Đó là: Nhận thức về công tác quản lý hoạt động học tập của SV ở một số cấp quản lý, CBQL, GV chưa thực sự đầy đủ; trình độ, năng lực, kinh nghiệm, phương pháp quản lý còn yếu, nặng về qu
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
PHẠM VĂN HÙNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN MINH KHẢI
HÀ NỘI - 2013
Trang 3Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Trang 4Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong trường Đại học, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sinh viên chính là nhiệm vụ học tập; bằng các hoạt động học tập, người học tự hình thành và phát triển nhân cách của mình Trường Đại học có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi về quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ để người học
có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của
sự phát triển kinh tế - xã hội Để có được thế hệ người Việt Nam mới đáp ứng
những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa chúng
ta cần phải đổi mới một cách căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó
có hoạt động quản lý giáo dục.
Chất lượng giáo dục và đào tạo vừa phụ thuộc vào hoạt động dạy của thầy nhưng cũng vừa phụ thuộc vào hoạt động học của trò, trong đó hoạt động học của trò đóng vai trò rất quan trọng, vì chỉ khi các em tích cực chủ động tiến hành các hoạt động nhận thức dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy thì hoạt động dạy học mới hoàn thành được mục đích của mình.
Quy chế Công tác học sinh, sinh viên [3, tr.2] được ban hành theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 13 tháng 08 năm 2007 đã xác định, công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là một trong những công tác trọng tâm ở trường đại học Đây là công tác hướng vào thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực cao về chuyên môn, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang 6Quản lý hoạt động học tập của SV không chỉ giới hạn trong quản lý giờ học ở trên lớp mà còn gồm cả quản lý việc SV tự tổ chức quá trình học tập của mình thông qua các hoạt động tự học, tự nghiên cứu, học nhóm, tham quan, thực hành, thực tập, làm bài tập, học ở thư viện Quản lý hoạt động học tập bao hàm quản lý thời gian học tập, chất lượng học tập, tinh thần, thái
độ và phương pháp học tập của SV.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng được thành lập và đi vào hoạt động đã được 15 năm Nhà trường đang trong quá trình củng cố, phát triển và mở rộng quy mô, từng bước khẳng định vị trí, uy tín trong xã hội và trong hệ thống các trường đại học Việt Nam Thời gian qua, các hoạt động học tập của SV luôn được Ban Giám hiệu nhà trường ưu tiên thực hiện Trường đã có nhiều cố gắng để đưa công tác quản lý hoạt động học tập của SV đi vào nề nếp như sắp xếp thời khóa biểu học tập, lịch thi, kiểm tra phù hợp với điều kiện của nhà trường và thuận lợi cho hoạt động học tập của SV.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quản lý giáo dục, nhất là quản lý hoạt động học tập của SV còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả còn thấp Đó là: Nhận thức về công tác quản lý hoạt động học tập của SV ở một số cấp quản lý, CBQL, GV chưa thực sự đầy đủ; trình độ, năng lực, kinh nghiệm, phương pháp quản lý còn yếu, nặng về quản lý hành chính
Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải chú trọng việc xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động học tập của SV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn vấn
đề “Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng” làm đề tài nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nhà giáo dục trên thế giới đã đưa ra nhiều quan điểm về hoạt động học tập của HSSV dựa trên những cơ sở thuyết tâm lý, thuyết giáo dục khác
Trang 7nhau Phần lớn những nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động hoc tập đối với sự phát triển tư duy cũng như hình thành thói quen học tập và nghiên cứu suốt đời cho người học Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: muốn nâng cao năng lực và hiệu quả học tập thì giáo viên phải biết tổ chức hoạt động nhận thức, cũng như hướng dẫn tự học cho học sinh.
Ở thế kỷ thứ XVII, J.A Komenski (1592 - 1670) [9] là người đầu tiên đưa ra kiến nghị đổi mới một cách sâu sắc quá trình dạy học nói chung và hình thức tổ chức dạy học nói riêng Tư tưởng của J.A Komenski đã được tiếp nối và phát triển bởi nhiều nhà sư phạm lỗi lạc khác như: M.N Xcatkin, N.A Danilop, B.P Êxipốp, Ia Lecne, J.J Rousseau, John Deway
Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản
Tsunesaburo Makiguchi (1871 - 1944) [57, tr.152] đã nhấn mạnh: “Giáo viên không bao giờ học thay cho học viên mà học viên phại tự mình học lấy Nói khác đi, dù giáo viên có làm gì đi nữa thì mọi tri thức truyền thụ vẫn không
có giá trị nếu họ không làm cho học sinh tự mình kiểm nghiệm và thực nghiệm những tri thức đó.”
Trong tác phẩm “Tự học như thế nào”, nhà bác học, nhà văn hóa Nga N.A Rubakin (1862 - 1946) [50, tr.10] đã chỉ ra phương pháp tự học để nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn N.A Rubakin đặc biệt chú trọng đến việc đọc sách Ông khẳng định: hãy mạnh dạn tự mình đặt câu hỏi rồi tự mình tìm lây câu trả lời - đó chính là phương pháp tự học.
Năm 1996, Hội đồng quốc tế Jacques Delors về giáo dục cho thế kỷ XXI
đã gửi UNESCO bản báo cáo “Học tập - Một kho báu tiềm ẩn” [50, tr 10] Báo cáo đã phân tích nhiều vấn đề của giáo dục trong thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người học, cách học cần phải được dạy cho thế hệ trẻ.
Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên cũng đã được nhiều nhà tâm
lý học trên thế giới nghiên cứu để đưa ra những khái niệm và cơ chế của hoạt
Trang 8động học tập Có thể kể ra những nhà tâm lý học tiêu biểu nghiên cứu về lĩnh vực này như: Pavlov, Watson, Thorndike, Skiner, J Piaget, Ghestalt, Benjamin Bloom, X.L.Vưgốtxki, A.N Lesonchiev
Ở Việt Nam, nhiều nhà giáo dục đã tiến hành nghiên cứu hoạt động học tập của HSSV, trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu phương pháp học tập hiệu quả, vị trí, tầm quan trọng và cách thức tiến hành tự học đạt kết quả
Chủ tịch Hồ Chí Minh [1, tr.9091] tấm gương sáng ngời về tự học
-đã khuyên chúng ta “phải biết tự động học tập”, “lấy tự học làm cốt”, “phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ” Hồ Chí Minh đề ra năm yêu cầu của quá trình tự học: Một là, trong việc tự học, điều
quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn Tức là phải hiểu “Học để làm gì? - Học để sửa chữa tư tưởng;
Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; Học để tin tưởng; Học để hành” Hai
là, phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời Ba là,
muốn tự học thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền
bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại.
Bốn là, phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức
dể tự học Năm là, học đến đâu, ra sức luyện tập, thực hành đến đó.
Năm 1998, Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) [46, tr.101-103] đã tập trung luận bàn về tự học trong cuốn sách “Quá trình Dạy - Tự học”, đưa ra những trở lực cho việc học, kinh nghiệm khắc phục và phương châm đảm bảo thắng lợi của tự học Tác giả cho rằng, mục tiêu đào tạo của các trường hiện nay cần chú trọng rèn luyện cho người học “năm mọi” trong học tập (học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi người, học bằng mọi cách và học qua mọi nội dung) và bẩy loại tư duy cần rèn luyện (tư duy logic, tư duy hình tượng, tư duy biện chứng,
Trang 9tư duy quản lý, tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật và tư duy thuật toán) Đồng thời, tác giả đưa ra một số xu thế mới về phát triển việc học trong mối quan
hệ biện chứng với dạy Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên vai trò của gia đình trong việc dạy tự học cho học sinh.
Hoàng Anh và Đỗ Thị Châu cũng đã khái quát chung về hoạt động học tập - tự học của SV Trong cuốn sách “Tự học của sinh viên” [1], các tác giả
đã đưa ra bản chất và đặc điểm của hoạt động học tập có mục đích, cấu trúc của hoạt động học tập, động cơ học tập và các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hoạt động học tập - tự học của SV.
Bên cạnh vấn đề tự học còn có nhiều tác giả nói về dạy cách học và hướng dẫn phương pháp học tập hiệu quả như: “Học và dạy cách học” do Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên [46]; “Phương pháp học tập hiệu quả” của Đỗ Linh và Lê Văn [35]; Nhìn chung, các tác phẩm này đều đưa ra những cách thức, phương pháp giúp người học đạt được hiệu quả cao khi tiến hành hoạt động học tập.
Vấn đề học tập, tự học của HSSV cũng đã được một số tác giả chọn
làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ như: “Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh” của Đinh Ái Linh [33] Tác giả Đinh Ái Linh tiếp cận vấn đề
học tập, tự học của SV ở góc độ nhà quản lý, đề tài thiên về lĩnh vực quản lý giáo dục, cơ sở lý luận được xây dựng vững chắc, đề tài tập trung khai thác thực trạng nghiên cứu khoa học của SV Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng mẫu khảo sát được lựa chọn đều ở các trường thành viên khá đồng đều, tuy nhiên, do các trường thành viên là đa ngành nghề, vì thế thực trạng nghiên cứu khoa học của mỗi nhóm ngành nghề có những đặc điểm khác nhau mà đề tài chưa nêu bật được Tuy nhiên, ở góc độ một nhà quản lý,
đề tài có thể làm cơ sở để đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tốt hơn chất lượng học tập và nghiên cứu khoa học.
Trang 10Trong đề tài “Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học ở trường Cao Đẳng sư phạm Vĩnh Long”, tác giả Trà Thị Quỳnh Mai đã
tập trung nghiên cứu mẫu khảo sát là SV ngành Tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long Đề tài đã xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận tương đối cơ bản, khảo sát thực tiễn tình hình học tập và thực trạng quản lý học tập của ngành Tiểu học Đề tài đã nghiên cứu khá toàn diện, phân tích ở nhiều góc độ, đưa ra được cái nhìn tổng quát về thực trạng quản lý học tập đối với SV ngành tiểu học và đã đưa ra được nhiều biện pháp có ý nghĩa thực tiễn cao để cải thiện vấn đề này.
Đề tài “Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung ương 3” của Phạm Thị Thu Thủy [54] đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề tự học
của SV mà không bao quát toàn bộ hoạt động học tập của SV trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương 3 Cùng với việc xây dựng hệ thống lý luận cơ bản, đề tài đã nêu được thực trạng tự học của SV của trường và đề ra nhiều nhóm biện pháp mà Ban giám hiệu đang từng bước nghiên cứu, thực hiện để nâng cao chất lượng nghiên cứu, tự học của SV Song song với việc phân tích các nhóm biện pháp này, tác giả đã chú trọng đánh giá những mặt được, những mặt hạn chế của từng nhóm biện pháp và nêu ra các hướng giải pháp để mỗi biện pháp đạt được mức hiệu quả tốt nhất.
Trong đề tài “Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2” [31], tác giả Trần Bá Khiêm đã khảo sát đề tài ở
nhiều góc độ, GV, GVCN, SV; đồng thời nhấn mạnh và tập trung nghiên cứu vấn đề tự học của học viên, khi khảo sát thực trạng tự học của học viên tại trường, tác giả tiến hành lấy ý kiến của học viên, GVCN và GV đứng lớp; vì thế, thực trạng quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Sĩ Quan Lục quân 2 được nhìn nhận một cách toàn diện và thấu đáo, từ đó, tác giả có cơ sở
Trang 11chính xác để đưa ra các biện pháp cải thiện hoạt động tự học và các nhóm biện pháp quản lý của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng tự học của học viên Tuy nhiên, nếu đề tài tiến hành khảo sát ý kiến của các CBQL trong nhà trường thì vấn đề nghiên cứu của tác giả sẽ sâu sắc và chi tiết hơn, đạt được hiệu quả cao hơn.
Tác giả Nguyễn Phấn Lý khi nghiên cứu hoạt động học tập của học sinh trường Trung học Cảnh sát Nhân dân 1 đã chọn một hướng tiếp cận khá khác biệt đó là mảng hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp (thể hiện qua đề tài
“Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp của học sinh trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I”) Với điều kiện của học tập
trong môi trường đặc thù, nhà trường có nhiều cơ sở để quản lý tốt hơn hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tác giả đề tài đã nắm được lợi thế này và đề ra được khá nhiều nhóm biện pháp cho Ban giám hiệu, các nhóm tương tác giữa học sinh, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng học tập ngoài giờ lên lớp Đề tài đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận nền tảng của vấn đề quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, việc khảo sát ý kiến học sinh cũng được thực hiện kỹ lưỡng với phiếu khảo sát khá chi tiết và ý nghĩa Đề tài đã tìm ra nhiều biện pháp nhằm sử dụng một cách hiệu quả tối đa nguồn cơ
sở vật chất của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp của học sinh.
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên đây về hoạt động học tập của
SV, chúng ta thấy rằng hoạt động học tập của SV đã có những cơ sở lý luận rất vững chắc Tuy nhiên, những công trình đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động học tập của SV trong trường đại học còn ít được chú trọng và chưa có nhiều Trong đó, công tác quản lý hoạt động học tập của SV Trường Đại học Tôn Đức Thắng chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Trang 123 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng Từ đó, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của sinh viên hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận cho việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay.
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
5 Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức
Thắng hiện nay phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố Nếu các
chủ thể quản lý làm tốt công tác giáo dục và quản lý nhằm nâng cao nhận
Trang 13thức về hoạt động học tập cho các lực lượng sư phạm; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch học tập cho sinh viên; quản lý chặt chẽ hoạt động giảng dạy của giảng viên; đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên; quản lý và tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất - trang thiết
bị dạy học; đồng thời phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quản lý
hoạt động học tập của sinh viên, thì chất lượng hoạt động học tập của sinh
viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ được nâng lên
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về giáo dục – đào tạo và quản lý giáo dục - đào tạo
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích - tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học đối với SV, CBQL giáo dục,
GV để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp hiệu quả trong quản lý hoạt động học tập của SV;
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ, hoạt động dạy học của GV, hoạt động học tập, rèn luyện và việc tự quản lý hoạt động học tập của SV để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu;
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với CBQL, GV và
SV từ đó rút ra những kết luận cho nhiệm vụ nghiên cứu;
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu từ những vấn đề đã và đang diễn ra nhằm đúc rút thành những kinh nghiệm về quản lý hoạt động học tập của SV ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng;
Trang 14Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trong quá trình nghiên cứu đề tài;
Phương pháp khảo nghiêm: Sử dụng phương pháp toán học để tổng hợp kết quả điều tra và xử lý số liệu.
7 Ý nhĩa của đề tài
Đề tài góp phần xây dựng và hoàn thiện các khái niệm: Hoạt động học
tập, quản lý hoạt động học tập của SV; Xây dựng hệ thống các GP giúp công
tác quản lý hoạt động học tập của SV Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
8 Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trang 15Chương 1 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1 Hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Theo Phạm Minh Hạc [17,tr.49] “Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổ sung cho nhau”.
Như vậy, có thể hiểu hoạt động là sự tương tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích mà chủ thể tự giác đặt ra để thỏa mãn nhu cầu của bản thân Hoạt động sinh ra từ nhu cầu nhưng lại được điều chỉnh bởi mục tiêu mà chủ thể nhận thức được Nhu cầu với tư cách là động cơ, là nhân tố khởi phát của hoạt động nhưng lại chịu sự chi phối của mục tiêu mà chủ thể nhận thức được.
Học tập là hoạt động cơ bản của con người nhằm hướng vào việc nghiên cứu và tìmhiểu các quy luật của thế giới và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử Bản chất của quátrình học tập là quá trình nhận thức độc đáo của người học[58] Như vậy, học tập là mộtquá trình đưa đến những thành tựu và những kết quả cho người học
Học tập là một quá trình hướng đích, có giá trị Giá trị của học tập là làm cho kinhnghiệm của bản thân người học thay đổi một cách bền vững, nhờ đó mà có được những thayđổi trong nhận thức về hiện thực, có được những thay đổi trong phương thức hành vi và địnhhình những thái độ xác định trong quan hệ với thế giới xung quanh Những thay đổi này giúpngười học phát triển bản chất người vốn có của mình để thích ứng và hội nhập với cộngđồng, với dân tộc, với nhân loại Trong và bằng quá trình đó, người học tự khẳng định chínhmình Như vậy, mục đích học tập của nhân loại, của dân tộc, của cộng đồng và của mỗi cá
nhân là để biết, để làm, để chung sống và để tự khẳng định.
Hoạt động học tập có nhiều hình thức và hình thức chính thống là học tập theophương thức nhà trường dưới sự chỉ đạo của giáo viên Dù dưới hình thức nào người học
Trang 16cũng luôn là chủ thể của hoạt động học tập Người học là chủ thể của hoạt động học tập, làchủ thể có ý thức chủ động, tích cực sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách.Người học cũng là đối tượng giảng dạy và giáo dục của thầy giáo Người học quyết địnhchất lượng học tập của mình.
Khẳng định vai trò tích cực chủ động của người học không có nghĩa là bỏ qua vaitrò hết sức quan trọng của người dạy và các lực lượng giáo dục khác trong đó phải đặc biệtnhấn mạnh đến vai trò của người thầy thể hiện ở chức năng định hướng, điều khiển, điềuchỉnh người học trong quá trình tiếp thu tri thức Quá trình học tập của người học có thểdiễn ra dưới sự tác động trực tiếp của người giáo viên như diễn ra trong tiết học, giờhướng dẫn thực hành, hoặc dưới sự tác động gián tiếp của giáo viên như việc tự học ở nhàcủa học sinh, sinh viên Khi có sự chỉ đạo của giáo viên, hoạt động tự giác, tích cực, chủđộng nhận thức học tập của học sinh thể hiện ở các mặt: tiếp nhận những nhiệm vụ, kếhoạch học tập do giáo viên đề ra; tiến hành thực hiện những hành động, thao tác nhận thức
- học tập nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập được đề ra; tự điều chỉnh hoạt độngnhận thức - học tập của mình dưới tác động kiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự đánh giácủa bản thân; phân tích những kết quả hoạt động nhận thức - học tập dưới tác động củagiáo viên, từ đó cải tiến hoạt động học tập
Trường hợp quá trình hoạt động học tập thiếu sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viênhoạt động tự giác, tích cực, chủ động nhận thức học tập của học sinh được thể hiện nhưsau: tự lập kế hoạch, cụ thể hoá các nhiệm vụ học tập của mình; tự kiểm tra, tự đánh giá và
tự điều chỉnh tiến trình hoạt động học tập của mình; tự phân tích các kết quả hoạt độngnhận thức - học tập mà cải tiến hoạt động học tập của mình
Theo Phan Trọng Ngọ [41] thì “Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích trước, được tiến hành bởi một hoạt động đặc thù - hoạt động học, nhằm thỏa mãn nhu cầu học của cá nhân”.
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức [24], “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở Đại học Đó là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân
Trang 17người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định”.
Qua những khái niệm trên đây, có thể hiểu rằng hoạt động học tập của
SV là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm chiễm lĩnh văn hóa nhân loại, chuyển thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của bản thân để chuẩn bị các điều kiện trở thành các chuyên gia - những người chủ tương lai của đất nước, đáp ứng được các yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hoạt động học tập bao giờ cũng nhằm thỏa mãn một nhu cầu học nhất định, được kích thích bởi động cơ học và được thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt - hoạt động học với nội dung, phương pháp, phương tiện học tập.
Và “tự học” là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động học tập của
SV, đó chính là sự tự ý thức về động cơ, mục đích, biện pháp học tập, SV phải giải quyết các nhiệm vụ học tập do cán bộ giảng dạy và do chính người học đề ra Tự học là “tự động học tập”, thể hiện tính tự lực, tự giác, tích cực cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng Vì vậy, tự học mang đậm sắc thái cá nhân, biểu hiện ở tự xác định mục tiêu chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, hoàn thành các nhiệm vụ tự học cụ thể đặt ra trong từng giờ học, buổi học; tự xác định nội dung, nhiệm vụ, lựa chọn phương pháp tự học,
sử dụng phương tiện tự học hợp lý, phù hợp với bản thân; tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh việc học của bản thân.
Trong hoạt động học tập ở bậc đại học, SV không thể chỉ có năng lực nhận thức thông thường mà cần phải tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển mức
độ cao Dưới vai trò chủ đạo của GV, SV không nắm máy móc những chân lý
có sẵn mà họ có khả năng tiếp nhận những chân lý đó với óc phê phán, có thể khẳng định, phủ định, hoài nghi khoa học, lật ngược vấn đề, đào sâu, mở rộng Hơn nữa, trong quá trình học đại học, SV còn tham gia tìm kiếm chân
Trang 18lý mới, đó là hoạt động nghiên cứu khoa học được tiến hành ở các mức độ thấp đến cao tùy theo chương trình các bộ môn.
Từ những nhận định trên tác giả cho rằng: Hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng là những hành động học tập tự giác, tích cực, chiếm lĩnh các kiến thức khoa học, phát triển trí tuệ, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp, hình thành và phát triển nhân cách người học, dưới sự chỉ đạo của người dạy và tổ chức quản lý trong môi trường sư phạm.
Thực chất, hoạt động học tâp của SV là toàn bộ những hành động của người học mang tính tự giác cao, có chủ đích, được điều khiển chỉ đạo của các chủ thể quản lý theo một chương trình kế hoạch cụ thể, nhằm đạt được các yêu cầu về lĩnh hội tri thức, rèn luyện phẩm chất nhân cách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của nhà trường.
Nội dung hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng, các hoạt động học tập của SV chủ yếu thông qua kỹ năng nhận biết, so sánh, phân tích, phân loại, khái quát hóa, thực hành, thực tập Thời gian học tập của SV bao gồm cả thời gian lên lớp chính khóa, thực hành, thực tập, tự học, thi, kiểm tra, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp Không gian hoạt động học tập diễn ra ở trên lớp, đơn vị thực tập, ở nhà Phương tiện chủ yếu của hoạt động học tập là giấy, bút, sách, giáo trình, máy tính, dụng cụ thực hành Điều kiện hoạt động học tập có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài (ngoại lực) như: có sự hướng dẫn của thầy giáo, phương tiện học tập Và, điều kiện bên trong (nội lực) là sự vận động tự giác của chính bản thân người học, trong đó, yếu tố nội lực đóng vai trò quan trọng, quyết định.
Hoạt động học tập của SV gồm: Hoạt động học tập trên lớp, hoạt động học tập tự học ở nhà và ở thư viện Hoạt động học tập trên lớp đó là việc tham
Trang 19gia đầy đủ các buổi học trên lớp; đi học đúng giờ; trong lớp tập trung lắng nghe GV giảng bài; tích cực tham gia phát biểu, trao đổi học tập với GV, nêu
ý kiến; tham gia tích cực trong hoạt động thảo luận nhóm Hoạt động học tập
tự học đó là việc xem lại bài giảng các môn vừa mới học trong ngày; làm bài tập, đồ án, tiểu luận ở nhà; nghiên cứu bài mới sắp học; tìm đọc sách, tài liệu tham khảo do GV giới thiệu; đi học thêm để nâng cao trình độ ( ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ ).
Hoạt động học tập của SV có đầy đủ những đặc điểm và bản chất của quá trình họctập nói chung là: Đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tươngứng Người học phải chiếm lĩnh được hệ thống kiến thức trong chương trình học tập để sửdụng chúng trong thực tiễn cuộc sống Mục đích của hoạt động học tập hướng vào làmthay đổi chính chủ thể của hoạt động
Hoạt động học tập của SV mang tính độc lập, trí tuệ, trong mối quan hệ chặt chẽ vớihoạt động tập thể, hoạt động thực tiễn, hoạt động tự rèn luyện của SV trong đó yếu tố quyếtđịnh kết quả học tập của SV chính là động cơ học tập
Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên
Mục đích, động cơ học tập
Hoạt động của con người bao giờ cũng có tính mục đích Một trong những mụcđích hoạt động của con người là làm biến đổi chính bản thân mình Vì vậy, mục đích sẽhướng về nội dung, yêu cầu và phương thức hoạt động giúp con người đạt tới điều mìnhmong muốn Nói cách khác mục đích là mô hình đặt ra trước trong ý thức con người, nóhướng dẫn hành động và điều chỉnh hành động
Mục đích được thúc đẩy bởi những động cơ nhất định Hoạt động học tập cũng vậy,động cơ học tập là nguồn gốc tạo ra trạng thái tích cực trong học tập Động cơ học tập rấtphong phú và đa dạng Nó không thể được hình thành bằng cách áp đặt mà được hìnhthành trong quá trình học tập và giải quyết các nhiệm vụ học tập, đồng thời nó còn đượchình thành trong quá trình giáo dục, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của SV Nếutrong quá trình dạy học, thầy tổ chức cho SV tự phát hiện ra những điều mới lạ, tự giảiquyết những nhiệm vụ học tập tạo ra những ấn tượng tốt đẹp đối với việc học thì dần dầnlàm nảy sinh nhu cầu học tập ở các em Khi học tập trở thành nhu cầu không thể thiếu
Trang 20được của SV thì nó sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần thúc đẩy HSSV khắc phục khó khăn đểgiành lấy tri thức Để hình thành động cơ học tập cho SV trước hết cần khơi dậy mạnh mẽ
ở các em nhu cầu nhận thức Cần phải làm cho SV hiểu rõ tại sao phải học tập, học để làm
gì Chỉ khi nào SV thấy việc học sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân thì mới có thể
hy vọng sự tự giác, tích cực học tập của các em và điều đó là yếu tố cơ bản góp phần nângcao kết quả học tập
Các điều kiện, phương tiện vật chất phục vụ học tập
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một yếu tố quan trọng phục vụ cho hoạt động giảngdạy và học tập của SV Vì vậy, quản lý CSVC và trang thiết bị là một nội dung quan trọngtrong công tác quản lý giáo dục trong nhà trường nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho việcgiảng dạy và học tập của SV
Quản lý tốt cơ sở vật chất nhà trường không chỉ đơn thuần là bảo quản tốt, mà phảiphát huy tốt năng lực của chúng cho dạy học và giáo dục, đồng thời còn làm sao để có thểthường xuyên bổ sung thêm những thiết bị mới và có giá trị
CSVC, trang thiết bị, phương tiện học tập là điều kiện để SV tiến hành hoạt độnghọc tập Đó là toàn bộ các thành tố vật chất giúp SV tiến hành thao tác học tập như: phònghọc, sách vở, xưởng thực hành với các máy móc, thiết bị học tập và các điều kiện về ăn ở,học tập ở ký túc xá,
Như vậy, một hoạt động muốn có kết quả phải có động cơ, mục đích, và phươngtiện Vì vậy, muốn cho hoạt động học tập có kết quả, nhà giáo dục phải làm cho người học
có được động cơ, mục đích học tập đúng đắn đồng thời phải chuẩn bị những phương tiệncần thiết để đạt tới mục tiêu đã định
Phong trào học tập trong tập thể sinh viên
Tập thể có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách Đó là một nhómngười, một bộ phận xã hội gắn bó chặt chẽ theo mục đích chung
Theo PGS, TS Phạm viết Vượng: tập thể học sinh là một tập thể được tổ chức để giáo dục, là một môi trường thuận lợi để học sinh thi đua và là nơi để học sinh thử sức, thể hiện và khẳng định khả năng của mình[54].
Chúng ta biết rằng: Một trong những hoạt động cơ bản của tập thể SV là hoạt độnghọc tập Vì vậy, bầu không khí học tập trong tập thể SV có vai trò rất quan trọng trong việchình thành động cơ và ý thức học tập Như vậy, mọi người trong tập thể gương mẫu cốgắng hoàn thành nhiệm vụ học tập sẽ là môi trường tốt nhất giúp người học có ý thức tự
Trang 21giác, tạo niềm say mê, phấn khởi cố gắng khẳng định mình trước tập thể Nhà quản lý cầnhết sức quan tâm tổ chức giúp đỡ để phát triển các tập thể SV.
Cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Thực chất của đánh giá là thu thập các chứng cứ để so sánh với chuẩn mực đã đượcxác định Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹxảo của SV so với chương trình đề ra
Việc đánh giá chính xác, chân thực, hình thức nội dung đánh giá phù hợp với mụctiêu, yêu cầu đào tạo sẽ có tác dụng trực tiếp với người học, giúp người học tìm ra nguyênnhân, đề ra những giải pháp để việc học có hiệu quả Việc đánh giá tốt sẽ dẫn đến tự đánhgiá tốt của đối tượng Nó có tác động mạnh mẽ đến tâm lý đối tượng, tạo điều kiện để đốitượng phát triển nhân cách, thói quen tự đánh giá đúng mình, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực
ý chí, tính kiên định, lòng tự tin vào mình
Như vậy, nếu mục tiêu đánh giá không nhằm chủ yếu vào những kiến thức mà SVthu được thông qua bài giảng của GV mà nhấn mạnh đến các kiến thức cơ bản đã đượcngười học chọn lọc, bổ sung và khả năng tự lập (tự tìm việc làm, dễ chuyển nghề, tự họcsuốt đời…) thì sẽ buộc người học phải nỗ lực tìm kiếm các phương pháp học tập phù hợpcho bản thân để đạt được kết quả học tập cao nhất
Phương pháp giảng dạy của giáo viên
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạyhọc Cùng một nội dung nhưng SV học tập có hứng thú có tích cực hay không? phần lớnphụ thuộc vào phương pháp dạy học của người thầy
Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và cáchthức tổ chức hoạt động học tập của SV trong quan hệ đó, phương pháp dạy quyết định,điều khiển phương pháp học, phương pháp học tập của SV là cơ sở để lựa chọn phươngpháp dạy
Như vậy, phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữa phương phápdạy của GV và phương pháp học của SV; phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, phươngpháp học có tính độc lập tương đối, chịu chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnhhưởng trở lại của phương pháp dạy
Hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm củagiáo viên Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặc điểm nhận thức của SV là tiền
đề quan trọng cho việc sử dụng phương thức dạy học nào đó Thực tiễn cho thấy, cùng một
Trang 22nội dung dạy học, cùng sử dụng một phương pháp dạy học, nhưng mức độ thành công củacác giáo viên là khác nhau.
Điều đó cho thấy phương pháp dạy học của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng học tập của HSSV
Phương pháp học tập của sinh viên
Trong hoạt động học tập, phương pháp học tập là yếu tố cần thiết giúp người họchoàn thành nhiệm vụ học tập Hoạt động học tập của SV là hoạt động tự giác, tích cực, chủđộng, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử
lý và biến đổi những thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thểhiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình Tính tự giác nhận thứctrong quá trình học tập thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ họctập, từ đó nỗ lực trong việc lĩnh hội tri thức
Xét cho cùng, mọi ảnh hưởng của thầy giáo, phong trào trong tập thể SV các điềukiện phương tiện học tập… đều là những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động học tậpcủa SV Kết quả và chất lượng học tập phụ thuộc trực tiếp và chủ yếu vào chính bản thân
SV trong đó phương pháp học tập đóng vai trò quyết định nhất Nếu người học có mộtphương pháp học tập tốt biết giành lấy tri thức bằng chính hành động của mình, học tậpmột cách sáng tạo, biết liên hệ vận dụng tri thức vào thực tiễn sẽ là điều kiện cơ bản đểnâng cao chất lượng học tập
1.1.2 Quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Quản lý là “Hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý ( người quản lý ) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của
tổ chức” [2, tr.7].
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý như: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản
lý trong một tổ chức làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của
tổ chức”[20]; “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo)
và kiểm tra”[28] Thực chất của hoạt động quản lý là việc giải quyết mối
Trang 23quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý Bản chất của hoạt động quản lý là việc phát huy được nhân tố con người trong tổ chức Mục đích quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, kiểm soát công việc và những
nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Quản lý hoạt động học tập của SV là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý nhà trường Thực chất quản lý học tập của SV là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lý trong nhà trường đến quá trình nhận thức của SV.
Theo PGS, TS Phạm Viết Vượng: “Quản lý hoạt động học tập là quản lý học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập, là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch giúp học sinh học tập tốt nhất, rèn luyện tu dưỡng tốt nhất Quản lý hoạt động học tập của học sinh bao hàm cả quản
lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp học tập”[57].
Mục đích của việc quản lý hoạt động học tập là làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập của SV đạt tới kết quả mong muốn Trước hết, chủ thể quản lý phải theo dõi để nắm bắt được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong nhận thức của SV về tầm quan trọng của việc học tập, về thái độ, động cơ,
ý thức học tập… của SV nói chung và của từng SV nói riêng để có biện pháp thúc đẩy, khuyến khích SV phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập và rèn luyện ngày càng cao.
Mặc dù cùng được tuyển chọn vào học ở trường theo một tiêu chuẩn chung, nhưng các SV cùng lớp, cùng khoá cũng có những khác biệt về khía cạnh này hay khía cạnh khác trong nhân cách Những khác biệt đó làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như kết quả học tập, rèn luyện đạt được của các SV khác nhau Bên cạnh đó chính bản thân SV có những biến đổi do tác động của GD&ĐT, môi trường học tập, xã hội làm cho
Trang 24sự cải biến nhân cách của họ trở nên đa dạng, phức tạp Do đó, quản lý hoạt động học tập của SV là nhằm:
Theo dõi, tìm hiểu để nắm được được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhân cách của SV nói chung và của từng SV nói riêng.
Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích SV phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày càng cao.
Tác giả cho rằng: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng là những tác động có mục đích, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tác động đến hoạt động của tập thể sinh viên và sinh viên bằng hệ thống những biện pháp quản lý, nhằm làm cho sinh viên đạt kết quả cao nhất trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
Thực chất, quản lý hoạt động học tập của SV là những tác động quản lý nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của người học để tìm tòi, nghiên cứu, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành, phát triển và hoàn thiện phẩm chất nhân cách theo mục tiêu yêu cầu đào tạo.
1.2 Nội dung quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Quản lý hoạt động học tập trong nhà trường không chỉ trang bị cho người học những kiến thức kỹ xảo, kỹ năng mà loài người đã tích luỹ được qua bài giảng của thầy mà còn tác động trực tiếp vào người học giúp người học tự làm giàu thêm hiểu biết, tự mình rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp tương lai.
Để hoạt động học tập của SV tiến triển tốt trong công tác quản lý cần thực hiện các nội dung sau:
Trang 251.2.1.Quản lý việc xây dựng nhận thức về việc học tập cho sinh viên
Căn cứ vào thực tế của từng trường để giải quyết những vấn đề cụ thể riêng, những yêu cầu phổ biến cần chú ý là từng bước xây dựng nhận thức học tập cho SV từ thấp đến cao, từ gần đến xa Những yêu cầu về giáo dục tinh thần thái độ học tập cho SV được cụ thể hoá trong nội quy học tập để SV rèn luyện thường xuyên thành thói quen tự giác và phải có sự thống nhất yêu cầu, biện pháp giáo dục tinh thần, thái độ học tập trong tất cả SV từ các giờ lên lớp đến các hoạt động khác GVCN, GV bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong toàn trường cần phối hợp chặt chẽ thống nhất sự giáo dục Xây dựng và thực hiện những nền nếp học tập, truyền thống học tập của nhà trường, đề ra những quy định thống nhất về hoạt động học tập, xây dựng tác phong học tập tốt cho SV, ngăn ngừa những hành vi sai trái Vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập và phát triển nhân cách của SV.
Hoạt động học tập của SV có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó phải được thúc đẩy bởi một hệ thống động
cơ học tập nói chung, động cơ tự học nói riêng Giống như động cơ hoạt động, động cơ học tập cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu tự sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ học tập, khẳng định mình, mong muốn thành thạo nghề nghiệp tương lai cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khát khao tri thức Nguồn gốc động cơ học tập của SV có thể xuất phát từ bên ngoài, tức là do yêu cầu của nhà trường, gia đình và xã hội Đồng thời, có thể xuất phát từ bên trong, tức là từ nhu cầu nhận thức, nhu cầu mong muốn có ích cho xã hội, từ xu hướng, hứng thú, thế giới quan, niềm tin của SV Chính vì vậy, quản lý việc xây dựng được nhận thức về ý nghĩa của hoạt động học tập cho SV giúp cho các cấp quản lý có thể quản lý được hoạt động học tập của SV một cách tốt nhất.
1.2.2.Quản lý nội dung học tập của sinh viên
Trang 26Nội dung học tập là cái mà người học tác động vào nó, phải tiếp nhận
và làm việc với nó trong quá trình học tập Ở mức độ chung nhất, nội dung học tập là toàn bộ kinh nghiệm của xã hội đã được sáng tạo và tích lũy từ trước tới thời điểm hiện tại Tuy nhiên, không thể chuyển toàn bộ và nguyên
xi khối kinh nghiệm xã hội đã có vào nội dung học tập mà phải chọn lọc trong
đó những yếu tố cốt lõi và xác lập logic sư phạm, chuyển hóa chúng thành nội dung học tập trong mỗi quá trình dạy học cụ thể.
Nội dung học tập được cấu trúc thành 03 loại học vấn sau đây:
Học vấn phổ thông là những tri thức khoa học phổ biến về tự nhiên, xã hội và tư duy; tri thức về phương pháp tiếp cận chúng Những tri thức này tạo
cơ sở khoa học hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân cách của người học; giúp người học có cơ sở cần thiết để tham gia hoạt động lao động
xã hội hoặc tiếp thu học vấn nghề nghiệp.
Học vấn kỹ thuật tổng hợp là những tri thức cơ bản về nguyên tắc của mọi quá trình sản xuất và kỹ năng sử dụng các công cụ sản xuất phổ thông Học vấn nghề bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trong một lĩnh vực lao động chuyên nghiệp.
Đối với SV, những kiến thức được GV giảng dạy trên lớp rất ít mà chỉ mang tính chất hướng dẫn, tổ chức, điều khiển Do đó, SV phải tự học, tự tìm tòi, đọc thêm sách, tài liệu tham khảo để tăng cường kiến thức.
Để có thể quản lý được nội dung học tập của SV, hướng cho nội dung học tập phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo; mục tiêu, yêu cầu môn học, nhà trường phải tổ chức các lớp học, buổi hội thảo hướng dẫn SV cách xác định nội dung học tập hợp lý, khoa học, có tác dụng bổ trợ cho ngành nghề chuyên môn Trong đó tập trung vào hai phần cơ bản, đó là:
Hướng dẫn SV xác định nội dung học tập có tính chất bắt buộc phải hoàn thành Đây là nội dung học tập theo yêu cầu của chương trình học do nhà trường quy định cụ thể cho từng ngành nghề đào tạo và bắt buộc SV phải
Trang 27hoàn thành để có thể tốt nghiệp Bao gồm kiến thức cơ bản, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đang được đào tạo, tri thức về phương pháp.
Định hướng cho SV nghiên cứu, đọc tài liệu tham khảo, giáo trình để đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập Ngoài những nội dung học tập bắt buộc theo mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào tạo quy định thì SV cần tự học, tự nghên cứu những lĩnh vực tri thức theo sở thích, sở trường của mình.
1.2.3 Quản lý kế hoạch học tập của sinh viên
Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chương trình học tập theo thời khoá biểu và các quy định về nhiệm vụ học tập của SV.
Hướng dẫn và tổ chức cho SV xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, sau mỗi học kỳ, năm học từng SV tự nhận xét đánh giá, tập thể lớp, GV chủ nhiệm tham gia ý kiến Trên cơ sở đó hướng dẫn, giúp đỡ từng SV tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện để đạt được mục tiêu đào tạo.
Kế hoạch học tập là bảng phân chia nội dung học tập theo thời gian một cách hợp lý, khoa học dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ học tập và khả năng của bản thân SV nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo hoặc các mục tiêu của môn học.
Việc xây dựng một kế hoach học tập đối với SV có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của việc học Xây dựng được một kế hoạch học tập hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của SV.
Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập bao gồm các giai đoạn như sau: Liệt kê và ghi ra những công việc cần làm; tự xây dựng kế hoạch học tập theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học; sắp xếp, phân phối thời gian hợp lý cho những nhiệm vụ học tập, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng; xác định thời gian phải hoàn thành công việc; tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và rút kinh nghiệm.
Trang 28Như vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của SV.
1.2.4 Quản lý phương pháp học tập của sinh viên
Thuật ngữ phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp là ”Methodos”,
có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định [42].
Phương pháp học tập là những cách thức tiếp thu, xử lý, vận dụng nội dung học tập theo cách riêng của mỗi người học nhằm mục đích đạt được hiệu quả học tập cao nhất.Thông qua hoạt động học tập, dưới sự chỉ đạo của người thầy, người học phải chủ động, tích cực cải biến mình về kiến thức, kỹ năng thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được Vì vậy, nếu người học không chủ động, tích cực, không có phương pháp học tập tốt thì hiệu quả của hoạt động học tập sẽ rất hạn chế.
Phương pháp học tập có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của quá trình dạy học, bị chi phối bởi các yếu tố đó, đặc biệt là phương pháp dạy của người GV Với chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp dạy có tác dụng định hướng phương pháp học tập cho người học Vì vậy, quản lý phương pháp học tập là phải hướng dẫn phương pháp học cho người học, bồi dưỡng phương pháp luận khoa học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự học cho SV.
Việc hướng dẫn phương pháp học tập cho SV bao gồm:
Hướng dẫn tri thức về phương pháp học tập: Hướng dẫn người học nắm vững các phương pháp học tập ở bậc đại học và vận dụng sáng tạo từng phương pháp vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và phù hợp với từng SV.
Hướng dẫn các thao tác học tập như: nghe giảng bài, đọc giáo trình, tài liệu; ghi chép bài giảng; trao đổi; làm việc theo nhóm
Trang 29Phương pháp học tập phải phù hợp với nội dung học tập Các phương pháp học tập có những đặc điểm chung mà người học cần tập trung nghiên cứu, thực hiện Đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, quy nạp, diễn dịch, sơ đồ, bản vẽ, ký hiệu, …Tuy nhiên, bên cạnh các phương pháp học chung còn có các phương pháp học đặc thù tuỳ theo từng môn học Chẳng hạn phương pháp học dựa theo quan điểm giao tiếp tích cực khi học ngoại ngữ, phương pháp rèn luyện kỹ năng trong thực hành nghề, …
Người học cần lựa chọn và xác định cho mình phương pháp học tập phù hợp Người học phải tự vượt khó, phải quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch học tập từng ngày, từng tháng; phải tranh thủ sự giúp đỡ của GV, bạn
bè cùng các phương tiện hỗ trợ học tập để học tập đạt kết quả tốt.
Quản lý phương pháp nhằm hướng cho SV có phương pháp học tập hài hoà, phù hợp với nội dung, với điều kiện và năng lực học tập của mỗi SV.
1.2.5 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ giúp cho SV xác định những việc
đã thực hiện và chưa thực hiện nâng cao trách nhiệm của mình đối với hoạt động học tập Đó là kiểm tra tình hình thực hiện nền nếp học tập, tinh thần, thái độ học tập, sự chuyên cần Đánh giá kết quả học tập các môn học của SV: điểm số, tình hình kiểm tra, nhận xét của GV về tinh thần, thái độ học tập đối với môn học của SV Kiểm tra các hoạt động trong tháng có thực hiện đúng chương trình, kế hoạch học tập hay không? phát hiện các sai lệch giúp SV điều chỉnh hoạt động học tập.
Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là hoạt động thường xuyên trong giáo dục - đào tạo, kể từ trước lúc bắt đầu cho đến sau lúc kết thúc các khóa học Nó tạo ra động cơ, theo dõi và điều chỉnh quá trình, cho biết kết quả đào tạo và sự kiểm nghiệm của thực tế Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi
Trang 30quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi Đánh giá được xem như là sự phán xét theo các mục tiêu đã được thống nhất của các môn học trong chương trình học Song cơ sở của sự phán xét ấy là phân tích giá trị và chứng cứ là những kết quả kiểm tra các môn học đó Kết quả học tập của SV cho biết sự đầy đủ hay thiếu hụt của nội dung chương trình môn học do nhà trường thiết lập.
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV là một khâu quan trọng của quản lý để đo lường kết quả thực hiện kế hoạch và điều chỉnh sai lệch nếu có để đạt được kết quả mong muốn Tuy nhiên, công việc này là khó khăn đòi hỏi người quản lý phải kết hợp nhiều yếu tố, có hình thức linh hoạt thì mới đánh giá đúng kết quả học tập của người học.
1.2.6 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập của sinh viên
Nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lý phải thực hiện quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập của SV ở các mặt sau:
Quản lý CSVC đảm bảo cho việc ăn, ở học tập trên lớp, tự học, sinh hoạt tập thể của SV CSVC bao gồm trường sở, các thiết bị giáo dục, các phương tiện khác phục vụ cho giáo dục Đây là một trong những điều kiện thiết yếu để thực hiện quá trình giáo dục - dạy học trong nhà trường CSVC phải phù hợp với mục đích, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục Công tác quản lý có vai trò quyết định trong việc hiện thực hóa chức năng của CSVC trong quá trình giáo dục Mục tiêu của quản lý
cơ sở vật chất là: xây dựng hệ thống CSVC giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy và học; tổ chức sử dụng CSVC giáo dục một cách tối ưu vào quá trình dạy và học; tổ chức bảo quản hệ thống CSVC giáo dục.
Để đạt được mục tiêu trên, công tác quản lý bao gồm:
Trang 31Việc xây dựng, tu bổ, sử dụng, bảo quản trường sở Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả trường sở trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục một cách tối ưu nhằm đạt mục tiêu giáo dục.
Nhận cung cấp, mua sắm, sử dụng, bảo quản TBDH là công việc của quản lý nhà trường Đây là hệ thống đa dạng theo nội dung hoạt động dạy học Hệ thống này chi tiết đến từng môn học, từng chủng loại (vật thật, các phương tiện kỹ thuật, các phương tiện miêu tả, )
Tóm lại, vai trò của CSVC giáo dục là hết sức quan trọng Nó là một trong những nhân tố không thể thiếu bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học của nhà trường.
Quản lý trang thiết bị hỗ trợ dạy - học.
TBDH là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học; là cầu nối để GV, SV cùng hành động tương hợp với nhau chiếm lĩnh được nội dung đào tạo, thực hiện mục tiêu đào tạo, sử dụng phương pháp đào tạo Một nền giáo dục tiên tiến đòi hỏi mục tiêu đào tạo phải luôn luôn bắt kịp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đôi khi nó phải đi trước một bước để định hướng lại cho các quá trình kinh tế xã hội Yêu cầu này đặt ra cho mọi nền giáo dục phải thường xuyên cải tiến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo Việc cải tiến này chỉ có thể thực hiện được nếu có TBDH vừa phục vụ tốt cho việc cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo; vừa hiện đại theo sự tiến bộ của nội dung phương pháp đào tạo Quản lý TBDH làm cho nó
có mối liên hệ chặt chẽ với GV, với SV, với nội dung, với phương pháp dạy, phương pháp học theo định hướng của mục tiêu đào tạo đã vạch ra là khâu quan trọng trong quản lí chung của nhà trường
Các nội dung quản lý trên đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng
bộ, thống nhất được thể hiện bằng kế hoạch, nội quy, quy định về giảng dạy
và học tập trong toàn trường.
*
Trang 32* *
Hoạt động học tập có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kết quả học tập của người học Hoạt động học tập đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Song trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp, việc nghiên cứu quản lý hoạt động học tập của SV vẫn còn bỏ ngỏ Cần khẳng định rằng học tập là công việc của người học Người học phải tự giác sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất để chiếm lĩnh tri thức khoa học Hoạt động học tập của SV trường Đại học Tôn Đức Thắng được tiến hành cả trong và ngoài giờ lên lớp, đi xưởng thực hành
Quản lý hoạt động học tập của SV là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch của nhà quản lý đến tất cả các khâu của quá trình học tập giúp SV hoàn thiện nhiệm
vụ học tập Người quản lý trong trường học cần chú trọng quản lý nội dung chương trình,phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, giảng dạy của
GV, quản lý CSVC, TBDH, tài liệu tham khảo để phục vụ dạy - học Có như vậy mới tạođiều kiện cho việc học tập đạt kết quả
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG 2.1 Giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Tôn Đức Thắng
2.1.1 Đặc điểm về sự hình thành nhà trường, cơ cấu tổ chức và quản lý
Sự hình thành nhà trường
Thực hiện chương trình 17 của Thường vụ Thành ủy TP.HCM về xây dựng giai cấp công nhân, củng cố, bồi dưỡng và tri thức hóa công nhân viên chức lao động để phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Thành ủy đã giao
cho LĐLĐ TP.HCM thành lập Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng Ngày 24/9/1997, trường đã được thành lập theo quyết định số
787/TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản là Bộ GD&ĐT.
Ngày 28/01/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số: 18/2003/QĐ-TTg chuyển trường ĐH công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng
thành Trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TP.HCM.
Ngày 11/6/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 747/QĐ-TTg
chuyển trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng thành Trường ĐH Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Cơ cấu tổ chức và quản lý
Cho đến nay, cơ cấu tổ chức và quản lý Trường ĐH Tôn Đức Thắng được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ban hành theo quyết định số 30/2005/QĐ-UB do Chủ tịch UBND TP.HCM ký ngày 16/02/2005 Cơ cấu tổ chức bao gồm:
+ Hội đồng trường; Ban giám hiệu; Hội đồng Khoa học - đào tạo trường; tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS HCM & Hội SV.
+ Các phòng chức năng (hiện có 9 phòng).
+ Các khoa chuyên môn (hiện có 13 khoa).
Trang 34Ngoài ra còn có 11 trung tâm, 1 Ban quản trị ký túc xá, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp, 1 cơ sở.
2.1.2 Tình hình giáo dục - đào tạo
Quy mô đào tạo
Tính đến tháng 9/2012, trường đã tuyển sinh được 16 khóa đại học, 8 khóa cao đẳng, 11 khóa trung học chuyên nghiệp, 5 khoa cao học Tổng số học viên, sinh viên, học sinh đang theo học là 20.000, bao gồm 5 bậc đào tạo (trung học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và thạc sĩ ); với
4 loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, văn bằng 2, liên thông) Trong đó SV
hệ chính quy tính đến năm học 2011 - 2012 là: 12.427 SV.
Kết quả đào tạo
Thực hiện chỉ tiêu về số lượng đào tạo chính quy
Trường Đại học Tôn Đức Thắng có sự gia tăng đáng kể về quy mô đào tạo và thực hiện tốt các chỉ tiêu hàng năm về số lượng Sau đây là kết quả về
số lượng đào tạo của nhà trường trong 5 năm gần đây ( Bảng 2.1).
Thực hiện chỉ tiêu về chất lượng (Bảng 2.2, 2.3, 2.4).
Kết quả nêu ở các bảng trên đã phần nào phản ánh được chất lượng đào tạo của nhà trường trong năm năm học gần đây Trường ĐH Tôn Đức Thắng trong những năm qua đã đạt được những mặt tích cực trong đào tạo, giáo dục SV như:
Quy mô đào tạo tiếp tục được mở rộng, các loại hình đào tạo tiếp tục phát triển đa dạng, số lượng SV ngày càng tăng lên; chất lượng đào tạo; tính chủ động, sáng tạo trong học tập, thực hành, nghiên cứu khoa học; ý thức rèn luyện, tự học của SV được nâng cao.
Về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống của SV trường ĐH Tôn Đức Thắng trong những năm gần đây có những chuyển biến rõ rệt Thái độ và ý thức chính trị của SV ngày càng được nâng lên theo hướng tích cực SV rất tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội mang ý nghĩa giáo dục.
Trang 35Bên cạnh đó, SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng còn một số hạn chế như: còn một số SV thiếu trung thực trong học tập và thi cử, một bộ phận chưa có hoài bão,
lý tưởng; một số vi phạm nội quy, quy chế, có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi Tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu bia, mê tín, vi phạm pháp luật, ) tuy ít nhưng vẫn có SV vi phạm tệ nạn xã hội Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng ít
có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành, khả năng giao tiếp và hợp tác trong công việc còn yếu Trình độ ngoại ngữ, tin học của SV tốt nghiệp còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập
Về cơ sở vật chất
Hiện tại trường đang tổ chức đào tạo tại 4 cơ sở (Trụ sở chính của được xây dựng trên diện tích 10 ha tọa lạc trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM; Trường TCCN Tôn Đức Thắng, số 98, Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP.HCM; Trường TCCN Nha Trang,
số 22 Nguyễn Đình Chiểu, Phường phước Vĩnh, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa; Cơ sở Cà Mau, đường Mậu Thân, khóm 6, Phường 9, Thành phố
Cà Mau, Tỉnh Cà Mau).
Thư viện có tổng diện tích 1.454 m2 và hệ thống thông tin trên 600 máy tính nối mạng internet bảo đảm nhu cầu học tập của SV, nhu cầu khai thác thông tin toàn cầu và nhu cầu hoạt động nội bộ của nhà trường.Hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành phục vụ các ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, Kỹ thuật công trình, Công nghệ Hóa học, Công nghệ Sinh học, Công nghệ máy tính, đáp ứng tích cực mục tiêu định hướng thực hành trong đào tạo của nhà trường
Đội ngũ cán bộ - giảng viên - nhân viên
Tổng số CB-GV-NV của trường (bao gồm cán bộ cơ hữu và cán bộ bán
cơ hưu giữ các vị trí chủ chốt) tính đến tháng 11/2012 có 619 người, trong đó
có 10 giáo sư và phó giáo sư, 1 nhà giáo ưu tú, 72 tiến sĩ, 384 thạc sĩ, 153 cử nhân Trong số này khối giảng dạy có 512 người, chiếm 82% tổng số CB-GV-
NV trong trường.
Trang 362.2 Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng
2.2.1 Nhận thức của sinh viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập
Để tìm hiểu nhận thức của SV về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập chúng tôi tiến hành điều tra theo mẫu phiếu số 3 (câu 1) với số
SV chia đều cho SV đang theo học tại trường, từ năm thứ nhất đến năm thứ 4.
Câu hỏi được đưa ra là:“Bạn vui lòng cho biết ý kiến về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động học tập đối với việc nâng cao trình độ nhận thức của bản thân”, với các phương án thể hiện các mức độ gồm: Rất quan trọng, quan trọng,
Bình thường và Không quan trọng Kết quả khảo sát cụ thể như sau (bảng 2.5).
Trong tổng số 300 phiếu điều tra, có 190 SV cho rằng hoạt động học tập có ý nghĩarất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, chiếm 63.3%; có 64
SV cho rằng hoạt động học tập có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao trình độ nhậnthức của bản thân, chiếm 21.3%, đánh giá ở mức độ bình thường có 34 SV, chiếm 11.3%
và có 12 SV trong tổng số 300 SV cho rằng hoạt động học tập không có ý nghĩa, khôngquan trọng đối với việc nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, chiếm 4% Qua số liệutrên, có thể thấy thái độ và nhận thức của SV trường Đại học Tôn Đức Thắng về việc nhậnthức tầm quan trọng của hoạt động học tập đối với việc nâng cao trình độ nhận thức củabản thân đa phần là đúng đắn và tích cực Để có cái nhìn cụ thể hơn về suy nghĩ này của
SV trường đại học Tôn Đức Thắng, tác giả tiến hành xem xét yếu tố giới tính và năm họccủa SV khi đưa ra nhận định Kết quả thu được, như sau (bảng 2.6):
Với tổng số mẫu nghiên cứu là 147 SV nữ và 153 SV nam, có thể thấy sự chênh lệch vàkhác biệt giữa nhận thức của SV nam và SV nữ Trường ĐH Tôn Đức Thắng về việc nhận thứctầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động học tập đối với việc nâng cao trình độ nhận thức củabản thân là không lớn, sự tương đồng khá hợp lý, cụ thể: 58.5% SV nữ và 68% SV nam cho rằnghoạt động học tập có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ nhận thức của bảnthân, 23.8% SV nữ và 19% SV nam cho rằng hoạt động học tập có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, 13.6% SV nữ và 9.2% SV nam cho rằng hoạtđộng học tập có ý nghĩa bình thường đối với việc nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, sốcòn lại là 4.1% SV nữ 3.9% SV nam và cho rằng hoạt động học tập không quan trọng đối vớiviệc nâng cao trình độ nhận thức của bản thân
Trang 37Khi xem xét với yếu tố năm học của sinh viên, với 04 mục năm thứ nhất, năm thứ hai,thứ ba và năm thứ 4; kết quả khảo sát cho thấy, khi cho rằng hoạt động học tập có ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc nâng cao trình độ nhận thức của bản thân có tới 81% SV năm thứ nhấtlựa chọn, 68.5% SV năm thứ 2 lựa chọn, 69.9% SV năm thứ 3 và chỉ có 33.3% SV năm thứ 4lựa chọn Đối với mức độ quan trọng của hoạt động học tập, có 17.7% SV năm thứ 1; 21.9%
SV năm thứ 2; 57.3% SV năm thứ 4 và không có SV năm thứ 3 nào lựa chọn Kết quả cũngchỉ ra, có 1.3% SV thứ nhất, 21.9% SV năm thứ 2, 205% SV năm thứ 3 và 2.7% SV năm thứ
tư cho rằng hoạt động học tập có ý nghĩa ở mức bình thường đối với việc nâng cao nhận thứccủa SV Trong khi đó, chỉ có 9.6% SV năm thứ 3 và 6.7% SV năm thứ 4 cho rằng hoạt độnghọc tập không có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao thái độ nhận thức của SV, ở mức
độ này không có SV năm thứ nhất và SV năm thứ 2 nào lựa chọn (bảng 2.7)
2.2.2 Thực trạng việc xây dựng kế hoạch học tập của sinh viên
Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng về việc xây dựng kế hoạch học tập của
SV, chúng tôi tiến hành điều tra (300 sinh viên) theo mẫu phiếu số 3 (câu 4, bảng
2.8) Kết quả thu được từ 300 mẫu nghiên cứu cho thấy, đa phần SV có xây dựng kế hoạch học tập nhưng việc này không được thực hiện đầy đủ, cụ thể, có tới 88.7% SV lựa chọn mức độ trên Ở mức độ mong đợi nhất là có thực hiện đầy
đủ việc xây dựng kế hoạch học tập, có 17% SV đạt được; ở mức độ có xây dựng
kế hoạch nhưng không thực hiện nó, có 27% SV lựa chọn Kết quả khảo sát còn chỉ ra, có 11.3% SV không xây dựng cũng như không thực hiện kế hoạch học tập cho mỗi cá nhân Như vậy, từ kết quả này, có thể đánh giá và có thêm nhiều cơ sở
để xem xét chính xác thực trạng xây dựng kế hoạch học tập của SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng, từ đó đề ra phương hướng giải quyết thực trạng trên.
2.2.3 Phương pháp học tập của sinh viên
Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng về phương pháp học tập của
SV, chúng tôi tiến hành điều tra (300 sinh viên) theo mẫu phiếu số 3 (câu 7) Khảo sát về thực trang hoạt động học tập đang diễn ra của SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng, tác giả tiến hành khảo sát với yêu cầu, đề nghị mỗi SV đánh giá mức độ thực hiện ở ba cấp: Tốt, khá và chưa tốt Kết quả thu được ở 300 mẫu khảo sát như sau (bảng 2.9):
Trang 38Trong số 300 mẫu khảo sát, đánh giá về thực trạng thực hiện các phương pháp học tập của SV được đồng tình nhiều nhất là mức độ khá; có tới
165 trong tổng số 300 SV tương đương 55.3% SV lựa chọn Ở mức độ chưa tốt, chỉ có 14.7% SV lựa chọn Thêm một con số đáng mừng nữa, đó là ở mức
độ thực hiện tốt các phương pháp học tập, có 91 SV lựa chọn, chiếm 30.3% Như vậy, dù thực trạng thực hiện các phương pháp học tập của SV Trường
ĐH Tôn Đức Thắng được thể hiện theo chiều hướng khá tích cực, tuy nhiên, các nhà quản lý, đội ngũ GV chắc chắn vẫn còn rất nhiều việc để giải quyết nếu muốn cải thiện tình hình trên
2.2.4 Đánh giá về hoạt động học tập của sinh viên
Để tìm hiểu, đánh giá về thực trạng hoạt động học tập của SV nhà trường chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của cả GV và SV theo mẫu phiếu điều tra số 3 (câu7) Câu hỏi khảo sát được tổng hợp gồm các nội dung, gồm: Ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường; đi học đúng giờ và tham gia đầy đủ các buổi học học trên lớp cũng như ở xưởng thực hành; học bài cũ và chuẩn bị điều kiện cho thực hành nghề; chuẩn bị giáo trình và đồ dùng học tập; ý thức phát biểu xây dựng bài và năng lực tiếp thu bài giảng và thực hiện kỹ năng nghề Các nội dung này được đánh giá ở 03 mức độ thực hiện là Tốt, khá và chưa tốt Kết quả được phân tích ở từng nội dung khảo sát, như sau (bảng 2.10.1 - 2.10.6).
Ở nội dung đánh giá mức độ thực hiện ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường; kết quả khảo sát cho thấy đa phần SV đánh giá mức độ thực hiện ý thức chấp hành nội quy,quy chế là khá, với 70% SV, số còn lại bao gồm 8.7% đánh giá ở mức tốt và 21.3% đánh giá ở mức chưa tốt Thực trạng này cho thấy nhà trường cần tăng cường nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện ý thức chấp hành nội quy, quy chế học vụ của SV đang học tập tại trường (Bảng 2.10.1).
Bên cạnh nội dung ý thức chấp hành nội quy, quy chế học vụ của SV, nội dung đi học đúng giờ và tham gia đầy đủ các buổi học học trên lớp cũng
Trang 39như ở xưởng thực hành là một mục tiêu quan trọng mà nhà trường đang hướng tới; Đánh giá mức độ thực hiện nội dung này, có 63% SV (189 mẫu khảo sát) cho rằng việc đi học đúng giờ và tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp cũng như ở xưởng thực hành của SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng chỉ đạt mức khá, chỉ có 11% sinh viên cho rằng nội dung này đã đạt kết quả tốt; thêm nữa, có tới 26% SV cho rằng, SV trường chưa thực hiện tốt nội dung này (Bảng 2.10.2)
Ở nội dung đánh giá mức độ thực hiện học bài cũ và chuẩn bị điều kiện cho thực hành nghề; do có liên quan đến chất lượng học tập nên nội dung này
là một trong những nội dung cần được nhà trường xem xét kỹ lưỡng Kết quả khảo sát chỉ ra rằng: có 60 trong tổng số 300 mẫu khảo sát chiếm 20% SV cho rằng đã thực hiện tốt việc học bài cũ và chuẩn bị điều kiện cho thực hành
ở xưởng; bên cạnh đó, có tới 50% SV (tương đương 152 mẫu khảo sát) cho rằng chỉ thực hiện ở mức khá nội dung học bài cũ và chuẩn bị cho thực hành; ngoài ra, kết quả khảo sát còn thống kê được tới 29.3% SV chưa thực hiện tốt nội dung này (Bảng 2.10.3).
Song song với nội dung học bài cũ và chuẩn bị điều kiện cho thực hành nghề, nội dung chuẩn bị giáo trình và đồ dùng học tập cũng được khảo sát nhằm có thêm các cơ sở chính xác và logic để giải quyết tốt thực trạng hiện tại kết quả khảo sát ở nội dung này như sau: có 26% SV cho rằng đã thực hiện tốt việc chuẩn bị giáo trinh, đồ dùng học tập; có 36.3% SV đánh giá việc này chỉ ở mức độ khá, tuy nhiên, có tới 37.7% SV cho rằng việc này chưa được thực hiện tốt Kết quả 37.7% ở mức chưa tốt là một thực trạng cần được xem xét và giải quyết cấp bách bằng nhiều biện pháp liên quan đến nhiều đối tượng, bởi nội dung này có liên quan mật thiết đến ý thức, thái độ học tập của
SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng (Bảng 2.10.4).
Ở nội dung đánh giá mức độ thực hiện ý thức phát biểu xây dựng bài, kết quả khảo sát nhận được là 193 trong tổng số 300 mẫu khảo sát tương đương 54.3% SV cho rằng chỉ thực hiện ở mức khá nội dung ý thức phát biểu
Trang 40xây dựng bài; có 65 mẫu khảo sát tương đương 21.7% SV cho rằng đã thực hiện tốt nội dung này và có 24% SV cho rằng chưa thực hiện tốt và tích cực nội dung phát biểu xây dựng bài Yếu tố phát biểu ý kiến xây dựng bài sẽ góp phần hình thành ở người học nhiều phản xạ tốt cũng như góp phần rèn luyện, trau dồi nhiều kỹ năng mềm cho SV; vì thế, với thực trạng trên, nhà trường cần quan tâm và xem xét vấn đề ở nhiều mặt mới có thể đưa ra các nhận định
và biện pháp khắc phục đúng đắn (Bảng 2.10.5).
Với nội dung đánh giá mức độ thực hiện năng lực tiếp thu bài giảng và thực hiện kỹnăng thực hành, sau khi khảo sát 300 mẫu SV, kết quả cho thấy: có 47 mẫu tương đương15.7% SV đánh giá rằng hiện năng lực tiếp thu bài giảng và thực hiện kỹ năng thực hành làtốt, mức độ khá chiếm phần đa số với 178 mẫu tương đương 59.3% SV; số còn lại, có 25%
SV cho rằng năng lực tiếp thu bài giảng và thực hiện kỹ năng thực hành của SV chưa tốt.Đây là những số liệu quan trọng làm cơ sở để nhà trường xem xét lại việc quản lý hoạtđộng học tập của SV đang theo học tại trường (Bảng 2.10.6)
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV Trường ĐH Tôn ĐứcThắng, chúng tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát trên 50 CBQL, 50 GV và 300SV
Nội dung điều tra: Tìm hiểu nhận thức, thái độ của CBQL, GV, SV về quản lý hoạtđộng học tập của SV và tập trung tìm hiểu những biện pháp quản lý hoạt động học tập của
SV mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã và đang làm
Phương pháp nghiên cứu thực trạng chủ yếu bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn
và quan sát thực tế có ghi chép Như đã nêu ở trên chúng tôi thiết kế 3 mẫu phiếu trưng cầu ýkiến khác nhau cho CBQL, GV và SV trong đó có một số câu giống nhau nhằm có đượcnhững đánh giá khách quan của cả ba đối tượng
2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên.
Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của việc quản lý
hoạt động học tập của SV, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến (50 CBQL và 50 GV) theo mẫu
phiếu số 1, 2 (câu 1) Với câu hỏi tương tự như phiếu điều tra SV, đó là “Theo quý thầy cô quản lý hoạt động học tập của sinh viên có tầm quan trọng như thế nào?”, với các phương