sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong giai đoạn nền kinh tế thị trường

86 422 0
sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong giai đoạn nền kinh tế thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồng băng Sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vựa lúa lớn nhất ở nước ta, có diện tích tự nhiên 12.457,4 km2 với số dân trên 13,8 tiệu người. Lực lượng lao động của toàn vùng có trên 7 triệu người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 74-75% tổng lao động ã hội. Đây là vùng đất đai khá màu mỡ, khí hậu thời tiết ôn hoà, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phông phú. Tuy vậy, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của vùng cơ bản vẫn là thuần nông. Ngành sản xuất chính là ngành tròng trọt, trong đó cây lúa là chủ yếu, sản lượng lương thực bình quân đầu người đến nay cũng chỉ trên 400kg. Lao động phân bổ vào các ngành sản xuất còn mất cân đối năng suất thấp, thu nhập và đời sống của người nông dân còn khó khăn. số lao động dư thừa hàng năm khá lớn, trên 20 vạn người, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian lao động còn thấp nhưng số ngày nhàn rỗi lại có xu hướng tăng lên. Là một vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta, với nhiều tiềm năng phong phú chưa được khai thác tốt, đặc biệt là nguồn lao động. Thời gian qua tuy đã những có vấn đề, đề tài nghiên cuiưú những vấn đề này nhưng chỉ còn tản mạn, chỉ xét opử một số khía cạnh nhất định. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn đó, tôi dã chọn đề tài: “sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng ĐBSH trong giai đoạn nền kinh tế thị trường” làm đề tài nghiên cứu chuyen đề của mình.

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đồng băng Sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vựa lúa lớn nhất nước ta, có diện tích tự nhiên 12.457,4 km 2 với số dân trên 13,8 tiệu người. Lực lượng lao động của toàn vùng có trên 7 triệu người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 74-75% tổng lao động ã hội. Đây là vùng đất đai khá màu mỡ, khí hậu thời tiết ôn hoà, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phông phú. Tuy vậy, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của vùng cơ bản vẫn là thuần nông. Ngành sản xuất chính là ngành tròng trọt, trong đó cây lúa là chủ yếu, sản lượng lương thực bình quân đầu người đến nay cũng chỉ trên 400kg. Lao động phân bổ vào các ngành sản xuất còn mất cân đối năng suất thấp, thu nhập và đời sống của người nông dân còn khó khăn. số lao động dư thừa hàng năm khá lớn, trên 20 vạn người, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian lao động còn thấp nhưng số ngày nhàn rỗi lại có xu hướng tăng lên. Là một vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nước ta, với nhiều tiềm năng phong phú chưa được khai thác tốt, đặc biệt là nguồn lao động. Thời gian qua tuy đã những có vấn đề, đề tài nghiên cuiưú những vấn đề này nhưng chỉ còn tản mạn, chỉ xét opử một số khía cạnh nhất định. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn đó, tôi dã chọn đề tài: “sử dụng nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH trong giai đoạn nền kinh tế thị trường” làm đề tài nghiên cứu chuyen đề của mình. 2. Mục đích của chuyên đề 1 chuyên đề làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng nguồn lao động nông nghiệp nước ta. Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng lao động nông nghiệp vùng ĐBSH, đồng thời nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này trong điều kiện đổi mới hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu - Chuyên đề không đi vào phân tích toàn bộ những vấn đề có liên quan đến dụng nguồn lao động trong toàn qốc mà xem đó như là một căn cứ để nghiên cứu một vùn cụ thể. - Chuyên đề nghiên cứu vấn đề sử dụng nguồn lao động nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) vùng đồng bằng Sông Hồng vf chủ yếu tập trung vào thời kỳ chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. - Trong quá trình nghiên cứu, tac giả chuyên đề đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau: + phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp + Phương pháp lý thuyết hệ thống + Phương pháp cuyên gia +Phương pháp điều tra nhanh + Phương pháp điều tra, xã hội học + Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ngoài ra tác giả còn dùng các phương pháp khác như: phươgn pháp đối chiếu, so sánh … để sử lý dữ kiện cũng như xem xét đánh giá các vấn đề. 2 4. Những đóng góp của chuyên đề - Chuyên đề đã hệ thống các hình thức sử dụng lao động từ thực tiễn, giải thích nó trên cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng những điều kiện khác nhau. - Xác định mối quan hệ giuiưã sử dụng nguồn lao động nông nghiệp với phát triển kinh tế xã hội với quá trình công gnhiệp hoá vf đô thị hoá dựa trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động. - Chuyên đề góp phần làm sáng tỏ sự cần thiết phải sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp trong bối cảnh đổi mới hiện nay. đồng thời hy vọng những vấn đề phát hiện của chuyên đề góp một phần nhỏ vào việc đề suất chủ trương chính sách cũng như công tác chỉ đạo thực tiến, nhất là đối với vũng ĐBSH hiện nay. 5. Nội dung và kết cấu của chuyên đề. - Tên chuyên đề: “phương hướgn và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động ĐBSH trong giai đoạn 2003 – 2010” - Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương: + Chương I: Cơ sở lý luận của sử dụng nguồn lao động nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. + Chương II: Thực trạng sử dụng nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH. 3 + Chương III: Quan điểm, định hướng và các giải pháp căn bản nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp của vùng ĐBSH trong giai đoạn 2003- 2010. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỬ DỤNG NLĐ NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY I. Những vấn đề chung về nguồn lao động. 1. Dân số – nguồn nhân lực (NNL) - Lực lượng lao động (LLLĐ) và việc làm 1.1. Dân số Dân số là toàn bộ những người cư trú trên cùng một lãnh thổ nhất định tại một thời điểm nhát định có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:theo giới tính, theo độ tuổi, theo ngành. 1.2. Nguồn nhân lưc (NNL) NNL theo nghĩa rộng được hiểu như là nguồn nhân lực con người là một bộ phận của nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần được huy động, quản lý để thực hiện những mục tiêu phát triển đã định. Theo nghĩa hẹp: NNL được hiểu là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao đoọng, thể hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. 1.3. Nguồn lao động (NLĐ) 4 NLĐ là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm NLĐ thể hiện trên hia mặt số lượng và chất lượng. Một số người được tính vào NNL nhưng lại không được tính vào NLĐ: người lao động không có việc làm, người đang đi học, người làm nội trợ, một số trường hợp khác… 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng NLĐ. 2.1.2. Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng số lượng dân số Dân số là yếu tố cơ bản quyết định đến số lượng và chât lượng NNL. Quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô cơ cấu NNL - quy mô dân số lớn, tốc độ tăng nhanh sẽ báo hiệu quy mô và tốc độ tăng nganh NLĐ trong tương lai. Sự ảnh hưởng giữa dân số tới nguồn nhân lực phỉa sau một thời gian nhất định, phụ thuộc vào giới hạn của độ tuổi lao động. Việc tăng quy mô dân số có tác động tăng nguồn nhân lực tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, mặt khác gây ra sức ép lớn cho vấn đề công ăn việc làm cho số người bước vào độ tuổi lao động. Một trong các nhân tố cơ bản chi phối quy mô và tốc đọ tăng NLĐ chính là tốc dodọ tăng dân số tự nhiên. tốc độ tăng dân số tự nhiên đông bằng Sông Hồng 1,78% cả nước là 1,35% - Cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô và cơ cấu nguồn lao động . Cơ cấu dân số nước ta hiện nay là 56% dân số trong độ tuổi lao độn, 34% dân số dưới tuổi lao động, 10%dân số trên tuổi lao động. - Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị, nông thôn phản ánh trình độ đô thị hoá. Nếu tỷ lệ dân số đô thị cao thì dân số là 5 2.1.2. Quy mô và tốc đô tăng dân số cơ học. Quy mô và tốc độ tăng dân số cơ học trong phạm vi một nước thì biến động hầu như không đáng kể. Nhưng trong một vùng thì đây là chỉ tiêu cần quan tâm. với đông bằng Sông Hồng đây là chỉ tiêu đặc trưng với lợi thế mọi mặt về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội nên cũng có tốc độ tăng dân số cơ học lớn. Như Hà Nội hàng năm tiếp nhận hàng chục ngàn dân nhập cư vào thành phố tập trung nội thành và các vùng phụ cận, tuy nhiên như trung bình thì hiện tượng di dân có phần tăng lên do đây chỉ có chuyên canh cây lúa nước, nghề phụ ít vì thế di dân để tìm việc làm, di dân làm tăng tỷ lệ thất nghiệp đô thị. Số lượng lao động phổ thông trình độ thấp càng gây ra tăng tỷ lệ thất nghiệp. Từ đó đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả dụng NLĐ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. 2.1.3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là số % dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động. Nhân tố cơ bản tá động đến tỷ lệ tahm gia lao động và những người này là cơ cấu dân số theo độ tuổi. Cơ cấu dân số già thì tỷ lệ NLĐ hiện tại là lớn nhưng có xu hướng giả do số người bước vào tuổi lao động. Nếu quy mô dân số trẻ thì quy mô nguồn nhân lực hiện tại và tương lai là lớn. nước ta hiện nay nói chung và ĐBSH nói riêng mang đặc trưng nước ta đang phát triển, có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ NLĐ hiện tại và tương lai lớn. nên ổn định vêg quy mô dân số, ổn định NLĐ về quy mô nâng cao chất lượng và giảm tỷ lệ NLĐ là mục tiêu của vùng ĐBSH. Hiện nay, số lượng NLĐ ĐBSH là 11683036 2.1.4. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp. 6 Thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích cực đi tìm việc làm. số lượng người không có việc làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, vì nó ảnh hưởng đến số người làm việc và kết quả hoạt động của nền kinh tế. Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về kinh tế mà còn tác động cả khía cạnh xã hôị. Tỷ lệ thất nghiệp tính bằng tỷ lệ % giữa tổng số người thất nghiệp và NNL. Nhưng nước ta và các nước đang phát triển tỷ lệ thất nghiệp chưa phản ánh đúng thực tế vì còn tồn tại một số lượng lớn trong lực lượng lao động là thất nghiệp trá hình. Thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động các nước đang phát triển. ởkhu vực nông thôn họ là những người làm việc với năng suất thấp, họ đóng góp rất ít, không đáng kể vào phát triển sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp ĐBSH còn tồn tại cả hai loại hình thất nghiệp trên, mà thất nghiệp trá hình nông thôn là chủ yếu. 2.1.5. Thời gian lao động Thời gian lao động thường được tính bằng số ngày, số giờlàm việc trong năm, tuần. Xu hướng chung là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế cao. Muốn giảm thời gian lao động thì năng suất lao động phải tăng lên, đòi hỏi chất lượng nguồn lao động phải tăng lên. Thời gian lao động nước ta đã giảm từ 48 giờ/ tuần xuống còn 40 giờ/ tuần. Nhưng thực tế NLĐ nông thôn nước ta sử dụng chưa hết thời gian lao động, tỷ lệ hiện nay là 73% điều này chứng tỏ thời gian lao động nước ta là rất lớn. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL Số lượng nguồn nhân lực mới phản ánh một mặt về nguồn nhân lực hay nguồn lao động. Chất lượng NLĐ có thể nâng cao nhờ giáo dục - đào tạo, y tế, điều kiện lao động … 7 2.2.1. Giáo dục đào tạo Giáo dục theo nghĩa hẹp là giáo dục nhà trường. Trên thực tế giáo dục là một loại hoạt động nó là một quá trình sản xuất, truyền bá tri thức thông qua các tổ chức cơ cấu Nhà nước, dân gian nhằm mục đích bồi dưỡng cho người lao động kiến thức và năng lực để thích ứng với cuộc sống. Có 3 loại hoạt động giáo dục: giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội. Kết quả giáo dục làm tăng LLLĐ (NLĐ) có trình độ cao, tạ ra khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giáo dục tác động đến nguồn lao dộng thông qua năng suất lao động cá nhân nhờ đó mà nâng cao trình độ tích luỹ kiến thức. Cũng chính trình độ giáo dục nâng cao không ngừng có tác động tích cực tới sự phát triển của sự nghiệp y tế, văn hoá, thể thao… từ đó làm tăng thêm chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục đào tạo năng cao trình độ tay nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm đương được những công việc phức tạp hơn. 2.2.2. Dinh dưỡng - Y tế Giống như giáo dục - đào tạo, dinh dưỡng - y tế làm tăng chất lượng nguồn nhân lực cả hiện nay và trong tương lai. Người lao động có thể lực tốt có thể mang lại lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao khi làm việc. Nâng cao các chỉ tiêu về sức khoẻcũng phải tính đến chăm sóc y tế, đặc biệt lưu ý tới chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Thuốc men, dụng cụ y tế, đội ngũ cán bộ công nhân viên y tế đã phòng chữa bệnh cho mọi người trong đó có người lao động, làm cho sức khoẻ người lao động được tốt, tăng năng suất lao động hiện tại và tương lai. Hiện nay tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 39%. Mức calo bình 8 quân 2100 calo/1 người/ 1 ngày. thực tế cho thấy để tăng trưởng cao và bền vững con người phải đầu tư cho giáo dục và y tế. 3. Những đặc trưng cơ bản của nguồn lao động nông nghiệp 3.1. Khái niệm nguồn lao động nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp là tổngt thể sức lao động trong nông nghiệp bao gồm: những người trong độ tuổi có khả năng lao động và những người trong độ tuổi lao động thực tế có làm việc trong ngành nông nghiệp thể hiện hai phương diện số lượng – chất lượng. 3.2. Số lượng nguồn lao động nông nghiệp Số lưọng NLĐ nông nghiệp chính là tổng số người có khả năng lao động trong ngành nông nghiệp. Nó phụ thuộc vào hai nhân tố; tăng( giảm) tự nhiên, cơ học của lao động giữa các ngành và trong ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Số lượng nguồn lao động nông nghiệp vùng ĐBSH là 11683036 3.3.Chất lượng NLĐ nông nghiệp Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp chính là trí lực và thể lực người lao động hay nói cách khác chất lượng NLĐ phản ánh tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ kỹ năng cũng như kinh nghiệm của người lao động trong ngành nông nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp không ngừng tăng lên vì khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, năng suất lao động tăng lên, kinh tế phát triển, tạo điều kiện chăm sóc y tế, sức khoẻ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động. đồng thời điều kiện để nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật tay nghề, kinh nghiệm sản xuất, quản lý của người lao động 4. Những đặc trưng của NLĐ nông nghiệp 9 4.1. NLĐ nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong NLĐ xã hội và có tỷ lệ tăng nhanh. Nước ta là một nước nông nghiệp có khoảng 78% dân số sinh sống tại vùng nông thôn và tuyệt đại đa số bộ phận dân cư và lao động làm ăn sinh sống bằng nghề nông. Dân số nước ta thuộc laọi dân số trẻ, tỷ lệ tăng tự nhiên còn khá cao bình quân 2,6 – 3,1%/năm. NLĐ nông nghiệp nước ta còn lớn và chiếm trên 70% tổng lao động xã hội. NLĐ nông nghiệp tăng nhanh là tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng nếu không biết phát huy tốt thì nó lại trở thành aps lực nặng nề đối với công ăn việc làm, trở thành gánh nặng trong xã hôị, nói chung và khu vực nông thôn nói riêng 4.2. Điều kiện làm việc của lao động nông nghiệp nước ta còn vất vả và nặng nhọc. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng thu nhập, trình độ còn htấp kém, mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp còn ít, lao động nông nghiệp chủ yếu vẫn là thủ công trong khi đó các không công việc như cày bừa, tưới nước, vận chuyển vạt tư hoặc sản phẩm đều là những công việc nặng nhọc tiếu tốn nhiều sức lực của người lao động. Công cụ và các tư liệu chủ yếu của lao động còn lạc hậu, sản xuất vẫn còn chủ yếu dựa vào sức người, sức kéo của súc vật. Thực trạng về cơ sở hạ tầng trong thiết bị cho sản xuất nông nghiệp như sau: - Máy bơm: bình quân 6 cái/100 hộ. - Máy tuốt lúa BQ 15 cái/100 hộ. - Bình bơm thuốc trừ sâu BQ 11 cái/100 hộ. - Xe cải tiến, xe thồ 17 cái/100 hộ. - Trâu, bồ 31 con/100 hộ. - Giá trị tài sản mua sắm 330.000đ/ hộ. 10

Ngày đăng: 06/08/2013, 11:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan