn diện cần có sự tham gia của mọi lực lượng trong xã hội, đặc biệt cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương và cha mẹ học sinh Tai nạn là yếu tố xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể Phần lớn các trường hợp tai nạn cho trẻ em xảy ra ở môi trường gia đình, nhưng có những tai nạn xảy ra đối với học sinh ngay trong trường học đã mang lại những nỗi

lo lắng cho cả phụ huynh và phía nhà trường

Trẻ lứa tuổi mầm non do nhận thức còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cùng với đặc điểm tâm sinh lý hiếu động, thích khám phá, môi trường trường học

dù an toàn nhưng theo chủ quan các tình huống xảy ra tai nạn luôn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất ngờ khó tránh khỏi như ngã, dị vật đường thở như hóc sặc thức ăn hoặc cho những hột hạt nhỏ vào mũi tai ( các hột hạt nhỏ có khi do trẻ lấy từ các hạt trang trí áo quần ) Số trẻ/lớp đông gây khó khăn cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện công tác CSGD trẻ nói chung cũng như trong việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn cho trẻ hàng ngày Trang bị các kiến thức và kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn là cả một quá trình, dù là nội dung vô cùng quan trọng nhưng hoạt động này rất khó thiết kế dưới dạng tiết học trong chương trình Do đó, không có giáo trình cụ thể và giáo viên phải lựa chọn, sưu tầm các nội dung phù hợp để chuyển tải đến trẻ theo cách gần gũi nhất Việc phòng tránh tai nạn cho trẻ là vấn đề đòi hỏi sự phối kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định về pháp luật cũng như quy định về an toàn Tuy nhiên, một

số bậc phụ huynh còn thờ ơ, chưa thực sự đánh giá đúng mức và quan tâm đến vấn

đề trang bị vốn kiến thức về phòng tránh tai nạn, bên cạnh đó còn chưa hợp tác với giáo viên trong công tác phối kết hợp chăm sóc- giáo dục( CS- GD) trẻ

Trang 10

Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như trên, muốn xây dựng được một trường học an toàn, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây tai nạn trong trường mầm non đòi hỏi người CBQL phải có kế hoạch cụ thể với cách thức làm việc khoa học, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tạo được sự ủng hộ, phối kết hợp của các bộ phận, nhóm lớp trong nhà trường Thực tế hiện nay, hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội còn có những bất cập như:

Số trẻ/lớp đông gây khó khăn cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện công tác CSGD trẻ nói chung cũng như trong việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn cho trẻ hàng ngày Nhiều giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác sơ cấp cứu khi trẻ gặp các tai nạn thương tích Công tác truyền thông và tuyên truyền các biện pháp phòng chống tai nạn cho trẻ mầm non chưa thực sự rộng rãi và nhận được

sự quan tâm đúng mức của các bậc phụ huynh Trong lĩnh vực quản lý giáo dục mầm non đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà trường mầm non, quản

lý hoạt động trong nhà trường mầm non như quản lý hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ mầm non, quản lý hoạt động giáo dục lễ giáo truyền thống cho trẻ mầm non, quản lý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em, vv Nhưng hướng nghiên cứu về phòng chống tai nạn cho trẻ và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non còn rất ít được nghiên cứu, mà thực tiễn trong các trường mầm non cần thiết và cấp thiết phải có những nghiên cứu cụ thể ở các góc độ khác nhau đặc biệt là góc độ quản lý của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng phòng chống tai nạn cho trẻ em

Xuất phát từ các lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội” được lựa chọn tiến hành nghiên

cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng phòng chống tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn

sức khỏe về cơ thể và tâm lý cho các em trong các trường mầm non

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tổng quan về hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non

Trước đây đã có những nghiên cứu về vấn đề tai nạn cho trẻ mầm non: Tác giả Vũ Yến Khanh nghiên cứu về: “Một số tai nạn thường gặp ở trẻ em trong

Trang 11

trường mầm non, nguyên nhân và giải pháp” Đề tài trình bày về lý luận liên quan đến an toàn, tai nạn thương tích, giải pháp phòng chống tai nạn cho trẻ em Tiến hành khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý , quan sát trực tiếp tại trường mầm non nhằm tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng tai nạn thường gặp ở trẻ em trong trường mầm non và đề xuất một số giải pháp phòng chống tai nạn cho trẻ em trong trường mầm non [17]

Tác giả Lê Thị Thu Ba (2011) viết về: “Biện pháp quản lí phòng chống và xử

lý TNTT cho trẻ ở trường mầm non” đăng trên Tạp chí giáo dục Số đặc biệt 11/2011 Bài báo nêu lên một vài tai nạn thường xảy ra trong trường mầm non, nguyên nhân, cách phòng tránh, cách xử trí [2]

Trong một nghiên cứu khác của Lê Thị Thu Ba (2011) về “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận 11, thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu chỉ nêu sơ nét một vài nguyên nhân gây mất an toàn cho trẻ, đề cập đến việc nâng cao nhận thức của người chăm sóc trẻ [3]

Tác giả Tào Thị Hồng Vân (2012) nghiên cứu về “Thực trạng và đề xuất một

số biện pháp phòng tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ trong trường mầm non” đăng trên tạp chí Y học thực hành số 2/2012 Bài báo đề cập đến một số kết quả nghiên cứu về môi trường an toàn cho trẻ trong trường mầm non công lập tại một số trường mầm non nội và ngoại thành Hà Nội, dựa trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phòng tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ trong trường mầm non nhằm làm tốt việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đáp ứng yêu cầu của ngành Đề tài tuy chỉ tiến hành khảo sát ở các trường mầm non công lập tại Hà Nội nhưng cũng đã khái quát được thực trạng chung của các trường mầm non ở các vùng miền khác Tuy nhiên chỉ nghiên cứu về thực trạng cơ sở vật chất gây nên tai nạn, không đề cập đến thực trạng về nhận thức của người làm công tác chăm sóc trẻ Các biện pháp phòng tránh nguy cơ mất an toàn chỉ giới hạn trong trường mầm non chưa có sự phối hợp những yếu tố bên ngoài nhà trường [36]

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2012) nghiên cứu về “Thực trạng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn tại một số trường

Trang 12

mầm non trên địa bàn Hà Nội” Đề tài nêu những văn bản pháp lí về vấn đề bảo vệ trẻ em, giáo dục trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn, các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn đồng thời nghiên cứu thực trạng giáo dục trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn, từ đó đề xuất những giải pháp Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu cho một độ tuổi 5-6 tuổi, không nghiên cứu về các độ tuổi khác [16]

Các công trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu ở góc độ tổng quát hoặc

cụ thể của công tác quản lý hoặc nghiên cứu chung về hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và hoạt động chăm sóc giáo dục, hoặc chỉ nghiên cứu ở một độ tuổi chưa đi sâu vào nghiên cứu phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Cầu Giấy Đây chính là vấn đề tôi quan tâm nghiên cứu trong luận văn này

2.2 Tổng quan về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội

Thực tế quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã đạt được kết quả giúp trẻ mầm non đảm

bảo an toàn sức khỏe cơ thể và tâm lý Nhưng để nâng cao hơn nữa chất lượng của

hoạt động phòng chống tai nạn, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong các trường mầm non thì cần thiết phải có các biện pháp quản lý mới Đề xuất và áp dụng được các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn cho trẻ em, quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em phù hợp hơn với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường với trẻ em trong các trường mầm non sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động phòng

chống tai nạn trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ tại các trường mầm non nhằm phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

ở các trường mầm non

- Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho

trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các

trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ đề xuất

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu giấy

4.3 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

- Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non

- Chủ thể quản lý bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên

môn, vv Nhưng đề tài nghiên cứu chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng các trường

mầm non

- Tiếp cận trong luận văn về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ là phối hợp các cách tiếp cận chức năng và tiếp cận nội dung, bao gồm: lập kế hoạch; tổ chức hoạt động phòng chống tai nạn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn; quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

4.4 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

- Trường mầm non Hoa Mai

- Trường mầm non Quan Hoa

- Trường mầm non Tuổi Hoa

Trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Trang 14

4.5 Giới hạn về khách thể khảo sát

- Nhóm 1: Cán bộ quản lý, Bao gồm 9 người là Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

- Nhóm 2: Giáo viên mầm non, bao gồm 107 người là Giáo viên

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

-Nguyên tắc hoạt động: Khi nghiên cứu quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ ở

các trường mầm non cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của hiệu trưởng và hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non của giáo viên để làm bộc lộ

rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non

-Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho

trẻ ở các trường mầm non chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau - yếu tố chủ quan và khách quan Vì vậy, trong luận văn này, quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non của Hiệu trưởng được xem xét như là kết quả tác động của nhiều yếu tố Tuy nhiên, trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau

có yếu tố tác động trực tiếp, có yếu tố tác động gián tiếp, có yếu tố tác động nhiều,

có yếu tố tác động ít Việc xác định đúng vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ thể là điều cần thiết Vì vậy, trong nghiên cứu này, quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non của Hiệu trưởng tại các trường tiểu học được xem xét trong mối quan hệ về nhiều mặt

-Nguyên tắc phát triển: Khi nghiên cứu về quản lý hoạt động phòng chống tai

nạn cho trẻ ở các trường mầm non của Hiệu trưởng tại các trường mầm non phải nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi, tương tác qua lại giữa toàn bộ các hoạt động trong quá trình quản lý và quá trình dạy học tại các trường Thấy được sự vận động, phát triển, biến đổi của quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non của Hiệu trưởng tại các trường ở thời gian hiện tại, quá khứ và dự báo tương lai phát triển

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu;

- Phương pháp quan sát;

- Phương pháp phỏng vấn sâu;

Trang 15

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học;

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non (khái niệm, nội dung quản lý) cũng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này và quan điểm về việc đề xuất các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non Kết quả nghiên cứu lý luận của của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở

các trường mầm non và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường

mầm non Chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản

lý hoạt động này Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã nêu ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đưa ra các biện pháp quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non Trong đó, tác giả đã phân tích khá chi tiết mục đích, ý nghĩa; nội dung; tổ chức thực hiện; điều kiện thực hiện biện pháp Các biện pháp này cũng được tác giả luận văn tìm hiểu mối liên hệ giữa các biện pháp, khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này

7 Cơ cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục còn gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở

các trường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các

trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Chương 3: Kết quả nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động phòng

chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN

CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1 Quản lý

1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm Nó ra đời khi xã hội cần

có sự chỉ huy, điều hành, phân công, hợp tác, kiểm tra, chỉnh lý trong lao động tập thể trên một quy môn nào đó để đạt năng suất, hiệu quả tốt hơn Loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũng trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau Đã có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý ở các góc độ khoa học khác nhau Có thể kể ra một số quan niệm sau của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước

Harold Koontz (1992):“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm”[15 tr.33]

Theo F Taylor: “Quản lý là biết được chính sác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [28,tr 24]

Lerence chủ tịch hiệp hội các nhà kinh doanh Mỹ đã khái quát quan điểm của

W Taylor và cho rằng: : “Quản lý là thông qua người khác để đạt được mục tiêu của mình” [23, tr.11]

Cùng thời với F Taylor, nhà quản lý hành chính người Pháp là H Fayon lại

định nghĩa quản lý theo các chức năng của nó Theo H Fayon: “Quản lý là dự đoán

và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.” [28, tr.32]

Theo Paul Hersey và KenBlanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” thì: Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức.” [27, tr.17]

Các nhà khoa học của Việt Nam bàn về quản lý:

Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được các mục tiêu dự kiến” [29, tr.14]

Trang 17

Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [4, tr 24]

Mạc Văn Trang: “Quản lý là quá trình tác động có định hướng (có chủ đích)

có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữa cho sự vận hành của đối tượng được

ổn định và làm cho nó phát triển tới các mục tiêu đã định” [33, tr.2]

Trần Kiểm: “Quản lý là những tác hoạch định của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [19, tr.74]

Trần Quốc Thành: “ Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình quản lý xã hội, hành vi và hành động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan” [32, tr.11]

Nguyễn Quốc Chí và Đặng Thị Mỹ Lộc: “ Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý ( người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức” [12, tr.16]

Khái niệm quản lý được xem xét ở các góc độ khác nhau, nhưng có thể thấy những điểm chung của quản lý là:

- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một

cơ thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định tồn tại trong thời gian, không gian cụ thể (một doanh nghiệp, trường học, cơ quan…)

- Hệ thống quản lý gồm có hai phân hệ: Chủ thể và khách thể quản lý

- Tác động quản lý thường mang tính tổng hợp bao gồm nhiều giải pháp khác nhau

- Hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định đúng quy luật

và có hiệu quả quản lý nhưng cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định hướng đến mục tiêu

Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng sản phẩm, vì lợi ích phục vụ con người Quản lý tựu chung lại là nghiên cứu khoa học, nghệ thuật giải quyết các

Trang 18

mối quan hệ giữa con người với con người, đây là quan hệ vô cùng phức tạp không chỉ giữa chủ thể với khách thể trong hệ thống mà còn có mối quan hệ tương tác với các hệ thống khác nhằm hướng đến mục tiêu chung của tổ chức mình

Từ điểm chung trên của các nhà khoa học về quản lý, luận văn xác định:

Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước, phù hợp với quy luật vận động khách quan của xã hội

1.2 Chức năng quản lý

Quản lý có các chức năng cơ bản sau:

- Kế hoạch hóa: là việc chủ thể quản lý dựa trên những thông tin về thực

trạng bộ máy tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện khác nhau của tổ chức để vạch ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), phân bố

thời gian và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu

- Tổ chức: là việc chủ thể quản lý thiết lập cấu trúc bộ máy, bố trí nhân lực

và xây dựng cơ chế hoạt động, ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận và

các nhân; huy động, sắp xếp và phân bố nguồn lực nhằm thực hiện kế hoạch đã có

- Chỉ đạo: là chủ thể quản lý hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động

viên, kích thích, giám sát các bộ phận và mọi các nhân thực hiện kế hoạch theo

dụng ý đã xác định trong bước tổ chức

- Kiểm tra: là việc chủ thể quản lý đành giá các hoạt động của cá nhân, của

đơn vị trong tổ chức, nhằm so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định để nhận biết mức độ kết quả các hoạt động mà có các quyết định quản lý về phát huy các mặt tốt,

điều chỉnh các sai lệch nhỏ, xử lý các sai phạm [19,tr45]

1.3 Hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non

1.3.1 Tai nạn của trẻ em ở các trường mầm non

- Khái niệm tai nạn

Có nhiều khái niệm tai nạn được các nhà khoa học đưa ra, đứng dưới lập trường quan điểm khoa học khác nhau, các nhà khao học đã đưa ra khái niệm này theo quan điểm của mình Dưới đây chúng tôi sẽ nêu dẫn cụ thể một số khái niệm

Trang 19

Theo tác giả Robertson (2015): Tai nạn còn gọi là chấn thương không chủ ý,

là một sự kiện không mong muốn, ngẫu nhiên và không có kế hoạch, dẫn đến bị thương hoặc chết người [24]

Tại Thông tư số 13 /2010/TT-BGDĐT, Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm no,

Hà Nội khái niệm tai nạn được trình bầy như sau: Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể [11,tr2]

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm tai nạn theo thông tư 13 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu trên

- Các loại tai nạn:

Có hai loại tai nạn: " Tai nạn không chủ định" thường không có nguyên nhân

rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối Loại "Tai nạn có chủ định" như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành thường có nguyên nhân

và có thể phòng tránh được Tai nạn của trẻ em trong trường mầm non được xem như là những tai nạn ngẫu nhiên, gây nên thương tích cho cơ thể như rách da, chảy máu, gẫy xương, ngạt thở, bỏng [11,tr2]

Tuy nhiên trong vòng vài thập kỷ gần đây, sự hiểu biết rõ hơn về bản chất tai nạn đã làm thay đổi những quan niệm cũ này, các tai nạn được xem xét mở rộng và phòng tránh được

- Nguyên nhân tai nạn:

+ Các tai nạn do ngã: Chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô

và thường xảy ra ở nơi vui chơi

+ Đuối nước : Do trẻ bị ngã vào xô- chậu có nước, một số trường, lớp, sân

chơi của trẻ gần ao, hồ, sông suối nhưng không có tường bao quanh, cổng chắn cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…

+ Các tai nạn do ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc,

thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc…

+ Tai nạn gây ra do vật sắc nhọn và thường xảy ra ở nơi vui chơi:do trẻ đùa

nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm Trẻ có thể cầm gạch, sỏi

Trang 20

ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương Đồ dùng đồ chơi cũ hỏng, gẫy tạo ra góc sắc nhọn là nguyên nhân gây vết thương cho trẻ ở trường, hay những đồ dùng học tập như kéo thủ công, bút chì nếu không có sự hướng dẫn thường xuyên về kỹ năng sử dụng cũng là nguyên nhân gây tai nạn cho trẻ

+ Tai nan gây ngạt đường thở: Do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình

hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn…

+ Tai nạn do súc vật và động vật hoang dã ( chó, rắn, ong… ): Trong đó chủ

yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình

+ Do bỏng: Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước – uống nhầm vào nước

nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ….) mang

từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn …

+ Tai nạn giao thông: Đối với trẻ mầm non các tai nạn chủ yếu do trẻ được

đèo bằng xe đạp và bằng xe máy

+ Điện giật: Hệ thống đường dây điện, ổ cắm phục vụ cho sinh hoạt ở trường

mầm non nếu không đặt ngoài tầm với của trẻ có thể là nguy cơ tiềm ẩn bất ngờ gây điện giật cho trẻ vô cùng nguy hiểm Cũng có những trường hợp chập cháy điện

trong trường làm trẻ bị tai nạn[ 7]

- Hậu quả của tai nạn:

Tai nạn trẻ em là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn thế giới

Sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng ở Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây

đã góp phần làm cho vấn đề tai nạn ngày càng nghiêm trọng, như là một trong

những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn tật, nhất là ở trẻ em

Hiện nay, cả nước có trên 4,8 triệu trẻ em được chăm sóc, giáo dục trong các

cơ sở GDMN Ở lứa tuổi này, trẻ hiếu động, thích tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trong khi khả năng ứng phó để tự bảo vệ bản thân còn hạn chế nên tai nạn có thể xảy ra đối với trẻ bất cứ lúc nào

Trang 21

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn ở trẻ em Chỉ trong năm 2017, có 6.600 trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi đã tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 18 trẻ tử vong do tai nạn mỗi ngày Nguy cơ tai nạn ở nông thôn cao hơn thành thị, đặc biệt với nhóm trẻ được gửi ở những nhà trẻ tư không có giấy phép hoạt động chính thức

Mặt khác, do thiếu kiến thức, hiểu biết về các nguyên nhân và nguy cơ gây tai nạn cho trẻ em nên nhiều người, đặc biệt là cha mẹ trẻ, vẫn đang tiếp tục đặt sự

an toàn của trẻ vào rủi ro một cách vô thức

Ở lứa tuổi mẫu giáo, các thương tích không chủ ý là mối đe dọa lớn nhất của trẻ tai nạn ở trẻ em có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc về mặt tình cảm và xã hội đối với gia đình và cộng đồng, ảnh hưởng kéo dài một cách toàn diện tới cuộc đời còn non trẻ: Những mối quan hệ, việc học tập và vui chơi, gây ra thương tật vĩnh viễn và sự đau đớn dày vò trong nhiều năm Đặc biệt đối với các tai nạn không gây tử vong, gia đình có thể phải chịu gánh nặng lớn về kinh tế do chi phí chăm sóc sức khỏe, đặc biệt những trường hợp phải nằm viện trong thời gian dài

Trẻ lứa tuổi mầm non trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn Vì vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn Vết thương vào mắt rất nguy hiểm:

Có thể gây mù Vết thương gãy xương, đều nguy hại đến tính mạng trẻ

Tai nạn ở trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chiếm phần lớn là do sự bất cẩn của người lớn Phòng tránh tai nạn cho trẻ, cần nâng cao ý thức của các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ cũng như đầu tư cơ sở vật chất, tập cho trẻ các kỹ năng giữ an toàn Nhiều quan điểm hiện được các bậc cha mẹ ủng hộ là “ Theo sát trẻ không bằng dạy cho trẻ những kỹ năng đối phó với tai nạn”

Trang 22

Trẻ em như búp trên cành, nếu được sống trong môi trường sống an toàn và lành mạnh, trẻ sẽ phát huy hết năng lực bản thân Để làm được điều đó, cần sự chung tay góp sức của gia đình và cả cộng đồng [7 ]

1.3.2.1 Khái niệm

Thuật ngữ “Phòng” hay “phòng chống” được hiểu là ngăn ngừa hoặc ngăn chặn sớm không để cho vấn đề xảy ra Trong nội dung nghiên cứu “Phòng chống tai nạn trẻ em” thì phòng chống tai nạn trẻ em là hoạt động mang tính dự báo nhằm ngăn chặn sớm tai nạn xảy ra với trẻ em Không để xảy ra các vụ việc liên quan đến tai nạn trẻ em, gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, sự phát triển nhân cách của trẻ em

Đối với các trường mầm non, hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng Khái niệm hoạt động phòng chống tai nạn trẻ em tại trường mầm non được hiểu như sau:

Hoạt động phòng chống tai nạn là các hoạt động được tổ chức trong trường mầm non nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời khi có tai nạn xảy ra[11,tr2]

1.3.2.2 Nội dung phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non

Tại các trường mầm non, nội dung phòng chống tai nạn cho trẻ em cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể Tại Thông tư số số 13 /2010/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cơ sở giáo dục mầm non đã quy định rất rõ về nội dung phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non Trong

đó, nội dung phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non gồm có:

1) Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn cụ thể trên cơ sở thực

tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo, trường mầm non

2) Có các biện pháp phòng chống tai nạn, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích:

Trang 23

a) Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu; b) Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích; c) Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; d) Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc;

đ) Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại cơ sở;

e) Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục về các nội dung phòng chống tai nạn;

f) Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định;

g) Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích

3) Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn, thương tích

4) Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học

an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học [11]

1.3.2.3 Hình thức phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thông qua hình thức thức: phát tờ rơi, treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, xây dựng góc tuyên truyền với nội dung phòng chống tai nạn cho trẻ, phối hợp với chính quyền địa phương phát thanh các nội dung về cách phòng ngừa tai nạn cho trẻ, tổ chức các ngày hội,ngày lễ có các nội dung tuyên truyền phòng chống tai nạn cho trẻ mầm non

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về các kỹ năng sơ cấp cứu tai nạn thương tích

Tổ chức hội thảo cùng cha mẹ trẻ về nguy cơ và cách phòng chống tai nạn cho trẻ

Trang 24

Tổ chức hội thi tuyên tuyền viên giỏi về các kỹ năng chăm sóc an toàn cho trẻ

Phát thanh, tuyên truyền bằng video tại góc tuyên truyền của nhà trường hàng ngày về cách sơ cấp cứu kịp thời khi trẻ gặp tai nạn

Kiểm tra nhóm lớp và tất cả các khu vực quanh trường, bếp ăn để phát hiện

và loại bỏ kịp thời các yếu tố gây tai nạn thương tích

Tổ chức các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích Thường xuyên kiểm tra, cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi dạy an toàn, phòng chống tai nạn cho trẻ

Xây dựng quy định về việc phát hiện, xử lý tai nạn, đề xuất các phương án khắc phục những yếu tố nguy cơ gây tai nạn

1.3.2.4 Phương pháp phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non

Cần sử dụng các phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn cho trẻ em, quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ phù hợp hơn với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường với trẻ em trong các trường mầm non, cụ thể như sau:

- Xác định rõ các nguyên nhân gây tai nạn cho trẻ mầm non

- Trên cơ sở của bảng kiểm trường học an toàn, phòng chống tai nạn trong

cơ sở giáo dục mầm non, rà soát các nguy cơ gây mất an toàn

- Lập kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

- Tổ chức hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ bao gồm:

+ Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ- cấp cứu

+ Sàn nhà và sân trường bằng phẳng, không trơn trượt

+ Bàn ghế, giường cũi chắc chắn và phù hợp

+ Chấn song ở cửa sổ và ban công chắc chắn và an toàn

+ Lan can bao quanh cao 0,8-1m

+ Tay vịn cầu thang có chấn song Có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang

đủ cao

+ Thiết bị đồ chơi chắc chắn

+ Vật sắc nhọn (dao, kéo ) để ở xa tầm tay với của trẻ

Trang 25

+ Đèn, điện, bật lửa để xa tầm với của trẻ

+ Có cửa, cổng ra vào Có tường bao chắc chắn nếu tường gần đường, gần ao hồ + Không trữ nước trong nhà vệ sinh (Nếu có các dụng cụ chứa nước có nắp đậy an toàn)

+ Tất cả ổ cắm điện cố định và di động được đặt ngoài tầm với của trẻ

+ Không có đồ chơi nhỏ hoặc những vật nhỏ dễ nuốt ở chỗ trẻ chơi

+ Thức ăn chế biến phù hợp lứa tuổi

+ Thực phẩm, nước uống phải đảm bảo vệ sinh

+ Phụ huynh, cán bộ - GV không đi xe trong sân trường [10]

1.4 Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non

1.4.1 Khái niệm

Trên cơ sở phân tích khái niệm phòng chống tai nạn, khái niệm phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non, khái niệm quản lý chúng tôi xác định khái niệm quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ tại các trường mầm non như sau:

“Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non là tác động có mục đích, có kế hoạch của người hiệu trưởng mầm non và các lực lượng giáo dục trong nhà trường đến hoạt động phòng chống tai nạn trong nhà trường mầm non nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tai nạn cho trẻ em, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non”

1.4.2 Phân cấp quản lý trong quản lý hoạt phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non

a) Trách nhiệm của Hiệu trưởng trường mầm non:

Thành lập Ban chỉ đạo y tế tại cơ sở: Ban giám hiệu là Trưởng ban, Cán bộ y

tế là Phó ban, các thành viên là giáo viên đại diện các nhóm, lớp, đại diện hội cha

Trang 26

Tham mưu với cấp Ủy, chính quyền địa phương về công tác phối kết hợp giữa các Ban ngành và nhà trường để thực hiện công tác phòng chống tai nạn cho trẻ

b) Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng trường mầm non:

Xây dựng kế hoạch hoạt động, lịch trình các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích

Trực tiếp tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các tổ, bộ phận thực hiện nhiệm vụ, lịch trình theo kế hoạch

Rà soát các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn trong trường, báo cáo Hiệu trưởng định kỳ

Tổ chức tập huấn dưới nhiều hình thức khác nhau về biện pháp phòng chống tai nạn thương tích

Phó Hiệu trưởng xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo thiết lập trường học an toàn, phòng chống tai nạn

Phối hợp với Ban giám hiệu kiểm tra, tổng kết công tác phòng chống tai nạn

c) Trách nhiệm của cán bộ y tế:

Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế của trường mầm non

Quản lý, lưu hồ sơ hoặc sổ theo dõi sức khỏe của trẻ

Thực hiện sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định Chuyển trẻ

em bị tai nạn hoặc ốm đau đột xuất đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết

Bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, nhân viên về cách xử lý một số bệnh và tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non

Xây dựng nội dung truyền thông và làm tốt công tác tuyên truyền về cách chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng trẻ cho cha mẹ

Giám sát nhân viên nấu ăn, nhà bếp đảm bảo các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, nước uống và nước sinh hoạt

d) Trách nhiệm của giáo viên:

Thực hiện nghiêm túc quy chế chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ

Thực hiện đúng , đủ quy chế vệ sinh( quét lau nhà, giặt hấp khăn, cọ rửa nhà

vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi…)

Trang 27

Rà soát và báo cáo Ban giám hiệu khi ở lớp có các nguy cơ mất an toàn: Đường điện hỏng, tường tróc lở, sàn nhà phồng rộp…

Trao đổi thông tin hàng ngày với phụ huynh về tình hình sức khỏe, tâm lý kết hợp tuyên truyền các kiến thức đảm bảo an toàn cho trẻ tại gia đình

1.4.3 Nội dung quản lý của hiệu trưởng trường mầm non trong hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

Quản lý của hiệu trưởng trường mầm non đối với hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong trường mầm non bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức nhân sự, chỉ đạo

và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

1.4.3.1 Lập kế hoạch phòng chống tai nạn cho trẻ

Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực

( Nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin) đã có và sẽ khai thác

Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, quán triệt, hướng dẫn và tích cực triển khai hiệu quả công tác phòng chống tai nạn cho trẻ Phối hợp với các lực lượng, các tổ chức đoàn thể tại địa phương triển khai hiệu quả các hoạt động phòng chống tai nạn, chủ động đề ra các giải pháp phù hợp với thực tế tại trường mầm non

Lập kế hoạch phòng chống tai nạn là thiết kế lịch trình các hoạt động cho một năm học để phòng chống tai nạn cho trẻ trong trường đạt hiệu quả cao nhất với các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và sự trao đổi thông tin thường xuyên với các tổ chức xã hội, phụ huynh

Nội dung lập kế hoạch gồm có:

Xác định mục tiêu hoạt động phòng chống tai nạn

Khảo sát thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em Lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

Xác định các bước thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn cho trẻ em Chuẩn bị các điều kiện cho phòng chống tai nạn cho trẻ em

Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, thời gian cho phòng chống tai nạn cho trẻ em

1.4.3.2 Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

Tổ chức là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của

tổ chức

Trang 28

Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn trong trường mầm non là thiết kế về nhân sự, phân công bộ máy cho phù hợp để phòng chống các tai nạn xảy

ra cho trẻ trong trường

Nội dung tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ bao gồm: Xác định các bộ phận tham gia quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu, giáo viên, bộ phận chăm sóc nuôi dưỡng trẻ )

Xác định các nội dung quản lý của từng bộ phận tham gia quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ em

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ em

Tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

Tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

1.4.3.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong trường mầm non

Chỉ đạo là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý ( con người, các bộ phận) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào đạt mục tiêu chung của hệ thống

Chỉ đạo thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong trường mầm non là những cán bộ quản lý dùng các biện pháp tác động đến đội ngũ, các bộ máy trong trường một cách có chủ đích nhằm phát huy hết khả năng sẵn có của từng người giúp công tác phòng chống tai nạn đạt hiệu quả

Nội dung chỉ đạo thục hiện hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong trường mầm non bao gồm:

Chỉ đạo các bộ phận lập kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở trường mầm non theo kế hoạch

Điều chỉnh kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ (nếu cần)

Trang 29

Tổng kết việc thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở trường

mầm non

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thông qua hình thức thức: phát tờ rơi, treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, xây dựng góc tuyên truyền với nội dung phòng chống tai nạn cho trẻ, phối hợp với chính quyền địa phương phát thanh các nội dung về cách phòng ngừa tai nạn cho trẻ, tổ chức các ngày hội,ngày lễ có các nội dung tuyên truyền phòng chống tai nạn cho trẻ mầm non

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về các kỹ năng sơ cấp cứu tai nạn thương tích

Tổ chức hội thảo cùng cha mẹ trẻ về nguy cơ và cách phòng chống tai nạn cho trẻ

Tổ chức hội thi tuyên tuyền viên giỏi về các kỹ năng chăm sóc an toàn cho trẻ Phát thanh, tuyên truyền bằng video tại góc tuyên truyền của nhà trường hàng ngày về cách sơ cấp cứu kịp thời khi trẻ gặp tai nạn

Kiểm tra nhóm lớp và tất cả các khu vực quanh trường, bếp ăn để phát hiện

và loại bỏ kịp thời các yếu tố gây tai nạn thương tích

Tổ chức các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích Thường xuyên kiểm tra, cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi dạy an toàn, phòng chống tai nạn cho trẻ

Xây dựng quy định về việc phát hiện, xử lý tai nạn, đề xuất các phương án khắc phục những yếu tố nguy cơ gây tai nạn

1.4.3.4 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn cho trẻ

Kiểm tra là chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn cho trẻ trong trường mầm non là các hoạt động quan sát để rà soát, dự giờ việc thực hiện chế độ sinh hoạt chuyên môn của giáo viên, các tổ bộ phận để kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của cán bộ- giáo viên- nhân viên với các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn

Trang 30

Nội dung của hoạt động kiểm tra gồm có:

Xây dựng tiêu chí, xác định các khâu kiểm tra hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện tổ chức hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

-Phát hiện, điều chỉnh các sai lệch trong hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

- Tổng kết, rút kinh nghiệm và ra quyết định điều chỉnh hoạt động phòng

chống tai nạn cho trẻ em

1.4.3.5 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở trường mầm non là tác động của người hiệu trưởng cùng với các lực lượng tham gia hoạt động phòng chống tai nạn đến các hoạt động đảm bảo cho việc phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non đạt hiệu quả

Để quản lý tốt các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em, hiệu trưởng phải nắm rõ tiêu chuẩn về trường học an toàn, phòng chống tai nạn đó là:

Trường học an toàn có xung quanh an toàn và can thiệp phòng chống tai nạn, thương tích có hiệu quả được xây dựng trên cơ sở an toàn

Ban chỉ đạo công tác y tế của cơ sở giáo dục cần có các công tác phòng chống tai nạn cho trẻ Hằng năm Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn của nhà trường Nhà trường có cán bộ về công tác y tế học đường, được tập huấn để thực hiện tốt các kĩ năng sơ cấp cứu tai nạn thương tích Cán bộ giáo viên và trẻ được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống tai nạn trong trường học

Cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn khi 80% nội dung bảng kiểm theo thông tư 13/2010/TT- BGDĐT được đánh giá là đạt:

Không có học sinh tử vong hay bị tai nạn nặng phải nằm viện

Trang 31

Thành lập Ban chỉ đạo y tế tại cơ sở: Ban giám hiệu là Trưởng ban, Cán bộ y

tế là Phó ban, các thành viên là giáo viên đại diện các nhóm, lớp, đại diện hội cha

mẹ học sinh nhà trường

Công tác y tế học đường cần có đầy đủ các thiết bị y tế theo quy định

Xây dựng các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc

Trang bị tài liệu về các kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn trong trường học Các cơ sở hạ tầng của nhà trường như lớp học, sân chơi, lan can cầu thang,

đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn

Hệ thống thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống tai nạn đầy đủ:

Phát thanh, hình ảnh, tờ rơi

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non

1.5.1 Các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý trường mầm non

Người cán bộ quản lý trường mầm non đối với hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ có tính quyết định nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động Các yếu tố

đó thuộc về người hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường mầm non, có thể bao gồm các yếu tố sau:

- Quan điểm và định hướng của hiệu trưởng về hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

- Năng lực và sự chỉ đạo đúng hướng của hiệu trưởng đối với hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

- Trách nhiệm quản lí hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

- Vốn tri thức và kinh nghiệm của hiệu trưởng

- Sự động viên, khuyến khích của hiệu trưởng (chế độ, chính sách ưu tiên, khen thưởng cho giáo viên)

- Tham mưu với các cấp lãnh đạo trong việc phối kết hợp với các ban ngành thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho trẻ như: Công an Phường, các cơ sở y tế, trang bị về cơ sở vật chất giúp phòng ngừa các yếu tố gây tai nạn cho trẻ

- Tổ chức nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ, giáo viên trong

trường mầm non về các nội dung phòng chống tai nạn tại cơ sở

Trang 32

1.5.2 Các yếu tố thuộc về giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các trường mầm non

Giáo viên mầm non là người tham gia trực tiếp vào hoạt động phòng chống tai nạn cho các em, nên sẽ là người góp phần quyết định trực tiếp đem lại hiệu quả của quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ

-Ý thức, trách nhiệm của giáo viên

- Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của giáo viên

- Giáo viên thực hiện đúng điều lệ trường mầm non, quy chế chuyên môn trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ

- Giáo viên kiểm soát được các nguy cơ gây tai nạn trong lớp, trong trường như: nguy cơ gây bỏng, điện giật, từ các vật sắc nhọn

-Giáo viên có đầy đủ kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ bị tai nạn thương tích

-Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành, nội quy của nhà trường đảm bảo môi trường học tập an toàn cho trẻ

- Trực tiếp tuyên truyền với phụ huynh các biện pháp phòng chống tai nạn cho trẻ mầm non

- Đời sống vật chất (kinh tế) của đội ngũ giáo viên

1.5.3 Các yếu tố thuộc về gia đình của trẻ mầm non

Gia đình là một tế bào của xã hội, môi trường nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ gần gũi và quyết định hiệu quả của hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ Gia đình

có một vai trò to lớn ảnh hưởng hoạt động quản lý phòng chống tai nạn cho trẻ trong nhà trường Yếu tố gia đình có thể bao gồm:

- Giáo dục của gia đình trong việc trang bị cho trẻ các kỹ năng tự phòng vệ

và phòng chống tai nạn của trẻ so với các bạn khác

- Ý thức của các thành viên gia đình trong việc nâng cao nhận thức, kỹ năng

về việc phòng chống tai nạn cho trẻ

-Trách nhiệm của gia đình trong rà soát các yếu tố gây tai nạn trong gia đình

và loại bỏ kịp thời

1.5.4 Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

- Cơ chế, văn bản, nghị quyết, chính sách về hoạt động phòng chống tai nạn

- Điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

Trang 33

-Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

- Sự động viên khen thưởng của lãnh đạo cấp trên

- Đảm bảo sự thống nhất, từng bước chuẩn hóa các hoạt động về y tế trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ trong nhà trường

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lí luận trong và ngoài nước, luận văn đã hệ thống và sử dụng các vấn đề lí luận cơ bản, tác giả đã nêu tổng quan các vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số vấn đề, khái niệm trọng tâm nhấn mạnh khái niệm hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong trường mầm non và nhận diện quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong trường mầm non là tác động có mục đích, có kế hoạch của người hiệu trưởng mầm non và các lực lượng giáo dục trong nhà trường đến hoạt động phòng chống tai nạn trong nhà trường mầm non nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tai nạn cho trẻ em, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, những đặc trưng của trường mầm non đề cập sâu sát

về vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non Các nội dung quản lý bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức nhân sự, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non gồm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý, yếu tố thuộc về giáo viên, yếu tố thuộc về gia đình và xã hội, các yếu tố thuộc về môi trường quản

lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em các trường mầm non

2.1.1 Mục đích khảo sát

Đề tài khảo sát thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ để có cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý phòng

chống tai nạn cho trẻ cho học sinh ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội

2.1.2 Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ, cho học sinh ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ cho học sinh ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ, cho học sinh ở các trường mầm non quận Cầu Giấy,

Hà Nội

2.1.3 Phương pháp khảo sát

2.1.3.1 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ bằng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Điều tra bằng phiếu: Đề tài sử dụng các mẫu phiếu điều tra (xem phụ lục)

Mẫu 1: Khảo sát về hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

Mẫu 2: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và

học sinh về hoạt động xây dựng hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

2.1.3.2 Tiêu chuẩn và thang đánh giá:

- Đánh giá mức độ phổ biến của tai nạn thường xảy ra ở trẻ ; Mức độ thực hiện phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non; Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ tại trường mầm non được cho điểm như sau:

Trang 35

Bảng 2.1 Thang đánh giá tai nạn

2.1.4.1 Khách thể khảo sát bao gồm: 9 cán bộ quản lý và 107 giáo viên các

trường mầm non: Hoa Mai, Quan Hoa, Tuổi Hoa quận Cầu Giấy, Hà Nội

2.1.4.2 Vài nét về quận Cầu Giấy và các trường mầm non được khảo sát thuộc địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội

Quận Cầu Giấy là một trong những quận nội thành có vị trí, địa lý quan trọng Quận Cầu Giấy với 8 Phường, tổng diện tích đất tự nhiên của Quận là 1204,5

Trang 36

ha, tính tới năm 2000, dân số toàn quận là 132.500 người và đến 2017 là trên 26 vạn người, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 6.4% trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước chỉ khoảng 1,7% và đang trong xu hướng giảm

Theo nguồn cung cấp của Phòng GD-ĐT Quận Cầu Giấy, kết thúc năm học

2016 - 2017 toàn quận có: 51 trường mầm non, trong đó có 15 trường mầm non công lập, 01 trường mẫu giáo dân lập, 35 trường mầm non tư thục, 136 lớp mầm non tư thục đã được cấp phép Tổng số trẻ ra lớp: 24.517 cháu, trong đó: Nhà trẻ: 5.345 cháu; mẫu giáo: 19.235 cháu; trẻ 5 tuổi: 6146 Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Nhà trẻ: 79.9%, mẫu giáo: 99,9%, và trẻ 5 tuổi: 100%, trẻ khuyết tật ra lớp học hoà nhập với xã hội Chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao

- Về quy mô phát triển GDMN: Quy mô này được phát triển mạnh ở các loại

hình nhà trường, lớp đáp ứng được nhu cầu giáo dục của con em nhân dân trong quận Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Hà Nội thì GDMN Quận Cầu Giấy đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ổn định về mạng lưới trường, lớp

và huy động trẻ ra lớp, số trẻ tăng nhanh, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định

- Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non: Chất lượng giáo dục ngày

càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều nội dung tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 4 - 8% Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ Toàn quận có 100% trường thực hiện theo chương trình GDMN mới, đạt tỉ lệ 100% Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Phòng GD&ĐT quận đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động Chất lượng giáo dục cũng đạt được những kết quả tốt, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trên 95% trẻ đạt theo yêu cầu quy định

- Về cơ sở vật chất: Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã

tham mưu với Quận tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo sửa

Trang 37

chữa, nâng cấp các khu trường, lớp theo quy định và yêu cầu đạt chuẩn Cơ sở vật chất đáp ứng được với yêu cầu sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh

- Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm Phòng giáo dục đều chỉ đạo các

nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết

và thực hành Phòng GD&ĐT còn cử cán bộ, giáo viên các trường điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT và Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội tổ chức Hiện nay 100% giáo viên trong Quận đạt chuẩn (trong đó trên chuẩn là 63.1 %)

- Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, giáo dục mầm non Quận Cầu Giấy trong những năm qua vẫn còn một số mặt hạn chế sau:

Thứ nhất, việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường và một số giáo

viên còn chậm, ít cải tiến sáng tạo Nhiều giáo viên chưa tiếp cận được với phương pháp dạy học theo hướng đổi mới Giáo viên trẻ chưa mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp cận cái mới trong giảng dạy, còn thiếu sự mạnh dạn, sáng tạo Trong dạy học, nhiều giáo viên còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Trình độ của giáo viên có sự phân hoá rõ ràng giữa các trường trong quận Tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hình thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết và thiếu thực hành nên chất lượng chưa cao

Thứ hai, đồ dùng trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, còn thiếu thốn nhiều

Hiệu trưởng chưa chú ý đến các trang thiết bị các đồ dùng dạy học mang tính hiện đại Giáo viên không có thói quen rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học

Thứ ba, sự đầu tư, quan tâm đến giáo dục mầm non, đến điều kiện kinh tế -

xã hội một số trường trong quận phát triển không đồng đều Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới các cô giáo và nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, nhiều người chưa thực sự hiểu

về giáo dục mầm non nên có những yêu cầu, đòi hỏi giáo viên chăm sóc - giáo dục trẻ không phù hợp tạo áp lực cho giáo viên…

Trường mầm non Hoa Mai là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Trường

có khung cảnh sư phạm khang trang, xanh - sạch - đẹp với tổng diện tích 2.196 m2

Trang 38

với 10 phòng học, có đầy đủ các phòng chức năng và các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, học tập vui chơi của trẻ Trong đó:

+ 01 lớp nhà trẻ 24-36 tháng

+ 03 lớp mẫu giáo bé

+ 03 lớp mẫu giáo nhỡ

+ 03 lớp mẫu giáo lớn

Tổng số trẻ trong toàn trường: 668 cháu Tổng số giáo viên đứng lớp: 34

Nhiều năm liền, trường mầm non Hoa Mai là trường điểm của Quận về công tác CSND Năm học 2016 – 2017 tiếp tục là trường điểm về công tác CSND – trường học an toàn của cấp học mầm non quận Cầu Giấy

Trường mầm non Tuổi Hoa có 1 điểm trường, là trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố nhiều năm liên tục, với tổng số 12 nhóm lớp, tổng số trẻ là 730 cháu với

số giáo viên là 39 đồng chí

Trường mầm non Quan Hoa cùng địa bàn phường với trường mầm non Hoa Mai, có 2 điểm trường với 9 lớp, Tổng số trẻ là 571 cháu với số giáo viên là 34 đồng chí Do diện tích đất hạn chế, trường không có sân chơi ngoài trời, việc quản

lý của Ban giám hiệu gặp nhiều khó khăn vì trực hai cơ sở

2.2 Thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

2.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non về vai trò của hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ mầm non

Bảng 2.3 Tầm quan trọng của hoạt động phòng chống tai nạn

Trang 39

Nhận xét: Cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ em thể hiện mức độ rất quan trọng chiếm chiếm 81,9%, ý kiến là “quan trọng” chiếm 18,1%, không có ý kiến nào ở mức độ “quan trọng bình thường” và “ Không quan trọng”

Bảng 2.4 Biểu hiện quan trọng của hoạt động phòng chống tai nạn

1 Góp phần phát triển toàn diện trẻ em 98 84,5

2 Giảm thiểu tai nạn, an toàn cho trẻ 97 83,7

3 Tạo ra niềm tin, sự yên tâm cho gia đình và xã hội 96 82,7

4 Nâng cao uy tín cho nhà trường mầm non 95 81,8

5 Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 112 96,6

6 Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 101 87,0 Nhận xét:

Phòng chống tai nạn cho trẻ trong các trường mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ em, gia đình và xã hội Các biểu hiện tầm quan trọng đều được đánh giá cao với số ý kiến 81,8% ->96,6% như nâng cao chất chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non với 96,6% ý kiến, tạo ra niềm tin, sự yên tâm cho gia đình và xã hội với 82,7 ý kiến, góp phần phát triển toàn diện trẻ em với 84,5% ý kiến

2.2.2 Thực trạng các hình thức của hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ mầm non

Bảng 2.5 Mức độ thực hiện thực trạng các biện pháp của hoạt động phòng chống

tai nạn cho trẻ mầm non

Mức độ thực hiện

bậc Tốt Khá Trung

Trang 40

TT Phương pháp

Mức độ thực hiện

bậc Tốt Khá Trung

Không trữ nước trong nhà vệ vệ sinh ra vào

Có tường bao chắc chắn nếu tường gần

đường, gần ao hồ

( Nếu có các dụng cụ chứa nước có nắp đậy

an toàn)

viên đánh giá thực hiện ở mức độ khá thể hiện điểm trung bình chung của các

phương pháp = 3,13 ( Min= 1, max = 4)

Ngày đăng: 23/06/2018, 08:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aunapu V.G (1997), Quản lý là gì?, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý là gì
Tác giả: Aunapu V.G
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1997
2. Lê Thị Thu Ba (2011), Biện pháp quản lý phòng chống và xử lí tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non, Tạp chí giáo dục số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2011), Biện pháp quản lý phòng chống và xử lí tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non
Tác giả: Lê Thị Thu Ba
Năm: 2011
3. Lê Thị Thu Ba ( 2011), Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận 11, TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận 11
4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Sổ tay phòng tránh tai nạn cho trẻ em ở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay phòng tránh tai nạn cho trẻ em ở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
6. Bộ y tế (2006), Quyết định về việc ban hành hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về việc ban hành hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2006
7. Bộ Y tế- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Unicef, “ Hướng dẫn sơ cấp cứu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sơ cấp cứu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em”
8. Bệnh viện Nhi đồng II TPHCM (2010), Tài liệu tập huấn sơ cấp cứu nhi khoa ban đầu, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn sơ cấp cứu nhi khoa ban đầu
Tác giả: Bệnh viện Nhi đồng II TPHCM
Năm: 2010
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Chiến lược giáo dục mầm non từ nay đến 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược giáo dục mầm non từ nay đến 2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1997
10. Bộ Giáo dục Đào tạo (2013), Thông tư 22/2013/TTLT-BGDDT-BYT, Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục Đào tạo
Năm: 2013
12. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Nnb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận đại cương về quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1996
13. Hồ Ngọc Đại - Chủ biên (1988), Hạnh phúc đi học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạnh phúc đi học, tập 1
Tác giả: Hồ Ngọc Đại - Chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1988
14. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1997
16. Nguyễn Thị Thu Hà ( 2012), Giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn, Tạp chí giáo dục mầm non Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn
17. Vũ Yến Khanh ( 2009), Một số tai nạn thường gặp ở trẻ em trong trường mầm non, nguyên nhân và giải pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tai nạn thường gặp ở trẻ em trong trường mầm non, nguyên nhân và giải pháp
18. Trần Kiểm (2015), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2015
19. Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình khoa học quản lý và quản lý giáo dục đại cương, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khoa học quản lý và quản lý giáo dục đại cương
Tác giả: Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2012
20. Kôđakốp M.I (1984), Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Kôđakốp M.I
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1984
21. Trương Bích Loan (2013), Một số biện pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non, quận Phú Nhuận, TP.HCM, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tác giả: Trương Bích Loan
Năm: 2013
26. Phòng Giáo dục mầm non – Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội (2012), Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện văn bản pháp quy về phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở Giáo dục mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện văn bản pháp quy về phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở Giáo dục mầm non
Tác giả: Phòng Giáo dục mầm non – Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w