nay khi mà nước ta chưa có một chuẩn đầu ra chung cho các trường đào tạođiều dưỡng; nhất là khi các trường trung cấp nghề ngoài công lập đang pháttriển ồ ạt, chất lượng đào tạo và quyết
Trang 1TRẦN THỊ HỒNG YẾN
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC VIÊN
ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2013
Trang 2TRẦN THỊ HỒNG YẾN
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Trang 3MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
15
1.2 Quy trình đánh giá thực tập lâm sàng của học viên điều
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC XÂY
DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
2.1 Thực trạng về việc đánh giá kết quả thực tập lâm sàng
của học viên điều dưỡng hiện nay 292.2 Các giải pháp tổ chức xây dựng quy trình đánh giá kết
quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng 382.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của giải pháp
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn
Hiện nay quy mô dân số của Việt Nam gia tăng hằng năm và sự giatăng dân số và già hoá dân số làm tăng nhanh nhu cầu chăm sóc điều dưỡng
và khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dânngày càng cao.Những yếu tố trên đòi hỏi phải có đủ lực lượng điều dưỡng đểthực hiện
Nhưng hiện nay, tình trạng khủng hoảng nhân lực điều dưỡng đang cóquy mô toàn cầu, đặc biệt ở các nước phát triển và tại Việt Nam còn thiếu rấtnhiều điều dưỡng viên nếu so sánh với các chỉ tiêu đã đề ra trong Quy hoạchtổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm số điều dưỡng tốt nghiệp từ 02trường đào tạo điều dưỡng là Đại học Y dược và Đại học Y Phạm NgọcThạch không đáp ứng đủ nhu cầu về điều dưỡng cho các bệnh viện thành phố.Chính vì lý do đó, các trường đào tạo nghề ngoài công lập đã được mở và đàotạo ngành điều dưỡng theo nhu cầu phát triển của các dịch vụ chăm sóc sứckhỏe của nhân dân, của thị trường xuất khẩu lao động Theo báo cáo của SởGiáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007, thành phố chỉ có ba
cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp khối ngành y dược với quy mô hạn hẹptrực thuộc các trường đại học ngành y dược Đến nay, Thành phố Hồ ChíMinh có tới 27 cơ sở đào tạo (22 trường ngoài công lập) với quy mô đào tạolên đến hơn gần 14.000 học viên Đáng chú ý là ngành điều dưỡng đa khoa cóđến 3.527 học viên
Chính việc đào tạo ồ ạt này đã dẫn đến một hệ quả tất yếu đã đượckiểm chứng qua thực tế tuyển dụng điều dưỡng hàng năm của các bệnh việnThành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hầu hết các thành viên Hội đồng tuyển
Trang 5dụng của Bệnh viện đều cho rằng, đa số các học viên điều dưỡng chưa đạt yêucầu về kiến thức chuyên ngành, còn nhiều lúng túng trong thao tác tay nghềmặc dù các em vừa mới tốt nghiệp cho nên bệnh viện phải tiến hành đào tạolại sau tuyển dụng vì đối tượng phục vụ của ngành y, của các bệnh viện, cơ sở
y tế là con người nên dù khó khăn đến mấy cũng cần phải hạn chế tối đa cácsai sót, không để nó xảy ra
Đối với đào tạo trung cấp nghề thì vấn đề quan trọng nhất là rèn luyện
kỹ năng thực hành cơ bản cho người học Vì vậy, chúng ta cần phải nhìn lạiquy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của các học viên xem hiện trạngcủa nó như thế nào ? Có chính xác không ? Có phản ánh đúng kỹ năng thựchành và kết quả cần đạt đến hay không?
Thực tế thực tập lâm sàng của học viên ở các bệnh viện Thành phố giúpchúng ta nhìn nhận lại hai vấn đề: thứ nhất, đánh giá đúng chất lượng giảngdạy của giảng viên và công tác quản lý của Nhà trường; thứ hai, công tác tổchức cho học viên thực tập lâm sàng tại bệnh viện và thái độ của người thựctập Trong hai vấn đề nêu trên, việc thực hành tại bệnh viện có ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc nâng cao tay nghề cho học viên Ở đây, khâu thenchốt trong quá trình thực hành đối với người hướng dẫn thực tập là “thựchành mẫu”, hướng dẫn và giám sát giúp học viên làm được việc Trên cơ sở
đó, đánh giá đúng kết quả thực tập của học viên Qua đó góp phần tham mưu,
đề xuất, góp ý để bổ sung, hoàn thiện quy trình đánh giá kết quả thực tập lâmsàng của học viên hiện nay sao cho phù hợp với tình hình thực tế Hơn thếnữa, cần quan tâm đúng mức việc xây dựng quy trình đánh giá cụ thể đối vớihọc viên thực tập lâm sàng tại bệnh viện; không nên phụ thuộc hoàn toàn vàoquy trình đánh giá và các tiêu chí của nhà trường đã xác định sẵn một cáchthụ động, không sát với thực tế đã có nhiều thay đổi Vấn đề xây dựng quytrình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng cần phải đặt ra trong giai đoạn hiện
Trang 6nay khi mà nước ta chưa có một chuẩn đầu ra chung cho các trường đào tạođiều dưỡng; nhất là khi các trường trung cấp nghề ngoài công lập đang pháttriển ồ ạt, chất lượng đào tạo và quyết định công nhận tốt nghiệp do cáctrường tự đánh giá và quyết định chưa đạt chuẩn quốc gia.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Xây dựng quy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân dân Gia định” làm đề tài luận văn của mình; qua đó, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo tay nghề cho học viên điều dưỡng, giúp họ có thêm điềukiện để hành nghề chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ngay sau khi vừa tốt nghiệp,vào nghề Đồng thời, nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, điều dưỡngtrưởng khoa về vai trò, trách nhiệm của họ trong công tác quản lý, hướng dẫn,giám sát và đánh giá kết quả học viên thực tập lâm sàng một cách khách quan,công tâm, trung thực
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, việc xây dựng quy trìnhđánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên không phải là vấn đề quantrọng cần đặt lên hàng đầu trong quá trình đào tạo vì họ xem bệnh viện là nơicác học viên thực hiện và rèn luyện các kỹ năng chăm sóc đã được huấn luyệnrất kỹ tại phòng thực hành của nhà trường và việc sau này, các điều dưỡng cóđược tuyển dụng vào các bệnh viện hay không chính là do sự nổ lực của cáchọc viên qua kỳ thi cấp quốc gia cho nên hầu như không có một nghiên cứunào về vấn đề này
Tuy nhiên, các nước có cùng một quan điểm chung, thống nhất về vịtrí, vai trò đặc biệt quan trọng của người điều dưỡng trong hệ thống chăm sócsức khỏe và chất lượng thực hành tại bệnh viện
Trang 7Chăm sóc sức khoẻ toàn diện hiện nay là một vấn đề lớn không nhữngtại các nước Đông Nam Á mà cả trên thế giới Hệ thống chăm sóc y tế hoànchỉnh phải đạt được cả về chất lượng và số lượng.
Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, lực lượng điều dưỡng viêngiữ vai trò nòng cốt với mục tiêu chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các nhu cầu thiếtyếu của nhân dân nhằm nâng cao sức khỏe, duy trì, phục hồi và dự phòng bệnhtật Muốn vậy, cần nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân, hệ thống hoá cácchuẩn mực kỹ thuật chăm sóc theo các qui định của quốc gia và quốc tế
Một trong những chuẩn mực là trình độ chuyên môn của điều dưỡngviên trong hệ thống y tế quốc dân - một lực lượng không thể thiếu trong chămsóc sức khỏe toàn diện (WHO)
Tại châu Á, hệ thống giáo dục điều dưỡng đang có những bước tiếnmạnh mẽ để bắt kịp sự thay đổi về kinh tế - xã hội trong khu vực và trên thếgiới như :
- Để tăng cường chất lượng thực hành điều dưỡng, luật hành nghề củaThái Lan được ban hành vào năm 1997 với mục đích đảm bảo chất lượng giáodục trong lĩnh vực điều dưỡng, các trường đào tạo đều phải đăng ký với Hộiđồng Điều dưỡng Thái Lan và công tác thanh tra, kiểm tra sẽ tiến hành trongvòng 1-5 năm một lần Hội đồng này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra về chươngtrình đào tạo, chất lượng đào tạo của các khoa, phương pháp dạy và học,những nghiên cứu và ấn bản đã phát hành, các dịch vụ cộng đồng của nhàtrường, cơ sở hạ tầng, nguồn lực tài chính, hồ sơ tốt nghiệp, cũng như những
hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo
Thêm vào đó, Thái Lan đang trong tiến trình tái cơ cấu lại hệ thống y
tế, tập trung vào sự công bằng, chất lượng, hiệu quả; đặc biệt tập trung vàokhả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và chất lượng y tế Điều này đòi hỏi cácnhà giáo dục điều dưỡng phải có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao đáp ứng sự thay đổi đang diễn ra nhanh chóng
Trang 8Việc tiếp tục học tập, nâng cao trình độ cho người điều dưỡng cả thựchành lâm sàng lẫn phục vụ cộng đồng là điều rất quan trọng Bởi lẽ, nhữngthay đổi có tính toàn cầu, những tiến bộ về khoa học và công nghệ, mô hìnhbệnh tật mới liên tục xuất hiện với những diễn biến khó lường.
- Chính phủ Hoa Kỳ quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ về nghề điềudưỡng để bảo vệ công chúng Cá nhân tiểu bang có thẩm quyền đối với thựchành điều dưỡng Phạm vi thực hành được xác định bởi pháp luật nhà nước vàcác quy định quản lý của hội đồng điều dưỡng quốc gia Nhiều tiểu bang đãthông qua đạo luật mô hình thực hành điều dưỡng được xây dựng và quản lýbởi Hội đồng Điều dưỡng quốc gia Hoa Kỳ
-Tại Australia: Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy, lợi íchcủa hướng dẫn thực hành lâm sàng đã giúp cho học viên nâng cao trình độ,kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe người bệnh, tự tin trong công tác và tăng sựhài lòng và tinh thần làm việc của nhân viên
Tại các nước Đông Nam Á và một số các nước khác, hệ thống quản lý
và đào tạo điều dưỡng của họ khác với nước ta hiện nay, cụ thể là:
- Thời gian đào tạo chuyên ngành dài (3 năm); do đó, họ dành một
khoảng thời gian tương xứng để học viên thực tập tại các bệnh viện
- Hướng dẫn và đánh giá học viên đều do giáo viên của trường thựchiện và thường là giáo viên này gắn kết chặt chẽ với bệnh viện và toàn bộ kếhoạch thực tập đều thông qua một phó giám đốc điều dưỡng phụ trách côngtác đào tạo
- Ngay tại các bệnh viện của họ đều có phòng thực hành để huấn luyệnnhân viên và ngay cả cho học viên nếu giáo viên thấy cần thiết
- Điều quan trọng hơn cả là tất cả các học viên điều dưỡng sau khi tốtnghiệp (trường công lập hay ngoài công lập) đều có một chuẩn đầu ra duynhất được thực hiện qua cuộc thi cấp quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề do
Trang 9hội đồng điều dưỡng quốc gia tổ chức Nếu không đạt thì các điều dưỡng đãtốt nghiệp vẫn không được tuyển dụng vào làm việc tại các bệnh viện.
Tóm lại, vì các lý do đã nêu trên nên các nước không đặt vấn đề nghiêncứu việc xây dựng quy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viênđiều dưỡng
* Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
về việc xây dựng một quy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng, đa số làcác đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả quản
lý công tác thực hành… như các đề tài :
- “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Caođẳng Cộng đồng Hà Nội” của tác giả Nguyễn Khắc Tuệ, Hà Nội 2010
- “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác thực hành, thựctập tốt nghiệp của học sinh Điều dưỡng trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụNam Sài Gòn” của tác giả Phan Kế Thuận, Hà Nội 2012
Ngày nay, chiến lược quốc gia về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dâncũng được coi là một bộ phận không thể tách rời của Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của nước ta Trên cơ sở kết quả thực hiện Chiến lược chămsóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 và những vấn đề mớinảy sinh về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, năm 2011, Bộ Y tế đã trìnhChính phủ dự thảo ‘’Chiến lược quốc gia chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sứckhỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020 - Tầm nhìn đến năm 2030’’ Trongchiến lược này, Bộ Y tế đã định hướng rõ sự cần thiết phải can thiệp y tếnhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ củangười Việt Nam, góp phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, gópphần đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đạivào năm 2020
Trang 10Để thực hiện được ’Chiến lược quốc gia chăm sóc, bảo vệ và nâng caosức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030’’ cầnphải có đầy đủ nguồn nhân lực và điều dưỡng là một trong các trụ cột của hệthống dịch vụ y tế, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính thiết yếu, kháchquan Điều dưỡng tốt là tiền đề vững chắc cho việc can thiệp kịp thời, điều trịđược an toàn Các dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng có phạm vi rộng lớn từ việc
hỗ trợ chẩn đoán, điều trị, thực hiện các kỹ thuật chuyên môn phức tạp, đếnviệc chăm sóc, vệ sinh cơ bản Trong hoạt động chuyên môn, công tác điềudưỡng không chỉ diễn ra trước để chuẩn bị cho công tác điều trị, mà còn đượcduy trì trong và sau quá trình điều trị, tạo sự an toàn cho hoạt động điều trịcủa bác sĩ Vì vậy, quá trình phát triển của điều dưỡng cần theo kịp sự pháttriển của y học hiện đại
Ở nước ta, trong những năm gần đây, hệ thống đào tạo nhân lực điềudưỡng ngày càng được củng cố và mở rộng
Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề gồm 67trường trực thuộc các tỉnh, thành phố, trung ương và Bộ Y tế quản lý ngàycàng hoạt động hiệu quả Hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đều đã có cơ
sở đào tạo nhân lực y tế bậc trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
Tuy nhiên, tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sĩ ở các cơ sở khám, chữa bệnhcòn rất thấp, ước tính hiện nay cả nước còn thiếu khoảng 100.000 điều dưỡng,
hộ sinh làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế và tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ ở nước
ta mới chỉ đạt 1/1.8 so với khuyến cáo của WHO là 1/4
Do nhu cầu về điều dưỡng tăng nhanh và để đáp ứng các yêu cầu vềchăm sóc sức khỏe trong các cơ sở y tế cũng như cộng đồng theo các chủtrương, chính sách của ngành y tế hiện nay; song trên thực tế, số lượng điềudưỡng tốt nghiệp hàng năm của các trường công lập không đáp ứng đủ nhucầu của các bệnh viện Vì vậy, việc các trường trung cấp nghề ngoài công lập
Trang 11tham gia đào tạo điều dưỡng là điều tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế.Những năm gần đây, số lượng đào tạo của các trường này tăng nhanh đáng
kể Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có tới 27 cơ sở đào tạo, trong đó có 22trường ngoài công lập với quy mô đào tạo lên đến hơn gần 14.000 học viên.Đáng chú ý là ngành điều dưỡng đa khoa có đến 3.527 học viên
Chính vì sự gia tăng đáng kể số lượng học viên điều dưỡng, nhất là cáctrường điều dưỡng ngoài công lập trong khi số lượng giáo viên điều dưỡng(giáo viên hướng dẫn lâm sàng) lại không đủ nên việc giảng dạy tại trườngcũng như việc hướng dẫn thực tập tại bệnh viện còn nhiều vấn đề phải xemxét lại một cách nghiêm túc hơn
Do việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, giảng viên chưa chu đáo (số lượng
và chất lượng ) nên khi gửi học viên điều dưỡng đến các bệnh viện thực tậpthì gần như việc quản lý, hướng dẫn lâm sàng cho học viên điều dưỡng đềugiao khoán cho điều dưỡng trưởng khoa Mặc dù nhiệm vụ đào tạo, hướngdẫn học viên là một trong các nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa trongquy chế bệnh viện nhưng do công tác quản lý rất phức tạp nên không thểgiành nhiều thời gian cho học viên Giáo viên của trường không có hoặckhông đủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực tập lâm sàng của học viên
Mỗi cuối đợt thực tập điều dưỡng trưởng khoa đánh giá kết quả thựctập lâm sàng theo các biểu điểm của trường và với cách cho điểm như hiệnnay thì gần như tất cả các học viên đều đạt
Nếu so sánh một khâu trong việc đào tạo điều dưỡng giữa Việt Nam vàmột số nước trong khu vực thì có thể thấy một số điểm giống và khác nhausau đây:
- Xét về mặt quan điểm đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của họcviên điều dưỡng giữa nước ta và một số nước trong khu vực thì có điểm giốngnhau là không đặt vấn đề nghiên cứu việc xây dựng quy trình đánh giá kết
Trang 12quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng, chỉ xem bệnh viện là nơi cáchọc viên thực hiện và rèn luyện các kỹ năng chăm sóc đã được huấn luyện tạiphòng thực hành của nhà trường.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa nước ta so với các nước trong khu vựcthể hiện khá rõ ở chuẩn đầu ra của học viên điều dưỡng Đây là một điểmkhác nhau rất cơ bản, nó quyết định chất lượng hành nghề của điều dưỡng
Tại Việt Nam, sau khi đạt kỳ thi tốt nghiệp do trường đào tạo tổ chức,các điều dưỡng được nhận bằng tốt nghiệp và dùng bằng cấp này xin việc tạicác bệnh viện, cơ sở y tế khác
Các nước trong khu vực, sau khi đạt kỳ thi tốt nghiệp do trường đào tạo
tổ chức, các điều dưỡng còn phải qua một kỳ thi cấp quốc gia do hội đồngđiều dưỡng quốc gia tổ chức và các điều dưỡng phải qua được kỳ thi này mớiđược cấp chứng chỉ hành nghề, khi đó thì người tốt nghiệp mới xin được việctại các bệnh viện, cơ sở y tế
Sự khác biệt này vô cùng quan trọng vì các điều dưỡng được đánh giátheo một chuẩn thống nhất nên khi được tuyển dụng vào bệnh viện thì trình
độ tương đối đồng bộ, người được tuyển dụng có thể hành nghề được ngay
mà không cần đào tạo lại
Qua các vấn đề đã nêu trên, chúng ta nhìn lại việc xây dựng quy trìnhđánh giá kết quả thực tập lâm sang đang tổ chức thực hiện:
- Do các nước trong khu vực đều xây dựng một chuẩn đầu ra chung củaquốc gia nên việc đánh giá kết quả thực tập lâm sàng họ không đặt ra như mộtnội dung đào tạo là có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế
- Ở Việt Nam, do chưa có chuẩn đầu ra thống nhất nên học viên điềudưỡng tốt nghiệp từ các trường đào tạo khác nhau nên có chất lượng khácnhau Do đó, chúng ta cần phải nhìn lại phương thức đánh giá kết quả thực tậplâm sàng của học viên điều dưỡng sao cho chính xác hơn vì xét cho cùng,
Trang 13giáo dục chuyên nghiệp là lĩnh vực trang bị kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng vàhình thành nghề nghiệp chuyên môn cho người lao động Học sinh, sinh viênsau khi tốt nghiệp đào tạo nghề (theo trình độ, bậc đào tạo) yêu cầu phải cónăng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghềnghiệp và tự lập nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong lao động chuyên nghiệp.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng củahọc viên điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân dân Gia định
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng quy trìnhđánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệmtrong quản lý và đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng
- Đề xuất quy trình chuẩn đánh giá kết quả thực tập lâm sàng để việcđánh giá này được chính xác, khách quan và trung thực hơn, góp phần thúcđẩy, nâng cao chất lượng đào tạo điều dưỡng, có y đức, có kiến thức vữngvàng và tay nghề cao, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân và
xã hội
4 Khách thể ,đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý, đánh giá chất lượng thực tập
lâm sàng của học viên điều dưỡng
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xây dựng quy trình đánh giá kết quả
thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân dân Gia định
Phạm vi nghiên cứu :Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý
và quy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng cho học viên điều dưỡng năm
thứ nhất tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Trang 14Tài liệu, số liệu sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu luận văn các nămgần đây, chủ yếu là năm 2012 - 2013.
5 Giả thuyết khoa học của luận văn
Thực tập lâm sàng của học viên là quá trình vận dụng những kiến thức,
kỹ năng đã lĩnh hội trong nhà trường vào giải quyết các nhiệm vụ khám, điềutrị, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân Nếu theo dõi, giám sát, quản lý tốt hoạtđộng thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng bằng các công cụ quản lýnhư nhật ký thực tập, bảng kiểm tra thực hành, thống nhất được quy trình vàtiêu chí đánh giá kết quả hướng dẫn thực tập của điều dưỡng trưởng khoa thì
sẽ quản lý chặt chẽ và đánh giá chính xác hơn quá trình thực tập của học viênnhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là rèn luyện, nâng cao taynghề cho học viên
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về giáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục - đào tạo Đồng thời, đề tài dựatrên các đường lối, chiến lược phát triển về đào tạo của ngành y tế Việt Nam
-và xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý học viên thực tập lâm sàng tại Bệnhviện để phân tích những vấn đề liên quan
*Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài Trong nhóm này có các phương pháp cụ thể sau:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
+ Phương pháp khái quát hoá các nhận định
Thực hiện phương pháp này, tác giả luận văn đã bám sát và dựa chắcvào các văn kiện, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và
Trang 15Chiến lược phát triển của ngành y tế; các tài liệu liên quan về quản lý và quản
lý thực hành
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Dựa vào nhóm phương pháp này, tác giả luận văn đã thu thập các thôngtin thực tiễn, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm (ưu - khuyết điểm); đềxuất giải pháp thích hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đánh giákết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng Nhóm này có các phươngpháp cụ thể sau đây:
+ Phương pháp quan sát;
+ Phương pháp điều tra;
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
+ Phương pháp khảo nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phần mềm để xử lý số liệu, thông tin thu được
7 Ý nghĩa của luận văn
Xây dựng các khái niệm công cụ và khái niệm trung tâm của luận văn.Đánh giá thực trạng và định hướng cho giáo viên, giảng viên, điềudưỡng trưởng khoa lên kế hoạch hướng dẫn học viên phù hợp đối với từngđối tượng cụ thể
Xây dựng quy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viênđiều dưỡng tại Bệnh viện Nhân dân Gia định
8 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (06 tiết), kết luận
và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
1 1 Các khái niệm cơ bản
Khái niệm lâm sàng: Lâm sàng (clinique) là thuật ngữ y học dùng để chỉ
hành động thăm, khám, điều trị cho bệnh nhân trực tiếp tại giường bệnh qua đóxác định phác đồ chăm sóc và chữa trị cho bệnh nhân Nói cách khác, lâm sàng
là nơi thực hành y khoa và là nơi để quan sát và điều trị người bệnh Vì vậy, nó
có nhiều điểm khác so với hoạt động của các ngành khoa học, nhất là khoa học
lý thuyết “Clinical (or bedside) medical practice, based on observation andtreatment of patients as opposed to theory or basic science” (wiki)
Lâm sàng là một mắt khâu quan trọng trong quá trình khám, chữa bệnh,chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Vì vậy, nó là khâu vừa dễ vừa khó Dễ là
vì nó không đòi hỏi máy móc, thiết bị cồng kềnh và ai cũng có thể dựa vàocác lý thuyết đã học, kinh nghiệm bản thân đã tích lũy để thực hiện lâm sàng.Khó là vì trên thực tế, mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt, có cuộc sống,tính cách, bệnh tình khác nhau; do đó, điều dưỡng cần tiến hành lâm sàngtheo phương cách khác nhau
Thực tập lâm sàng là quá trình vận dụng kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng
trong việc thực hiện kỹ thuật chuyên ngành, điều trị, chăm sóc sức khỏe chobệnh nhân
Thực hành là khái niệm rèn luyện, củng cố tay nghề của người học trong
quá trình đào tạo, thành thục hành nghề nhằm giúp học viên có những kỹ năng
cơ bản, cần thiết của nghề được đào tạo; đồng thời là quá trình người học đem
áp dụng kiến thức đã học vào thực tế khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏebệnh nhân Thực hành có thể tiến hành ngay sau bài học lý thuyết hoặc có thểtách ra thành một môn học riêng, tiến hành vào một thời gian nhất định Vì
Trang 17vậy, trong giáo trình đào tạo, các nhà biên soạn thường tách nội dung giáo trìnhthành 2 phần: phần lý thuyết và phần thực hành Học viên sau khi học xongphần lý thuyết thì thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tế công việc Vì vậy,thực chất của thực hành là nhằm củng cố lý thuyết để sau này vận dụng tốt nhất
lý thuyết đó trong khám, chữa trị, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân
Thực hành diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình đào tạo
Về mặt nội dung, thực hành là quá trình bắt buộc, chứa đựng trong nó hầu hếtcác nội dung, từ kiến thức về đại cương đến các kiến thức về chuyên ngành,
về nghiệp vụ nghề Điều này có điểm giống và khác với thực tập Bởi lẽ, thựctập cũng hàm chứa nội dung thực hành, nhưng chưa thật rõ khuynh hướngnghề nghiệp mà chủ yếu nhằm tăng cường kỹ năng của chuyên ngành đượcđào tạo, vận dụng các kiến thức lý thuyết để giải quyết vấn đề cụ thể mà mônhọc đặt ra Về mặt nội dung, thực tập không gắn với các kiến thức về đạicương mà gắn liền với các phần kiến thức thuộc chuyên ngành, chuyên mônđược đào tạo Trong quá trình thực tập, kỹ năng trở nên thuần thục, dần dầntrở thành kỹ xảo Thông thường, thực hành hướng đến rèn dũa tay nghề tạicác phòng thực hành của Nhà trường trên mô hình “người” nhất định, cònthực tập là rèn luyện tay nghề trên thực tế tại các cơ sở hoạt động chuyênngành (bệnh viện, cơ sở y tế), tiến hành thao tác trên người bệnh Vì vậy, thựctập lâm sàng được định nghĩa là một mô hình thực tập có liên quan đến cáchoạt động đã hoàn thành trong sự hiện diện của bệnh nhân và với sự hợp tácchặt chẽ giữa bệnh nhân và điều dưỡng
Công tác thực hành là việc tổ chức triển khai nội dung học tập sau khi
đã hoàn thành phần lý thuyết Còn công tác thực tập là tổ chức thực hiện tất
cả nội dung lý thuyết liên quan, kế hoạch thực tập (chỉ tiêu thực tập, số lượnghọc viên, giáo viên, giảng viên hướng dẫn trong thời gian và địa điểm nhấtđịnh) Công tác thực hành là bước chuẩn bị cho việc thực tập ở bệnh việnđược thuận lợi và đạt hiệu quả
Trang 18Quy trình là những quy định, hướng dẫn chi tiết về một công việc nào
đó có hệ thống, giúp tổ chức và mỗi người thực hiện công việc theo một trình
tự thống nhất, chặt chẽ Nói cách khác, quy trình là một trình tự có tổ chứccác hoạt động để hoàn thành công việc nào đó và nó được xác định là một bản
lộ trình, yêu cầu các thành viên tham gia phải tuân theo từng bước một, rấtnghiêm ngặt với vai trò và trách nhiệm cao, được xác định rõ ràng cho tổchức và từng thành viên
Muốn quản lý, thực hiện tốt công việc thì nhất thiết khi xây dựng quytrình, mọi người cần tuân tuân thủ các bước sau:
- Hình dung và liệt kê đầy đủ các bước thực hiện tuần tự công việc đó
- Đánh số thứ tự công việc ưu tiên tùy theo tầm quan trọng
- Tham chiếu với mỗi công việc để chỉ rõ người phối hợp và những tàiliệu cần thiết Xác định rõ người chịu trách nhiệm chính và người chịu tráchnhiệm phụ, những người có liên quan cần phối hợp
Đánh giá (evaluation) là đưa ra nhận định tổng quát về một vấn đề cụ
thể dựa trên các dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra/lượng giá(assessement) thông qua việc xem xét tính quá trình và kết thúc bằng cách đốichiếu, so sánh kết quả thực hiện với những tiêu chuẩn đã được xác định trước
đó Nói cách khác, đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trịthực tế về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc; trình
độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đangxem xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập trước đó
Đánh giá đúng là việc đưa ra những kết luận, nhận định, phán xét chuẩnxác về trình độ học viên thông qua kết quả họ thực hiện Muốn đánh giá kếtquả thực tập lâm sàng của học viên một cách chính xác, khách quan, trungthực, việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại các kiến thức cơ bản của họcviên, sau đó tiến hành đo lường cẩn trọng, chi tiết để thu thập những thông tincần thiết, trên cơ sở đó đưa ra quyết định phù hợp
Trang 19Do vậy, kiểm tra và đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên làhai khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin đểđánh giá và đánh giá thông qua kết quả kiểm tra để phân loại, xếp đúngngười, đúng việc, phù hợp với sở trường, sở đoản mà họ vốn có, giúp công táckhám, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tốt hơn Vì vậy, trong đánh giá học viênthực tập lâm sàng nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhaunhằm tăng độ tin cậy và chính xác với từng căn bệnh của người bệnh.
Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục đàotạo Nó là khâu cuối cùng, đồng thời là khởi đầu cho một chu trình khép kíntiếp theo với chất lượng cao hơn Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xácđịnh mức độ thực hiện được các mục tiêu trong chương trình giáo dục đàotạo; trong đó có việc thực hành lâm sàng của học viên
Kiểm tra, đánh giá có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chấtlượng đào tạo nói chung, đào tạo tay nghề của điều dưỡng, hộ sinh nói riêng.Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy - học vàquản lý giáo dục Nếu kiểm tra, đánh giá sai, tất yếu sẽ dẫn đến nhận định sai
về chất lượng đào tạo, gây tác hại lớn đến việc sử dụng nguồn nhân lực Kiểmtra, đánh giá đúng, chính xác, khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng saylàm việc, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập và hành nghề
Hơn thế nữa, kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tậpkhông ngừng phát triển Qua kết quả kiểm tra, học viên tự đánh giá mức độđạt được của bản thân, để từ đó, có phương pháp điều chỉnh thái độ, hành vicho phù hợp; tự mình ôn tập, củng cố, bổ sung những kiến thức thiếu hụtnhằm củng cố, phát triển, hoàn thiện học vấn bằng phương pháp tự học vớiviệc mài sắc tư duy, thu nạp, bổ sung lượng kiến thức cần có cho công việccủa mình
Trang 20Từ kết quả kiểm tra, đánh giá, mỗi giáo viên, giảng viên sẽ tự đánh giáquá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình Trên cơ sở đó, khôngngừng nâng cao và hoàn thiện bản thân, nhất là quyết tâm nâng cao trình độhọc vấn, tay nghề, phương pháp giảng dạy; làm tấm gương để người học noitheo, làm theo Đó là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy - học cho phù hợp vớitình hình thực tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, uy tín nhà giáo.
Đối với các cấp quản lý, kiểm tra, đánh giá là biện pháp hữu hiệu để
đánh giá kết quả đào tạo cả về định lượng và định tính; đồng thời là cơ sở đểxây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên; đổi mới chương trình, nội dung,phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy - học, v.v., bảo đảm thựchiện tốt mô hình, mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, đào tạo
Trong thực hành lâm sàng, kiểm tra, đánh giá học viên thực tập, rất cần
sự cẩn thận, công phu, nghiêm túc của giáo viêng, giảng viên Đó là cách tốtnhất để giúp họ đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, vững chắc tay nghề trong thựchành khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân một cách an toàn, thiếtthực, hiệu quả
1.2 Quy trình đánh giá thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng
1.2.1 Quy định chung
Hệ thống đào tạo điều dưỡng ở nước ta bao gồm các trường trung cấp,cao đẳng và đại học, phân bố khá đều ở các tỉnh, thành trong cả nước vàThành phố Hồ Chí Minh Trong thời kỳ đổi mới, các trường trung cấp, caođẳng và đại học đều đào tạo điều dưỡng nên số lượng học viên tốt nghiệp, ratrường, hành nghề điều dưỡng ngày càng đông Những năm gần đây, cáctrường đào tạo điều dưỡng ngoài công lập được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục vàĐào tạo cho phép thành lập, quy mô ngày càng mở rộng Vì vậy, số lượngcán bộ, điều dưỡng, hộ sinh cả nước cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh tănglên không ngừng; nhờ đó đã góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe của người dân
Trang 21Vào thời điểm hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh có 27 cơ sở đào tạođiều dưỡng; trong đó có 22 cơ sở ngoài công lập Tất cả các cơ sở đào tạođiều dưỡng đều thực hiện theo các quy định của Nhà nước và của Thành phố.
Mục tiêu đào tạo điều dưỡng là đào tạo điều dưỡng đa khoa có kiếnthức, kỹ năng thực hành điều dưỡng từ trung cấp trở lên, có y đức, sức khỏetốt; có lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần tráchnhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh, không ngừng học tập để nângcao trình độ [Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 24/2003/QĐ-BYT ngày 6tháng 1 năm 2003]
Căn cứ chương trình khung và điều kiện, khả năng cho phép, một sốtrường đã xây dựng đề án xin mở mã ngành và các hợp đồng liên kết đào tạovới các bệnh viện, cơ sở y tế dựa trên các văn bản pháp quy, quy định tại thờiđiểm thực hành (tại trường), thực tập nghề và thực tập tốt nghiệp (tại bệnhviện và cơ sở y tế), chỉ tiêu thực hành các phương sách điều dưỡng, đốitượng, số lượng học viên, giáo viên hướng dẫn thực hành lâm sàng
Các bước thực hành, thực tập tại trường cũng như tại bệnh viện đượcphân chia theo các tuần, tháng, học kỳ của năm học, được thể hiện rõ ràngtrong tiến độ của từng học kỳ và cả khóa học, theo quy trình liên kết, bổ sungcho nhau Vì vậy, việc tổ chức các lớp học, khóa học diễn ra đúng ý định;đúng mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đã xác lập
Trên cơ sở đó, các nhà trường đào tạo điều dưỡng đã bố trí đủ lựclượng giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập tại bệnh viện, tổ chức quản lýhọc viên thực tập và chấm điểm một cách nghiêm túc Việc chấm điểm thựchành do giáo viên bộ môn giảng dạy, hướng dẫn thực hiện, trực tiếp chấmđiểm Các trường hợp thực tập tại bệnh viện thì giáo viên hướng dẫn kết hợpvới điều dưỡng trưởng khoa chấm điểm theo bảng chấm điểm đã chuẩn bị sẵntheo quy định của từng trường
Trang 221.2.1.1.Mục tiêu thực tập
Mục tiêu thực hành, thực tập tại bệnh viện của học viên là vận dụng lýthuyết chuyên môn đã học vào thực tế, hình thành kỹ năng nghề nghiệp ởtrình độ trung cấp chuyên nghiệp, đồng thời rèn luyện y đức (đạo đức lươngtâm nghề y), ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công tác, khả năng giao tiếpứng xử, tính chuyên nghiệp cao trong thao tác tay nghề
Thực tập lâm sàng là điều không thể thiếu đối với học viên, sinh viênngành y và phần thực tập lâm sàng tại các bệnh viện là một trong những phầnquan trọng nhất trong chương trình đào tạo điều dưỡng đa khoa, góp phầnhình thành kỹ năng thành thạo nghề nghiệp, nâng cao tay nghề cho điềudưỡng viên
Đây là phần “cứng”, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tậpcủa học viên Qua thực tập trên người bệnh, học viên có thể kiểm chứngnhững điều mình đã được học, tay nghề thành thục hơn, đồng thời giúp cáchọc viên nắm vững kiến thức; xử lý các mâu thuẫn, tình huống phát sinhnhanh nhạy, kịp thời hơn
1.2.1.2 Nội dung thực tập
Nội dung thực tập lâm sàng bao gồm hệ thống những phương sách kỹthuật kèm theo cách thức thực hiện các chỉ tiêu thực hành tại bệnh viện, trongtừng học kỳ đến khi hoàn tất chương trình, chứa đựng đầy đủ khối lượng kiếnthức cơ bản, chuyên sâu, chuyên ngành và đa ngành, bao gồm các giá trị vănhóa, tinh thần, đạo đức
Trong nội dung quản lý thực hành, thực tập bệnh viện còn bao hàm cả
kế hoạch đào tạo, chương trình môn học, tài liệu giảng dạy, v.v
1.2.1.3 Các bảng điểm thực tập lâm sàng
Đối với quá trình thực tập lâm sàng, từng trường có những bảng biểuchấm điểm khác nhau với các tiêu chí khác nhau nhưng đều giống nhau mộtđiểm là tập trung vào chuyên môn, thể hiện qua các nội dung cụ thể
Trang 23Bảng theo dõi học tập của học viên thực tập:
- Chấp hành nội quy;
- Tinh thần học hỏi;
- Tay nghề;
- Kế hoạch chăm sóc;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Thực hiện chỉ tiêu tay nghề;
- Y đức
Bảng đánh giá dưới đây phản ánh rõ hơn quá trình thực tập
Bảng 1.1 Đánh giá quá trình thực hành bệnh viện của Trường A
TT Nội dung đánh giá Điểm tối
đa
Điểmđánh giá
Ghi tổngđiểm bằngchữ
Trang 24Bảng 1.2 Đánh giá quá trình thực hành bệnh viện của Trường B
TT Nội dung đánh giá Điểm tối
đa
Điểmđánh giá
Ghi tổngđiểm bằngchữ
Nguồn: Bảng điểm thực hành của trường B, năm 2013
* Bảng theo dõi chỉ tiêu thực hành tại bệnh viện đã liệt kê các kỹ thuậtcần thực hiện (tùy theo nội dung của đợt thực tập kèm theo chỉ tiêu phải thựchiện để đánh giá kết quả chung)
* Các học viên phải có sổ tay thực hành lâm sàng với đầy đủ nội dungtheo dõi công việc đã làm
1.2.1.4 Đánh giá kết quả cuối đợt thực tập lâm sàng
Kết quả cuối đợt thực tập lâm sàng được thể hiện bằng điểm số là tổngcác hạng mục điểm trong bảng theo dõi học viên thực tập (hoặc phiếu đánhgiá quá trình thực hành tại bệnh viện) Căn cứ vào quá trình học viên tham giathực tập và kết quả đạt được trên tổng điểm và từng điểm thành phần, giáoviên, giảng viên và điều dưỡng trưởng khoa đưa ra nhận xét chung kết quảthực tập lâm sàng của học viên
1.2.2 Quy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng hiện nay tại Bệnh viện Nhân dân Gia định
Trang 25Bệnh viện Nhân dân Gia định là bệnh viện đa khoa loại 1, trực thuộc
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, nằm phía Đông Bắc thành phố với số giường
kế hoạch là 1.500 giường; nhiệm vụ chính của Bệnh viện là khám, chữabệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân sinh sống trên địa bàn Thành phố HồChí Minh; trực tiếp là nhân dân sinh sống trên địa bàn các quận: Bình Thạnh,
Gò Vấp, Phú Nhuận, một phần Quận I và các quận ngoài tuyến: Thủ Đức,Quận 2, 12, 9 Ngoài ra, Bệnh viện còn tiếp nhận, chữa trị bệnh nhân từ cáctỉnh, thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và một số tỉnhmiền Trung Bệnh viện có đủ các chuyên khoa, với nhiều phân khoa chuyênsâu Những năm gần đây, Bệnh viện được trang bị khá đầy đủ trang thiết bị y
tế hiện đại; nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị vàchăm sóc sức khỏe bệnh nhân, đáp ứng khá tốt nhu cầu khám, chữa bệnh,chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân Thành phố và trong vùng
Hiện tại, Bệnh viện có 26 khoa lâm sàng và 06 khoa cận lâm sàng với
số lượng bệnh nhân nội trú trung bình 1.600/ngày Khoa Khám bệnh tiếp nhậnkhoảng 3.000 lượt bệnh nhân đến khám/ngày Khoa Cấp cứu tiếp nhậnkhoảng 300 ca cấp cứu/ngày Ngoài ra, Bệnh viện còn là nơi thực tập củahàng trăm học viên ngành y dược (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch và một số trường đào tạo điều dưỡng ngoàicông lập) Hàng năm, Bệnh viện nhận khoảng 1.600 học viên thực tập lâmsàng điều dưỡng của các trường ngoài công lập với nhiều đối tượng: học viênnăm thứ nhất, thứ hai; học viên thực tế tốt nghiệp
Trong quá trình thực tập, Bệnh viện thu nhận các phản hồi từ các điềudưỡng trưởng khoa về tình hình thực tập của học viên điều dưỡng; trong đó,nhận thấy vấn đề nổi cộm là những kiến thức cơ bản cũng như khả năng thựchành các kỹ thuật cơ bản của học viên còn có nhiều hạn chế khi đến thực tậptại Bệnh viện, mặc dù họ đã hoàn thành chương trình lý thuyết cũng như thực
Trang 26hành tại trường; đã đi thực tập tại một số bệnh viện trong thành phố Điều đóđặt ra và buộc Bệnh viện phải suy nghĩ, tìm giải pháp khả thi để giúp các họcviên thực tập lâm sàng đạt kết quả tốt, đánh giá được khả năng thật sự và chấtlượng thực tập lâm sang của học viên.
Theo nhận xét của một số điều dưỡng trưởng khoa: học viên đến Bệnhviện thực tập có nhiều trình độ khác nhau nên làm gì và làm như thế nào đểđịnh hướng cho giáo viên cũng như điều dưỡng trưởng khoa trong quá trìnhhướng dẫn thực tập lâm sàng để họ đạt chất lượng, hiệu quả tốt nhất và Bệnhviện nhận xét, đánh giá kết quả thực tập lâm sàng chính xác hơn cho từng họcviên là một vấn đề cần được đặt ra nghiêm túc để tìm kiếm giải pháp thựchiện đồng bộ, khả thi Trên thực tế, thường cuối mỗi đợt thực tập lâm sàng,đại đa số học viên đều đạt điểm từ khá trở lên, rất ít trường hợp học viênkhông đạt vì yếu kém, trừ những trường hợp không đủ điều kiện đánh giá
do vắng mặt quá nhiều Tuy nhiên, khi tốt nghiệp ra trường và được cácbệnh viện tuyển dụng thì hội đồng tuyển dụng cũng như ban lãnh đạo khoatại các bệnh viện lại có nhận xét, đánh giá khác, thậm chí trái ngược với kếtquả thực tập lâm sàng Họ cho rằng, phần lớn học viên tốt nghiệp đến khoathử việc, song không đạt yêu cầu về kiến thức chung cũng như kỹ năngthực hành, thao tác trên người bệnh
Về chấm điểm thực tập lâm sàng, các điều dưỡng trưởng khoa sửdụng mẫu của các trường đã xây dựng để cho điểm Tuy mẫu chấm điểmcủa các trường có các tiêu chí khác nhau, song đều xác định tổng số điểm
là 10; trong đó, tiêu chí về đánh giá kỷ năng thực hành chỉ từ 2 đến 3điểm/10 điểm tùy theo mỗi trường Vì vậy, mặc dù kỹ năng thực hành củahọc viên có yếu kém, song do điểm của các tiêu chí khác choàng qua nêntổng điểm môn học của học viên vẫn cao Đây là điểm căn cốt nhất làmcho học viên không thật sự chú ý đến việc thực hành lâm sàng; không
Trang 27chấp hành nghiêm nền nếp thực tập mà Bệnh viện quy định về đảm bảongày giờ tham gia thực tập lâm sàng; thậm chí không quan tâm đến việcrèn luyện thao tác tay nghề sẽ làm trong tương lai trên cương vị điềudưỡng Vì lẽ đó, sau khóa thực hành, kỹ năng, tay nghề của học viên vẫnkhông được nâng cao.
Để đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên được chính xác,khách quan và công bằng, nhất thiết cần có thang điểm thống nhất giữa nhàtrường và bệnh viện; đồng thời, có tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng nộidung thực tập buộc học viên phải chấp hành nghiêm túc
Qua điều tra, khảo sát thực tế học viên thực tập lâm sàng tại Bệnhviện, chúng tôi thấy rằng, do đào tạo liên kết với các bệnh viện, đôi khikhông có sự hướng dẫn và đánh giá trực tiếp của giáo viên cơ hữu, hoặc cónhưng giáo viên còn yếu tay nghề, chưa có trình độ sư phạm nên việchướng dẫn, đánh giá kết quả học viên thực tập thường giao cho điều dưỡngtrưởng khoa Vì vậy, kết quả thực tập của học viên chưa được phản ánhtrung thực và thường là cao hơn khả năng thực tế vì các điều dưỡng trưởngkhoa hay “châm chước” học viên, do sợ ảnh hưởng đến kết quả chung củahọc viên, của nhà trường và do không có nhiều thời gian dành cho côngviệc này nên việc đánh giá cũng làm “cho xong việc” nên không được cụthể và “do nhiễm bệnh thành tích khá nặng”
Xuất phát từ thực tiễn khảo sát , ghi nhận các thông tin về chất lượng
thực tập lâm sàng cũng như việc đánh giá kết quả thực tập lâm sàng thời
gian qua tại bệnh viện và mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo, đem lạigiá trị đích thực; đặc biệt là nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng , đánhgiá đúng năng lực của học viên các trường y dược trong tình hình hiện nay,tác giả chọn đề tài này làm tiêu đề luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục -Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Trang 28Điều dưỡng là một nghề thực hành dựa trên các tiêu chuẩn hành nghề
để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đảm bảo sự bình an và đem lại niềmvui cuộc sống cho người dân Trong quá trình học tập, thực tập lâm sàng củahọc viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ xảo, kỹ năng nghềnghiệp điều dưỡng, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân với từng trường hợpbệnh cảnh cụ thể Chất lượng thực tập lâm sàng , công tác quản lý nâng caochất lượng dạy học lâm sàng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục,điều dưỡng
Thông qua quá trình thực tập lâm sàng, học viên có niềm tin trongkhẳng định mục đích, động cơ, xu hướng nghề nghiệp, an tâm rèn đức, luyệntài, thành thạo, thuần thục tay nghề trị bệnh, cứu người Trên cơ sở xác địnhtốt mục tiêu, chương trình, nội dung, nhiệm vụ và phương pháp đào tạo, họcviên có thái độ đúng đắn, tích cực đối việc việc học, nhất là việc củng cố kiếnthức, rèn luyện tay nghề; có hứng thú, say mê học tập, rèn luyện thành tài;đồng thời, hình thành lương tâm và trách nhiệm đối với công việc, thực hiện ýđức “lương y phải như từ mẫu” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Việctrau dồi những phẩm chất đạo đức nhân cách của người điều dưỡng vừa lànhiệm vụ, vừa là sự chuẩn bị tâm lý nghề nghiệp để học viên tự tin, an tâmbước vào nghề, hành nghề
Cùng với những phẩm chất nhân cách người cán bộ y tế cần có, thôngqua thực tập lâm sàng, học viên bồi dưỡng, làm giàu hơn chất lượng y đứccủa mình; đồng thời, hiểu biết thêm về thực tiễn khám, chữa bệnh, cũng nhưtính đa dạng, phong phú, phức tạp của các căn bệnh, người bệnh để có cáchứng xử cho phù hợp Qua đó, củng cố tri thức, tích lũy vốn sống, kinhnghiệm, phương pháp chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng nhằm đáp ứng tốt
Trang 29hơn nhu cầu của người bệnh và thân nhân của họ Trên cơ sở vận dụng cáckiến thức và kỹ năng đã học vào công việc của điều dưỡng chăm sóc bệnhnhân, học viên từng bước khẳng định chất lượng tay nghề của mình Đây là
cơ sở cho quá trình tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách “lương y như từmẫu” Thông qua quá trình thực tập lâm sàng, học viên sẽ biết so sánh, tựthấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu về kiến thức, kỹ năng tay nghề và phẩm chất,nhân cách điều dưỡng viên để đề ra kế hoạch, biện pháp tự học hỏi, tự rútkinh nghiệm; khắc phục hạn chế, vươn lên, tiến bộ, trưởng thành Chính vìcác lợi ích chi phối xoay quanh việc thực tập lâm sàng nên việc đánh giá kếtquả thực tập lâm sàng của học viên cần phải thực hiện nghiêm túc hơn, dựatrên quy trình đánh giá nghiêm ngặt, phù hợp, thích đáng Có như vậy, họcviên mới thật sự để tâm, trí học tập, rèn luyện và phát huy tốt khả năng vốn cócủa mình Theo đó, kết quả mà học viên đạt được qua điểm số sẽ phản ánhchính xác hơn phẩm chất, năng lực của người học Do đó, công tác quản lýhọc viên thực tập lâm sàng của các cấp, ngành có liên quan cần nghiêm túcnhìn lại những công việc đã và đang làm để có sự điều chỉnh, bổ sung cầnthiết, thực hiện tốt phương châm: “Tất cả vì học viên thân yêu”, tất cả vì chấtlượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người
Chương 2
Trang 30THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
2.1 Thực trạng về việc đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng hiện nay
2.1.1 Cơ sở thực tiễn để đánh giá
Như đã đề cập ở chương 1, quy trình đánh giá kết quả thực tập lâmsàng của các bệnh viện hiện nay là theo biểu điểm có sẵn của các trường vớicác tiêu chí đã nêu ở bảng 1.2 và 1.3 và việc đánh giá này chưa được quantâm đúng mức Việc giám sát để đánh giá chất lượng thực tập lâm sàng củahọc viên chủ yếu là do giáo viên hướng dẫn nhưng trên thực tế, hiện nay chủyếu là do các điều dưỡng trưởng khoa thực hiện Do nhiều yếu tố chủ quancũng như khách quan tác động, việc đánh giá này chưa phản ánh chính xáckhả năng thực hành của học viên điều dưỡng
Kiến thức chuyên ngành cũng như khả năng thực hành của học viênđiều dưỡng bắt đầu được chú ý qua các đợt phỏng vấn tuyển dụng điều dưỡngcủa bệnh viện: Tuy vừa mới tốt nghiệp nhưng khi được hỏi về chuyên mônthì các học viên đã tốt nghiệp rất lúng túng và không đạt yêu cầu Tác giả làmột thành viên trong hội đồng tuyển dụng đã tự đặt cho mình nhiều câu hỏixoay quanh vấn đề này Câu trả lời đang còn ở phía trước Chúng ta hãy phântích quy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng hiện thời thì có thể nhìnthấy rõ hơn những nguyên nhân chủ quan (về phía học viên, giáo viên và điềudưỡng trưởng khoa) cũng như nguyên nhân khách quan (số lượng, đối tượng,môi trường…) tác động đến quy trình này, làm cho nó không phản ánh chínhxác kết quả thực tập lâm sàng của học viên
2.1.1.1 Số lượng học viên thực tập
Trang 31Trước năm 2008, Bệnh viện Nhân dân Gia Định không có học viên cáctrường điều dưỡng đến thực tập lâm sàng Từ năm 2008 đến nay, với nhu cầuchăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng; một số trường cônglập đào tạo điều dưỡng của Thành phố Hồ Chí Minh không đáp ứng đủ nhânlực điều dưỡng cho các bệnh viện nên các trường trung cấp nghề ngoài cônglập được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền đã mở mã ngành đào tạođiều dưỡng trung cấp chuyên nghiệp Vì vậy, Bệnh viện Nhân dân Gia định
có thêm chức năng, nhiệm vụ mới là đón học viên các trường đào tạo điềudưỡng đến thực tập chuyên môn, rèn luyện tay nghề, bồi dưỡng y đức và do
đó, số lượng học viên đến Bệnh viện thực tập lâm sàng nhìn chung, ngày mộttăng lên không ngừng
Bảng 2.3 Thống kê số lượng học viên thực tập hàng năm
Năm học 2008 2009 2010 2011 2012
Số lượng 650 1687 1700 1820 1289
Nguồn: Quản lý học viên thực tập - phòng ĐD, năm 2013
2.1.1.2 Phân bổ học viên - Thời gian thực tập
Bệnh viện Nhân dân Gia định có 26 khoa lâm sàng và 01 khoa khámbệnh nên việc phân bổ học viên thực tập không hề giản đơn Bệnh viện Nhândân Gia định đã cố gắng sắp xếp học viên thực tập ở mỗi khoa theo mục tiêu,yêu cầu đào tạo, đảm bảo tính vừa sức, tức là đảm bảo cho các học viên có đủcác phương tiện kỹ thuật và điều dưỡng trưởng khoa hướng dẫn thực hành màkhông làm ảnh hưởng nhiều đến không gian của bệnh nhân, công việc củaBệnh viện Tuy nhiên, có những thời điểm mà sự sắp xếp học viên thực tậpgiữa các trường có sự trùng lặp nên số lượng học viên đôi lúc cũng tăng cao
và điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực tập cũng như công tácquản lý và đánh giá học viên thực tập
Trang 32Thời gian thực tập tại bệnh viện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việchướng dẫn và đánh giá học viên Việc thực tập liên tục trong một bệnh viện( chỉ chuyển khoa) ít nhất là sáu đến tám tuần thì việc học tập và đánh giá kếtquả thực tập lâm sàng mới tương đối chính xác Trên thực tế đã không ít Nhàtrường có kế hoạch thực tập tại bệnh viện rất ngắn, đổi nhóm mỗi 2 tuần nênviệc quản lý và đánh giá có khó khăn học viên thực tập rất khó khăn.
(Xem Bảng 2.4 Thống kê số liệu phân bổ học viên điều dưỡng thực tập tại các khoa năm 2012 - Phụ lục 1)
2.1.1.3 Công tác quản lý thực tập lâm sàng của giáo viên các trường
Về mặt lý thuyết và theo quy định hiện hành, giáo viên hướng dẫn thựctập phải là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề y, có khả năng truyền thụvốn sống, kinh nghiệm, tay nghề cho học viên thực tập tại bệnh viện, nhất làviệc giúp đỡ học viên củng cố kiến thức, rèn luyện tính chuyên nghiệp,chuyên khoa trong thực hành nghề
Vì vậy, họ phải là những giáo viên cơ hữu hoặc cán bộ điều dưỡngthuộc bộ phận huấn luyện của bệnh viện đang công tác tại các khoa lâm sàng,nơi học viên thực tập Tuy nhiên, hiện tại đa số giáo viên hướng dẫn học viêncủa các trường chưa có kinh nghiệm thực tế trên lâm sàng, thường là các điềudưỡng mới tốt nghiệp được giữ lại trường mới vào nghề, nên một số vẫn cònlúng túng khi hướng dẫn học viên thực tập tại bệnh viện, thậm chí một số giáoviên chưa đủ độ linh hoạt xử lý các tình huống khó, phức tạp, nhất là việctruyền thụ kiến thức, tay nghề; vì vậy, họ chưa thể hiện được chức năng củangười giáo viên trong hướng dẫn học viên thực tập lâm sàng Chính vì thế,giáo viên chưa tạo được niềm tin đối với học viên về chuyên môn, nghiệp vụngành y mà tương lai gần họ sẽ đảm nhiệm “khám, chữa bệnh, cứu người”;quan hệ giữa học viên - giáo viên có lúc, có nơi chưa thật tốt
Tình hình chung hiện nay là số lượng giáo viên chuyên ngành điềudưỡng còn hạn chế, điều này có ảnh không nhỏ đến hiệu quả quản lý công tác
Trang 33thực hành, thực tập của học viên Mặt khác, do không đủ giáo viên để trựctiếp giám sát học viên khi thực tập tại bệnh viện nên việc hướng dẫn lâm sàngkhông được đầy đủ, không đúng quy trình Thêm vào đó, phần lớn giáo viênhướng dẫn học viên thực tập lâm sàng xuất thân từ trường y và từng làm việctại bệnh viện chứ không phải từ trường sư phạm hoặc đã qua lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm nên dù có ít nhiều kinh nghiệm về chăm sóc nhưng họ vẫn
còn thiếu kỹ năng sư phạm Mặt khác, đôi lúc giáo viên lại là bác sĩ khi dạy
về điều dưỡng vẫn nghiêng về điều trị nên kỹ năng điều dưỡng, làm cho họcviên dễ bị ảnh hưởng theo chuyên môn của thầy Điều đó khiến cho công tácquản lý thực hành, thực tập của học viên vốn đã khó khăn lại thêm nhiều khókhăn, phức tạp
Rõ ràng là, nguồn nhân lực giáo viên trong các trường đào tạo điềudưỡng chưa hợp lý về cơ cấu, thiếu về số lượng, chưa đạt chuẩn về chấtlượng Hiện nay, số giảng viên chuyên ngành điều dưỡng có trình độ sau đạihọc mới chỉ đạt 0,47%, trình độ đại học là 4,1%, trình độ trung cấp là 22,4%,trong khi đó, số giảng viên là bác sĩ lại chiếm tới 68% Tỷ lệ giáo viên so vớihọc viên còn bất hợp lý, đa số các trường có tỷ lệ giáo viên/học viên là 1/18.Trong đội ngũ giáo viên, số người chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ
sư phạm hoặc sư phạm y học chiếm 16,13%
Tuy đã rất cố gắng nhưng nhìn chung chất lượng đào tạo điều dưỡng chưađáp ứng được các chuẩn năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là năng lực thực hành,
kỹ năng giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh Hiện nay, do cònthiếu giáo viên, giảng viên chuyên ngành điều dưỡng, hộ sinh có trình độ và kỹnăng lâm sàng, nên các nhà trường và bệnh viện buộc phải sử dụng giáo viên,giảng viên các chuyên ngành khác để giảng dạy cho điều dưỡng, hộ sinh
Trang thiết bị, phương tiện dạy - học ngành điều dưỡng còn quá thiếu.Kết quả điều tra, khảo sát thực tế cho thấy: hiện tại, số trường thiếu tài liệu
Trang 34dạy - học chiếm 50%; trong đó, số lượng giáo viên, giảng viên giảng bài bằngprojector chiếm 13,8% Thư viện chưa cung cấp đủ sách, tài liệu tham khảohọc tập cho học viên điều dưỡng Đại đa số các trường chưa có phòng thựchành tiền lâm sàng, mà chủ yếu là phòng thực tập ở các môn học Vì vậy, kỹthuật thực hành chăm sóc người bệnh chưa được chuẩn hoá và xây dựngthành những qui trình chuẩn mực.
Để nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng cho học viên điều dưỡng,các trường đào tạo điều dưỡng cần có đủ giáo viên, giảng viên hướng dẫnthực hành, thực tập bệnh viện để quản lý học viên thực tập, đánh giá vàchấm điểm Hiện tại, chấm điểm thực hành của học viên do giáo viên bộmôn trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và cho điểm Nếu học viên thực tập tạibệnh viện thì giáo viên hướng dẫn nên kết hợp với điều dưỡng trưởng khoachấm điểm theo bảng chấm điểm quy định của từng trường nhưng cần đượcthống nhất với Phòng điều dưỡng Bệnh viện và công bố cho học viên biếttrước khi đi thực tập Tuy nhiên, số lượng giáo viên, giảng viên hướng dẫnthực tập lâm sàng thường không đủ hoặc không có mặt thường xuyên tạibệnh viện vì nhiều lý do khác nhau nên việc quản lý học viên thực tập hầunhư do điều dưỡng trưởng khoa phụ trách Công việc này rất khó đảm bảoviệc hướng dẫn, giám sát học viên chu đáo vì công tác quản lý khoa đãchiếm rất nhiều thời gian, nhất là trong những giai đoạn mà số lượng họcviên thực tập tăng cao Mặt khác, yêu cầu về chất lượng theo dõi, chăm sócbệnh nhân đối với điều dưỡng ngày càng cao thì việc điều dưỡng trưởngkhoa phải giám sát chặt chẽ hơn hoạt động chuyên môn của điều dưỡngviên trong khoa cũng là cả một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tìm biệnpháp giải quyết
2.1.1.4 Điều dưỡng trưởng khoa với công tác đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên
Trang 35Điều dưỡng trưởng khoa là người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹthuật thuộc lĩnh vực điều dưỡng, chịu trách nhiệm trong việc chủ trì, tổ chức,chỉ đạo các kỹ thuật chăm sóc, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý, giảng dạy,nghiên cứu và đề xuất các chính sách phát triển chuyên ngành điều dưỡngtrong bệnh viện.
Bệnh viện Nhân dân Gia Định có 26 khoa lâm sàng và trong đó có 22khoa là cơ sở thực hành cho học viên điều dưỡng các trường thực tập Độingũ điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện có những người có thâm niêncông tác và thâm niên về quản lý lâu năm; song cũng có nhiều người mớiđược bổ nhiệm với chức danh điều dưỡng trưởng khoa lần đầu Vì vậy, tínhđồng bộ về nhận thức cũng như chuyên môn chưa cao mặc dù đội ngũ điềudưỡng trưởng khoa có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, trách nhiệm, yêunghề và có ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Vai trò của điều dưỡng trưởng khoa là một trong những nhân tố cơ bảnquyết định chất lượng thực hành lâm sàng của học viên Hoạt động của điềudưỡng trưởng khoa không những góp phần quan trọng vào thành tích chungcủa khoa, nhất là thành tích trong xây dựng nền nếp hoạt động chuyên môn,quản lý hành chính và quản lý tài sản, nhân sự của khoa mà còn góp phần vàoviệc tổ chức, phân công cán bộ, giảng dạy hướng dẫn thực hành lâm sàng chohọc viên Hầu hết các điều dưỡng trưởng khoa đều rất bận; song đều bố tríthời gian, công việc hợp lý để truyền đạt phương pháp giảng dạy lâm sàngcho giáo viên, đồng nghiệp; đồng thời, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc giáo viênthực hiện tốt quy trình vận dụng lý thuyết vào thực tế công tác hướng dẫn lâmsàng cho học viên; khắc phục sự bất hợp lý, tính chưa đồng bộ, sự hạn chế vềbồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho học viên Mặc dù đã
cố gắng rất nhiều nhưng hầu hết các điều dưỡng trưởng khoa đều “lực bất
Trang 36tòng tâm” vì công việc quản lý khoa, phòng đã chiếm rất nhiều thời gian nênthời gian còn lại dành cho học viên thực tập không nhiều.
Do hiện nay các trường đều thiếu giáo viên hướng dẫn học viên thựctập lâm sàng nên việc đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên thường
do điều dưỡng trưởng khoa, nơi học viên thực tập đảm nhiệm Vì vậy, việcđánh giá kết quả thực tập của học viên có lúc bị chi phối bởi nhiều yếu tốkhách quan nên độ chính xác, chuẩn mực trong đánh giá chưa thật cao Điềunày đôi lúc gây những bức xúc không đáng có trong học viên cần được tháo
gỡ, giải quyết
Mặt khác, những hạn chế, bất cập trong đánh giá kết quả thực tập lâmsàng của học viên còn do số lượng học viên tham gia thực tập lâm sàngthường xuyên thay đổi, thời gian thực tập tại khoa lại ngắn, học viên củanhiều trường thực tập cùng lúc với những mục tiêu khác nhau (năm thứ nhất,thứ hai, thực tập tốt nghiệp) nên có lúc, có nơi, điều dưỡng trưởng khoa đánhgiá kết quả thực tập lâm sàng của học viên chưa được chính xác
Ngoài ra, vấn đề tâm lý cũng là một trong những nhân tố tác động đếnkết quả thực tập lâm sàng của học viên; đó là sự lo sợ ảnh hưởng đến kết quảhọc tập chung của học viên nên điều dưỡng trưởng khoa thường đánh giá kếtquả thực tập cao hơn so với khả năng, thực lực hiện có của học viên
Việc đánh giá này mặc dù đã được Phòng Điều dưỡng nhắc nhở nhiềulần và có hướng dẫn cụ thể nhằm giúp giáo viên đánh giá đúng thực tế taynghề của học viên tham gia thực tập lâm sàng nhưng do ngại bị nhắc đến vàtâm lý “trung bình chủ nghĩa” đã khiến hầu hết điều dưỡng trưởng khoa chọnphương án “an toàn”: tất cả học viên thực tập đều hoàn thành nhiệm vụ; giáoviên và khoa hoàn thành nhiệm vụ
2.1.1.5 Hoạt động thực tập lâm sàng của học viên
Trang 37Nhìn chung, các học viên chưa tích cực và năng động trong quá trìnhthực tập lâm sàng Mặt khác, do thiếu giáo viên hướng dẫn và điều dưỡngtrưởng khoa lại không có nhiều thời gian dành cho công việc này nên việchướng dẫn học viên thực tập chưa thật sự chu đáo, tỷ mỉ Do ý thức tự học, tựrèn của phần lớn học viên còn kém, cộng thêm sự tác động của các yếu tốkhách quan nêu trên nên khá nhiều học viên tự “thả lỏng mình”, chưa tích cực
tự học, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn; thậm chí có một số học viêntham gia thực tập không có sổ sách để ghi chép những nội dung cần thiết, phầnlớn học viên ngại đọc sách, bỏ lãng phí thời gian có thể dành cho học tập, tìmtòi, nghiên cứu bệnh án hay học hỏi kinh nghiệm từ các điều dưỡng có kinhnghiệm trong khoa
Mặc dù là như thế nhưng với quy trình đánh giá kết quả thực tập lâmsàng hiện nay (mà các học viên đều biết) thì dù các học viên không tích cựchọc tập, rèn luyện tay nghề thì họ vẫn “qua được” đợt thực tập nếu đi học đầy
đủ và không gây ra vấn đề gì nổi cộm, không mắc khuyết điểm trong quá trìnhthực tập Chính vì thế, việc phát sinh tâm lý tiêu cực “đi là đến”, “vào được rađược” đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rèn luyện tay nghề sau này củađiều dưỡng
2.1.2 Nhận xét chung
Qua điều tra, khảo sát, đánh giá kết quả thực tập lâm sàng tại bệnh viện và
cơ sở lý luận của đề tài luận văn, chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau:
- Mặt mạnh là cơ bản: Lãnh đạo bệnh viện và các khoa, phòng rất quan
tâm đến công tác đào tạo, giảng dạy chuyên môn, thực hành lâm sàng của họcviên; luôn tạo điều kiện thuận lợi cho điều dưỡng trưởng khoa tham gia hoạtđộng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho học viên
Trang 38Công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đã vạch ra cũngnhư công tác tổ chức tiếp nhận, phân bổ học viên điều dưỡng của các trườngđến thực tập tại các khoa lâm sàng thuộc bệnh viện tương đối tốt.
Trang thiết bị, dụng cụ y tế, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc tươngđối đầy đủ, phục vụ khá tốt công tác thực tập lâm sàng của học viên và hướngdẫn thực tập của giáo viên, điều dưỡng viên
Công tác tổ chức, phối hợp giữa các khoa, phòng và các điều dưỡngtrong hướng dẫn, giám sát và đánh giá học viên thực tập lâm sàng đúng kếhoạch, đúng tiến độ thời gian
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý học viên và giúp họcviên thực tập lâm sàng được bảo đảm chu đáo, thiết thực, hiệu quả
Bệnh viện giao việc quản lý học viên về cho các khoa thông qua kếhoạch, các mục tiêu, nhiệm vụ thực tập lâm sàng khá cụ thể, rõ ràng Đây làđiều kiện thuận lợi giúp các khoa chủ động làm tốt công tác quản lý chuyênmôn và các điều dưỡng trưởng khoa chủ động hơn trong hướng dẫn học viênthực tập lâm sàng
Đội ngũ cán bộ, điều dưỡng trưởng khoa nhiệt tình, có phẩm chất đạođức tốt, say sưa, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao trongviệc đào tạo, bồi dưỡng học viên - những cán bộ, điều dưỡng viên tương laimột cách tận tâm, tận lực Đa số điều dưỡng trưởng khoa được đào tạo cơbản về phương pháp giảng dạy lâm sàng, được tập huấn, bồi dưỡng nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ, rất nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết, tậntụy với nghề
Trang 39dưỡng học viên thực tập lâm sàng; một số ít điều dưỡng trưởng khoa chưa đủvốn sống, kinh nghiệm, vững tay nghề; thậm chí một số công việc còn làm
“qua loa, chiếu lệ, làm ”cho xong việc, chất lượng, hiệu quả chưa cao, một sốđiều dưỡng trưởng khoa chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, ý nghĩa, tầmquan trọng của việc hướng dẫn học viên thực tập lâm sàng nên việc đánh giákết quả thực tập lâm sàng của học viên chưa thật sự nghiêm túc và chính xác
Một số điều dưỡng trưởng khoa chưa được trang bị về phương phápgiảng dạy lâm sàng, chưa nghiêm túc trong việc nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, nên hạn chế nhiều trong hoạt động dạy học, thiếu nhiệt tìnhtrong giảng dạy, chưa hăng hái tham gia nghiên cứu khoa học; vì vậy chấtlượng đào tạo chưa cao tính “trung bình chủ nghĩa” còn có ở một số ít điềudưỡng trưởng khoa
Đa số điều dưỡng trưởng khoa chưa thực sự say mê với công tác giảngdạy, hướng dẫn học viên thực tập lâm sàng, nghiên cứu khoa học, tham giasinh hoạt chuyên môn, nhất là việc cập nhật thông tin khoa học chuyên ngành,kiến thức chuyên môn, chuyên sâu
Công tác tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc quản lý,hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên chưa được thựchiện bài bản
Quản lý việc tự học của học viên chưa sâu sát
Thời gian thực tập tại bệnh viện của một số Nhà trường còn ít, không đủ
để có sự đánh giá chất lượng học viên thực tập đầy đủ, chính xác
2.2 Các giải pháp tổ chức xây dựng quy trình đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng
2.2.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở các phần trên, tác giảluận văn đề xuất giải pháp tổ chức xây dựng, thực hiện quy trình đánh giá kết
Trang 40quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng tại bệnh viện Nhân dân GiaĐịnh Điểm xuất phát để đề xuất các giải pháp, trước hết là quán triệt, thựchiện các nguyên tắc sau:
2.2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Tất cả các giải pháp tác động đến việc xây dựng và thực hiện quy trìnhđánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng tại bệnh việnNhân dân Gia Định phải nhất quán, hướng vào việc nâng cao chất lượng thựctập lâm sàng của học viên điều dưỡng, phù hợp với nhu cầu đào tạo của nhàtrường, với yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân Để thực hiệnđược mục tiêu nghiên cứu, cần nghiên cứu, đề xuất các biện pháp cụ thể, khảthi để triển khai thực hiện chủ đích đã đặt ra Vì vậy, mọi việc làm có liênquan đến thực tập lâm sàng của học viên tại Bệnh viện cần quán triệt và triểnkhai thực hiện tốt nguyên tắc này
2.2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Việc đề xuất các giải pháp tổ chức xây dựng và thực hiện quy trình đánhgiá kết quả thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng phải phù hợp với điềukiện thực tế của bệnh viện và phải xuất phát từ nhu cầu cần thiết của công tácquản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học viên điều dưỡng Theo đó, cuộcsống đòi hỏi gì phải nhằm trúng nó để định ra chủ trương, biện pháp thực hiệncho tốt Vì vậy, cái đích cần đạt đến của học viên thực tập lâm sàng tại bệnhviện là học để làm việc, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng.Trong đó, việc đánh giá kết quả thực tập lâm sàng của học viên là một mắtkhâu quan trọng để củng cố, nâng cao trình độ tay nghề của học viên
2.2.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải đem lại tính thiếtthực, hiệu quả Việc đề xuất giải pháp không những phải bám sát hiện thực, phùhợp với điều kiện cụ thể, khả năng vốn có của học viên mà quan trọng hơn phải