Tôi là Lưu Bá Tòng, người thực hiện luận văn này.Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các sốliệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Tôi là Lưu Bá Tòng, người thực hiện luận văn này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các sốliệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LƯU BÁ TÒNG
TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LƯƠNG THỊ THU HƯỜNG
Trang 3công bố trong bất cứ công trình nào khác Những trích dẫn cần thiết trongluận văn được tôi chú thích rõ ràng và trung thực.
Tác giả luận văn
Lưu Bá Tòng
Trang 4Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của họcviên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâmKhoa học Xã hội Việt Nam.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học Xãhội đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứutại đây
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những ngườiphụ trách Khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinhnghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại học viện
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Lương Thị Thu Hường đã tận tình chỉdạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoànthành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Thượng tọa Thích Đồng Bổn, trụ trì ChùaPhật học Xá Lợi đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng môn, những người đãgắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thựchiện luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình tôi và những người thân đã tạođiều kiện để tôi yên tâm học tập trong suốt thời gian qua
Trang 5PHỤ LỤC
1 Lý do chọn đề tài
Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin trong mỗi cá nhân(truyền thông cá nhân), giữa các cá nhân (truyền thông liên cá nhân), cácnhóm (truyền thông nhóm) hoặc rộng rãi đến mọi người trong xã hội thôngqua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyềnhình, trang thông tin điện tử trên nền tảng Internet
Trong đó, đối với truyền thông đại chúng (như trang thông tin điện tử)nguồn truyền tin phải sử dụng các phương tiện trung gian là những công cụ
kỹ thuật hay những kênh để qua đó tiến hành việc phổ biến, loan truyềnthông điệp đến mọi người trong xã hội
Báo điện tử cùng với các trang thông tin điện tử là loại hình báo chíđược xây dựng theo hình thức một trang báo điện tử và phát hành dựa trênnền tảng internet
Mặc dù ra đời muộn hơn các loại hình báo chí khác, song báo điện tửcùng với các trang thông tin điện tử lại được xem là sự hội tụ của cả ba loạihình báo chí đó là báo nói, báo in và báo hình
Báo điện tử cùng với các trang thông tin điện tử vừa có thông tin,hình ảnh, đoạn phim minh họa và cả âm thanh được truyền trên mạng
Chính vì vậy, từ khi ra đời báo điện tử cùng với các trang thông tinđiện tử đã chiếm một vị trí quan trọng trong truyền thông nói chung vàtruyền thông về một thực thể/đối tượng nhất định nói riêng
Do đó, trong những thập niên gần đây, không một ai hoài nghi về vaitrò của truyền thông đối với đời sống xã hội Truyền thông nói chung đượccoi như “quyền lực mềm”
Tuy nhiên, truyền thông luôn mang tính hai mặt, và tính hai mặt này (tích cực và tiêu cực) tác động đến nhận thức và ứng xử của công chúng ở tất cả các phạm vi và cấp độ khác nhau, từ cấp độ nhà nước đến đời sống của các
Trang 6cá nhân, từ cấp độ quốc gia, khu vực đến quốc tế; từ lĩnh vực kinh tế đến chính trị,văn hóa - xã hội
Truyền thông Phật giáo cũng không nằm ngoài xu thế trên
Truyền thông Phật giáo có lịch sử tồn tại từ hơn 2.500 năm trước Sau khichứng ngộ, với lòng từ bi, Đức Phật đã mang sự giác ngộ đó giáo hóa chúng sinh.Khi Đức Phật sắp nhập niết bàn, thầy A Nan hỏi đức Phật sau này ghi lại những lờidạy của Phật thì lấy gì làm bằng chứng cho người khác tin, đức Phật dạy thầy A Nannên bắt đầu mỗi bài kinh bằng câu: “Như thị ngã văn,” tức là “Tôi nghe như vầy” - lànghe đức Phật giảng như thế nào thì tụng lại, ghi lại như thế đó, không thêm khôngbớt Đây chính là bản chất của truyền thông chân chính: Sự trung thực
Truyền thông hiện đại cũng đề cao sự trung thực Ngay từ năm 1946, Chủtịch Hồ Chí Minh đã căn dặn các cán bộ tuyên truyền rằng: “Tuyên truyền, anh emnên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực Có nói sự thực thìviệc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe” [19] Chủ tịch Hồ Chí Minh
đề cao tính “chân thực” bởi nó vừa là sức mạnh của bài nói, bài viết cũng đồng thời
là thước đo đạo đức của người làm báo cách mạng Mỗi bài viết của nhà báo phảiđúng sự thật, tức là phải bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sựkiện đã được xem xét kiểm tra, chọn lọc
Hiện nay, trong các tài liệu, giáo trình giảng dạy về truyền thông luôn coitrọng tính chân thật của thông tin Trong bài viết “Một định hướng đào tạo cán bộbáo chí trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay ở nước ta” của Giáo sư,Tiến sĩ Phạm Ngọc Quang đăng trên tạp chí Triết học, số 6 (205), tháng 6 - 2008 cónhấn mạnh: “Sức mạnh của chúng ta chính là ở sự thật Sự nghiệp cách mạng xã hộichủ nghĩa mà chúng ta đang tiến hành là phù hợp với quy luật khách quan của sựphát triển xã hội Cho nên, báo chí càng nói đúng sự thật bao nhiêu, càng giúp chúng
ta ý thức rõ được con đường phát triển của chúng ta bấy nhiêu Sự thật nào đi ngượclại quy luật phát triển lịch sử thì cần khắc phục Sự thật nào phù hợp quy luật phát
Trang 7triển thì cần được phát huy, dù lúc đầu nó còn non yếu, nhỏ nhoi, thậm chí bị cái cũlấn át”.
Trong bài viết “Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên báo chíhiện nay” đăng trên tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông năm 2009, tác giả TrầnThị Cẩm Thúy có trích nhận định của nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trungương, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân: “Khách quan, chân thật của thông tinbao giờ cũng là vấn đề hết sức cơ bản”
Hơn 2500 năm trước, Đức Phật đã đề cập đến bản chất của truyền thông là sựchân thật
Cũng từ đó, công tác truyền thông được phát triển bằng nhiều hình thức khácnhau qua mỗi giai đoạn, nhằm mục đích mang đến cho mọi người nhận thức đúngđắn về những lời chỉ dạy của Đức Phật, hướng dẫn Tăng Ni và tín đồ Phật giáo sốngđúng chánh pháp, hướng đến giác ngộ và giải thoát
Vì vậy, sứ mạng của truyền thông Phật giáo là mang đến cho công chúngnhững thông điệp về niềm tin và thực hành theo giáo lý Phật giáo; giá trị của Phậtgiáo; cũng như thông tin về cộng đồng Phật giáo đúng - như - là
Đồng thời, truyền thông Phật giáo còn mang trong mình trọng trách quantrọng trên mặt trận đấu tranh với những thông tin sai lệch về Phật giáo và cộng đồngPhật giáo
Tại Việt Nam, ngược dòng lịch sử, khi phong trào chấn hưng Phật giáo thậpniên 1930 nổ ra, các tu sĩ đã nhận thấy vai trò của truyền thông phục vụ cho công
cuộc chấn hưng, đã cho ra đời nhiều tờ báo như ở Nam bộ có Pháp Âm, Từ Bi Âm,
Duy Tâm, Tiến Hóa, Bát Nhã Âm ; ở Trung bộ có Viên Âm, Tam bảo; ở Bắc bộ có tờ Đuốc Tuệ, Tiếng Chuông Sớm Các tờ báo này đã mạnh dạn nêu lên những hoạt
động không đúng chánh pháp như mê tín dị đoan; các tăng, ni chỉ lo cúng đám màkhông sách tấn tu tập, học hành Nhờ vào những tiếng nói truyền thông trung thực
Trang 8như vậy mà Phật giáo thời kỳ này chú trọng về phẩm hơn chú trọng về lượng, nênPhật giáo và sự nghiệp hoằng pháp thời kỳ này phát triển như trăm hoa đua nở, từđội ngũ tăng tài tinh ba đến số lượng đồ sộ kinh sách được soạn, dịch đã đáp ứngđược yêu cầu của lịch sử: Đạo Pháp - Dân Tộc.
Hiện nay, do bản chất của truyền thông luôn có tính hai mặt; thêm nữa, donăng lực thẩm định/biên tập các bài trên báo điện tử và các trang thông tin điện tửchưa đi vào chất lượng nên việc đưa tin về Phật giáo và các hoạt động của Phật giáođem lại nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí trong những trường hợp nhất định cònđưa đến cách hiểu sai lạc
Vì vậy, cần có những nghiên cứu nhằm chỉ ra bản chất của một nền truyềnthông chân chính và chỉ ra thực trạng của truyền thông Phật giáo ở Việt Nam trongbối cảnh hiện nay
Ngày nay, khi sức mạnh truyền thông trở thành một lực lượng vật chất quantrọng, có khả năng tạo nên những ảnh hưởng nhất định trong xã hội, thì vai trò củatruyền thông Phật giáo ngày càng được chú trọng
Cụ thể là, nhận thấy “sức mạnh mềm”của truyền thông, tại Đại hội Đại biểuPhật giáo Toàn quốc kỳ VII, ngày 24/11/2012 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thànhlập Ban Thông tin Truyền thông Bên cạnh đó, các chùa, tự viện và cư sĩ cũng thànhlập các trang thông tin điện tử, ấn tống kinh sách, băng đĩa để truyền bá Phật phápcho tăng ni và tín đồ Phật giáo
Tuy nhiên, sau năm năm đi vào hoạt động, truyền thông Phật giáo sử dụngmôi trường internet tại Việt Nam vẫn trong tình trạng sơ khai, chưa khai thác đượcsức mạnh vốn có Các phương thức truyền thông được Giáo hội đưa ra vẫn còn lúngtúng, theo lối mòn, chưa có đột phá Việc thiếu các quan điểm chỉ đạo chung đã dẫnđến sự không nhất quán trong hoạt động truyền thông gi ữa các chùa; sự sáng tạotrong truyền thông chưa được khai thác tối đa, dẫn đến việc các bài viết về Phật pháp
Trang 9thường sao chép qua lại, khiến chất lượng của các trang thông tin điện tử về Phậtgiáo nghèo nàn, nhàm chán; vô hình chung khi ến cho các tín đồ không quan tâmnhiều đến truyền thông Phật giáo.
Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, truyền thông cũng chưa làm rõ vai trò củaPhật giáo đối với các vấn đề đạo đức, giáo dục, y tế, và an sinh xã hội Do đó, việcnghiên cứu và làm sáng tỏ vai trò của truyền thông Phật giáo đối với xã hội ViệtNam hiện nay là vấn đề cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận và còn cả thựctiễn
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn “Truyền thông Phật giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu về truyền thông
Trong những năm gần đây, truyền thông được rất nhiều tác giả đề cập
như Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn), Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản (Claudia Mast), Truyền thông đại chúng - Công tác biên tập (Claudia Mast), Cơ sở lý luận của báo chí (tập 1 và 2) (E.P Prôkhôrốp), Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại (Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu), Introduction to Mass Communication: Media Literacy and Culture - Giới thiệu về Truyền thông Đại cương: Truyền thông và Văn hoá Truyền thông (Stanley Baran), Mass Media in a Changing World - Truyền thông đại chúng trong Thế giới Thay đổi (George Rodman) Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thiên về truyền thông nói chung và vai trò của truyền thông trong thời đại hiện nay, không đi vào nghiên cứu truyền thông tôn giáo.
2.2 Nghiên cứu về báo điện tử
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, có khá nhiều luận văn, sách, báo
đề cập như Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản [8], Sáng tạo tác phẩm - Báo
Trang 10mạng điện tử[9], Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử[10],Báo mạng điện tử Đặc trưng và phương pháp sáng tạo[11], Những tài liệu này đi sâu phân tích về ưu
-thế của báo điện tử, đặc điểm và vai trò của báo điện tử trong thời đại ngày nay
2.3 Nghiên cứu về truyền thông Phật giáo
Cho tới nay, các khoá luận, luận văn và sách báo nghiên cứu về truyền thôngtôn giáo tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều, đặc biệt là Phật giáo Chỉ có vài luận văn,khóa luận như:
Luận án Tiến sĩ: Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay qua khảo sát trường hợp Phật giáo và Công giáo, của Nguyễn Thúy Hà (2013), Học viện Khoa
học Xã hội, Hà Nội Luận văn làm rõ về khái niệm truyền thông tôn giáo, về thựctrạng truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chủ thể chủ yếu, đượcđối tượng tiếp nhận là tín đồ, chức sắc tôn giáo nhận xét đánh giá qua khảo sát đồngbào Công giáo và Phật giáo ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một sốkhuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông tôn giáo, đảm bảoquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Luận án này chủ yếu đề cập đếnchính sách của Đảng và Nhà nước về truyền thông tôn giáo, chủ thể truyền thông làcác cơ quan truyền thông của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, không đề cậpđến vai trò chủ thể truyền thông là các tôn giáo[12]
Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005 - 2010) của Hoàng Thị Thùy Dương (2011), Trường đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Luận văn này khảo sát thực tiễn vai trò củahoạt động báo chí trong đời sống chính trị xã hội, đặc biệt thông qua ba tờ báo vàmột tờ tạp chí thuộc dòng báo chính luận (Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Công giáoViệt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo) cùng với một số báo tôn giáo yêu nước.Tác giả luận văn đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động báochí nói chung, nội dung và hình thức của các tác phẩm báo chí nói riêng, góp phần
Trang 11thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước về vấn đề tôn giáo trên báo chí[6].
Luận văn Thạc sĩ: Báo chí Phật giáo tại Việt Nam: Thực trạng và vấn đề, của
Lê Thị Hồng Hạnh (2010), Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.Luận văn này phác họa lại quá trình lịch sử của báo chí Phật giáo tại Việt Nam; đánhgiá những yếu tố ảnh hưởng của báo chí Phật giáo đối với công chúng báo chí nóichung và công chúng báo chí Phật giáo nói riêng; khảo sát để đưa ra một cách nhìntổng thể về thực trạng và vấn đề của báo chí Phật giáo tại Việt Nam trong thời gian
2005 - 2010 Luận văn viết gần như quyển sử về báo chí Phật giáo và thiên về báogiấy, không đề cập đến báo điện tử, một loại hình truyền thông đặc biệt trong giaiđoạn hiện nay[13]
Còn lại là những bài viết trên các tạp chí nghiên cứu hoặc trên các trangmạng Ví dụ như: Ngọc Chơn với “Vai trò truyền thông Phật giáo thời hiện đại”[38];Diệu Hòa với “Truyền thông Phật giáo và mạng xã hội”[54]; Thích Thiện Bảo,
“Truyền thông trong hoạt động hoằng pháp”[36]; Minh Thạnh, “Truyền thông và sựphát triển tư tưởng Phật giáo”[77]; Dương Kinh Thành, “Website truyền thông Phậtgiáo những sự im lặng không đúng lúc”[73]; Minh Thạnh, “Báo chí Phật giáo cónhất thiết phải hiền đến mức không trung thực”[74]; H Diệu, “Cách ứng xử vớitruyền thông, báo chí” [45]; Nguyên Giác Phan Tấn Hải, “Truyền thông nhìn từ Phậtgiáo” [49]; Huỳnh Kim Quang, “Nghĩ về truyền thông và Phật giáo” [65]; Sơ Cơ,
“Truyền thông Phật giáo đang đứng ở đâu” và “Vì sao các trang Phật giáo- ít ngườitruy cập?” [41,42]
Tất cả những công trình, tài liệu trên hoặc mới chỉ đề cập đến truyền thông vàthực trạng truyền thông nói chung; hoặc chỉ đề cập đến truyền thông tôn giáo nóichung và những mảng đề tài lẻ trong truyền thông Phật giáo Do đó việc nghiên cứu
Trang 12thực trạng truyền thông Phật giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn là mảngtrống vắng Luận văn hướng tới việc góp phần khỏa lấp mảng trống này.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng truyền thông Phật giáo đối với các phương diện cơ bản củađời sống xã hội như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội và đặt ra một số vấn
đề trong công tác truyền thông Phật giáo
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Khái quát vai trò của báo điện tử và trang thông tin điện tử;
+ Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về truyền thông Phật giáo dựatrên hai phương diện cơ bản là hình thức và nội dung đưa tin;
+ Đưa ra khuyến nghị và giải pháp góp phần nâng cao vai trò của truyềnthông Phật giáo đối với xã hội nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Truyền thông Phật giáo
4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát năm trang thông
tin điện tử Phật giáo có nhiều người truy cập như Giác Ngộ (giacngo.vn), Đạo Phậtngày nay (daophatngaynay.com), Giáo hội Phật giáo Việt Nam (phatgiao.org.vn),Phật tử Việt Nam (phattuvietnam.net), Hoa Linh Thoại (hoalinhthoai.com)
* Về thời gian: Từ khi hình thành Ban Thông tin Truyền thông Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (24/11/2012) đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 135.1 Phương pháp luận
- Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng để làm hệ quy chiếu đánhgiá thực trạng truyền thông Phật giáo hiện nay
- Luận văn vận dụng lý thuyết thực thể tôn giáo để tìm hiểu truyền thông
Phật giáo hiện nay: “Chỉ có thể biết được các hiện tượng gọi là tôn giáo thông qua xác định mối quan hệ giữa con người với cái thiêng bằng niềm tin vào cái thiêng, được biểu đạt bằng thực hành gắn kết với niềm tin đó, tạo thành cộng đồng người có cùng niềm tin vào cái thiêng, trước hết là cộng đồng luân lý, và như M Mauss nói, các yếu tố đó tạo ra các hệ thống được gọi là tôn giáo”[29].
Như vậy luận văn sẽ khảo sát nội dung truyền thông của các nhà truyền thôngPhật giáo về các mặt: Niềm tin Phật giáo, thực hành Phật giáo và cộng đồng Phậtgiáo
- Vận dụng lý thuyết về mô hình truyền thông:
Trong các nghiên cứu về truyền thông trên thế giới, có nhiều lý thuyết về môhình truyền thông, tuy nhiên luận văn này chỉ sử dụng 2 lý thuyết sau:
+ Mô hình truyền thông của Haroll Laswell
Mô hình này bao hàm những phần tử chủ yếu của quá trình truyền thông,trong đó: S - Ai (source, sender): Nguồn, người cung cấp, khởi xướng M - Nói, đọc,viết gì (message): Thông điệp, nội dung thông báo C- Kênh (channel): Bằng kênhnào, mạch truyền nào R - Cho ai (receiver): Người tiếp nhận, nơi nhận E - Hiệu quả(effect): Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông
+ Mô hình truyền thông của Claude Shannon
Theo lý thuyết thông tin và điều khiển học (Cybernetics) của Claude Shannon
và nhiều người nghiên cứu khác, quá trình truyền thông còn được bổ sung thêm haiyếu tố: Hiện tượng nhiễu (Noise) và phản hồi (Feedback)
Trang 145.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát: Tiến hành khảo sát các trang thông tin điện tử Phậtgiáo để tìm hiểu nội dung và phương pháp truyền thông Phật giáo được thực hiệnnhư thế nào
- Phương pháp lập bảng và biểu đồ hiển thị tần suất và lưu lượng truy cậptrang thông tin điện tử nhằm đánh giá sức hấp dẫn của thông tin
- Phương pháp phân tích, nhận xét, đánh giá: Bằng cách đối chiếu giữa thựctiễn với lý luận, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá về những mặt làm được và nhữngmặt chưa làm được trong công tác truyền thông Phật giáo, đồng thời đề ra những giảipháp khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn Thượng tọa Thích Nhật Từ, chủbiên trang Đạo Phật ngày nay, 1 cư sĩ có vai trò trong Giáo hội Phật giáo đánh giá vềhiệu quả truyền thông Phật giáo và quan điểm xử lý khủng hoảng truyền thông Phậtgiáo
Tuy nhiên trong quá trình làm luận văn, chúng tôi không tách biệt riêng lẻ cácphương pháp mà có sự kết hợp chặt chẽ, logic giữa các phương pháp nhằm mang lạihiệu quả cho luận văn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở tập hợp một cách hệ thống những lý luận về truyền thông hiện đại
và tôn giáo học để khảo sát về vai trò của truyền thông Phật giáo đối với đời sống xãhội
Việc đi sâu phân tích những khái niệm, sự kiện, sự việc và đặc trưng của hoạtđộng truyền thông giúp cho Giáo h ội Phật giáo Việt Nam và lãnh đạo các tự việnđánh giá, khái quát được thực trạng hoạt động truyền thông trong việc truyền báchánh pháp và xử lý khủng hoảng truyền thông Phật giáo
Trang 156.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc khảo sát khách quan, luận văn làm sáng tỏ chất lượng và hiệu quảcủa truyền thông Phật giáo đồng thời góp phần đưa ra một số giải pháp cho việcnâng cao hiệu quả của truyền thông Phật giáo trong việc truyền tải và phản ánhthông tin
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho Ban Trị sự Giáo hội ViệtNam các tỉnh thành, lãnh đạo các tự viện và cho những hoạt động truyền thông Phậtgiáo nói chung có được gợi ý để phát huy sức mạnh của truyền thông một cách cóhiệu quả
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ bản, nộidung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về truyền thông và truyền thông Phật
giáo
Chương 2: Thực trạng truyền thông Phật giáo (qua khảo sát năm trang báo
điện tử) đối với xã hội Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số nhận xét và khuyến nghị giải pháp.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG
VÀ TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO 1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Lý thuyết thực thể tôn giáo
Trong “Triển khai lý thuyết thực thể tôn giáo”, TS Nguyễn Quốc Tuấn đã chỉ
ra rằng: muốn tìm hiểu về một tôn giáo, chúng ta phải tìm hiểu về 3 yếu tố: Niềm tin
về cái thiêng, thực hành gắn kết với niềm tin đó và cộng đồng những người cùng mộtniềm tin [29]
Trang 16Cái thiêng mà các tín đồ Phật giáo đặt hết niềm tin vào chính là Đức Phật.
Niềm tin của các tín đồ Phật giáo (tức người đã quy y Tam bảo) là niềm tin tuyệt đốivào Đức Phật, Phật pháp và Tăng già; thọ trì Năm giới
Tín đồ Phật giáo tin rằng Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn về ba phươngdiện: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn; ngài có trí tuệ và phương tiện thiện xảo;Đức Phật có thể dìu dắt chúng sinh ra khỏi vòng vô minh lầm lạc, đạt đến an lạc, cứucánh Niết bàn
Tín đồ Phật giáo tin rằng Phật pháp là chân lý mà Đức Phật đã thân chứng, làphương pháp diệt khổ, là con đường đưa đến an lạc giải thoát
Tín đồ Phật giáo cũng tin rằng Tăng già là đoàn thể những người tiếp bướcchư Phật đi trên con đường giác ngộ giải thoát và dìu dắt chúng sinh ra khỏi sự đaukhổ của kiếp nhân sinh bằng sự giác ngộ Luận Đại thừa khởi tín có nói: “Lòng tin
có bốn: Một là lòng tin cội gốc, nghĩa là luôn nghĩ pháp Chơn như Hai là tin ĐứcPhật có vô lượng công đức, thường tưởng nhớ, gần gũi cung kính, cúng dường, phátkhởi tâm lành để cầu Nhứt thiết trí Ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tuhành cho rốt ráo Bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình lợi người, thường gầngũi các bậc Bồ tát cầu học hạnh như thật” [46]
Bên cạnh niềm tin vào Phật, Pháp, Tăng là lòng tự tín của người tín đồ Phậtgiáo Đây là niềm tin căn bản nhất không thể thiếu Lòng tự tín là lòng tin vào khảnăng giác ngộ của chính mình, tin rằng mình sẽ thành Phật nếu nỗ lực tu hành Bởi
sự giác ngộ là tự mình giác ngộ chứ không ai có thể giác ngộ thay cho, vì thế nếukhông có lòng tự tín thì chúng ta không nỗ lực Đức Phật đã dạy: “Hãy tự xem con làhải đảo của con Hãy tự xem con là chỗ nương tựa của con Không nên tìm nươngtựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết bàn) [27], và “Các con phải tựmình nỗ lực, các đấng Như Lai chỉ là người thầy dẫn đường” (Kinh Pháp Cú, kệ276) [2]
Trang 17Thực hành trong Phật giáo bao gồm các nghi lễ và thực hành những lời dạy
Sau khi Ngài nhập diệt, các môn đệ của Ngài ở các nước khác nhau và tạinhững thời điểm khác nhau đã đưa các truyền thống và văn hóa địa phương của đấtnước họ vào Phật giáo khi tôn giáo này đã trở nên phổ biến và phát triển tại các quốcgia đó Theo lời dạy của Đức Phật, các đệ tử của Ngài đã xây dựng hệ thống đạo đứctrên cơ sở hệ thống giáo lý, đó là mối quan hệ giữa giới, định, tuệ để đi đến giải thoát
và giải thoát tri kiến, trong đó giới có vai trò làm nền tảng cho việc giải thoát
Đạo đức Phật giáo bao gồm các giới cùng các chuẩn mực và các phạm trù cóliên quan tới nhau một cách chặt chẽ Phật giáo xây dựng một hệ thống đạo đức hoànchỉnh từ nhận thức, lý luận đến thực hành và việc áp dụng nó để xây dựng một nếpsống tốt đẹp Bên cạnh đó Phật giáo còn xây dựng mẫu người đạo đức đó là conngười từ bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha mà thâu tóm là đứng vững trên hai chân: từ bi vàtrí tuệ
Triết lý của Phật giáo về từ bi, về tình thương yêu rất phù hợp với truyềnthống giàu lòng nhân ái vốn có của người Việt: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăncỏ”; “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”; “Lá lành đùm lá rách”; “Thươngngười như thể thương thân” Đây là sự kết hợp những nét độc đáo trong phươngpháp tư duy, trong văn học, nghệ thuật của người Việt Nam Những giá trị, khuyếnthiện, hướng thiện không chỉ phát huy tác dụng trong hàng ngũ tín đồ mà còn ảnhhưởng rộng rãi trong đời sống nhân dân, góp phần hình thành nên những quan niệm
Trang 18sống giàu tính nhân văn sâu sắc Đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước, đạođức Phật giáo đã góp phần tạo nên truyền thống văn hóa thực sự giàu bản sắc.
Với triết lý từ, bi, hỷ, xả, khuyến khích con người hướng thiện, đạo đức Phậtgiáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướngcon người đến lối sống, vị tha, bình đẳng, bác ái Thực tế đã chứng minh, đạo đứcPhật giáo phù hợp với đạo đức lẽ sống của con người Việt Nam và nó đã có nhữngđóng góp tích cực trong việc xây dựng một nền tảng đạo đức mới cho xã hội trên cơ
sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống đã được đặt ra
Cộng đồng Phật giáo là những người có niềm tin vào Đức Phật (tức cái
thiêng) dù là Phật giáo Bắc tông, Nam Tông hay Kim Cương thừa Phật giáo Namtông phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia,Myanmar) Bắc tông phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ĐàiLoan, Việt Nam, Singapore) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độtông, Thiền tông, Thiên thai tông Còn Kim Cương thừa phát triển ở Tây Tạng,Mông Cổ và Bhutan
Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay đạo Phật được tìm thấy
ở khắp thế giới Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 365 triệu
tín đồ chính thức và 1,2 tỷ người có cảm tình với Phật giáo
Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về con đường đưa đến giảithoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức
tu tập
1.1.2 Đức Phật và truyền thông “Như thị ngã văn"
“Như thị” có nghĩa: Đúng là như vậy, hoàn toàn đáng tin cậy “Như” có nghĩa
là bất biến, không thể nào khác được “Thị” là như vậy, hoàn toàn là chính xác “Nhưthị” nghĩa là hoàn toàn như thật, hoàn toàn đích xác, không gì thay đổi được MọiKinh Phật đều mở đầu bằng bốn chữ “Như thị ngã văn” Bốn chữ này là do A Nantiếp chỉ từ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật lúc sắp nhập Niết bàn đã di giáo lại Dịchsang ngôn ngữ thuần Việt có nghĩa là “Tôi nghe như vầy”
Trang 19Theo lịch sử Phật giáo, lúc Phật Thích Ca sắp nhập Niết bàn, A Nan bạchPhật: “Bạch Đức Thế Tôn! Tất cả những lời dạy của Ngài được tuyên thuyết trongđời này Sau khi Ngài nhập diệt, chúng con phải kiết tập Kinh điển, chúng con nêndùng chữ gì để mở đầu các kinh điển, xin Ngài di giáo” Đức Phật liền dạy: “Ôngnên dùng bốn chữ “Như thị ngã văn” để làm sự mở đầu cho các kinh điển.
Vì vậy, tất cả các kinh Phật hiện giờ đều mở đầu bằng “Như thị ngã văn”
-“Tôi nghe như vầy”: Là tất cả những kinh pháp đều đích thân A Nan tận tai ngheĐức Phật tuyên thuyết - đây cũng chính là thông tin có cơ sở/chứng cứ/nguồn gốcchân thật Tất nhiên Tôn giả A Nan là “Đa văn đệ nhất” nên Đức Phật mới mật ý phóchúc cho A Nan “tái phát âm” Vì tôn giả A Nan có một công năng kỳ lạ mà không aicó: Bất kỳ một điều gì nghe qua đều nhớ rõ mồn một, gọi là “quá nhĩ bất vong”,không bao giờ quên sót
Như vậy, hơn 2500 năm trước, Đức Phật đã đề cập đến bản chất của truyềnthông là sự chân thật trong thông tin
1.1.3 Lý thuyết mô hình truyền thông và báo mạng điện tử
1.1.3.1 Các mô hình truyền thông
Trong lịch sử nghiên cứu sự phát triển của truyền thông đại chúng, các nhànghiên cứu đã đưa ra hai loại mô hình truyền thông cơ bản, đó là mô hình truyềnthông một chiều mang tính áp đặt và mô hình truyền thông đại chúng hai chiều mềmdẻo
+ Mô hình truyền thông của Haroll Laswell
Năm 1948, H.Lasswell đã đưa ra mô hình truyền thông đại chúng một chiều[24] bao gồm những yếu tố:
A
Hình 1.1: Mô hình truyền thông của Haroll Laswell
Mô hình này bao hàm những phần tử chủ yếu của quá trình truyền thông,trong đó: S - Ai (source, sender): Nguồn, người cung cấp, khởi xướng M - Nói, đọc,
Trang 20viết gì (message): Thông điệp, nội dung thông báo C- Kênh (channel): Bằng kênhnào, mạch truyền nào R - Cho ai (receiver): Người tiếp nhận, nơi nhận E - Hiệu quả(effect): Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông.
Với mô hình này của Laswell, mọi việc nghiên cứu có thể được tiến hành vàtập trung vào những phẩn tử đó Phân tích nguồn (S) (Ai là người cung cấp?) Phântích nội dung (M) (thông điệp chứa đựng gì?) Phân tích phương tiện (C) (kênh nàođược sử dụng và sử dụng như thế nào?) Phân tích đối tượng (R) (Ai là người nhận?).Phân tích hiệu quả (E) (Thay đổi hành vi ra sao?)
Từ mô hình truyền thông trên cho thấy, phương thức thông tin được chuyểntải theo một chiều Bắt đầu từ nguồn phát, những thông điệp được truyền qua kênhtruyền thông, đến người tiếp nhận thông tin Khi hoàn thành quá trình này sẽ tạo rahiệu quả thông tin
Đây là mô hình thông tin đơn giản, nhưng rất thuận lợi khi chuyển tải nhữngthông tin nhanh Trong mô hình này, nguồn phát giữ vai trò quyết định, có khả năng
áp đặt quan điểm, tư tưởng của mình đối với người tiếp nhận thông tin Công chúngchỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không có họăc ít có sự phản hồi trở lại dù
đó là sự tác động tích cực để thấy được thái độ tiếp nhận thông tin của công chúnghoặc những thông tin đã chuyển tải có phù hợp hay không Chính vì những hạn chếnhư vậy nên mô hình truyền thông này chưa làm thoả mãn được nhu cầu thông tin,chưa thu hút, chưa tạo được sự quan tâm của công chúng
+ Mô hình truyền thông của Claude Shannon
C.Shannon đưa ra mô hình quá trình truyền thông hai chiều mềm dẻo khắcphục được nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều Ông đã đưa vào môhình thông tin của mình những yếu tố mới như sau:
Trang 21Hình 1.2: Mô hình truyền thông của Claude Shannon
Theo lý thuyết thông tin và điều khiển học (Cybernetics) của Claude Shannon
và nhiều người nghiên cứu khác, quá trình truyền thông còn được bổ sung thêm haiyếu tố: Hiện tượng nhiễu (Noise) và phản hồi (Feedback) Do đó, mô hình củaHarold Laswell có thể bổ sung như sau:
Phản hồi (Feedback) được hiểu là sự tác động ngược trở lại của thông tin từphía người tiếp nhận đối với người truyền tin Phản hồi là phần tử cần thiết để điểukhiển quá trình truyền thông, làm cho quá trình truyền thông được liên tục từ nguồnđến đối tượng tiếp nhận và ngược lại Nếu không có phản hồi, thông tin chỉ mộtchiều và mang tính áp đặt
Nhiễu (Noise) luôn tồn tại trong quá trình truyền thông Đó là hiện tượngthông tin truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của tự nhiên và xã hội, phươngtiện kỹ thuật gây ra sự sai lệch hay kém chất lượng vể nội dung thông tin cũng nhưtốc độ truyền tin Do vậy, nhiễu là hiện tượng cần được xem xét, và được coi nhưmột hiện tượng đặc biệt trong quá trình lựa chọn kênh để xây dựng nội dung thôngđiệp Các dạng nhiễu có thể có như vật lý, cơ học, luân lý, tôn giáo, môi trường,cung độ, lứa tuổi, giới tính, ngôn ngữ, học vấn, dân tộc v.v Mặt khác, nhiễu vẫnluôn được coi lả quy luật của quá trình truyền thông, nếu biết xử lý nhiễu sẽ tăngthêm hiệu quả cho quá trình truyền thông [24]
Xét về mặt bản chất thì mô hình truyền thông hai chiều của C Shannon là sựphát triển logic từ mô hình truyền thông của H.Lasswell Trong điều kiện xã hội pháttriển, được sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhiều phương tiện truyền
Trang 22thông đại chúng hiện đại ra đời nó cho phép thiết lập mối quan hệ hai chiều liên tục,trực tiếp giữa nguồn phát và người tiếp nhận thông tin Trong mô hình truyền thôngnày, vai trò của công chúng tiếp nhận được xem là một trong những yếu tố quyếtđịnh quá trình truyền thông Tính tích cực của công chúng với tư cách là đối tượngtiếp nhận thông tin, không chỉ chỉ thể hiện ở việc lựa chọn những thông điệp tiếpnhận mà còn là sự tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố quyết định trong quá trìnhthực hiện hoạt động truyền thông đại chúng.
Trên cơ sở này, có thể thấy trong việc nghiên cứu hiệu quả của truyền thôngđại chúng thì vấn đề nghiên cứu công chúng có vai trò hết sức quan trọng, nó chophép nhà truyền thông nắm bắt được nhu cầu, hình thành được nội dung và phươngpháp nghiên cứu thích ứng
1.1.3.2 Khái niệm báo điện tử
Báo điện tử, trang thông tin điện tử (gọi tắt là báo điện tử) là loại hình báo chíđược xây dựng theo hình thức một trang thông tin điện tử và phát hành dựa trên nềntảng Internet Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn người đọc báo dựatrên máy tính, thiết bị cá nhân như máy tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp
có kết nối Internet
Khác với một trang thông tin điện tử nói chung, báo điện tử cập nhật thườngxuyên tin tức, đặc biệt là đăng “tin tức thời” hay “tin giật gân” (breaking news) Báođiện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng khôngphụ thuộc vào không gian và thời gian Sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổithói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống[90]
Báo điện tử là một loại hình báo chí mới, có khả năng cung cấp thông tinsống động bằng chữ viết, hình ảnh và âm thanh chỉ trong vài phút đến vài giây, với
số trang không hạn chế Báo điện tử là hình thức báo chí được sinh ra từ sự kết hợpnhững ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một
Trang 23nhân tố quyết định, qui trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạngInternet toàn cầu.
1.13.3 Đặc điểm và vai trò thông tin của báo điện tử
* Đặc điểm của báo điện tử
- Tính không giới hạn: Báo điện tử có ưu điểm nổi bật là khả năng truyền tảithông tin vô biên giới Với mạng Internet (world wide web), thông tin có thể truyềntải đi khắp toàn cầu Đồng thời, với một biển thông tin trên Internet, người dùng cóthể tự do khám phá nó nhờ các siêu liên kết Nó đã kích thích trí tò mò, sự ham hiểubiết cái mới của con người
- Tính thời sự: Thông tin trên Internet nói chung và báo điện tử nói riêng cótính thời sự rất cao Thông tin tức thời, gần như ngay lập tức, biết tin sớm nhất từnhững khoảng cách xa nhất Mọi thông tin từ khi thu nhập được đến khi phát hànhđược diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhiều so với báo in Chính khả năng này làmcho thông tin trên báo điện tử luôn sống từng ngày, từng giờ, thậm chí có khi từngphút Hơn nữa, báo điện tử có ưu điểm là khả năng xã hội hóa các sản phẩm đơn lẻ.Việc cập nhật theo từng trang tin, chuyên mục có thể được thực hiện bất cứ lúc nào.Không như các loại hình báo chí khác phải chờ đầy đủ các tin, bài mới lên khuôn inhay lên chương trình phát sóng
- Tính tích hợp: Vì là một dịch vụ trên Internet, báo chí xuất bản trên mạngInternet hội đủ các ưu thế của một mạng máy tính Tờ báo có thể cung cấp một ngônngữ truyền tải mới lạ hấp dẫn dạng thông tin đa phương tiện Đó là khả năng kết hợpngôn ngữ chữ viết, hỉnh ảnh, âm thanh sống động vào trang báo Nghĩa là một sựtổng hợp về báo in, báo hình và báo nói
- Tính hệ thống: Tiếp theo và mang tính cơ bản là khả năng lưu giữ thông tincủa báo điện tử Báo điện tử có thế mạnh hơn báo in ở chỗ lưu giữ thông tin mộtcách có hệ thống Báo điện tử cho phép độc giả tìm kiếm thông tin theo chủ đề, theothời gian rất tiện lợi so với việc phải vào thư viện tìm số báo đã ra cách đây nhiềunăm về một chủ đề nào đó Báo điện tử khai thác gần như miễn phí mọi nguồn tin từ
Trang 24báo chí, từ Internet, chọn lọc những thông tin hấp dẫn nhất tung lên mạng trong mộtthời gian rất nhanh.
- Tính tương tác: Khả năng giao lưu, tương tác giữa độc giả và tòa soạn cũngnhư tác giả của chính bài báo đó cũng là ưu điểm nổi bật của báo điện tử Báo điện
tử cho phép sự phản hồi thông tin từ người sử dụng đến tòa soạn báo nhanh chóng,thuận tiện Bằng các phương tiện dễ dàng như email hay chatting, cầu nối giữa bêncung cấp thông tin và bên tiếp nhận thông tin chặt chẽ Khi làm báo truyền thống,muốn biết phản hồi từ độc giả, khán giả để cải tiến nội dung, phương thức đưa tin,cách duy nhất là phải tổ chức các cuộc điều tra dư luận Điều này phải cần thời giandài trong khi đó độ chính xác lại không cao Nhưng với báo điện tử câu trả lời sẽ là100% chính xác Báo điện tử với công nghệ hiện đại, cung cấp các công cụ điều trabạn đọc một cách khách quan, nhanh chóng, chính xác
- Tính kinh tế: Việc xuất bản báo chí trên mạng Internet rất kinh tế Báo điện
tử không có trọng lượng, nó không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, nó khônghạn chế số trang Với khối lượng thông tin hết sức đồ sộ nhưng báo điện tử lại khôngtốn chi phí cho việc in ấn, phát hành Báo điện tử chỉ có một bản duy nhất cho hàngtrăm triệu độc giả
* Vai trò của báo điện tử
Báo điện tử có vai trò tạo ra bước ngoặt trong quá trình truyền tin và tiếpnhận thông tin, làm thay đổi cách làm báo, tăng cường mối quan hệ nhà báo, côngchúng và nguồn tin, góp phần tăng hiệu quả xã hội của báo chí [4]
Báo điện tử ra đời tạo ra bước ngoặt trong quá trình truyền tin và tiếp nhậnthông tin, dựa trên sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống và củaInternet
Báo điện tử cung cấp lượng thông tin lớn, cập nhật, hấp dẫn, thu hút sự quantâm của nhiều người, đồng thời cũng buộc người tiếp nhận thông tin phải tham giatích cực vào quá trình sản xuất ra thông tin và truyền thông tin
Trang 25Báo điện tử giúp cho sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia thuận lợi,
mở cánh cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội
Báo điện tử làm thay đổi lớn trong nghề báo Nhà báo thay đổi phương thứclàm tin, mở rộng các nguồn thông tin: Phóng viên có thể thu thập thông tin ở khắpnơi một cách nhanh chóng và dễ dàng; thông tin mang chiều sâu bản chất hoặc thôngtin mật từ các tổ chức hoặc chính phủ
Nhờ khả năng đa phương tiện và tính tương tác cao, báo điện tử đã giúp chonhà báo thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với công chúng
Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác như: Báo in, phát thanh,truyền hình, báo điện tử ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả xã hội to lớn
1.2 Quá trình hình thành và phát triển các trang thông tin điện tử Phật giáo
1.2.1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của báo điện tử
Lịch sử
Sự ra đời và phát triển của mạng Internet trong những năm đầu của thập niên
90 là một bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật Cả thế giới được liên kết vớinhau thông qua mạng máy tính Và một trong những thành tựu lớn nhất của Internet
là tiền đề tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của một loại hình báo mới - Báođiện tử
Năm 1973, các nhà nghiên cứu đã hướng tới mô hình một tờ báo điện tử.Nhưng mãi đến năm 1980 tờ báo điện tử đầu tiên mới xuất hiện Sự ra đời của báođiện tử thời kỳ này gặp không ít những khó khăn: Số lượng người đọc báo ít, ngườidùng máy tính ít, các khâu trong kỹ thuật gặp trục trặc Những rào cản đó đã khiếncho báo điện tử chậm phát triển
Tuy nhiên, những khó khăn đó đã được khắc phục vào cuối những năm củathập niên 80 khi các xuất bản phẩm điện tử dưới dạng file ASCIT bắt đầu xuất hiện
Trang 26Đầu thập niên 90, đã có những ứng dụng công nghệ mới hơn cho việc xuấtbản và phân phối điện tử như: Nhóm tin Archie, Usernet, Gopher, Wais Gopher chophép người sử dụng xem và tìm lại các số báo đã phát hành nhiều lần trước đó Waischo phép các nhà xuất bản dễ dàng tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu.
Năm 1991, đánh dấu sự ra đời hàng loạt của tờ báo điện tử như ElectronicJournal of Communication, Journal of International Academy of HospitalityResearch Giai đoạn 1990-1991, có khoảng 30 tờ báo điện tử và có ít nhất 60 trangthông tin điện tử trên mạng
Năm 1992, báo điện tử có một bước tiến quan trọng về hình thức khi tờ báođầu tiên có đầy đủ cả văn bản lẫn hình ảnh sinh động xuất hiện, đó là Online Journal
of Current Climical Triale; mạng tin tức đầu tiên trên thế giới Chicago Tribum xuấthiện tại Mỹ năm 1992
Năm 1994, phiên bản của điện tử của tạp chí Hotwired chạy những bannerquảng cáo đầu tiên, tiếp đến là hàng loạt các cơ quan báo chí nổi tiếng ở Mỹ lần lượtcho ra đời phiên bản điện tử như: Los Angeles Times, USA Today, New YorkNewsday
Năm 1995, nhiều tờ báo ở Châu Á cũng xuất hiện trên mạng Internet như:Chine Daily, Utusan (Malaysia), Kompas (Indonesia), Asahi Shimbun (Nhật Bản)
Và cũng năm 1995, thị trường báo in ở Mỹ có nhiều biến động, số lượng báo
in giảm đã thúc đẩy sự phát triển của báo điện tử Đến giữa năm 1996, Mỹ đã cókhoảng 768 tờ báo điện tử, Châu Âu có 169 tờ báo, Châu Á và Trung Đông có 54 tờ,Nam Mỹ có 25 tờ, Australia có 20 tờ, Châu Phi có 6 tờ
Theo thống kê của Newslink, năm 1996 trên toàn thế giới có 1.335 tờ báođiện tử, đến 9/1998 là 4.925 tờ, đầu năm 2000 là 8.474 tờ Từ năm 2000 trở đi cáchãng thông tấn đài truyền hình lớn như: CNN, NBC, AFP, các tờ báo New York
Trang 27Times, Washington Post đều có tờ báo điện tử của mình và coi đó là phương tiện đểthu hút công chúng.
Sự phát triển của Internet kéo theo sự phát triển của báo điện tử một cáchnhanh chóng và nó trở thành “Cơn sốt vàng”
Ngày nay, báo điện tử là một phương tiện truyền thông đa phương tiện khôngthể thiếu đối với cuộc sống của con người và nó là loại hình báo chí đang cạnh tranhgay gắt với các loại hình báo chí khác như báo in, truyền hình, phát thanh
Cùng với các loại hình báo chí đa phương tiện, báo điện tử góp phần tạo nên
sự đa dạng cho nền báo chí đồng thời cũng là kênh thông tin mà con người tiếp cậnnhiều nhất cho đến thời điểm này Tương lai của báo điện tử còn phát triển hơn nữavới tốc độ nhanh chóng của mạng Internet
1.2.1.2 So sánh báo điện tử với báo in và phát thanh - truyền hình
Báo in là loại hình truyền thông ra đời sớm nhất trong các loại hình truyềnthông đại chúng Sau đó, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, phát thanh
và truyền hình ra đời Báo điện tử là một loại hình báo chí mới nhưng tích hợp trong
nó là những ưu điểm vượt trội so với các loại hình báo chí truyền thống
Về phương tiện kỹ thuật, phát thanh, truyền hình và báo điện tử sử dụng cácphương tiện kỹ thuật hiện đại, đa phương tiện, phụ thuộc nhiều vào các phương tiện
kỹ thuật Báo in sử dụng phương tiện kỹ thuật đơn giản hơn so với các loại hình báochí khác
Về nội dung thông tin, thông tin ở báo điện tử chủ yếu cập nhật tin nóng,mới, giật gân, và được cập nhật từng giây, từng giờ (tính phi định kỳ) Ở báo inthông tin sâu hơn, có nhiều bài bình luận sâu sắc về mọi mặt xã hội Phát thanh vàtruyền hình thời lượng phát sóng có hạn nên những chương trình thông tin ít sâu, chủyếu là giải trí Tính thời sự của thông tin ở báo mạng điện tử, phát thanh và truyềnhình cập nhật nhanh hơn báo in do báo in phụ thuộc vào thời gian phát hành Thông
Trang 28tin ở báo in đã được phóng viên, biên tập viên chọn lọc, cân nhắc kỹ vì thế côngchúng chỉ có thể tiếp nhận những thông tin trong khuôn khổ tòa soạn báo Báo mạngthông tin có tính mở, nhà báo đưa một loạt thông tin liên quan để cho người đọc tự
do lựa chọn thông tin, tự do lý giải thông tin theo suy nghĩ của mình và phản hồi lại
Về chi phí, ở báo in công chúng chỉ phải trả tiền một lần và đọc nhiều lần,báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình thì công chúng phải chi trả tiền mạngInternet, truyền hình cáp hàng tháng Mất chi phí mua những thiết bị để xem truyềnhình và nghe đài
Về mức độ hấp dẫn, báo in là loại hình truyền thông truyền thống, có nhiềuhạn chế trong việc áp dụng những công nghệ đa phương tiện mới Báo mạng điện tử
và phát thanh, truyền hình sử dụng hình ảnh, âm thanh, đồ họa, video sinh động,ngôn ngữ truyền cảm
Về sự chủ động của công chúng, đối với báo in, công chúng tiếp nhận thôngtin hoàn toàn chủ động, báo mạng điện tử cũng vậy, với phát thanh và truyền hình thìcông chúng có thể nghe, xem trong mọi tư thế, nhưng lại không chủ động về thờigian theo dõi do các chương trình phát sóng theo thời gian cố định và thường chỉphát có một lần, do đó có thể khiến người nghe, xem không hiểu hoặc hiểu sai về sựthật, thông tin
Về sự tương tác với công chúng, đối với báo in sự phản hồi của người đọcgặp nhiều khó khăn, ở báo mạng điện tử sự phản hồi thông tin của người đọc tới tòasoạn, từ người đọc với người đọc nhanh chóng, thuận tiện Báo phát thanh và truyềnhình có những chương trình trò chuyện trực tiếp với khán giả Diễn đàn trao đổi trênbáo in chỉ cho phép một hoặc một số người tham gia, ở phát thanh và truyền hình cónhững chương trình trao đổi theo từng chủ đề, báo mạng điện tử có phương tiện kỹthuật hiện đại cho phép diễn đàn trao đổi diễn ra sôi nổi, đăng tải được ý kiến củanhiều người dễ dàng, thuận tiện
Trang 29Báo mạng điện tử có các ưu thế vượt trội so với các loại hình báo chí khácnhư: Khả năng tích hợp âm thanh, khả năng tích hợp hình ảnh động, khả năng tíchhợp những chương trình tương tác Báo mạng điện tử có khả năng tìm kiếm thông tinnhanh, người đọc có thể chủ động tìm đọc các thông tin khác nhau theo nhu cầu củamỗi cá nhân người đọc, và quan trọng hơn cả là khả năng lưu trữ thông tin.
1.2.2 Khái quát sự hình thành Ban Thông tin Truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các trang thông tin điện tử được khảo sát
1.2.21 Cơ sở hình thành các trang thông tin điện tử Phật giáo
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, số người sử dụng Internet hiện naytrên toàn thế giới đã lên đến trên 800 triệu người Riêng tại Việt Nam hiện nay cógần 50 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 53% dân số (số liệu của Cục Antoàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017) Từ những con số thống kêtrên có thể thấy, việc sử dụng Internet trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nóiriêng đang ngày càng phổ biến và Internet chính là một trong những phương thứchữu hiệu trong việc đẩy mạnh công tác truyền bá giáo lý chính pháp của Phật giáo
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn không thể biết được chính xác có bao nhiêuwebsite Phật giáo đang tồn tại trên thế giới mạng Internet Tất cả những con số thống
kê chỉ là tương đối vì các trang thông tin điện tử có thể phát sinh hàng ngày, hànggiờ Đó là chưa kể hàng trăm ngàn trang Phật giáo trên mạng xã hội như Facebook,Twitter, Instagram, Youtube nhưng không được thống kê
Theo cuộc khảo sát gần đây nhất, hiện trên toàn thế giới có khoảng gần 515website Phật giáo bằng tiếng Việt của các tự viện và cư sĩ được thống kê [89] Trong
đó có những trang thông tin điện tử nổi tiếng như Thư viện Hoa Sen, Niệm Phật,Trang nhà Quảng Đức, Báo Giác Ngộ
Thông qua những trang thông tin điện tử trên, mỗi ngày có rất nhiều thông tingiảng pháp, tin tức Phật sự, sách, bài viết được liên tục chuyển tải đến tín đồ Phật
Trang 30giáo khắp nơi trên toàn thế giới, đồng thời giúp giới thiệu đạo Phật đến độc giả quantâm tìm hiểu về đạo Phật.
Trong thời đại thông tin bùng nổ nhanh chóng như hiện nay, hệ thống cáctrang trang thông tin điện tử này đã góp phần quan trọng giúp cho đạo Phật bắt kịpvới những tiến bộ mới của thời đại, đáp ứng được yêu cầu đưa những thông tin đếnvới cộng đồng
Một điều đặc biệt trong lịch sử hoằng dương Phật pháp phải kể đến, đó là từtrước đến nay Phật giáo chưa bao giờ sử dụng đến bạo lực, quyền uy, sức mạnh kinh
tế để truyền đạo Vì vậy, truyền thông (theo nghĩa chung nhất) là một trong nhữngphương tiện hoằng pháp thiện xảo của Phật giáo
Phật giáo với ưu thế về tư tưởng thậm thâm, vi diệu; về giá trị nhân sinh lợilạc sở dĩ được mở rộng, phổ biến, trở thành tôn giáo thế giới là nhờ sử dụng nhữngpháp phương tiện truyền bá đến với tất cả mọi người, trong đó, truyền thông là một
“phương tiện mềm”
“Phương tiện mềm”, đó là hoạt động diễn giảng, dịch kinh, viết sách, xuấtbản, báo chí như trước đây chúng ta đã làm và giờ đây gia tăng thêm các hình thứcmới như phát thanh truyền hình, trang thông tin điện tử
Hiện nay, với sự phát triển nhanh, mạnh như vũ bão của khoa học và côngnghệ, nếu không kịp thời hiện đại hóa và đắc dụng “phương tiện mềm”, Phật giáo sẽgặp khó khăn trong việc hoằng dương tán pháp cũng như sẽ bị lạc hậu trong sự pháttriển chung của nhân loại
Hơn nữa, “Phật pháp bất ly thế gian giác”, nếu hoằng pháp viên không nhanhnhạy áp dụng công nghệ thông tin vào công cuộc hoằng pháp thì sẽ tự lùi lại trênbước đường hội nhập và hoằng hóa độ sinh
Nhận thức được điều này, từ những năm 2000, đã có nhiều trang thông tinđiện tử về Phật giáo xuất hiện như giacngo.vn (2008), daophatngaynay.com (2000),phattuvietnam.net (2006), hoalinhthoai.com (2008) Song những trang này chưa
Trang 31được chỉ đạo tập trung, thống nhất và đầu tư chuyên sâu nên không phát huy đượchết thế mạnh nội tại.
Vì những lý do trên, Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc kỳ VII, ngày24/11/2012 đã quyết định thành lập Ban Thông tin Truyền thông Sau khi hình thànhBan Thông tin Truyền thông (24/11/2012), trang thông tin điện tử
http://phatgiao.org.vn đã ra mắt độc giả vào ngày 04/04/2014
Theo đó, các chùa, các tự viện, các cư sĩ cũng cố gắng thành lập các trangthông tin điện tử, ấn tống kinh sách, băng đĩa để truyền bá Phật pháp cho tăng ni vàtín đồ Phật giáo
1.2.2.2 Khái quát chung về năm trang báo/thông tin điện tử Phật giáo
* Giác Ngộ (giacngo.vn)
Báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận của Ban Trị sự GHPGVN TP.Hồ ChíMinh bao gồm tờ tuần báo, nguyệt san và Giác Ngộ Online Báo được thành lập vàongày 1-1-1976 Riêng phiên bản báo điện tử ra mắt độc giả tại địa chỉ
http://www.giacngo.vn vào ngày 2-5-2008 Báo Giác Ngộ do Hòa thượng Thích TríQuảng, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Phó Phápchủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáoViệt Nam làm Tổngbiên tập
Đây là báo điện tử đầu tiên của Phật giáoViệt Nam, cung cấp các thông tinchính thức và toàn diện về chủ trương, hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam,đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả ở trong và ngoài nước
Sự ra đời của Giác Ngộ Online là bước phát triển mới của báo Giác Ngộ, hoạtđộng song song bên cạnh tờ tuần báo và nguyệt san Giác Ngộ
Giác Ngộ Online cập nhật nhanh các thông tin về chủ trương hoạt động củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh tinh thần Phật giáo qua các bài giáo lý, vănhóa, lịch sử Phật giáo Việt Nam trong hành trình dân tộc gắn với đạo Phật Đồngthời, Giác Ngộ online cũng giới thiệu các sinh hoạt của đời sống xã hội, góp phần
Trang 32với báo chí Việt Nam kết nối thông tin, xây dựng đời sống xã hội hiện đại lànhmạnh.
Giác Ngộ online với các mục như thời sự, xã hội, Phật học, văn hóa, triết học,văn học, lịch sử, sức khỏe là kênh thông tin, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ và tình cảmcủa tăng, ni, tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước về sự phát triển mọi mặt của Phậtgiáo Việt Nam
* Đạo Phật ngày nay (daophatngaynay.com)
Trang thông tin điện tử daophatngaynay.com của Chùa Giác Ngộ TP Hồ ChíMinh được thành lập từ năm 2000 Người chịu trách nhiệm nội dung là Thượng tọaThích Nhật Từ; quản trị trang thông tin điện tử là Đại đức Thích Ngộ Dũng Quanniệm của người chủ trương trang thông tin điện tử này xem trang thông tin điện tửchỉ là một “văn phòng”; còn lại giao tiếp với tín đồ Phật giáo bằng 12 tài khoảnFacebook Ngoài ra, các vị ở chùa này còn thiết kế app (ứng dụng điện thoại có thểcài đặt trên smartphone) để cho mọi người có thể theo dõi tin tức Phật sự, thiện sự vànhững lời dạy của Đức Phật
Tuy chỉ coi như một “văn phòng” nhưng trang thông tin điện tử Đạo PhậtNgày Nay cũng đăng tải rất nhiều nội dung và nằm trong top 10 các trang Phật giáotiếng Việt trên thế giới
* Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam (phatgiao.org.vn)
Phatgiao.org.vn là trang tin điện tử chính thức của Ban Thông tin Truyềnthông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Bộ Thông tin - Truyền thôngcấp Giấy phép số 09/GP-TTĐT ngày 04/04/2014
Sau khi hình thành, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo Trung ương(24/11/2012), trang thông tin điện tử phatgiao.org.vn đã ra mắt độc giả vào ngày04/04/2014 Trang thông tin điện tử do Hòa thượng Thích Gia Quang, Trưởng BanThông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam chịu trách nhiệm nội dung
Trang 33Trang thông tin điện tử này đơn giản, ít mục và ít thông tin hơn so với trangthông tin điện tử của báo Giác Ngộ và Đạo Phật ngày nay Số lượng bài báo cũng rấtkhiêm tốn.
* Phật tử Việt Nam (phattuvietnam.net)
Thành lập năm 2006 do Đại đức Thích Minh Thuận đã cùng với Tăng Ni duhọc và một nhóm tín đồ Phật giáo Hà Nội thành lập và tổ chức biên tập trang thôngtin điện tử này
Đây là trang thông tin điện tử có lượng bài đồ sộ với các mục rất thiết thựcđối với tín đồ Phật giáo
Hiện trang thông tin điện tử vẫn do Đại đức Thích Minh Thuận làm Thườngtrực Ban biên tập, cư sĩ Nguyên Lạc Phùng Văn Nam làm Phó Thường trực BanBiên tập phụ trách phía Nam
Đây là một trang thông tin điện tử do tu sĩ và cư sĩ điều hành nên có nhữngnội dung rất hấp dẫn và đặt thẳng vấn đề chấn hưng Phật giáo Điểm mạnh nhất củatrang thông tin điện tử là Diễn đàn với 1.181 bài nêu lên những mặt tốt và chưa tốt,
từ việc hiểu sai giáo lý đạo Phật, tệ mê tín dị đoan, cúng bái đến việc cần phải Việthóa kinh Phật, xử lý khủng hoảng truyền thông Phật giáo
* Hoa Linh Thoại (hoalinhthoai.com)
Trang thông tin điện tử Hoa Linh Thoại (http://www.hoalinhthoai.com) đượchình thành từ năm 2008 nhân Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại ViệtNam Trang thông tin điện tử do nhóm sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tạiTP.Hồ Chí Minh và các cư sĩ Phật giáo thành lập và thực hiện
Trang thông tin điện tử hoạt động trên tinh thần hoà hợp, chia sẻ, trao đổi,học hỏi, giúp đỡ với nhau và thực hành những lời dạy của Đức Phật Hiện nay trangthông tin điện tử do Đại đức Thích Quảng Lợi phụ trách
Trang thông tin điện tử không thường xuyên cập nhật mới Ví dụ bài mới cậpnhật gần đây nhất được đăng tải là bài “BTS GHPGVN huyện Xuân Lộc tổ chức đại
Trang 34hội Phật giáo khóa VI, nhiệm kỳ 2016 - 2021” được đăng vào ngày 02-07-2016 Từ
đó đến nay,trang này không đăng thêm bài nào mới
1.3 Khủng hoảng truyền thông Phật giáo
Trong các câu chuyện về khủng hoảng truyền thông hiện nay, có lẽ khó tránhđược phương diện mà Phật giáo bị đề cập một cách tiêu cực ở cách này hay cáchkhác Điều quan trọng vẫn là cách tiếp nhận và xử lý trước những sự việc trên để kịpthời có những phản hồi cho phù hợp Đây chính là nhiệm vụ của lực lượng làmtruyền thông Phật giáo và hệ thống Giáo hội
Thông thường, trước các nội dung tiêu cực về Phật giáo được phản ánh trênphương tiện truyền thông, thì phương pháp “dĩ hòa vi quý” của nhà Phật vẫn là imlặng cho qua với suy nghĩ “thanh giả tự thanh” Hoặc giả nếu có phản ứng thì cũngchậm chạp và thiếu đồng bộ, không chính thống và có phần lúng túng
Những phản ứng kiểu này, các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông chorằng không nên và có thể làm vấn đề tiếp tục bị thổi phồng và bị lái đi những hướngkhác khó tiên liệu Đã có nhiều bài học trong thời gian qua minh chứng cho điều đó
và những người làm công tác Phật sự đã phải trả giá quá đắt khi uy tín và hình ảnhcủa người xuất gia cũng như sinh hoạt Phật giáo giảm đi nhiều trong xã hội
Để giải quyết vấn đề trên cần có phương pháp hữu hiệu, dù Giáo hội đã cóquy chế phát ngôn, có bộ phận tham mưu giúp việc về truyền thông, cần phải hìnhthành một đội ngũ phát ngôn chuẩn mực, có tầm hiểu biết, có trình độ và được đàotạo bài bản để có thể ứng biến trong những trường hợp nhất định
Song song đó, cần có những buổi gặp gỡ báo chí để chia sẻ thông tin cụ thểcác vấn đề xảy ra một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác, đồng thời khẳngđịnh những lộ trình điều chỉnh nếu có những biểu hiện thiếu chuẩn mực từ tăng, ni,tín đồ Phật giáo
Trang 35Ngoài ra, các cấp Giáo hội cần xây dựng hệ thống thông tin truyền thôngdưới nhiều hình thức khác nhau để đưa ra những cái tốt, cái hay điển hình của Phậtgiáo để xã hội thấy các biểu hiện xấu, chỉ là những cá thể ngoại lệ.
Một trường hợp xử lý khủng hoảng kịp thời của Ban Thường trực Ban Trị sựGiáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM là một minh chứng cho những luận điểm trên.Ngày 5-10-2016, tại chùa Bửu Quang - quận Thủ Đức (TP.HCM) đã xảy ra án mạnggây chấn động dư luận trong và ngoài nước
Nghi can là một thanh niên 21 tuổi có biểu hiện bệnh lý tâm thần đã từngđược nhận vào chùa Bửu Quang, do một vị sư đồng hương tại chùa bảo hộ Điềuđáng nói là người thanh niên này mới vào “tu gieo duyên” chừng hơn 4 tháng, nhưng
vì vụ việc xảy ra trong chùa, nên giới truyền thông và dư luận cho rằng đó là nhà sư,
tu sĩ
Phản ứng nhằm định hướng dư luận, tránh những suy diễn cảm tính và chủquan trong vụ việc nghiêm trọng đó, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáoViệt Nam TP.HCM đã có thông báo rất kịp thời sau 24 giờ kể từ lúc vụ việc xảy ratại chùa Bửu Quang Thông báo này lập tức có tác dụng rất tích cực, giải tỏa nhữngcăng thẳng trước án mạng nghiêm trọng xảy ra ở chốn thiền môn
Ngay sau khi có thông báo - tiếng nói chính thức của Ban Thường trực BanTrị sự Phật giáo Thành phố, nhiều báo chí đã trích dẫn, điều chỉnh thông tin liênquan tới vụ việc án mạng tại chùa Bửu Quang, xác định nghi can là “tín đồ bìnhthường”, “người mới tập tu - tu gieo duyên” không phải là tu sĩ, nhà sư chính thức
Qua đó thấy rằng, phát ngôn của Giáo hội trước, trong và sau mỗi vụ việc, sựkiện Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan mang tính cấp thiết khác là vô cùngquan trọng và ý nghĩa, nó tác động và quyết định độ ảnh hưởng đến số đông
Nếu Giáo hội có những phát ngôn kịp thời, thẳng thắn và rõ ràng thì sẽ hướngdẫn được dư luận, giải quyết các cuộc khủng hoảng truyền thông, mà sự ảnh hưởng
Trang 36tiêu cực, xấu, lâu dài đến hình ảnh của Phật giáo là không thể tránh khỏi Đó là kinhnghiệm để xử lý khủng hoảng truyền thông Phật giáo hiện nay.
1.4 Một số khái niệm
1.4.1 Truyền thông
Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng,cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉphi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông quađiện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị Đó là sự trao đổi có ý nghĩa của thôngtin giữa hai hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh vật hoặc các bộ phận của chúng)
Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phương tiệntruyển tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức
về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thông này diễn ra; do
đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn
trong thời gian và không gian
Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng chothông tin được truyền tải Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi người nhậnhiểu thông điệp của người gửi
1.4.2 Truyền thông Phật giáo
Cách đây trên 2.600 năm, lúc thành đạo khoảng hơn một năm, khi giáo đoànTỳ-kheo đã có 60 vị A-la-hán, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, hãy đi đi, đi khắpnơi, vì lợi lạc và hạnh phúc của số đông, vì lòng từ bi đối với đời, vì hạnh phúc củatrời và người; chớ đi hai người chung một đường với nhau Này các Tỳ-kheo, hãythuyết giảng giáo pháp cao thượng” (Kinh Tương Ưng, Thiên I, trang 111) [37]
Từ đó, đạo Phật được lan truyền khắp nước Ân Độ, các vua Ân Độ thời ĐứcPhật và sau Ngài cũng góp công lớn trong việc phát triển đạo Phật, như Tần- bà-sa-
la, A-xà-thế, A-dục, Ca-nị-sắc-ca Đạo Phật được truyền ra nước ngoài, đến cácvùng xa xôi, trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới [50]
Trang 37Nếu dựa trên bản chất của truyền thông là “quá trình trao đổi thông tin” thìtruyền thông Phật giáo đã xuất hiện ngay từ thời đức Phật và đoạn kinh trên chochúng ta thấy chính đức Phật đã làm nhiệm vụ này rất xuất sắc.
Như vậy, truyền thông Phật giáo là một kênh hoằng truyền giáo lý và giá trịcủa Phật giáo; chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu caogiá trị từ bi, trí tuệ của Đạo Phật cũng như hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, tín đồ Phậtgiáo, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam
1.4.3 Khái niệm về mạng Internet
Mạng Internet là hệ thống thông tin toàn cầu phổ biến nhất hiện nay, mạngnày có thể được truy nhập công cộng với nhiều mạng máy tính được liên kết vớinhau Tuy đã có nhiều sự cải tiến, nhưng bản chất Internet vẫn sử dụng kiểu truyềnthông tin theo dạng chuyển mạch gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giaothức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP)
1.4.4 Khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốn nào mang mối
đe dọa nghiêm trọng đến uy tín của một tổ chức, cơ quan, đơn vị và /hoặc niềm tincủa các bên liên quan Sự kiện có thể là một hành động vi phạm lòng tin, cáo buộcbởi các nhân viên hoặc những người khác, sai sót trong hoạt động, hoặc bất kỳ tácđộng tiêu cực nào khác hay nói một cách đơn giản,
Khủng hoảng truyền thông là bất kỳ một sự kiện nào có khả năng ảnh hưởngtiêu cực đến hình ảnh của tổ chức, cơ quan, đơn vị đối với công chúng của nó
1.4.5 Xử lý khủng hoảng truyền thông
Xử lý khủng hoảng truyền thông, theo một nghĩa là đó giống như dập mộtđám cháy và dùng cách thức nhất định để giúp giảm thiểu thiệt hại Vì vậy, phải cóphương án phòng cháy và chữa cháy trước khi có vụ cháy và những người tham giachữa cháy phải diễn tập nhiều lần để có được sự thuần thục Xử lý khủng hoảngtruyền thông cũng cần phải như vậy
Trang 38Khủng hoảng truyền thông là một khái niệm không rõ ràng, và chỉ nhữngngười có kinh nghiệm mới có thể phát hiện ra nguy cơ của khủng hoảng truyềnthông lan rộng.
Ngày nay, tốc độ của Internet chính là tác nhân dẫn đến sự lan rộng củakhủng hoảng truyền thông Các báo chí online chạy tin và cập nhật tin từng giờ, từngphút để đưa thông tin “nóng hổi” đến độc giả Mạng xã hội là nơi mà thông tin lantỏa cực nhanh và không kiểm soát được cường độ và hướng lan tỏa
Trước đó, còn có rất nhiều trang thông tin điện tử của các tự viện và tín đồPhật giáo thành lập và điều hành, phát triển tại Việt Nam, như daophatngaynay.com(2000), phattuvietnam.net (2006), giacngo.vn (2008) Những trang thông tin điện tử
kể trên đã góp phần truyền bá chánh pháp, hướng dẫn tín đồ Phật giáo tu tập theo lờiĐức Phật dạy
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO (QUA KHẢO SÁT
NĂM TRANG BÁO/ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ) ĐỐI VỚI XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Hình thức truyền thông Phật giáo của năm trang báo/thông tin điên tử
2.1.1 Về tần suất đưa tin các chủ đề liên quan đến Phật giáo
Cũng như các trang thông tin điện tử khác, trang thông tin điện tử Phật giáocũng tận dụng thế mạnh của Internet để chuyển tải những nội dung cần thiết đến vớitín đồ Phật giáo Các phương thức truyền thông bao gồm chữ viết, hình ảnh, âmnhạc, video Có những trang thông tin điện tử tổ chức trực tuyến những buổi lễ của
tự viện hoặc các buổi làm từ thiện
Một điều đáng lưu ý là phần lớn các trang thông tin điện tử của Phật giáokhông có sự phản hồi, tức là đánh mất yếu tố quan trọng trong mô hình truyền thôngcủa Shannon Cụ thể qua khảo sát năm trang thông tin điện tử có tần suất, mức độcập nhật các bài viết liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Phật giáo như sau:
* Giác Ngộ (giacngo.vn)
Với mục Lịch sử có các tiểu mục Đức Phật (30 bài), Phật giáo Việt Nam (190 bài), Tâm linh mầu nhiệm (48 bài).
Tiểu mục Đức Phật còn có những bài Đức Phật của thế kỷ chúng ta, Đức
Phật con người vĩ đại, Lược sử Đức Phật, Vài suy nghĩ về sự đản sanh của đức Phật, Mừng Phật đến với chúng sanh, nói về thân thế và quá trình tìm đạo của Đức Phật.
Những bài viết đã tăng thêm niềm tin vào Đức Phật là một con người lịch sử có thật
và ai cũng có thể thành Phật nếu thực hiện đúng những lời dạy của Đức Phật
Từ mục Thời sự, Phật học lược khảo (980 bài), Sống đạo (373 bài), Văn hóa (4160 bài), Tư vấn (709 bài), Từ thiện - Xã hội (2644 bài), đến mục Ẩm thực chay (566 bài) đều hướng tín đồ Phật giáo sống đúng chánh pháp: sống có đạo đức, có
Trang 40lòng từ bi, xóa bỏ mê tín như những bài Hiển bày Chánh pháp, Chuyển hóa tham sân si, Đạo đức căn bản của người Phật tử, Vượt qua mê tín, Lập hạnh không nói dối, Phật tử phải kiên quyết từ bỏ rượu bia
- Về cộng đồng Phật giáo, có mục Phật giáo nước ngoài (3.550 bài) và Giáo
hội Phật giáo Việt Nam (305 bài) viết về những hoạt động của Phật giáo các tỉnh
thành của Việt Nam và cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên thế giới từ các nước châu
Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc
* Đạo Phật ngày nay (daophatngaynay.com)
Trang thông tin điện tử có riêng một mục về Đức Phật với 3 tiểu mục: Phật đản (244 bài), Phật thành đạo (39 bài), Nhân cách Đức Phật (50 bài), Thập đại đệ
tử của Đức Phật (15 bài) Mục này có những bài như: Điều gì thôi thúc Đức Phật xả
ly cuộc sống vương giả, Vì sao Đức Phật lựa chọn giáng sinh vào thế giới này, Duy ngã độc tôn, Đức Phật nhập thế độ sanh, Ánh đạo vàng giúp người đọc hiểu về Đức Phật và Phật giáo sâu sắc hơn.
Tuy nhiên mục này còn nhầm lẫn giữa những bài nói về Đức Phật và nhữngbuổi lễ có tính chất nghi thức
Mục Nghi thức (69 bài), Giáo dục (139 bài), Từ thiện (206 bài).
Mục Tin trong nước (6286 bài) viết về hoạt động của cộng đồng Phật giáo trong nước, Tin thế giới (2021 bài) viết về hoạt động của cộng đồng Phật giáo khắp
Về cái thiêng và niềm tin về cái thiêng, thực hành niềm tin Phật giáo và cộng
đồng Phật giáo đưa lẫn lộn vào các mục Tin tức (2230 bài), Vấn đề quan tâm (300