Thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật chống tham nhũng, kiên quyết xử lý các biểu hiện tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí ngân sách [31]” Như vậy, công tác t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CAO THỊ DIỆU HƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI ĐỨC TÍNH
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bốtrong bất kỳ công trình nào khác
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018.
Tác giả
Cao Thị Diệu Hương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thực hiện chủ trương của lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh QuảngBình về việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ,công chức nói chung, thanh tra viên - những người chịu trách nhiệm trong công tácthanh tra của huyện nhà nói riêng
Thấy rõ trách nhiệm của bản thân, là một Thanh tra viên thuộc cơ quan Thanhtra huyện Quảng Ninh, trực tiếp phụ trách lĩnh vực thanh tra kinh tế, xã hội tại địa
phương, tôi đã theo học chương trình đào tạo Cao học, chuyên ngành Quản lý kinh tế
khóa 2016-2018, trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Huế
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, bên cạnh
sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình từ BanGiám hiệu, các thầy, cô giáo của trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Huế, từ tậpthể lãnh đạo và cán bộ trong UBND huyện Quảng Ninh, UBND các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện Quảng Ninh
Đặc biệt là sự giúp đỡ vô cùng quý báu của PGS.TS Bùi Đức Tính tạiTrường Đại học Kinh tế Huế
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Bùi Đức Tính, ngườithầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình những chỉ dẫn khoa học quý báu
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúptôi có thêm hiểu biết, kinh nghiệm và những bài học giá trị không những phục vụ choviệc hoàn thành khóa học, mà còn giúp cho tôi trong suốt quá trình công tác sau này
Cuối cùng, tôi xin hứa sau khi hoàn thành khóa học tôi sẽ đưa các kiến thức
đã nhận được đóng góp vào sự phát triển của huyện nhà nói chung và của cơ quan
Thanh tra huyện Quảng Ninh nói riêng
Xin chân thành cám ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018.
Tác giả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: CAO THỊ DIỆU HƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn: PGS.TS BÙI ĐỨC TÍNH Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA
THU, CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH.
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
- Mục đích: Đánh giá thực trạng công tác thanh tra thu chi ngân sách, đề xuấtcác giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thu, chi ngân sách xã trên địa bànhuyện Quảng Ninh Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà
nước, góp phần định hướng, thực hiện thắng lợi đường lối, chiến lược phát triển củađịa phương trong từng thời kỳ
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về chất lượng công tác thanh tra
thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
2 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu về công tác lập dự toán, thựchiện dự toán, quyết toán ngân sách của UBND huyện Quảng Ninh; số liệu liên quan
đến công tác thanh tra trên địa bàn huyện Quảng Ninh; số liệu chi tiết về công tác
thanh tra thu, chi ngân sách
- Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra cán bộ thực hiện công tác thu, chi ngânsách tại 15 đơn vị, phòng, ban trực thuộc UBND huyện Quảng Ninh, 15 UBND xã,thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Ninh về nội dung đề xuất các kiến nghị, giải phápnhằm hoàn thiện công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã được hệ thống; kết quả nghiên cứu thực
trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên; kết quả điều tra, khảo sát thực tế từ
các đối tượng có liên quan về nội dung công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa
bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằmnâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện QuảngNinh, tỉnh Quảng Bình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT: Bảo hiểm Y tếCBCC: Cán bộ công chứcCMHS: Cha mẹ học sinh
HĐND: Hội đồng nhân dân
HTX: Hợp tác xãKBNN: Kho bạc Nhà nước
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSNN: Ngân sách Nhà nước
PCTN: Phòng chống tham nhũngQLNN: Quản lý Nhà nước
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN & MT: Tài nguyên và môi trườngTSCĐ: Tài sản cố định
UBND: Ủy ban nhân danXDCB: Xây dựng cơ bảnXHCN: Xã hội chủ nghĩaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
2.1 Mục tiêu chung: 2
2.2 Mục tiêu cụ thể: 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu: 3
4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp: 4
4.2 Phương pháp xử lý số liệu: 5
PHẦN 2: NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH 6
1.1 Cơ sở lý luận: 6
1.1.1 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra: 6
1.1.1.1 Khái niệm thanh tra: 6
1.1.2 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra thu, chi NSNN: 11
1.2 Cơ sở thực tiễn: 22
1.2.1 Kinh nghiệm thanh tra công tác quản lý, sử dụng ngân sách của Hàn Quốc: 22 1.2.2 Kinh nghiệm thanh tra công tác quản lý và sử dụng ngân sách của thanh tra Bộ Tài chính .23
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về thanh tra ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 26
2.1 Khái quát về đặc điểm công tác thanh tra trên địa bàn huyện Quảng Ninh: 26 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 72.1.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra: 26
2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra huyện Quảng Ninh: 26
2.1.3 Tình hình công tác thanh tra trên địa bàn huyện Quảng Ninh: 27
2.2 Thực trạng công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Quảng Ninh: .33
2.2.1 Thực trạng công tác thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Quảng Ninh: 33
2.2.2 Thực trạng công tác thanh tra thu, chi NSNN: 37
2.3 Đánh giá chất lượng công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình qua số liệu điều tra: 65
2.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát: 65
2.3.2 Đánh giá của đối tượng khảo sát về công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: 67
2.4 Đánh giá công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Quảng Ninh: 80
2.4.1 Kết quả đạt được: 80
2.4.2 Hạn chế, tồn tại: 82
2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: 87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NSNN: 90
3.1 Định hướng phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: .90
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Quảng Ninh: 91
3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện Luật thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật 91
3.2.2 Các giải pháp về tổ chức thi hành Luật thanh tra: 93
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC: 106 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 82016 36Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả thanh tra nội dung dự toán thu NSNN giai đoạn
2014-2016 46Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả thanh tra nội dung dự toán chi NSNN giai đoạn 2014-
2016 48Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả thanh tra nội dung chấp hành dự toán thu NSNN các
đơn vị được thanh tra giai đoạn 2014-2016 .50
Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả thanh tra một số khoản thu NSNN tại các đơn vị
được thanh tra giai đoạn 2014-2016 52
Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả thanh tra nội dung chấp hành dự toán chi ngân sách
tại các đơn vị giai đoạn 2014-2016 54Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả thanh tra công tác XDCB tại các đơn vị được thanh
tra giai đoạn 2014-2016 56
Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả thu hồi sau thanh tra từ các công trình XDCB tại các
đơn vị giai đoạn 2014-2016 59
Bảng 2.12 Tổng hợp kinh phí cấp bù thủy lợi phí được miễn tại các đơn vị được
thanh tra giai đoạn 2014-2016 61
Bảng 2.13 Tổng hợp kiến nghị thu hồi các đơn vị được thanh tra giai đoạn
2014-2016 .64Bảng 2.14 Thống kê mẫu khảo sát 66Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả điều tra về nội dung mục đích, sự đảm bảo yêu cầu
của công tác thanh tra thu, chi ngân sách .69Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Tổng hợp kết quả xử lý thu hồi qua thanh tra trên địa bàn huyện Qảng
Ninh giai đoạn 2011-2016 85
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Thanh tra là một trong nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành chính
nhà nước, là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước Thanh tra
chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có QLNN thì ở đó có thanh tra Ngay saukhi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam cộng hòa được thànhlập, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cũng đã dành nhiều thờigian bàn về công tác thanh tra Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắclệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt có trách nhiệm đi giám sát tất cả cáccông việc, các nhân viên của các UBND và các cơ quan của Chính phủ
Kể từ khi thành lập, công tác thanh tra đã góp phần quan trọng trong việcphòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm, kiến nghị và đề xuất nhiều biện pháp
để xử lý kịp thời; kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính
sách nhằm khắc phục những khiếm khuyết, sơ hở trong công tác QLNN nói chung
NSNN được coi là huyết mạch của nền kinh tế, là yếu tố cơ bản quyết định
đến sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế và xã hội Những năm gần đây,NSNN bước đầu được cơ cấu lại một cách mạnh mẽ theo hướng tích cực, toàn diện,đảm bảo an toàn tài chính, khai thác và sử dụng nguồn lực quốc gia một cách hiệu
quả nhất Với xu hướng chung đó, cân đối NSNN của huyện Quảng Ninh ngày càngvững chắc, nguồn thu ngân sách được đảm bảo, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu,
đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển toàn diện mọi mặt kinh tế, xã hội Tuy
nhiên, công tác quản lý thu, chi ngân sách của địa phương vẫn còn những hạn chế,thu ngân sách chưa bao quát, tình trạng thất thu tiếp diễn; hiệu quả các khoản chithấp, chi đầu tư dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí, thất thoát ngân sách
Trước tình hình này, thanh tra việc quản lý, sử dụng ngân sách ngày càng có
vai trò quan trọng trong việc phát hiện kịp thời các cơ sở yếu kém, đề xuất về cơchế chính sách và có biện pháp giải quyết, hoàn thiện hoạt động thu, chi ngân sáchtại các địa phương nói chung, huyện Quảng Ninh nói riêng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Nhận thức rõ được điều này, tại Nghị quyết số 27/2016/QH14 của Quốc hội
khóa XIV ban hành ngày 11/11/ 2016 đã chỉ rõ: “Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách, thực hiện dự toán NSNN đúng quy định của pháp luật Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí [23]” Báo cáo số 257/BC-UBND ngày 14/12/2016 của
UBND huyện Quảng Ninh về tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2016 và dự
toán NSNN năm 2017 cũng đưa ra giải pháp “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thu, chi NSNN tại các đơn vị, các dự án đầu tư của huyện, xã, thị trấn Thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật chống tham nhũng, kiên quyết xử lý các biểu hiện tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí ngân sách [31]”
Như vậy, công tác thanh tra thu, chi ngân sách đã và đang được Đảng, Nhànước đặc biệt quan tâm, xem như đây là nhiệm vụ cốt lõi; là công cụ quan trọng
trong công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, những vấn đề màtrong thời gian qua gây bức xúc, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dânvào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
Vì vậy, cùng với việc tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, phục vụ yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, việc hoàn thiện, nângcao chất lượng hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách cũng là một yêu cầu cấp thiết
Chính vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng
công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thanh tra thu chi ngân sách, luận văn
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thu, chi ngân sách xã trênđịa bàn huyện Quảng Ninh
Trang 12- Phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng công tác thanh tra thu, chingân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, tập trung vào các vấn
đề: Kết quả đạt được; những tồn tại hạn chế; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chingân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về chất lượng công tác thanh trathu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn 2014-2016
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu về công tác lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán ngânsách của UBND huyện Quảng Ninh, các đơn vị, phòng, ban trực thuộc UBNDhuyện Quảng Ninh; UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Ninh thôngqua Báo cáo quyết toán ngân sách, Nghị quyết HĐND huyện, xã, thị trấn
- Thu thập số liệu liên quan đến công tác thanh tra trên địa bàn huyện QuảngNinh qua các Báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, Báo cáo tổng kết, Báo cáo
chuyên đề về công tác thanh tra của UBND huyện Quảng Ninh, cơ quan Thanh tra
huyện Quảng Ninh Đồng thời, kế thừa các Báo cáo đánh giá, tổng kết công tácthanh tra trên địa bàn tỉnh theo năm, theo giai đoạn của UBND tỉnh Quảng Bình,Thanh tra tỉnh Quảng Bình
- Thu thập số liệu chi tiết về công tác thanh tra thu, chi ngân sách qua cácBáo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra, Kết luận thanh tra công tác quản lý và
sử dụng ngân sách UBND các xã, thị trấn, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBNDhuyện Quảng Ninh tại cơ quan Thanh tra huyện, UBND huyện Quảng Ninh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13- Thu thập số liệu về công tác thanh tra nói chung, thanh tra thu, chi NSNNnói riêng ở các địa phương khác tại trang web của Thanh tra Chính phủ
(thanhtra.gov.vn); thu thập thông tin về các công trình nghiên cứu liên quan đến
công tác thanh tra thu, chi NSNN thông qua các Tạp chí Thanh tra, Báo thanh tra,Viện khoa học Thanh tra…
4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp:
Điều tra số liệu sơ cấp trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế tại 16 phòng,ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện Quảng Ninh; 15 UBND các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Quảng Ninh thông qua bảng hỏi được thiết kế mẫu sẵn Đối tượng đượclựa chọn là các cá nhân có liên quan trực tiếp đến công tác thanh tra thu, chi ngân
sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong giai đoạn 2014-2016; được chia thành 2
nhóm:
- Nhóm 1 gồm các cá nhân là thành viên các Đoàn thanh tra công tác thu, chingân sách (các Thanh tra viên, công chức Thanh tra, cán bộ được trưng tập từ cácphòng, ban khác như phòng Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Nông nghiệp
& PTNT, Lao động – TB&XH, Ban quản lý dự án xây dựng huyện )
- Nhóm 2 gồm các cá nhân là đối tượng thanh tra, các đối tượng liên quan
đến nội dung thanh tra thu, chi ngân sách (Lãnh đạo UBND, kế toán ngân sách, thủ
quỹ, cán bộ bán chuyên trách phụ trách công tác thu tại các xã, thị trấn; lãnh đạo, kếtoán, thủ quỹ các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện Quảng Ninh, tỉnhQuảng Bình)
Đầu tiên, luận văn nghiên cứu sử dụng kỹ thuật DELPHI để phỏng vấn ý
kiến từ những chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứukhoa học, và các chuyên gia thực tiễn là cán bộ từng làm Trưởng đoàn thanh tra thu,chi ngân sách, có kinh nghiệm thực tiễn, sâu sắc đối với vấn đề nghiên cứu Kết quảnghiên cứu sơ bộ này là cơ sở để luận văn thiết kế bảng hỏi và đưa vào nghiên cứuchính thức
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Theo quy tắc kinh nghiệm của Hair và các cộng sự (1998): Cỡ mẫu tối thiểuphải gấp 5 lần số biến định lượng cần đưa vào phân tích Nghiên cứu chọn độ tincậy 95%, mức sai số cho phép 5%, n là cỡ mẫu cần lấy.
Ta có: n = (tổng số biến lượng) x 5
n = 24 x 5 = 120
Như vậy, để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi bảng hỏi, luậnvăn nghiên cứu quyết định chọn 160 mẫu để tiến hành điều tra khảo sát Kết quả thu
hồi được 145 phiếu khảo sát đảm bảo chất lượng để tiến hành phân tích
Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
thuần đối tượng điều tra là 35 cán bộ từng là thành viên của các đoàn thanh tra, 30cán bộ làm công tác quản lý tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND; 30 cán bộ
là lãnh đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyên; còn lại các cá nhân là kếtoán, thủ quỹ, cán bộ bán chuyên trách phụ trách công tác thu tại các đơn vị
Nội dung điều tra chủ yếu tập trung: phần 1 là thông tin đối tượng được tiến
hành điều tra Phần 2 là nội dung khảo sát đánh giá về chất lượng công tác thanh trathu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014-2016
Đánh giá hài lòng của người được hỏi bằng cách sử dụng thang đo Likert 4
mức độ, người được phỏng vấn sẽ khoanh vòng vào con số mà họ cho là thích hợpnhất với ý kiến của họ
4.2 Phương pháp xử lý số liệu:
- Tổng hợp số liệu về thu, chi ngân sách; kết quả công tác thanh tra thu, chingân sách (sai phạm về kinh tế phát hiện qua thanh tra; xử lý sai phạm về kinh tếbằng các biện pháp buộc thu hồi, hoàn trả…) qua các năm, trong toàn bộ giai đoạnnghiên cứu Từ đó đưa ra kết luận tổng quát về nội dung nghiên cứu
- Phân tích mô tả thống kê cho dữ liệu định tính Cụ thể là sử dụng kết quả
của việc phân tích dưới dạng số liệu thực tế hay tỷ lệ phần trăm để thể hiện các dữliệu so sánh của từng năm Từ đó làm rõ tầm quan trọng, xu thế biến động của từngchỉ tiêu nghiên cứu Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu
như: phân tích nhân tố, trung bình…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH 1.1 Cơ sở lý luận:
1.1.1 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra:
1.1.1.1 Khái niệm thanh tra:
Theo Từ điển tiếng Việt “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp [30]” Với nghĩa này, Thanh tra bao hàm nghĩa
kiểm soát nhằm: “Xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định”
Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: “Người làm nhiệm vụ thanhtra” “Đoàn thanh tra” và “đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định”
Theo Thuật ngữ pháp lý phổ thông, “thanh tra là một biện pháp của kiểm tra
và nhiệm vụ thanh tra được ủy quyền cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm [17]”.
Theo PGS.TS Phạm Ngọc Ánh, thanh tra được định nghĩa là “hoạt động kiểm tra của tổ chức thanh tra Nhà nước đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai lầm, xử lý những vi phạm trong các hoạt động kinh tế -
xã hội giúp cho bộ máy quản lý vận hành tốt [13]”
Theo kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Hoànthiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước” do TS Trần Đức Lượng làm chủ nhiệm thì khái niệm thanh tra được xácđịnh:
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt độngkiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường
được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huynhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chếquản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, cácquyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân [26]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Lần đầu tiên khái niệm thanh tra được định nghĩa trong Luật Thanh tra số22/2004/QH11 dưới khái niệm thanh tra nhà nước Theo đó:
Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà
nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luậtnày và các quy định khác của pháp luật Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hànhchính và thanh tra chuyên ngành [21]
Luật Thanh tra năm 2004 sau khi có hiệu lực đã góp phần tạo lập khung pháp
lý quan trọng cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra,tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập Để khắc phục hạn chế đó, ngày15/11/2010, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa VIII đã thông qua Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 thay thế Luật Thanh tra số
22/2004/QH11, theo đó: “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành [22]”.
Từ những khái niệm trên cho thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động
điều hành, quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ Trong hoạtđộng, thanh tra thực thi quyền lực của Nhà nước, tác động đến đối tượng bị quản lý,
nhằm mang lại cho chủ thể quản lý những thông tin chính xác, khách quan, để từ đó
có biện pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý Hoạt động thanh tra không chỉ xem xéttính hợp pháp, mà còn xem xét tính hợp lý của hành vi của đối tượng quản lý Bảnchất của hoạt động thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điềuquan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòngngừa, ngăn chặn vi phạm Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và
áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức không đúngvới bản chất của hoạt động thanh tra Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được nhữngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17việc làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực sựtrở thành ''tai mắt của trên, là người bạn của dưới''.
1.1.1.2 Sự cần thiết của hoạt động thanh tra:
Sự cần thiết của hoạt động thanh tra trong đời sống kinh tế, xã hội bắt nguồn
- Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự kỷ cương trong quản lý, góp phần
tăng cường pháp chế XHCN: Với chức năng giám sát hoạt động của các đối tượng
bị quản lý, thanh tra có thể kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý
Với chức năng, nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết
định hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức Nhà nước trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, chức trách, nhiệm vụ được giao, thanh tra góp phần đảm bảotrật tự, kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch bộ máy Nhà nước Mặt khác, việctìm ra sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những nộ dung trong chủ
trương, chính sách chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ đố có các biện
pháp sửa đổi, bổ sung, khắc phục kịp thời cũng có ý nghĩa tích cực trong việc củng
cố trật tự, kỷ cương hoàn thiện cơ chế quản lý [25]
- Thanh tra là một phương thức góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhândân Dân chủ của nhân dân được thực hiện thông qua người đại diện của mình là
Nhà nước Các tổ chức Thanh tra Nhà nước tạo điều kiện để nhân dân thực hiện
quyền dân chủ của mình thông qua việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân; thông qua việc giúp đỡ các Ban Thanh tra nhân dân hoạt động ĐồngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18thời, qua việc xem xét, kết luận và kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo, phát hiệnkịp thời những biểu hiện quan liêu, tiêu cực, có biện pháp xử lý, khắc phục, gópphần bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân [25].
1.1.1.3 Mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra:
Mục đích thanh tra là nội dung quan trọng đã được pháp luật thanh tra trước
đây đề cập, song từ yêu cầu công tác quản lý nên mỗi giai đoạn cụ thể mục đích của
thanh tra có sự thay đổi nhất định Nếu như Luật Thanh tra năm 2004 đề cao mục
đích thanh tra là “phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật”
thì Luật Thanh tra năm 2010 đã thể hiện rõ hơn mục đích thanh tra theo tư tưởngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh “thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” Tại
Điều 2, Luật Thanh tra năm 2010 đã chỉ rõ:
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện phápkhắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan,
tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân [22]
Nguyên tắc của hoạt động thanh tra là cơ sở và tư tưởng chỉ đạo xuyên suốttrong quá trình thực hiện hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
nhà nước Nguyên tắc thể hiện những định hướng chủ đạo trong hoạt động thanh
tra Tại Điều 7, Luật Thanh tra 2010 đã quy định những nguyên tắc của thanh tra:
“Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tragiữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình
thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra [22]”
1.1.1.4 Phân loại hoạt động thanh tra:
Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhànước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong LuậtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19này và các quy định khác của pháp luật Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành [22]
- Thanh tra hành chính: Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nướctheo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơquan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp Thanh tra hành chính cónhững trưng cơ bản như sau:
- Thanh tra chuyên ngành: Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà
nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành,lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý Thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm sau
đây:
1.1.1.5 Đặc điểm của hoạt động thanh tra:
- Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước: Trong mối quan hệ giữa quản lý
và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanhtra (đề ra đường lối, chủ trương, quy định thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, sửdụng các kết quả, các thông tin từ phía các cơ quan Thanh tra) [26]
- Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước: Thanh tra là một hoạt đôngluôn luôn mang tính quyền lực nhà nước Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là
cơ quan nhà nước Thanh tra (với tư cách là một danh từ chỉ cơ quan có chức năng
này) luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt
động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó [26]
- Thanh tra có tính độc lập tương đối: Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từbản chất của thanh tra Tính độc lập tương đối trong quá trình thanh tra được thểhiện trên các điểm sau: tuân theo pháp luật; tự mình tổ chức các cuộc thanh tratrong các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định; racác kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định của pháp luật về thanhtra; chịu trách nhiệm về Quyết định thanh tra của mình [26]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.1.2 Cơ sở lý luận về chất lượng công tác thanh tra thu, chi NSNN:
1.1.2.1 Khái niệm thu, chi NSNN:
Tại Điều 1 và 2 của Luật NSNN được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 2 thông
qua ngày 16/12/2002 có nêu: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [20]”.
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, anninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Cần hiểu rằng, vai trò của NSNN luôngắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tếthị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xãhội NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triểnsản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội
1.1.2.1.1 Thu NSNN:
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạtkinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoảnviện trợ và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật Về bản chất, thu NSNN
là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị nảy sinh trong quá trình
Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để
hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của nhà nước Về phương diệnpháp lí, thu NSNN bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách đểthỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ -
CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ thì thu NSNN bao gồm:
Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo qui định của pháp luật; phần nộpNSNN theo qui định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt
động kinh tế của nhà nước theo qui định của pháp luật; phần nộp ngân sách theo quiđịnh của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp; tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công
sản, tài sản công và đất công ích; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; huy động từ các
tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luật; các khoản đóng góp tự nguyện của các
tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng cácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21công trình kết cấu hạ tầng; phần nộp NSNN theo qui định của pháp luật từ tiền bánhoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại củaChính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam,các tổ chức nhà nước thuộc địa phương; thu từ Quỹ dự trữ tài chính; thu kết dư ngânsách; các khoản thu khác theo qui định của pháp luật [10].
1.1.2.1.2 Chi NSNN:
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốcphòng an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, chi viện trợ và các khoản
chi khác theo qui định của pháp luật Đứng về phương diện pháp lí, chi NSNN là
những khoản chi tiêu do Chính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt
được các mục tiêu công ích như giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, trật tự an an
toàn xã hội Xét về bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lạinhững khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tậptrung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước như thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, mở rộng các sự nghiệp văn hóa xã hội, duy trì hoạt động bộ máy nhànước, đảm bảo quốc phòng an ninh Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP
ngày 06/06/2003 của Chính phủ thì chi ngân sách bao gồm:
Chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền
do Chính phủ vay; chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các chính phủ và tổchức ngoài nước; chi cho vay của ngân sách trung ương; chi trả gốc và lãi cáckhoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc ngân sách cấp tỉnh theo qui
định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN; chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính; chi bổ
sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; chi chuyển nguồn ngân sách năm
trước sang ngân sách năm sau [10]
1.1.2.2 Khái niệm thanh tra thu, chi ngân sách:
Trên cơ sở định nghĩa về công tác thanh tra, có thể khái quát về thanh tra thu,
chi ngân sách như sau: Thanh tra thu chi ngân sách là việc xem xét, đánh giá, xử lýcủa cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà
nước về công tác thu và chi NSNN, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ thu, chi NSNN đối với các tổ chức, đơn vị cà
chính, trong đó thanh tra thu, chi NSNN được dư luận đặt biệt quan tâm và là một đòi
hỏi cần thiết nhất đối với công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay ở nước ta
1.1.2.3 Mục tiêu của thanh tra thu, chi NSNN:
Từ những mục tiêu chung của công tác thanh tra, mục tiêu cụ thể của thanh
tra thu, chi ngân sách được xác định như sau:
- Phòng ngừa, ngăn ngừa những sai phạm, thiếu sót, tiêu cực có thể xảy ratrong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thu, chi NSNN của các tổ chức, đơn vị và cánhân
- Phát hiện sớm, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong quá trình thu,chi NSNN của các tổ chức, đơn vị, cá nhân
- Phát hiện những điểm bất cập, lạc hậu, không phù hợp của cơ chế, chínhsách liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN để kiến nghị kịp thời sửa đổi,hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách và cơ chế phù hợp
- Góp phần từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy thu, chi NSNN, tăng cườngcông tác quản lý cán bộ thực hiện thu, chi NSNN và nâng cao ý thức tuân thủ của
các đối tượng liên quan
- Tác động đến việc thực hiện tốt dự toán thu, chi NSNN, đảm bảo tính đúng
đắn, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch
1.1.2.4 Yêu cầu công tác thanh tra thu, chi NSNN:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Tại điều 3, Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và tại điều 4, Quyết định số32/2006/QĐ-BTC ngày 6/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định về quy chế
hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính nêu rõ:
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính phải tuân theo pháp luật; bảo đảmchính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở
đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,
kiểm tra [1]
- Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra người ra quyết định thanh tra, kiểm tra,
Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra
phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và phải chịutrách nhiệm cá nhân về hành vi, quyết định của mình [1]
- Sau khi kết thúc thanh tra, phải có Kết luận thanh tra; các Đoàn thanh tra tàichính phải bàn giao đủ hồ sơ, tài liệu, chứng lý cho cơ quan quyết định thanh tra
theo đúng qui định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện [1]
Mặt khác, để đạt được mục đích đã đặt ra, trong quá trình tiến hành thanh tra,cán bộ làm công tác thanh tra thu, chi NSNN phải đảm bảo đáp ứng được các yêucầu:
Phải nắm vững các văn bản pháp luật, hướng dẫn có liên quan đến công tácquản lý, sử dụng NSN; nắm vững quy trình tiến hành một cuộc thanh tra Phải quántriệt một cách đầy đủ các nguyên tắc thanh tra; người làm công tác thanh tra phải có
quan điểm thanh tra đúng đắn (quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể ) Đánh giá, kết
luận phải chính xác, khách quan, có căn cứ, đúng pháp luật Những kiến nghị, đềxuất xử lý phải căn cứ vào các điều luật đã quy định, phù hợp với tình hình thực tế
và đảm bảo tính khả thi [1]
Đây là những yêu cầu cụ thể về yêu cầu hoạt động thanh tra nói chung và
hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách nói riêng Các cuộc thanh tra, đoàn viên đoànthanh tra phải tuân thủ đúng những yêu cầu này trong quá trình hoạt động, thực hiệnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24nhiệm vụ, đảm bảo đoàn thanh tra thực hiện đúng chức năng theo pháp luật quy
định
1.1.2.5 Nội dung, quy trình công tác thanh tra thu, chi NSNN:
Nội dung thanh tra ngân sách gồm có: Thanh tra việc lập, quyết định và giao
dự toán NSNN; Thanh tra việc chấp hành NSNN; Thanh tra việc quyết toán NSNN
Trong các nội dung tiến hành thanh tra cần xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng
điểm Xây dựng nội dung chi tiết cho từng nội dung thanh tra; những nơi đến thanh
tra, kiểm tra, xác minh; thời gian thực hiện
Quy trình công tác thanh tra thu, chi NSNN được quy định cụ thể tại Quyết
định số 46/QĐ-BTC ngày 07/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành quy
trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Baogồm các bước sau: Chuẩn bị và quyết định thanh tra Tiến hành thanh tra Kết thúcthanh tra
Nội dung cụ thể được thể hiện tại Phụ lục số 01.
1.1.2.6 Chất lượng công tác thanh tra thu, chi NSNN:
1.1.2.6.1 Khái niệm chất lượng công tác thanh tra:
Trước khi tìm hiểu về chất lượng hoạt động thanh tra, hãy tìm hiểu về phạmtrù “chất lượng” Chất lượng nói chung là một chỉ tiêu tổng hợp, phụ thuộc và chịutác động của nhiều yếu tố Phạm trù chất lượng được nhiều tác giả nói đến bằng
nhiều cách khác nhau
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông: “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác [33]”.
Từ nội dung này, ta có thể đưa ra một định nghĩa chất lượng như sau: Chất
lượng là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm, hoạt động thể
hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện nhất định
Chất lượng hoạt động thanh tra là một chỉ tiêu phức tạp, khó đo lường, định
lượng, thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi vì hoạt động thanh tra đa dạng, phứctạp và mang tính chất đặc thù riêng trong từng cuộc thanh tra cũng như trong các cơ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25quan Thanh tra Nhà nước khác nhau Một cách khái quát nhất, có thể hiểu chấtlượng hoạt động thanh tra là tổng hòa kết quả thực hiện các nội dung trong công tácthanh tra; được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả, mức độ tác động, ảnh hưởng của hoạtđộng thanh tra đối với đối tượng, lĩnh vực, nội dung được thanh tra.
Như vậy, theo quan điểm đó, chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách
tổng hòa kết quả thực hiện của các nội dung công tác thanh tra thu, chi NSNN (baogồm từ công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra; tiến hành thanh tra; kết thúc thanh
tra); được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả, mức độ tác động, ảnh hưởng của thanh trathu, chi NSNN đối với hoạt động thu, chi NSNN trên tất cả các phương diện
1.1.2.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách:
a/ Các nhân tố chủ quan
- Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách: Tổ chứcthanh tra phải gọn nhẹ, tập trung Hoạt động thanh tra phải có trọng tâm, trọng
điểm Một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo cho cơ quan thanh tra thu, chi
ngân sách hoạt động có hiệu quả là hoạt động thanh tra phải có tính độc lập tương
đối với hoạt động của cơ quan quản lý Cần phải có cơ chế loại trừ mọi sự can thiệp
trái pháp luật vào hoạt động thanh tra Có như vậy mới đảm bảo được hoạt độngthanh tra khách quan, trung thực, chỉ tuân theo pháp luật [13]
- Công tác chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách: Chỉ đạohoạt động của Đoàn thanh tra là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong các
cơ quan thanh tra nhà nước, thuộc trách nhiệm trực tiếp của người ra quyết địnhthanh tra Việc chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là một trong những yếu tốquan trọng nhất, quyết định hiệu lực, hiệu quả của một cuộc thanh tra [13]
- Ý thức và năng lực, trình độ của cán bộ tham gia hoạt động thanh tra thu,chi ngân sách: Công tác thanh tra đòi hỏi người cán bộ thanh tra có năng lực, kinhnghiệm, không những tinh thông nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, mà họ còn hiểubiết khá sâu sắc về các vấn đề xã hội, nắm vững về các mối quan hệ hành chính, amhiểu luật pháp, giải quyết các mối quan hệ xã hội một cách minh bạch, công tâmTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26theo đúng pháp luật và không trái với tập quán, đạo lý truyền thống của dân tộc Đối
với cuộc thanh tra thu, chi ngân sách; để đảm bảo được hiệu quả công tác thanh tra,bản thân mỗi một thành viên Đoàn thanh tra phải chủ động trang bị kiến thức về cáclĩnh vực tài chính, ngân sách, kế toán ; trên cơ sở đó thực hiện công tác kiểm tra,
xác minh, đối chiếu văn bản, số liệu chính xác, khách quan, nhạy bén [13]
b/ Các nhân tố khách quan
- Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt độngthanh tra thu, chi ngân sách: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra,pháp luật hiện hành đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liênquan tới hoạt động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt
động thanh tra giữa các chủ thể, trong suốt quá trình của hoạt động thanh tra, nhất làtrong giai đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát
hiện qua thanh tra Khi kết thúc thanh tra, nếu đối tượng được thanh tra không phốihợp cùng làm rõ các vấn đề chưa thống nhất thì chất lượng kết luận không cao [13]
- Công luận và dư luận xã hội: Công luận cũng như dư luận xã hội đã, đang
phát huy vai trò quan trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nước Đối vớihoạt động thanh tra, nhiều cuộc thanh tra thu, chi ngân sách đã được dư luận quantâm, chú ý, nhất là những cuộc mà kết quả thanh tra thường sẽ tác động tới nhiều cơquan, tổ chức, cá nhân hoặc xử lý những vấn đề xã hội đang bức xúc [13]
- Tiêu cực xã hội: Hiện nay, những tiêu cực xã hội đã và đang tấn công vào
hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan quan thực thi pháp luật, gây ranhững tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ côngchức Vì thế, chúng ta cần phải có các giải pháp cụ thể để phòng chống các tác hạinày, nhất là việc xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh, liêmkhiết, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp [13]
- Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách: Để tiến hành hoạt
động thanh tra, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định liên quan đến hoạt động thanh tra cũng như công tác thu, chingân sách, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luậtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm Hoat động thanh
tra có tính chất khá đặc thù, riêng biệt - không giống như hoạt động quản lý và cũngkhông phải là hoạt động tư pháp Chính vì sự đặc thù này của hoạt động thanh tra
đặt ra đòi hỏi các quy định pháp luật về thanh tra phải có sự phù hợp, chặt chẽ vàđầy đủ [13]
1.1.2.6.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách:
Từ thực tiễn triển khai các hoạt động cho thấy, các tiêu chí đánh giá sẽ giúpminh bạch hóa, đồng thời là đòn bẩy để thúc đẩy các lĩnh vực công tác phát huy
được hiệu quả Đối với công tác thanh tra, theo nhận định của tác giả, để công tác
thanh tra có thể ngày càng phát huy được vị trí, vai trò của mình trong nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa thì chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra tại cácngành, lĩnh vực, địa phương cần được đánh giá khách quan trên các tiêu chí cụ thể,
rõ ràng, minh bạch
Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thanh tra nói chung, công tác thanh tra
thu, chi ngân sách nói riêng là những dấu hiệu, tiêu chuẩn nhất định làm cơ sở choviệc đánh giá Mỗi tiêu chí được xem là một căn cứ để xác định chất lượng củacông tác thanh tra ở một phương diện nhất định
Trên thực tế, chưa có quy định nào hướng dẫn bộ tiêu chí để đánh giá chất
lượng hoạt động thanh tra Việc xác định những tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu
quả, hiệu lực hoạt động thanh tra chủ yếu dựa trên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn,mang tính chủ quan và tương đối Thanh tra thu, chi ngân sách là một trong nhữngnội dung quan trọng của công tác thanh tra, do đó những tiêu chí đánh giá chất
lượng hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách cũng dựa trên cơ sở những tiêu chíđánh giá chất lượng của hoạt động thanh tra Tác giả Phạm Ngọc Ánh với vai trò
chủ biên và tập thể giảng viên của Học viện Tài chính đã nghiên cứu, đưa ra bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng công tác thanh tra gồm những nội dung sau:
a/ Mục đích của hoạt động thanh tra:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Đây là căn cứ đầu tiên và cũng là căn cứ quan trọng nhất mà cơ quan, người
có thẩm quyền dựa vào đó để đánh giá chất lượng hoạt động thanh tra Mỗi hoạt
động thanh tra cụ thể có những mục đích cụ thể phù hợp với đặc điểm, tính chất của
cuộc thanh tra đó, khi đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, cơ quan, người có thẩmquyền nhất thiết phải dựa vào căn cứ này và cần thực hiện những công việc sau:
Xem lại một cách kỹ lưỡng mục đích được đề ra ban đầu cho hoạt động thanh tra
Đối chiếu kết quả của hoạt động thanh tra với mục đích được đề ra đó và xác định:
mục đích đề ra có đạt được hay không; mục đích đề ra đạt được như thế nào, có thể
ước lượng được bao nhiêu phần trăm; nguyên nhân của việc không đạt được mụcđích đề ra [13]
b/ Yêu cầu của hoạt động thanh tra:
Mỗi hoạt động thanh tra cụ thể vừa phải đảm bảo những yêu cầu chung vừaphải đảm bảo những yêu cầu riêng Những yêu cầu của hoạt động thanh tra được
đảm bảo hoặc không đảm bảo đều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạtđộng thanh tra Vì vậy, cơ quan, người có thẩm quyền cần phải dựa vào đó để đánh
giá kết quả hoạt động thanh tra Khi dựa vào căn cứ này, cơ quan, người có thẩmquyền cần: Xem lại một cách đầy đủ những yêu cầu đặt ra cho hoạt động thanh tra
Kiểm tra, đối chiếu, xem xét những yêu cầu nào được đảm bảo thực hiện, nhữngyếu tố nào không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt Xác định nguyên nhânchủ quan, khách quan của những yêu cầu không được thực hiện hoặc thực hiệnkhông tốt [13]
c/ Nội dung đã thực hiện của hoạt động thanh tra:
Mỗi hoạt động thanh tra đều có nội dung của nó Nội dung của hoạt độnggiám sát, kiểm tra, thanh tra là những công việc cụ thể thuộc vào nội dung vụ việc
mà chủ thể thanh tra phải giải quyết Việc thực hiện nộ dung này đúng hay không
đúng, tốt hay không tốt đều ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra Vì
vậy, cơ quan, người có thẩm quyền cần căn cứ vào nội dung đã thực hiện của hoạt
động thanh tra để đánh giá Cụ thể là: Xem lại những nội dung công việc mà chủ thể
thanh tra phải giải quyết: những công việc đó là gì, công việc nào là trọng tâm, mứcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29độ và phạm vi xem xét, giải quyết mỗi công việc là gì? Xem lại những nội dung
công việc mà chủ thể thanh tra đã thực hiện Đối chiếu những nội dung công việcphải thực hiện với những công việc đã thực hiện của chủ thể thanh tra [13]
Trong quá trình đánh giá các nội dung của chỉ tiêu này, cần tập trung vào:
- Sự chuẩn bị nguồn lực đầu vào phù hợp với tầm quan trọng và mức độphức tạp của cuộc thanh tra (chi phí, phương tiện đi lại, thời gian khảo sát, thời giantiến hành thanh tra )
- Sự phù hợp, đúng đắn khi xác định nội dung, đối tượng, kế hoạch chi tiếttriển khai cuộc thanh tra; trong quá trình tổ chức thực hiện công tác thanh tra (từkhâu chuẩn bị và quyết định thanh tra; tiến hành thanh tra; kết thúc thanh tra)
- Sự bảo đảm đầy đủ chứng cứ, tính khách quan, kịp thời, dễ hiểu của nhữngkết luận, nhận định, kiến nghị của thanh tra về tồn tại, sai phạm trong công tác quản
lý, sử dụng NSNN
- Công tác phối hợp giữa tổ chức tiến hành thanh tra với các cơ quan, tổchức, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện (Tài chính, Kho bạc Nhà nước,Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân ) Sự gắn kết và phối hợp linhhoạt, ăn ý, mềm dẻo với hoạt động của các cơ quan chuyên môn khác trong cùngmột hệ thống cơ quan, đơn vị hoặc giữa các tổ chức thuộc các cơ quan khác nhautrong thực hiện nhiệm vụ công vụ
d/ Thời hạn của hoạt động thanh tra:
Thời hạn hoạt động thanh tra là khoảng thời gian mà chủ thể thực hiện hoạt
động thanh tra phải thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ của mình Khi đánh giá kết quả,
chất lượng của hoạt động thanh tra cần căn cứ vào thời hạn của hoạt động thanh tra
để xem xét: Khi hoạt động thanh tra hoàn thành trong thời hạn hoặc trước thời hạn
thì được đánh giá cao hơn hoạt động thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ trongthời hạn quy định (xét ở tiêu chí thời hạn) Khi đánh giá kết quả của hoạt độngthanh tra về mặt thời hạn cần lưu ý đến trường hợp không hoàn thành nhiệm vụthanh tra trong thời hạn quy định là do những trở lực khách qun như: xuất hiện vấn
đề mới, đối tượng thanh tra tiêu hủy tài liệu, chứng cứ hoặc bỏ trốn Sự lưu ý trong
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30trường hợp này để đánh giá chất lượng của hoạt động thanh tra về mặt thời hạn đảm
bảo tính toàn diện, khách quan và công bằng [13]
e/ Hiệu quả, tác động của hoạt động thanh tra:
Khi thực hiện đánh gia kết quả hoạt động thanh tra cần phải căn cứ vào hiệuquả, tác động của hoạt động thanh tra Cụ thể là: Xem xét hoạt động thanh tra có đạthiệu quả hay không, công việc cụ thể nào đạt hiệu quả, công việc cụ thể nào không
đạt hiệu quả, hiệu quả đạt được là gì? Xem xét tác động của hoạt động thanh tra đối
với các khía canh: chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, quản lý nhà nước Những tác
động cụ thể đối với từng khía cạnh như thế nào [13]
- Tác động về chính trị: Tác động đối với đường lối chính trị như thế nào(bảo đảm thực hiện đường lối chính trị; góp phần hoàn thiện đường lối chính trị );
tác động đối với việc thúc đẩy dân chủ trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
tác động đối với việc thúc đẩy quyền dân chủ của công dân như thế nào?
- Tác động về kinh tế: Nâng cao hiệu quả về kinh tế các cơ quan, tổ chức,công dân; bảo vệ lợi ích về kinh tế của các cơ quan, tổ chức, công dân
- Tác động về xã hội: Bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, công dân; góp phần duy trì trật tự và ổn định các mối quan
hệ xã hội như thế nào?
- Tác động đối với pháp luật và quản lý Nhà nước: Bảo vệ được pháp luậthay không;, kiến nghị để hoàn thiện những quy định pháp luật như thế nào? Chấnchỉnh được hoạt động QLNN hay không, những hoạt động nào đã chấn chỉnh được,những hoạt động nào chưa thực hiện được?
f/ Quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của thanh tra:
Bất cứ hoạt động nào của Nhà nước đều phải được thực hiện trên cơ sở quy
định của pháp luật Đây là căn cứ để đánh giá hoạt động của cơ quan Nhà nước,người có thẩm quyền hợp pháp hay không Đồng thời, pháp luật cũng là căn cứ đểđánh giá hay kết luận thanh tra có đầy đủ cơ sở pháp lý hay không Bên cạnh quyđịnh của pháp luật, hoạt động thanh tra còn thực hiện theo quy chế hoạt động thanh
tra Quy chế này cũng là cơ sở để đánh giá hoạt động thanh tra đúng quy chế hay viTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31phạm quy chế Vì thế, khi đánh giá kết quả, chất lượng hoạt động của thanh tra cầnphải dựa vào cơ sở quy định pháp luật và quy chế hoạt động thanh tra [13].
Tóm lại, tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra là những dấu hiệu, tiêuchuẩn nhất định làm cơ sở cho việc đánh giá Mỗi tiêu chí được xem là một căn cứ
để xác định hiệu quả của công tác thanh tra ở một phương diện nhất định Việc xây
dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả, hiệu lực hoạt động thanh tra nói chung vàthanh tra tài công tác quản lý, sử dụng NSNN nói riêng là khó khăn nhưng cần thiếtcho việc xem xét, đánh giá kết quả và những tác động của thanh tra đối với công tácquản lý, sử dụng NSNN Để đánh giá đúng, đầy đủ hiệu quả, chất lượng của côngtác thanh tra cần phải có đủ các tiêu chí cần thiết liên quan đến công tác thanh tra;
đảm bảo được tính khách quan, chuyên sâu, tổng hợp trong quá trình đánh giá
cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, góp phần giữ vững ổn định chính trị,trật tự an toàn xã hội
Hàng năm Thanh tra huyện Vĩnh Linh đã xây dựng kế hoạch thanh tra trìnhChủ tịch UBND huyện phê duyệt và tiến hành thanh tra theo kế hoạch Sau các cuộcthanh tra, kiểm tra đều báo cáo kết quả về UBND huyện đúng quy trình, quy định
Bên cạnh đó, Thanh tra huyện còn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kếtluận của chính quyền địa phương cùng cấp, đưa ra những kiến nghị trong việc giảiquyết các sai phạm để Chủ tịch UBND huyện quyết định xử lý đúng pháp luật; tăng
cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Thanh tra huyện chú trọng đến các lĩnhvực quan trọng như: việc thực hiện chính sách, pháp luật một số lĩnh vực dễ phátsinh tiêu cực như xây dựng cơ bản, tài chính, ngân sách, đất đai Trong 3 nămTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 322014-2016, Thanh tra huyện Vĩnh Linh đã tiến hành 13 cuộc thanh tra định kỳ,
trong đó có 7 cuộc thanh tra công tác thu, chi ngân sách Trong quá trình thanh tra
đã phát hiện nhiều vụ sai phạm trong quản lý nhà nước về kinh tế Tổng số tiền sai
phạm thu hồi về cho ngân sách nhà nước trên 3 tỷ đồng Đặc biệt, năm 2015 Thanhtra huyện tiến hành 2 cuộc thanh tra và đã phát hiện kiến nghị thu hồi về cho nhà
nước với số tiền sai phạm lên tới gần 1 tỷ 542 triệu đồng
Nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra ngân sách nói riêng, công tácthanh tra nói chung, Thanh tra Vĩnh Linh đã có một số giải pháp nhằm đổi mới mộtcách toàn diện Hàng năm, xây dựng kế hoạch công tác của ngành Thanh tra bámsát thực tiễn của địa phương và chủ động ngay từ đầu năm Trong quá trình tham
mưu cho UBND huyện giải quyết đơn thư có sự kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo sát với
từng vụ việc cụ thể, giao cho cán bộ thụ lý kịp thời hướng dẫn, tháo gỡcũng như
đôn đốc các cơ quan có liên quan thực hiện Tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc
nhiệm vụ công tác hàng năm cho toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức của đơn vị
để nắm rõ nhiệm vụ, tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ; chủ động liên hệ để trao đổi nghiệp vụ liên quan những vấn đề khó khăn,
vướng mắc và tranh thủ sự hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ
của Thanh tra tỉnh; chủ động trong công tác tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhândân huyện thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; kịp thời báo cáo, kiến nghị,
đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hoặc chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế
từ thực tiễn của địa phương Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho cán bộ, công chức, đặc biệt là triển khai kịp thời, đầy đủ các quy
định, văn bản mới của ngành và liên quan đến công tác chuyên môn; chú trọng công
tác giáo dục lý luận chính trị và tác phong, thái độ làm việc của cán bộ, công chứcngành Thanh tra [26]
1.2.2 Kinh nghiệm thanh tra công tác quản lý và sử dụng ngân sách của huyện Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh):
Thanh tra huyện Bình Chánh đã không ngừng nỗ lực tổ chức thực hiện vàhoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33quyền hạn được luật pháp quy định, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước Cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm, chủ
động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, thái độ phục vụ tốt, đoàn kết nội
bộ tốt, có ý thức xây dựng cơ quan, đoàn thể vững mạnh, hưởng ứng và thực hiệntốt các phòng trào thi đua yêu nước Bên cạnh đó, Chi bộ, Lãnh đạo cơ quan và các
đoàn thể trong đơn vị đã quan tâm ngay từ đầu năm khắc phục những hạn chế của
những năm trước để chỉ đạo điều hành công việc, triển khai thực hiện phong trào thi
đua và tập trung xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng gương người tốt, việc tốt, điển hình
tiên tiến trong các phong trào
Trong năm 2016, đã tiến hành 05 Đoàn Thanh tra và 05 Tổ Kiểm tra về kinh
tế - xã hội tại 10 đơn vị, trong đó có 05 cuộc tập trung vào nội dung thu, chi ngân
sách địa phương Ngoài ra, trong năm Thanh tra huyện Bình Chánh còn tổ chức
thực hiện 02 Đoàn Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trong việc thựchiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và 02 Đoàn Thanh tra trách nhiệm của Thủ
trưởng các đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng CácĐoàn Thanh tra theo Kế hoạch đều thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ, tiến độ đề ra vàđảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định
Để hoạt động thanh tra đạt được chất lượng, hiệu quả cao, Thanh tra huyện
Bình Chánh đã thực hiện, phối hợp một cách đồng bộ các giải pháp nhằm định
hướng cho hoạt động thanh tra theo đúng quy định pháp luật, đáp ứng được yêu cầuđặt ra của ngành, nghề Cụ thể, xây dựng kế hoạch công tác năm bám sát kế hoạchcông tác năm của ngành và thực tiễn của địa phương Trong công tác thanh tra, chủđộng triển khai công tác thanh tra ngay từ đầu năm Tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu
sắc nhiệm vụ công tác năm cho toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức của đơn vị đểnắm rõ tạo sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện gắn liền với công tác thi đua khen
thưởng của đơn vị Lãnh đạo đơn vị gương mẫu, đi đầu trong mọi vấn đề và phải
chung tay cùng chia sẻ thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ chuyên môn của nhân viên
Chủ động liên hệ để trao đổi nghiệp vụ liên quan những vấn đề khó khăn, vướngmắc và tranh thủ sự hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ củaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Thanh tra Thành phố Đặc biệt, việc đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt các hìnhthức, biện pháp nâng cao năng lực công tác chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanhtra được UBND huyện Bình Chánh chú trọng thực hiện, đảm bảo có tính sự kế thừa
có chọn lọc, vận dụng và phát triển nội dung, hình thức, biện pháp đã có một cáchsáng tạo trong điều kiện mới, phù hợp với thực tiễn chức trách, nhiệm vụ của cán bộ
thanh tra, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh PCTN, lãng phí, tiêu cực hiện nay,hướng đến thực hiện mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đến năm
2020 [40]
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về thanh tra ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện về thể chế cũng như bộ máy tổ chức của
hệ thống thanh tra, đảm bảo sự tinh gọn, thống nhất, năng động và hiệu quả Xâydựng một đội ngũ thanh tra thật sự trong sạch, vững mạnh Mỗi cán bộ thanhtra phải thực sự là người có năng lực, có đạo đức trong sáng, có kỹ năng nghiệp vụgiỏi và có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt nhấtmọi nhiệm vụ được giao
- Từng bước hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thông qua việc tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin; ứng dụng các kỹ năng, phương pháp tiên tiến
về đánh giá, phân tích rủi ro trong quản lý và sử dụng ngân sách; chuẩn hóa các quytrình, quy chế, các kỹ năng nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra, báo cáo
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa các tổ chức trong hệ
thống thanh tra; giữa Thanh tra với các cơ quan Kiểm toán, Công an, Tòa án, Kiểm
sát và các cơ quản lý nhà nước khác ở Trung ương và địa phương cũng như cơ
quan bảo vệ pháp luật, để xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình triểnkhai công tác thanh tra, kiểm tra và đặc biệt là trong việc xử lý sau thanh tra, xử lýnhững vi phạm pháp luật cũng như những bất cập trong cơ chế chính sách phát hiệnqua thanh tra, kiểm tra
- Đẩy mạnh và tăng cường hợp tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm hơn nữa
với các tổ chức và cơ quan của các nước tiên tiến trên thế giới về công tác thanh tra,kiểm tra trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách quốc gia
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA
THU, CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH.
2.1 Khái quát về đặc điểm công tác thanh tra trên địa bàn huyện Quảng Ninh:
2.1.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra:
Thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, UBND huyện Quảng Ninhgiao Thanh tra huyện tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về côngtác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiếnhành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật Đồng thời, tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý,
giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong các cuộc thanh tra; chỉ
đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn trênđịa bàn nghiêm túc thực hiện các quy định tại Luật Thanh tra và các văn bảnquy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Về cơ cấu biên chế: Cơ quan Thanh tra huyện có tổng số 06 biên chế, trong
đó có: 01 Chánh thanh tra, 01 Phó Chánh thanh tra, 04 Thanh tra viên
Căn cứ vào tình hình thực tế, để nâng cao năng lực công tác, hiệu quả hoạtđộng của cơ quan Thanh tra huyện, hàng năm UBND huyện đã xây dựng kế hoạchđào tạo, cử các công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên,
nghiệp vụ Thanh tra viên chính do Trường Cán bộ thanh tra tổ chức
2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra huyện Quảng Ninh:
Theo Luật Thanh tra 2010 và các văn bản chi tiết, hướng dẫn thi hành, cơquan Thanh tra huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước củaUBND huyện: Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt
và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; báo cáo kết quả về công tác thanh tra; theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra
của Chủ tịch UBND huyện, Thanh tra huyện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36- Trong hoạt động thanh tra: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật
và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, của UBNDcác xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đếntrách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, UBND các xã, thịtrấn trên địa bàn huyện; Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND huyện giao
- Giúp UBND huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tốcáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo
- Giúp UBND huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thamnhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng
2.1.3 Tình hình công tác thanh tra trên địa bàn huyện Quảng Ninh:
2.1.3.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt Luật thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành:
Hàng năm, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh trađược UBND huyện Quảng Ninh đưa vào kế hoạch để mở lớp và phân công các báo
cáo viên phổ biến, quán triệt Một mặt, thông qua các hội nghị cấp huyện, xã, các
phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành lồng ghép quán triệt pháp luật về thanh
tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng đến cán bộ và nhân dân địa
phương Mặt khác, qua công tác thanh tra, kiểm tra, hội nghị, đối thoại, hoạt động
tiếp công dân thường xuyên và định kỳ để tuyên truyền trực tiếp đến các đối tượng
có liên quan; hướng dẫn, triển khai chương trình của UBND huyện, hướng dẫn các
cơ quan, ban ngành, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn xây dựng kế hoạch tuyên
truyền tại địa phương, nhằm “tăng cường công tác giáo dục pháp luật KNTC ở xã,
phường, thị trấn” tạo nên những chuyển biến đáng kể, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư [28], [29], [30]
2.1.3.2 Công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về thanh tra:
Qua thanh tra đã trực tiếp chấn chỉnh, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc
quy định về công tác công khai Kết luận thanh tra, tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật, rút
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37kinh nghiệm theo kiến nghị tại các Kết luận thanh tra, chấp hành thu, nộp các khoản tiềntheo Quyết định xử lý sau thanh tra Cụ thể:
Năm 2014: Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã Vạn Ninh, HảiNinh, Xuân Ninh, Lương Ninh trong thực hiện pháp luật về Thanh tra, khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng theo Quyết định số 96/QĐ-TTr ngày 26/12/2011của Chánh thanh tra huyện [28]
Năm 2015: Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã Võ Ninh, TânNinh, Quán Hàu, Trường Sơn trong thực hiện pháp luật về Thanh tra, khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng theo Quyết định số 96/QĐ-TTr ngày 26/12/2011của Chánh thanh tra huyện [29]
Năm 2016: Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã Vĩnh Ninh,Trường Xuân, Hiền Ninh trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và
PCTN theo Quyết định số 85/QĐ-TTr ngày 08/12/2016 Kiểm tra thực hiện Kếtluận, Quyết định xử lý về thanh tra tại 04 đơn vị theo Quyết định số 65/QĐ-TTrngày 27/9/2016 của Chánh Thanh tra huyện Quảng Ninh [30]
2.1.2.3 Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra và điều phối,
xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra
Hàng năm, Thanh tra huyện Quảng Ninh tiến hành xây dựng Kế hoạch thanh
tra theo nội dung, trình tự, thủ tục quy định, đã được Chủ tịch UBND huyện ký phêduyệt Trước khi ban hành Kế hoạch thanh tra, Thanh tra huyện lấy ý kiến thốngnhất với các Sở, UBKT Huyện ủy, hoàn chỉnh nội dung kế hoạch, tránh sự chồngchéo, trùng lặp về đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra
- Năm 2014: Bổ sung nội dung Thanh tra chuyên đề diện rộng về công tácquản lý nợ đọng và XDCB do Thanh tra Chính phủ triển khai [28]
- Năm 2015: Điều chỉnh giảm nội dung thanh tra trách nhiệm của Chủ tịchUBND các xã Gia Ninh, An Ninh trong thực hiện pháp luật về giải quyết KN, TC,PCTN; chuyển nội dung kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử
lý sau thanh tra của UBND xã Hải Ninh sang kế hoạch năm 2016 [29]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38- Năm 2016: Điều chỉnh giảm nội dung thanh tra việc thực hiện kết luận,kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra tại UBND xã Trường Sơn (do có sự trùnglặp về nội dung, đối tượng thanh tra với Thanh tra Sở Kế hoạch & Đầu tư) [30].
2.1.3.4 Hoạt động thanh tra hành chính:
Từ năm 2014 đến năm 2016 đã tiến hành 16 cuộc thanh tra hành chính (13cuộc theo kế hoạch, 3 cuộc đột xuất) Qua thanh tra, phát hiện, kiến nghị xử lý đốivới 12 tổ chức và cá nhân Các tổ chức gồm Ban chấp hành Công đoàn, Ban đạidiện CMHS, Ban Giám hiệu Trường THCS Hàm Ninh; Trường Tiểu học Trường
Sơn; Công đoàn, Ban đại diện CMHS, Trường Mầm non Lương Ninh; UBND xã
Võ Ninh, HTXDVNN Tiền Thượng Hậu; tập thể, Ban đại diện CMHS, Ban Giámhiệu Trường Mầm non Hàm Ninh nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc
để xảy ra những sai phạm phát hiện qua công tác thanh tra
Các cá nhân gồm: Hiệu trưởng, Kế toán Trường THCS Hàm Ninh; Chủ tịch,
Kế toán ngân sách, Thủ quỹ UBND xã Tân Ninh, Võ Ninh; Thủ quỹ Trường Mầmnon Hàm Ninh; Chủ nhiệm, Kế toán HTXDVNN Tiền Thượng Hậu; Trưởng phòngTN&MT, Phó Giám đốc VPĐKQSD, 01 công chức phòng TN&MT, Chủ tịchUBND xã Võ Ninh, Công chức địa chính xã Võ Ninh giai đoạn 2009-2012
Tổng giá trị sai phạm về kinh tế 3.642.940.000đồng, sai phạm về đất đai24.463,41m2 Kiến nghị thu hồi 1.939.280.000đồng, 24.463,41m2đất
Xử lý khác về kinh tế: UBND xã Hiền Ninh thu hồi vào ngân sách xã
18.948.000đồng; đưa diện tích đất chưa sử dụng vào quản lý, sử dụng, thực hiện
nghĩa vụ tài chính 20,735ha Phòng NN&PTNT nộp 214.320.915đồng vào ngânsách huyện UBND xã Trường Xuân tiếp tục thu số tiền 46.808.505đồng tại các tổchức, cá nhân chưa nộp tiền thuê đất công ích Giảm trừ giá trị nghiệm thu, quyếttoán các công trình XDCB 314.411.000đồng Trả lại cho viên chức, người lao động
Trường Mầm non Hàm Ninh 127.849.510đồng Trả lại số tiền thu thừa14.520.000đồng đối với học sinh Trường Mầm non Lương Ninh Cụ thể:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động thanh tra trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011-2016
Kiến nghị khác
Hành chính
Chuyển
cơ quan điều tra Theo
KH
Đột xuất
Tổ chức
Cá nhân Vụ
Cá nhân
1 2014 6 5 1 1,162,945 24.28 0 606,425 24.28 0 23 0 0 0 0
3 2016 5 4 1 888,140 187,410 0 531,450 187,410 0 0 8 10 0 0
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra của UBND huyện Quảng Ninh năm 2014 - 2016 [28], [29], [30].
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 402.1.3.5 Hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra.
Thực hiện quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-TTCP ngày 10/9/2015 củaTổng Thanh tra Chính phủ quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra;
công tác thanh tra đã được tổ chức giám sát nhằm theo dõi, nắm bắt việc chấp hành
pháp luật, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra và ýthức kỷ luật của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, tình hình thựchiện nhiệm vụ và triển khai hoạt động thanh tra Qua đó, kịp thời có biện pháp chấnchỉnh, xử lý trong những trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục
đích, yêu cầu, nội dung theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt
Phần lớn, các cuộc thanh tra do Chánh thanh tra huyện tiến hành giám sát
Nội dung giám sát gồm việc chấp hành pháp luật của Trưởng đoàn thanh tra, thành
viên Đoàn thanh tra và việc thực hiện nhiệm vụ, triển khai hoạt động thanh tra củaĐoàn thanh tra Hoạt động giám sát đã được tiến hành thường xuyên, bám sát hoạtđộng của Đoàn thanh tra; đảm bảo các nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của người được giao nhiệm vụ giám sát theo quy định Quá trình giám sát,
Đoàn thanh tra đã phối hợp tích cực với người giám sát, đồng thời đảm bảo tuân thủ
pháp luật, các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra trong quátrình thanh tra tại đơn vị; không phát hiện bất cứ hành vi vi phạm nào qua kiểm tra,giám sát [28], [29], [30]
2.1.3.6 Tổng hợp kết quả theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
UBND huyện Quảng Ninh thường xuyên chỉ đạo Thanh tra huyện trong côngtác theo dõi, đôn đốc các đơn vị, cá nhân thực hiện các kết luận thanh tra, quyết
định xử lý về thanh tra; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác đôn đốc, kiểm tra
xử lý về thanh tra theo Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 Quy định vềhoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý về thanh tra Thanh tra huyện Quảng Ninh đã ban hành các văn bản đôn đốc,
hướng dẫn các đơn vị nghiêm túc thực hiện
Trường Đại học Kinh tế Huế