Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở Hàn Quốc Sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc bị phá hủy nặng nề, trở thành một trongnhững nước nghèo nhất thế giới với Tổng sản phẩm quốc
Trang 1MỞ ĐẦU
Bốn con hổ châu Á hay Bốn con rồng nhỏ châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh
tế của Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan Sự thành công về phát triểnkinh tế của các quốc gia này như là các hình mẫu quan trọng đối với nhiều quốc giađang phát triển, cụ thể hơn là Việt Nam
Các quốc gia phát triển đều có sự tăng trưởng kinh tế Sự thay đổi trong cơ cấukinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế thay đổi.Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị,
tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ Cuộc sốngcủa đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thầncủa người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo Trình độ tư duy,quan điểm sẽ thay đổi Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mởcửa nền kinh tế Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do nhữngnhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó
Khác với Việt Nam là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế HànQuốc và Đài Loan vận hành theo cơ chế thị trường tự do và bán tự do
Thị trường tự do hay nói chính xác hơn là thị trường tự kiểm soát, một thị trường
mà không có sự can thiệp vào nền kinh tế của nhà nước, ngoại trừ việc thực thi cáchợp đồng tư nhân và quyền sở hữu tài sản Ngược lại, thị trường có kiểm soát, trong
đó nhà nước trực tiếp quy định hàng hoá, dịch vụ và lao động có thể được sử dụng,định giá giá cả, hoặc phân phối như thế nào, hơn là dựa vào cơ chế sở hữu tư nhân.Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam tương đối khá giống với thịtrường có kiểm soát Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhậnrằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh
Như Adam Smith đưa ra, các chức năng chính của chính phủ là duy trì luật pháp
và trật tự trong một quốc gia, làm cho quốc phòng mạnh mẽ hơn và điều tiết cung tiền.Tùy vào mô hình thị trường được áp dụng mà vai trò của nhà nước là khác nhau.Trong thị trường tự do, vai trò của nhà nước rất hạn chế
Theo quan điểm của Meade, vai trò, trách nhiệm của nhà nước, chính phủ trongnền kinh tế thị trường tự do là: Điều hành và kiểm soát các tình huống kinh tế khácnhau như lạm phát và giảm phát bằng cách xây dựng và thực hiện các biện pháp tàichính và tiền tệ khác nhau Kiểm soát sức mạnh của các tập đoàn độc quyền lớn đểtránh những vấn đề kinh tế khác nhau, chẳng hạn như thất nghiệp và phân phối khôngcông bằng các nguồn lực Trị an quyền sở hữu các tiện ích công cộng, chẳng hạn như
Trang 2đường sắt, giáo dục, chăm sóc y tế, nước và điện, những cái mà nền kinh tế cần đểphát triển Cấm phân biệt đối xử giữa các cá nhân và cung cấp cho họ cơ hội giáo dục
và việc làm bình đẳng Hạn chế các hoạt động thương mại hạn chế và sức mạnh củacác tập đoàn lớn Duy trì luật và trật tự, quản lý công lý và bảo vệ sự tự do của các cánhân trong một nền kinh tế Hỗ trợ các dự án tư nhân trong một nền kinh tế Tạo cơcấu quy hoạch tổng thể giúp phát triển nền kinh tế trên quy mô lớn Xử lý các vấn đề
về môi trường, sự tuyệt chủng của tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng dân số
Việt Nam đang trên đà phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới để trở thànhmột trong những thi trường đầu tư hấp dẫn Tuy nhiên với thị trường kinh tế hiện nay,nước ta gặp cũng không ít trở ngại và thách thức để đảm bảo nền kinh tế phát triển bềnvững Chính vì thế Việt Nam không ngừng học hỏi những bài học kinh nghiệm pháttriển quý giá của các nước đi trước, đặc biệt là những con rồng Châu Á trong đó cóHàn Quốc và Đài Loan Từ đó giúp ta rút ngắn được thời gian của quá trình phát triểnnhưng mặt khác cũng chứa đựng nhiều rủi ro và nguy cơ của sự phát triển nóng vộinên việc áp dụng cần phải qua một quá trình nghiên cứu chọn lọc phù hợp
Do cơ chế khác nhau nên để tìm ra biện pháp phát triển nền kinh tế nước nhà,chúng ta cần phải lựa chọn những con đường phù hợp, tương đồng với bối cảnh nềnkinh tế Việt Nam Để làm được điều đó, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu rõ vai trò củanhà nước trong sự phát triển kinh tế tại Hàn Quốc và Đài Loan Từ đó, rút ra nhữngbài học kinh nghiệm dựa trên phân tích và so sánh các điểm khác và giống nhau đểứng dụng các chính sách phù hợp vào việc phát triển nền kinh tế đất nước
Trang 3VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀN
QUỐC VÀ ĐÀI LOAN
1 Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở Hàn Quốc
Sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc bị phá hủy nặng nề, trở thành một trongnhững nước nghèo nhất thế giới với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ đạt 47,7 tỷwon (tương đương 40,7 triệu USD theo tỷ giá hiện nay) và bình quân thu nhập đầungười ở mức rất khiêm tốn: 67 USD Chính trong bối cảnh đó, kế hoạch năm năm pháttriển kinh tế lần thứ nhất do Chính phủ đề ra được đưa vào thực thi từ năm 1962 đãkhiến cho tình hình dần thay đổi
Giai đoạn 1961-1993 được coi là giai đoạn cất cánh kinh tế, có tính bước ngoặt vànhảy vọt của đất nước này Cho đến nay, Hàn Quốc là nền kinh tế đứng thứ 4 châu Á
và thứ 11 trên thế giới theo GDP năm 2016 Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanhchóng, từ một trong những nước nghèo nhất trở thành một trong những nước giàu, có
vị thế khá vững chắc trong khu vực và cả thế giới Phép lạ tăng trưởng kinh tế HànQuốc thường được biết đến là “Kỳ tích trên sông Hàn” đã đưa quốc gia này lên những
vị thế cao trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Nhóm các nền kinh
tế trên thế giới (G20) Một thập kỷ qua, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm vượt5%
Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 1985-2013 (Nguồn: http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/ky-vong-2045-20150219221750278.chn )
Trang 4GDP-PPP bình quân đầu người giai đoạn 1990-2013
(Nguồn: http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/ky-vong-2045-20150219221750278.chn)
Sự thần kỳ của Hàn quốc là tổng hợp của nhiều yếu tố thuận lợi như sự ủng hộcủa Mỹ và các nước phương Tây Đặc biệt là Nhà nước đã hoạch định chính sáchđúng đắn, chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại đúng đắn từ khi các nước khácvẫn còn theo đuổi chiến lược hướng nội nên đã tận dụng được cơ hội hiếm hoi, linhhoạt và thực thi hiệu quả, dân tộc có ý chí làm giàu và được giáo dục tốt Tuy nhiên,
sự thần kỳ đó không tránh khỏi các mâu thuẫn, mất cân đối tiềm tàng làm bùng nổkhủng hoảng như cơ cấu kinh tế quá chú trọng doanh nghiệp lớn, chính sách tín dụng
và tài chính công chưa minh bạch, nợ và phụ thuộc vào thị trường thế giới
ra không bỏ sót một vùng đất nào, Chính phủ của Tổng thống Park Jung Hee nhận
ra rằng trợ giúp của nhà nước sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân không cóquyết tâm tự lực
Chính vì vậy, ông đã ban hành chính sách tập trung phát triển nông thôn, xâydựng phong trào Saemaeul (còn gọi là Saemaul Undong, phong trào cộng đồng cưdân mới ra đời) Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột đó là Chuyên cần– Tự giác – Hợp tác Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triểnnông thôn nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội Hàn Quốc nói chung
Cụ thể là chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng để nông dân tự lực đứng lên,
Trang 5sản xuất chế biến tại chỗ với nhấn mạnh ‘nông dân là người chủ đích thực’ Banđầu chính phủ cấp cho mỗi làng 300 bao xi măng, hệ thống chính quyền cấp làng
tự quyết định phương án sử dụng số xi măng này Người dân tự bỏ sức lao động
để thực hiện việc xây dựng làng xã Kết quả là sau một thời gian ngắn, có hơn16.000 ngôi làng đã có những cải thiện rõ rệt về bộ mặt nông thôn
Vào năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, mức đầu tư của Chính phủtăng lên 500 bao xi măng và 1 tấn sắt, thép Nhờ đó mà khu vực nông thôn củanước này đã thay đổi mạnh mẽ Có khoảng 33.267 làng bắt đầu được chia làm 3thứ hạng, mỗi bậc nhận được mức hỗ trợ khác nhau từ nhà nước
Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển hạ tầng, Chính phủ đẩy mạnh cơ sở đào tạonghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại giống mới vào sản xuất nhưnấm, cây thuốc lá… Kết quả là đời sống khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt.Chính phủ Hàn Quốc đã lập nên các kế hoạch trung và dài hạn cho nôngnghiệp bền vững vào tháng 7-1996, và triển khai khuôn khổ chính thức cho việckhuyến khích nông nghiệp bền vững Vào tháng mười cùng năm đó, một kế hoạchhành động cho chính sách nông nghiệp và môi trường cho thế kỷ XXI cũng đãđược thông qua Dự án này đã được lên kế hoạch và bắt đầu thực hiện theo kếhoạch trung và dài hạn và kế hoạch hành động từ năm 1997; tiếp đó vào tháng 12-
1997, Đạo luật về khuyến khích nông nghiệp bền vững đã được ra đời Mục đíchcủa đạo luật này là theo đuổi một nền nông nghiệp bền vững thân thiện với môitrường bằng cách đề cao chức năng bảo vệ môi trường của nông nghiệp, giảm ônhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra, và khuyến khích các chủ trangtrại hướng tới nông nghiệp bền vững
Ngoài ra, Chính phủ đang mở rộng các nguồn vốn để xây dựng các thiết bị xử
lý nhằm tăng tỷ lệ xử lý rác thải chăn nuôi Nhà nước còn xây dựng trung tâm xử
lý các máy nông trại loại thải, ở đó các máy loại thải được phân loại, tháo dỡ và
ép lại Đồng thời, cung cấp vốn ưu đãi cho các chủ trang trại xử lý các máy móckhông còn dùng được, cho việc mua các máy móc nông trại mới Do vật liệu nhựanông nghiệp bằng sinh học có thể phân hủy sẽ được phát triển, giảm thiểu ônhiễm
Trang 6Khí thải Dioxide Carbon ở Hàn Quốc và các nước OECD giai đoạn
1960-2007 (Nguồn:World Development Indicators,World Development Finance,World
Bank, Washington, D.C.)
Chính phủ Hàn Quốc đã lập kế hoạch xây dựng các dự án cải tạo đất cho toàn
bộ đất trồng trọt ít nhất 6 năm một lần Đối với đất trồng trọt có năng suất thấphoặc đất bị ô nhiễm, đất được lấy từ các vị trí khác cũng được tính vào, nếu hàmlượng đất sét đạt đến 15% Từ năm 1997, dự án cải tạo đất cũng được áp dụng chođất trồng trọt ở các vùng phụ cận các mỏ đã ngừng khai thác, đất này cũng có thểđược cải tạo Dự án cải tạo sẽ được thiết kế cho 200 ha đất trồng trọt bị ô nhiễmbởi kim loại nặng cho đến cuối năm Chúng đóng vai trò như một bộ phận của dự
án cải tạo chất lượng nước, các tiêu chuẩn về nước cũng được thiết lập một cáchchi tiết, đội trông nom vấn đề ô nhiễm nước được tổ chức ra cho từng đơn vị hànhchính ở cấp huyện Thêm vào đó, các hiệp hội khuyến nông và khuyến lâm lên kếhoạch xây dựng các nhóm đặc nhiệm về ô nhiễm để thu thập các trường hợp bịgây hại do ô nhiễm nước và cung cấp các công nghệ để phục hồi nước ô nhiễm.Đưa ra các chương trình trợ giúp các trang trại cỡ vừa và nhỏ trong việc sảnxuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đã được khởi xướng từ năm
1995 Mục tiêu của việc trợ giúp bao gồm cả sản xuất và tiếp thị các phương tiện
và thiết bị cho nông nghiệp bền vững, như các thiết bị sản xuất vi sinh tự nhiên,kho thóc và nhà kính, thiết bị làm lạnh và các loại xe làm lạnh
b) Công nghiệp
Sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc từ đầu những năm 1960 là tập trung
Trang 7vào công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu Chính sách công nghiệp của HànQuốc tập trung vào đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất cácmặt hàng khai thác được lợi thế của đất nước Ở thời điểm lúc bấy giờ Hàn Quốckhông có lợi thế nào khác ngoài nguồn nhân công rẻ và được đào tạo tốt (năm1945: 97% người dân mù chữ; năm 1960: còn 20% người dân mù chữ) Do đó,chính sách của Hàn Quốc là khai thác tối đa khả năng buôn bán của các doanhnghiệp Hàn Quốc để tìm thị trường xuất khẩu cho hàng hoá rẻ của mình
Chính phủ Hàn Quốc muốn làm chủ kỹ thuật công nghệ sản xuất thiết bị vànguyên liệu, một mặt cung cấp cho các cơ sở công nghiệp nhẹ trong nước, đồngthời tăng tiềm lực quốc phòng (thép, ôtô, đóng tàu ) Để thực hiện thành côngchiến lược chuyển hướng này, Chính phủ đã vạch ra các kế hoạch 5 năm (lần 3,lần 4) định rõ các ngành chiến lược và đổ nguồn vốn ưu đãi vào đây khá lớn Nhànước đã hỗ trợ các doanh nghiệp bằng chính sách lãi suất tín dụng siêu thấp hoặclãi suất thực âm Tuy nhiên các khoản vay này luôn đi kèm với các chỉ tiêu về mởrộng thị trường xuất khẩu, nếu các hãng không thực hiện được, áp lực chính trị từphía các đảng đối lập đối với đảng cầm quyền sẽ rất lớn Do đó các doanh nghiệp
sẽ có động lực để tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm Điển hình là sự thànhcông vượt bật của công ty sản xuất ô tô Huyndai so với công ty Proton củaMalaysia
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến của Hàn Quốc thànhcông là do Hàn Quốc chủ định giảm giá đồng won, bảo hộ thị trường trong nước,quản lý chặt chẽ ngoại hối, do đó sản phẩm công nghiệp của Hàn Quốc dù khôngtốt bằng của Nhật Bản nhưng rẻ hơn nhiều nên có thể vào thị trường Châu Âu và
Mỹ Kết quả của thời kỳ này là Hàn Quốc đã hình thành các ngành công nghiệpnặng khá phát triển dựa trên các tập đoàn kinh tế lớn
Phương thức điều hành của Chính phủ là dùng tín dụng ưu đãi để định hướngcác doanh nghiệp tư nhân Vì thế các doanh nghiệp thành công trong hoạt độngxuất khẩu, trong công nghiệp, đa phần đều là doanh nghiệp tư nhân Tuy nhiên, dolựa chọn của Chính phủ chú trọng vào một vài doanh nghiệp có khả năng và tạocho chúng độc quyền, cung cấp vốn cho chúng thậm chí bảo hộ thị trường chochúng nên đã dẫn đến mô hình tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá dựa vàocác công ty lớn (Chaebol), không hỗ trợ thích đáng các doanh nghiệp vừa và nhỏnên đã dẫn đến hai kết quả tiêu cực: Một mặt, các Chaebol do được hưởng ưu đãitín dụng của nhà nước nên hoạt động thiếu tính cạnh tranh, chất lượng hàng hoá
do đó chưa được chú trọng đúng mức và nền kinh tế kém năng động Mặt khác,mối quan hệ thân thiện giữa giới quản lý tài chính nhà nước và giới quản lýChaebol đã là điều kiện gây ra những quan hệ mờ ám giữa chính trị và kinh tế,làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp khó bị kiểm soát Đây là một trong
Trang 8những nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế 1997-1998 ở Hàn Quốc.
c) Phúc lợi cho người dân, giáo dục
Ngay từ năm 1949, Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật giáo dục dựa trên cácnguyên tắc tự do dân chủ và được thể hiện trong Hiến pháp và Hiến chương giáodục quốc gia Đạo luật giáo dục đã quy định: Nhà nước bảo đảm phát triển giáodục, nhằm tạo cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi công dân trong xã hội, không có
sự phân biệt về tôn giáo, giới tính hay tình trạng kinh tế xã hội của từng cá nhân
Từ năm 1949 đến năm 1960 được coi là giai đoạn đặt nền móng cho giáo dụcđào tạo ở Hàn Quốc Cơ cấu hệ thống trường được quy định: Tiểu học 6 năm,Trung học cơ sở 3 năm, Trung học phổ thông 3 năm và Đại học 4 năm (viết tắt là6-3-3-4)
Từ năm 1970 đến 1989, ngân sách đầu tư cho giáo dục hàng năm chiếm trêntrên 20% tổng ngân sách quốc gia, tức là khoảng 3-4% GDP Chi phí dành chohọc sinh tiểu học ở Hàn Quốc trong thời kỳ đó tăng 355%, trong khi chỉ tiêu này ởMêhicô và Kênia chỉ tăng tương ứng là 64% và 38% Bằng cách ưu tiên cho việc
mở rộng cấp tiểu học và trung học cơ sở, nền móng của Kim tự tháp giáodục, chính phủ Hàn Quốc đã kích thích được nhu cầu đối với giáo dục bậc cao dựatrên vốn của cả nhà nước lẫn tư nhân (nhà nước 30% và tư nhân 70%) Đây đượccoi là giai đoạn nâng cao chất lượng của nền giáo dục Hàn Quốc, nhằm phục vụcho sự nghiệp công nghiệp hoá dựa vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao củađất nước Các ngành nghề ở cấp cao đẳng và đại học đã phù hợp với việc chuyểndịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ tinh vi hơn như: Quảntrị kinh doanh, công nghệ thông tin, tài chính và luật quốc tế, tiếp thị, kế toán,kiểm toán Ngoài ra, chính sách hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực ở Hàn Quốccòn có những nét đáng chú ý sau: miễn nghĩa vụ quân sự cho các chuyên giathuộc các lĩnh vực công nghệ cơ bản và công nghệ tiên tiến trong thời hạn 5 năm;thu hút các nhà khoa học Hàn Quốc và nước ngoài về sinh sống và làm việc ởtrong nước với mức lương cao; chú trọng cho đi đào tạo ở nước ngoài nhữngngười trẻ tuổi để có học vị tiến sĩ; chú trọng đào tạo các cán bộ khoa học và côngnghệ trong ngành công nghệ thông tin
Vào đầu những năm 1990, Hàn Quốc bước vào giai đoạn tiên tiến về giáo dục
và đào tạo Chính phủ của Tổng thống Kim Yong Sam đã công bố kế hoạch cảicách giáo dục dài hạn, nhằm mục tiêu thực hiện chiến lược Toàn cầu hoá của HànQuốc trong thế kỷ XXI, đưa nền giáo dục của Hàn Quốc đạt trình độ của các nướccông nghiệp phát triển thuộc nhóm G7 Nếu trong thời đại công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, năng suất được quan niệm là tập trung vào lao động có kỹ năng thì trong
Trang 9thời đại Toàn cầu hoá, năng suất tập trung vào tri thức và công nghệ Vì thế nộidung chiến lược Toàn cầu hoá của Hàn Quốc đã nhấn mạnh: “Trước tiên và quantrọng nhất, giáo dục phải được Toàn cầu hoá, hệ thống giáo dục phải được cảicách triệt để để đào tạo một số lượng đầy đủ những công dân trẻ tuổi, dám nghĩ,dám làm, là những người lãnh đạo tương lai của đất nước Trên cơ sở kết hợpnhững cải cách giáo dục này với công nghệ thông tin hiện đại sẽ cung cấp những
cơ hội học tập cả đời cho mỗi công dân, sẽ làm cho đất nước nâng cao năng lực trítuệ lên những trình độ cao nhất”
Tiếp đó, chính phủ Hàn Quốc đã công bố một kế hoạch cải cách giáo dục dàihạn nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người trong thế kỷ XXI, đưa nền giáodục đất nước đến năm 2020 đạt đến trình độ của các nước công nghiệp phát triểnnhất thế giới Cụ thể là Hàn Quốc sẽ phấn đấu đến năm 2020 có 3/100 trường đạihọc đứng đầu thế giới trong đó có 1 trường đại học đứng trong danh sách 10trường đại học có uy tín nhất thế giới
Chính phủ tuyên bố giai đoạn 2017-2022 chuyển đổi mô hình chính sách kinh
tế sang "nền kinh tế đặt trọng tâm vào con người", tăng số lượng việc làm, giảmgánh nặng cuộc sống cho người dân, từ đó nâng cao thu nhập, đảm bảo nền kinh
tế Hàn Quốc tăng trưởng 3% mỗi năm
Cụ thể, Chính phủ sẽ tập trung vào vấn đề tạo việc làm, đưa thu nhập đóng vaitrò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới một nền kinh tế công bằng, tăngtrưởng và đổi mới Khái niệm nền kinh tế công bằng xuất hiện thường xuyên gầnđây như một chính sách của Ủy ban thương mại công bằng để xóa bỏ những quyđịnh bất thường hay những thông lệ bất công giữa các tập đoàn lớn, nhóm người
có quyền lực và giới thầu phụ, tiểu thương
Để thực hiện các chính sách này, Chính phủ sẽ tăng cường giải ngân ngânsách quốc gia Rõ nhất là trong năm 2017, Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố góikích thích kinh tế trị giá 11,2 nghìn tỉ Won (tương đương 10 tỷ USD) Đây lànhững bước đi đầu tiên của Tổng thống Moon Jae-in, để thực hiện lời hứa trongthời kì tranh cử: tạo việc làm và tăng trợ cấp xã hội Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc,50% gói kích cầu được phân bổ để trợ cấp các dịch vụ công và dịch vụ xã hội.Ngoài ra, việc bổ sung ngân sách cũng sẽ thúc đẩy thị trường việc làm đang trì trệ,
dự kiến sẽ tạo ra 71.000 việc làm mới đối với khu vực công và 15.000 việc làmcho khu vực tư nhân Ước tính, việc tăng chi tiêu này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế Hàn Quốc thêm ít nhất 0,2% trong năm nay
d) Khoa học – công nghệ
Phát triển khoa học - công nghệ là yếu tố cơ bản nhất quyết định thành côngcủa chiến lược quốc gia hướng về xuất khẩu
Trang 10Trong những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc xác định việc nâng cao nănglực kỹ thuật, công nghệ tự chủ trở thành vấn đề then chốt cho phát triển trong giaiđoạn mới Do vậy, Hàn Quốc đã tập trung vào hai nhiệm vụ: thúc đẩy các họatđộng nghiên cứu từ khu vực tư nhân và đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cácnhà khoa học - công nghệ.
Việc ban hành Luật Tổ chức khoa học Hàn Quốc đã thúc đẩy sự ra đời củahàng loạt viện nghiên cứu tư nhân Nếu như năm 1981 mới có 53 viện nghiên cứu
tư nhân thì sau 10 năm có 1.000 viện, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân chonghiên cứu khoa học - công nghệ chiếm tới 80,6% vào năm 1990 Cùng thời giannày, Hàn Quốc thành lập Đại học Khoa học - công nghệ Hàn Quốc; hợp nhất ViệnKhoa học Hàn Quốc với Viện Nghiên cứu khoa học - công nghệ Hàn Quốc thànhViện Khoa học - công nghệ Hàn Quốc nhằm tăng sức mạnh kết nối khoa học côngnghệ với thực tiễn sản xuất, cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho cácviện nghiên cứu tư nhân và chính phủ
e) Đầu tư nước ngoài
Vấn đề chính mà chính phủ Park phải đối mặt trong những năm đầu của thậpniên 1960 là tình trạng nghèo đói đang xói mòn của quốc gia và nhu cầu các chínhsách kinh tế để vượt qua đói nghèo này Một vấn đề nghiêm trọng là gây quỹ đểthúc đẩy phát triển công nghiệp cần thiết Tiết kiệm trong nước rất thấp, và có rất
ít vốn trong nước Trở ngại này đã được khắc phục bằng cách đưa ra các khoảnvay nước ngoài và khơi nguồn những lãi suất hấp dẫn trong nước dẫn vốn củanước sở tại vào sản xuất Trong số các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông vàSingapore, chỉ có Hàn Quốc tài trợ cho phát triển kinh tế với khoản nợ nước ngoàităng lên đáng kể, tổng nợ 46,8 tỷ USD năm 1985, khiến nó trở thành nước lớn thứ
tư thế giới Đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là nguồn gốc NhậtBản
Cho đến nay, Chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng khuyến khích đối với đầu tưnước ngoài trên các lĩnh vực như: Ban hành luật xúc tiến đầu tư nước ngoài; mởrộng ưu đãi thuế cho đầu tư nước ngoài về thời gian (7 năm), về ngành nghề, lĩnhvực đầu tư, về tỷ lệ chiếm giữ cổ phiếu ; thành lập cơ quan tư vấn đầu tư nướcngoài Mặt khác, thái độ của người dân đối với đầu tư nước ngoài đã có sự thayđổi theo hướng tích cực Chính vì vậy đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc đã mở rộngnhanh chóng
2 Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở Đài Loan
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế - xã hội Đài Loan lâm vào tìnhtrạng vô cùng rối ren, bế tắc Sản xuất đình đốn, hàng hoá khan hiếm, lạm phát với tốc
độ “ngựa đứt dây cương”; nạn tham nhũng, tiêu cực, trộm cắp hoành hành nghiêmtrọng trong xã hội Có thể nói, vào những năm cuối thập kỷ 40 của thế kỷ XX, nền
Trang 11kinh tế - xã hội Đài Loan đứng trước nguy cơ suy thoái chưa từng thấy, thách thức đốivới người dân Đài Loan lúc này không chỉ là đói nghèo, lạc hậu, mà còn là nguy cơsuy tàn, sụp đổ.
Chưa đầy ba chục năm sau, từ một nền kinh tế nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, ĐàiLoan bước vào hàng các nước và khu vực công nghiệp mới và được đánh giá là mộttrong “những nền kinh tế thần kỳ ở Châu Á ” Tốc độ tăng trưởng trung bình hàngnăm của Đài Loan trong thập kỷ 50 là 8%; thập kỷ 60 là 9,1; thập kỷ 70 là 10%; thập
kỷ 80 là 8,1% và thập kỷ 90 (tính đến hết năm 2000) là 6,3% Tổng sản phẩm quốcdân tăng nhanh: Từ 1,67 tỷ USD vào năm 1952 tăng lên 7,9 tỷ USD vào năm 1972;48,55 tỷ USD vào năm 1982; 212 tỷ USD vào năm 1992 và 310 tỷ USD vào năm
2000 Từ một xã hội nghèo nàn, hỗ loạn, Đài Loan trở thành một hòn đảo ổn định vớimức thu nhập bình quân đầu người thuộc loại cao trên thế giới: 169 USD vào năm
1952 tăn lên 1.132 USD vào năm 1976 và đạt 14,216 USD vào năm 2000
GDP bình quân đầu người một số nước ở Châu Á từ năm 1950
(Nguồn: )
Để đạt được điều này,các chính sách của chính phủ là nhân tố chủ chốt trong thúcđẩy tăng trưởng kinh tế.Sau khi rời sang Đài Loan vào năm 1949, chính phủ TrungHoa Dân Quốc đã đề xuất nhiều kế hoạch phát triển kinh tế, trong thập niên 1960 pháttriển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa định hướng xuất khẩu hạn chế nhập khẩu, tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
a) Nông nghiệp
Đài Loan đã thực hiện chính sách cải cách nông nghiệp, được thực hiện theo
ba bước: Bước1 (1949-1951): giảm thuê mướn; Bước 2 (1951-1953): bán đấtcông; Bước 3 (1953-1955): thực hiện chương trình đất dành cho người nông dân(land-to-the-tiller) Chương trình cải cách nông nghiệp ba bước này đã tạo nền
Trang 12tảng cho quá trìnhcông nghiệp hóa của Đài Loan trong giai đoạn 1960-1980 Sảnxuất nông nghiệp được cải thiện đáng kể, đạt tăng trưởng hàng năm khoảng 4,7%,cho phép Đài Loan sử dụng lãi để đầu tư vào công nghiệp.
Sau 30 năm phát triển thành công, do những đòi hỏi của các đối tác thươngmại khác nhau, nhiều sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài đã bắt đầuxâm chiếm thị trường Đài Loan, gây ra sự mất cân đối giữa cơ cấu sản xuất vàxuất nhập khẩu, buộc Đài Loan thực hiện điều chỉnh với “Chương trình chuyểnđổi cơ cấu nông nghiệp và tăng cường thu nhập nông dân” và “Chương trình tăngcường lúa gạo”
Để đối phó với những thách thức của tự do hóa mậu dịch, giữ gìn và bảo vệmôi trường, Đài Loan thực thi chương trình “Điều chỉnh thống nhất” năm 1991,nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố: nguồn nhân lực, đất đai, thị trường, kỹthuật, phương pháp tổ chức, phúc lợi xã hội và bảo tồn tự nhiên “Sách trắng vềchính sách nông nghiệp” năm 1995 đã đưa ra những cam kết dài hạn đối với cácyếu tố sản xuất, bảo vệ môi trường và duy trì mức sống của người dân Năm 1997,chương trình “Phát triển nông nghiệp xuyên thế kỷ” phát huy hiệu lực
b) Công nghiệp
Khi nền nông nghiệp ổn định, Đài Loan đã đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 4 năm lần thứ nhất với chủ trương “Nuôi dưỡng công nghiệp thông qua nông nghiệp – Phát triển nông nghiệp bằng công nghiệp”
Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu vào cuốinhững năm 1950, sớm hơn vài năm so với Hàn Quốc Việc nới lỏng đối với xuấtnhập khẩu được thực hiện từ sau 1958 Chính sách tỷ giá hối đoái kép được thaybằng một hệ thống tỷ giá thống nhất Chính phủ cho phép những doanh nghiệpsản xuất hàng xuất khẩu được sử dụng các khoản tín dụng ưu đãi và miễn giảm vềthuế
Chính phủ đầu tư xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm
cả hạ tầng kỹ thuật – xã hội bên trong và bên ngoài khu công nghiệp tạo sức hấpdẫn cao cho các nhà đầu tư
Vào đầu những năm 1970 Đài Loan tiếp tục đẩy mạnh các ngành công nghiệphướng vào xuất khẩu và thông qua 10 dự án xây dựng lớn (1973) Chính phủ tiếptục tăng cường đầu tư xây dựng mới và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng Các nganhcông nghiệp như sắt thép, hóa dầu, đóng tàu được tiếp tục củng cố thông qua cáckhoản đầu tư khổng lồ của các tập đoàn kinh tế nhà nước
Chính phủ Đài Loan đã áp dụng những chính sách hỗ trợ rất hợp lý và mạnh
mẽ, điều này được xem là một trong những nguyên nhân chính cho sự thành côngcủa ngành công nghiệp công nghệ Đài Loan trên thị trường thế giới Chính phủcho thành lập Trung tâm Thương mại Đài Loan (Taiwan Trade Center), viết tắt là