1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và xây dựng vĩnh hưng

104 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Luận văn đã nêu lên tính cấp thiết của công tác quản lý tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn nói chung, Công tyTNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -

TRẦN THỊ VÂN ANH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG VĨNH HƯNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG TẤN QUÂN

Huế, năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn Thạc sĩ với đề tài “Hoàn thiện công tác quản

lý tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng”

là kết quả quá trình làm việc và nghiên cứu của chính cá nhân tác giả dưới sự hướngdẫn khoa học của PGS.TS Trương Tấn Quân

Những số liệu và những kết quả được đưa ra trong luận văn là trung thực

Nội dung của luận văn này chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứunào khác Những nội dung tham khảo đều đã được trích dẫn rõ ràng, ghi rõ tác giả,nguồn gốc

Huế, ngày 8 tháng 4 năm 2018

Tác giả

Trần Thị Vân Anh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Trương Tấn

Quân đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn các Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, các Giảngviên của Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ tôi trong suốtthời gian học tập vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên tại đơn vịmình nghiên cứu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng đãluôn ủng hộ, nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình công tác và thực hiện luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đãluôn ở bên cạnh để chia sẻ những khó khăn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ,

cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Do còn hạn chế về thời gian thực hiện, kiến thức cũng như kinh nghiệm củabản thân tác giả nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rấtmong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để luận văn này

được hoàn thiện tốt hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả Trần Thị Vân Anh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: TRẦN THỊ VÂN ANHChuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG VĨNH HƯNG

Mục đích nghiên cứu:Hoàn thiện các nội dung trong quản lý tài chính để nâng

cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh

Hưng

Đối tượng nghiên cứu:Công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn &

Xây dựng Vĩnh Hưng

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:Sử dụng tổng hợp các phương pháp:

thống kê mô tả, tổng hợp - phân tích, so sánh và vận dụng thêm các phương pháp thu

thập số liệu thứ cấp

Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Luận văn đã nêu lên tính cấp thiết

của công tác quản lý tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn nói chung, Công tyTNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng nói riêng từ đó phân tích, hệ thống hóa cơ sở

lý luận công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp; phân tích làm rõ thực trạng

công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng trong

giai đoạn 2014 – 2016, từ đó đề xuất kiến nghị các định hướng, giải pháp để hoànthiện công tác quản lý tài chính tại Công ty nhằm sử dụng nguồn lực tài chính đạt hiệuquả cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Mục lục iv

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình, biểu đồ viii

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Cấu trúc luận văn 4

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm và bản chất tài chính doanh nghiệp 5

1.1.2 Chức năng tài chính doanh nghiệp 8

1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 9

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp 11

1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp 11

1.2.2 Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp 11

1.2.3 Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp 11

1.2.4 Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp 13

1.2.5 Nội dung cơ bản quản lý tài chính doanh nghiệp 15

1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tài chính 22

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp 25 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

1.3 Kinh nghiệm quản lý tài chính doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và ở Việt

Nam 30

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số quốc gia trên thế giới 30

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính của các doanh nghiệp trong nước 31

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp 34

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TƯ VẤN & XÂY DỰNGVĨNH HƯNG 35

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng 35

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35

2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh 35

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban 36

2.1.4 Tình hình lao động của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng 37

2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng 40

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Công ty 40

2.2.2 Công tác lập kế hoạch tài chính của Công ty 43

2.2.3 Công tác quản lý tài sản cố định, vốn cố định, tài sản dài hạn, vốn dài hạn 46

2.2.4 Công tác quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động, tài sản ngắn hạn, vốn ngắn hạn .47

2.2.5 Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính 50

2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả hoạt động quản lý tài chính của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng 52

2.2.7 Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính của công ty giai đoạn 2014 – 2016 62

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & XÂY DỰNG VĨNH HƯNG ĐẾN NĂM 2025 66

3.1 Định hướng tăng cường công tác quản lý tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng 66

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

3.1.1 Quản lý quy trình phân tích và lập kế hoạch tài chính của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công

tác quản lý tài chính 66

3.1.2 Thực hiện chiến lược mở rộng và củng cố các mối quan hệ tài chính 66

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng đến năm 2025 67

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính 67

3.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và kiểm tra tài chính 68

3.2.3 Giải pháp về cơ cấu nguồn vốn và sử dụng đòn bẫy tài chính hợp lý 73

3.2.4 Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 73

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động thanh toán và thu hồi nợ 75

3.2.6 Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên trong Công ty 76

3.2.7 Phân định rõ chức năng quản lý tài chính và chức năng kế toán trong nội bộ phòng Kế toán – Tài chính 76

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

1 Kết luận 78

2 Kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 84

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động 37

Bảng 2.2: Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính năm 2017 45

Bảng 2.3: Biến động tài sản cố định của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 46

Bảng 2.4: Biến động tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 49

Bảng 2.5: Biến động tình hình Nợ phải trả của Công ty giai đoạn năm 2014 - 2016 51

Bảng 2.6: Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 55

Bảng 2.7: Phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 57

Bảng 2.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 – 201659 Bảng 2.9: Tỷ số tài chính của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 60 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Hệ thống tài chính trong nền kinh tế 7

Hình 1.2: Quy trình hoạch định tài chính doanh nghiệp 16

Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Công ty 40

Biểu đồ 2.1 Tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 48

Biểu đồ 2.2: Tình hình tài sản Công ty giai đoạn 2014 - 2016 53

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu Nợ và vốn chủ sở hữu Công ty giai đoạn năm 2014 - 2016 54 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau ba thập niên Đổi mới, mà trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóatập trung sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng pháttriển mạnh mẽ và đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước Dưới chínhsách mới, kinh tế tư nhân không chỉ tăng trưởng nhanh về số lượng, nâng cao nhanh vềhiệu quả mà còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả củacác thành phần kinh tế khác

Theo thống kê, đến năm 1991, hầu như chưa có sự hình thành của bất kỳ mộtdoanh nghiệp khu vực tư nhân nào thì cho đến năm 1998, số lượng các doanh nghiệp

tư nhân và trách nhiệm hữu hạn là 28.811 doanh nghiệp Con số này tính đến cuối năm

2013 là hơn 373.000 doanh nghiệp Trong số đó, với những lợi thế trong vận hành và

hoạt động của mình, công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệpchiểm tỷ trọng lớn nhất, hơn 63% trong tổng số các doanh nghiệp (Tổng cục Thống kê,

2013) Điều này cho thấy vị trí và vai trò rất quan trọng của loại hình công ty TNHH

trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế ở Việt Nam

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, công

ty TNHH nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình hoạt động

Sự năng động của nền kinh tế thị trường mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn cho cácdoanh nghiệp nhưng đồng thời, tính cạnh tranh cũng ngày càng mạnh mẽ hơn.Với việcgia nhập WTO vào năm 2007, các doanh nghiệp lại càng phải đối mặt với sự cạnhtranh lớn gấp bội khi có sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia.Chính vì thế, nhucầu về việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các công ty TNHH là vấn đề hết sức cấpthiết.Trong đó, hoạt động quản lý tài chính là trọng tâm của chiến lược phát triển bềnvững cho các doanh nghiệp này

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, mà cụ thể là loại hình công ty TNHH, thì

việc tìm kiếm nguồn vốn huy động với chi phí sử dụng thấp hay quản lý hiệu quảnguồn lực tài chính của đơn vị trong điều kiện nguồn lực tài chính thường hạn hẹpTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

luôn được doanh nghiệp xem xétnhư những ưu tiên hàng đầu Trên thực tế, đa phần

các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức được vai trò quan trọng của chínhsách quản lý nguồn vốn nói riêng và quản lý tài chính nói chung Sự thiếu định hướngdài hạn là một trong những nguyên nhân khiến cho việc quản lý tài chính ở các doanhnghiệp này gặp nhiều khó khăn và trở ngại

Công ty TNHH Tư vấn &Xây dựng Vĩnh Hưng là một doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực xây dựng và tư vấn.Cùng với quá trình phát triển, công ty đã từng bướchoàn thiện các công tác tổ chức, công tác thị trường, công tác quản lý và những côngtác khác.Chính nhờ những biện pháp trên, hoạt động của công ty từng bước ổn định vàphát triển.Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính của công ty vẫn còn nhiều bất cập,

chưa thực sự trở thành công cụ để công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhhay nâng cao năng lực cạnh tranh ở trên thị trường Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả

chọn đề tài: “Hoàn thi ện công tác quản lý tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu

h ạn Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng” làm luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế.

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Công ty

TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công

tác quản lý tài chính tại Công ty trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt

động và năng lực cạnh tranh của công ty

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính trongdoanh nghiệp

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH

Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng trong giai đoạn 2014 – 2016

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty

TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng đến năm 2025

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Ph ạm vi về không gian

Luận văn được thực hiện tại Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng

3.2.2 Ph ạm vivề thời gian

Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Công ty TNHH Tư vấn &

Xây dựng Vĩnh Hưng trong giai đoạn 2014 – 2016

4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau như các nghiêncứu trước đây nhằm hệ thống hóa lý luận và thực tiễn công tác quản lý tài chính tại cácdoanh nghiệp, luận văn còn sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ Công ty

TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng nhằm đánh giá, phân tích thực trạng công tác

quản lý tài chính của công ty

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng, đánh giáthực trạng quản lý tài chính của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng dựatrên hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp

4.2.1 Phương pháp mô tả thống kê

Là phương pháp dựa trên dữ liệu thống kê để mô tả sự biến động của xu hướng

phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội.Luận văn sử dụng phương pháp mô tảthống kê nhằm đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu quản lý tài chính của Công ty

trong giai đoạn 2014 – 2016

4.2.2 Phương pháp so sánh thống kê

Là phương pháp dựa vào dữ liệu sẵn có để tiến hành so sánh đối chiếu Luận văn

tiến hành so sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh

Hưng trong giai đoạn 2014 – 2016 để thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu qua từngnăm

4.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Là phương pháp tổng hợp lại những nội dung cụ thể, từng chỉ tiêu quản lý tài

chính nhằm diễn giải sự biến động và tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

5 Cấu trúc luận văn

Nộidung luận văn bao gồm:

Phần 1: Đặt vấn đềPhần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong doanh nghiệpChương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn &

Xây dựng Vĩnh Hưng giai đoạn 2014 – 2016

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Tư

vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng đến năm 2025Phần 3: Kết luận và Kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái ni ệm và bản chất tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Ngày nay, cùng với sự phát triển tự do của nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh và đào thải ngày càng gay gắt hơn Sự cạnhtranh tạo ra áp lực rất lớn buộc các doanh nghiệp phải luôn thay đổi và hoạt động hiệuquả hơn, đặc biệt là trong việc sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp

Trong tài chính, có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ tài chính doanh nghiệp

Theo Đinh Văn Sơn (1999), tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ

kinh tế trong phân phối dưới hình thức giá trị của cải vật chất thông qua tạo lập và sửdụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ kinh doanh và các yêu cầu chung

khác của xã hội [6].

Tương tự, tác giả Dương Hữu Hạnh (2009) cho rằng, về bản chất, tài chính

doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạolập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động

và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử

dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp [2].

Đồng quan điểm, theo hai tác giả Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008), tài

chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tàichính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định Tài chínhdoanh nghiệp gắn liền với quá trình phân phối dưới hình thức giá trị để tạo lập hoặc sửdụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện bản chất của tài chính doanh

nghiệp [1].

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Một cách cụ thể hơn, Nguyễn Minh Kiều (2009) cho rằng, tài chính doanh

nghiệp là quá trình tạo lập phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp gắn liềnvới các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm

góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp [5].

Như vậy, các khái niệm về tài chính doanh nghiệp tuy có khác nhau giữa các

tác giả, nhưng đều đưa đến một sự thống nhất chung, tài chính doanh nghiệp là hệthống các luồng chuyển dịch giá trị, phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồntài chính trong quá trình phân phối nhằm tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ để phục

vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1.2 Bản chất tài chính doanh nghiệp

Bản chất tài chính doanh nghiệp là thể hiện sự vận động của các nguồn tàichính gắn liền với các mối quan hệ kinh tế, được thể hiện dưới hình thức giá trị giữadoanh nghiệp với các chủ thể tham gia trong nền kinh tế Một cách cụ thể, theo

Nguyễn Minh Kiều (2009), các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp được chia

Với kênh tài chính gián tiếp, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thông qua các tổ chức

trung gian tài chính, mà điển hình là các ngân hàng thương mại Với kênh tài chính

trực tiếp, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thông qua các thị trường tài chính, bao gồmthị trường tiền tệ và thị trường vốn Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể pháthành trái phiếu hoặc cổ phiếu ra công chúng và thu về nguồn vốn cần huy động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Hình 1.1: Hệ thống tài chính trong nền kinh tế

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2009 [5])

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và ngân sách nhà nước phát sinh khidoanh nghiệp thể hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước như nộp thuế, nộpphí và lệ phí khi doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công từ các cơ quan quản lý nhà

nước Theo chiều ngược lại, doanh nghiệp có thể nhận được nguồn vốn từ những

khoản đóng góp từ nhà nước dưới hình thức thành lập các liên doanh hoặc các khoảntrợ cấp, trợ giá mà nhà nước dành cho doanh nghiệp

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác như thị trườnghàng hóa, dịch vụ và thị trường lao động Quan hệ tài chính phát sinh khi doanhnghiệp mua nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc v.v… phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình Đồng thời, quan hệ tài chính cũng phát sinh khi doanhnghiệp tiêu thụ các hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàngcủa mình

- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp thể hiện thông qua mối quan hệgiữa các bộ phận kinh doanh, giữa các cổ đông và người quản lý, giữa quyền sử dụngvốn Quan hệ tài chính phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện chính sách phân chia cổ

Người tiết kiệm

- Hộ gia đình

- Hộ gia đìnhthông qua quỹ

đầu tư, quỹlương hưu, bảo

hiểm

- Doanhnghiệp

- Chính phủ

- Nước ngoài

Người vay tiền

- Hộ gia đình (vaynợ)

- Doanh nghiệp (vay

nợ, vốn cổ phần, thuêmua)

trunggian tàichính

Các trịtrường

tàichính

VỐN TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP

TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

tức (phân phối lợi nhuận), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn hay chính sách

về lương bổng, chế độ phúc lợi v.v trong công ty

Như vậy, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bởi sự vận động độc lập tươngđối của tiền tệ với chức năng là phương tiện thanh toán và cất trữ trong quá trình tạo

lập cũng như sử dụng các quỹ tiền tệ cho những sức mua nhất định của các chủ thểkinh tế trong xã hội

1.1.2 Ch ức năng tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1 Chức năng phân phối

Thuật ngữ phân phối được sử dụng trong khái niệm về tài chính học được hiểutheo nghĩa chung là phân phối tài sản, của cải giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội vớinhau Phân phối của cải, tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị,

nó không kèm theo sự thay đổi của hình thái giá trị Nghĩa là, thông qua chức năngphân phối của tài chính, các quỹ tiền tệ được hình thành hoặc được sử dụng cho những

mục đích khác nhau nhưng bản chất của tài chính thì không thay đổi [5].

Đối với tài chính doanh nghiệp, chức năng phân phối được thể hiện ở hai nộidung: huy động hay tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó vào các hoạt động của

doanh nghiệp Cụ thể hơn:

- Việc đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánhgiá, lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính

- Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hộikinh doanh

- Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thể giảmbớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Sử dụng đòn bẫy kinh doanh và đòn bẫy tài chính hợp lý là yếu tố làm gia

tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

- Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể tránh đượcthiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay và giảm đượctiền lãi, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

1.1.2.2 Chức năng giám đốc

Chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp thể hiện thông qua việc sửdụng công cụ tiền tệ để đo lường, hạch toán, tính toán, xác định và phân tích các chỉtiêu kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó cóthể nhận biết một cách kịp thời các hiện tượng tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực và có

biện pháp quyết định xử lý phù hợp [5].

Bên cạnh đó, chức năng giám đốc của tài chính còn là quá trình thực hiện kiểmsoát và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Chức năng giám đốc của tài chínhthể hiện khả năng giám sát tính hiệu quả của quá trình phân phối

1.1.3 Vai trò c ủa tài chính doanh nghiệp

1.1.3.1 Khai thác, thu hút các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn

cho đầu tư

Trong nền kinh tế thị trường, vốn được xem là tài sản, là yếu tố đầu vào cơ bản

và quan trọng nhất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một tổ chứcnào Doanh nghiệp muốn hoạt động thì phải có vốn và tạo ra vốn là nhiệm vụ của tàichính doanh nghiệp Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp có vai trò tìm kiếm, khaithác và thu hút các nguồn lực tài chính (chủ yếu là vốn tiền tệ và các tài sản khác)trong xã hội thông qua các kênh tài chính gián tiếp và tài chính trực tiếp như phát hànhtrái phiếu, cổ phiếu, thuê tài chính hoặc vay ngân hàng … để đáp ứng nhu cầu đầu tư,

sử dụng của doanh nghiệp

1.1.3.2 Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

Việc sử dụng vốn làm phát sinh chi phí sử dụng vốn và nghĩa vụ bảo toàn, hoàntrả vốn Trong điều kiện khan hiếm, sử dụng vốn cho hạng mục đầu tư nào là vấn đềcực kỳ quan trọng Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò tích cực trong việc sử dụngvốn tiết kiệm và có hiệu quả Sử dụng vốn tiết kiệm nghĩa là không để nguồn vốn nhànrỗi, không để vốn bị chiếm dụng một cách vô ích Sử dụng vốn có hiệu quả là ưu tiên

sử dụng vốn vào các hạng mục hoặc dự án đầu tư có khả năng sinh lợi cao, an toàn vàthu hồi vốn càng sớm càng tốt Đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư, bố trí cơ cấu vốn hợp

lý, sử dụng các biện pháp tăng quay vòng vốn, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối đaTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

hóa lợi nhuận là những nhiệm vụ quan trọng của tài chính doanh nghiệp để thể hiệnvai trò sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.

1.1.3.3 Kích thích, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng vàphong phú Từ các mối quan hệ với các bên liên quan ngoài doanh nghiệp và các mốiquan hệ trong nội bộ với các thành viên và người lao động, doanh nghiệp có nhiều khả

năng làm tăng sản lượng, thu nhập và lợi nhuận nhờ vận dụng khéo léo và hiệu quả các

công cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi suất, cổ tức, giá cả, chiết khấu, tiền lương,tiền thưởng … Trên cơ sở doanh nghiệp tạo ra và gia tăng sức mua của thị trường, thuhút nhiều vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩymạnh tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên

quan, đặc biệt là doanh nghiệp

Như vậy, tài chính doanh nghiệp có thể được sử dụng như là một công cụ đểkích thích, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3.4 Kiểm tra, kiểm soát và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính cụthể và phản ánh trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua các chỉ tiêu như hệ số thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số sinh lợi, cơcấu nguồn vốn… nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình tài chính của doanhnghiệp là tốt hay xấu và cần phải làm gì để cải thiện tình hình Từ các thông tin kinh tế

và tài chính, nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định tài chính tương ứng Việc thực hiệncác quyết định đó lại được biểu hiện bằng các chỉ tiêu tài chính và qua đó cho thấy sựphù hợp hay có vướng mắc, tồn tại, hạn chế để nhà quản lý tiếp tục có biện pháp xử lý,

điều chỉnh kịp thời

Như vậy, tài chính doanh nghiệp có vai trò là một công cụ quan trọng để kiểm

tra, giám sát và phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp Để phát huy tốt vaitrò này, doanh nghiệp cần tăng cường hạch toán kế toán và hạch toán thống kê, nghiêncứu và vận dụng tốt các phương pháp, kỹ thuật quản trị tài chính tiên tiến vào quản lýdoanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái ni ệm quản lý tài chính doanh nghiệp

Quản lý tài chính được hiểu như là một môn học về khoa học quản lý, nghiêncứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa tổ chức, để từ đó ra các quyết định tài chính nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuậncủa tổ chức

Theo Dương Hữu Hạnh (2009), quản lý tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn

và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức và thực hiện các quyết định đó nhằm đạtđược mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và

phát triển ổn định, không ngừng gia tăng giá trị của doanh nghiệp và tăng khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường [2] Theo đó, quản lý tài chính doanh

nghiệp là một quá trình, từ việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng

như đánh giá môi trường hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định tài

chính hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp

1.2.2 M ục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến mục tiêu tồn tại và phát triểnbền vững trong tương lai Để thực hiện được mục tiêu chung đó, các doanh nghiệp cụthể hóa thông qua các mục tiêu như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu, tối đahóa hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Tuy nhiên, mục tiêu baotrùm tất cả là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu Bởi lẽ, một doanh nghiệpphải thuộc về các chủ sở hữu nhất định, chính họ phải nhận thấy giá trị đầu tư của họ

tăng lên, khi đó quản lý tài chính doanh nghiệp đặt mục tiêu là tăng giá trị tài sản cho

chủ sở hữu, làm lành mạnh tình hình tài chính, tăng cường đòn bẫy tài chính trong đó

đã tính đến sự biến động của thị trường và các rủi ro trong hoạt động kinh doanh [2].

1.2.3 Vai trò c ủa quản lý tài chính doanh nghiệp

Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện tiênquyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng

bộ và đạt hiệu quả cao Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc lớn vào khả

năng quản lý tài chính của doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Trong các hoạt động quản lý của doanh nghiệp thì quản lý tài chính luôn giữmột vị trí quan trọng Hoạt động này quyết định tính độc lập, sự thành công của mộtdoanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển Đặc biệt trong môi trường kinhdoanh quốc tế hiện nay, khi một thế giới ngày càng phẳng và gần như không tồn tạibiên giới trong hoạt động kinh doanh, sự cạnh tranh và đào thải diễn ra ngày càngkhốc liệt trên phạm vi toàn thế giới thì quản lý tài chính lại càng trở nên quan trọng

hơn bao giờ hết

Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà các nhà quản lý tài chính có thể chỉ ranhững mặt mạnh và hạn chế trong tình hình tài chính của doanh nghiệp trong mỗi

giai đoạn Bên cạnh đó, các nhà quản lý tài chính còn giúp giám đốc hoạch định

chiến lược tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp dựa trên

sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh

hưởng quan trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp, bao gồm : chiến lược tham gia

vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, xác định chiến lược tài chính cho các chươngtrình, các dự án của doanh nghiệp trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất…

Thông qua đó, đánh giá, dự báo có hiệu quả các hoạt động đầu tư, các hoạt động liên

kết, phát hiện âm mưu thôn tính doanh nghiệp của các đối thủ cạnh tranh, đề xuất

phương án chia tách hay sáp nhập… Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp luôn có những biến động nhất định qua mỗi thời kỳ Vì vậy, một trong nhữngnhiệm vụ của quản lý tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiếtkiệm, hiệu quả nhất

Quản lý tài chính doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu

nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn [2] Quản lý tài

chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanhnghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảolợi ích hợp pháp cho người lao động ; xác định phần lợi nhuận giữ lại từ sự phân phốinày là nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc

đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho doanh

nghiệp đạt mức tăng trưởng cao và ổn định

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Quản lý tài chính trong doanh nghiệp còn bao gồm nhiệm vụ kiểm soát việc sửdụng các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng sai mục đích, gây thấtthoát và lãng phí.

Như vậy, quản lý tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với mọi

hoạt động khác của doanh nghiệp Một khi công tác quản lý tài chính doanh nghiệp

được tổ chức và thực hiện tốt, nó không chỉ đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích kinh tế, xã hội trên phạm vi toànquốc gia

1.2.4 Nguyên t ắc quản lý tài chính doanh nghiệp

Quản lý tài chính doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn nói chung đều giống nhau nênnguyên tắc quản lý tài chính đều có thể áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệpkhác nhau Tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp khác nhau cũng có sự khác biệt nhất

định, nên khi áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính cần phải gắn liền với hoàn cảnh vàđiều kiện cụ thể của doanh nghiệp

1.2.4.1 Nguyên tắc đánh đổi lợi nhuận và rủi ro

Quản lý tài chính phải dựa trên quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro Nhà đầu tư có thểlựa chọn những cơ hội đầu tư khác nhau tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà họ chấp nhận vàlợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn Khi nhà đầu tư bỏ tiền vào những dự án có mức độrủi ro cao, họ luôn kỳ vọng dự án đó mang lại lợi nhuận cao tương ứng cho họ

1.2.4.2 Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền

Để đo lường giá trị tài sản của chủ sở hữu, cần sử dụng giá trị thời gian của

tiền, tức là phải đưa lợi ích và chi phí của dự án về cùng một thời điểm , thường là thời

điểm hiện tại Theo quan điểm của nhà đầu tư, dự án sẽ được chấp nhận khi lợi ích lớnhơn chi phí Trong trường hợp này, chi phí cơ hội của vốn được đề cập như là tỷ lệ

chiết khấu

1.2.4.3 Nguyên tắc chi trả

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần bảo đảm mức ngân quỹ tối thiểu

để thực hiện chi trả Do vậy, điều đáng quan tâm ở các doanh nghiệp là các dòng tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

chứ không phải lợi nhuận kế toán Dòng tiền vào và dòng tiền ra được tái đầu tư vàphản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí Không những thế, khi đưa ra cácquyết định kinh doanh, doanh nghiệp cần tính đến dòng tiền tăng thêm, điều chỉnh và

đặc biệt là tính đến các dòng tiền sau thuế

1.2.4.4 Nguyên tắc sinh lợi

Nguyên tắc quan trọng đối với quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ đánhgiá các dòng tiền mà dự án đem lại mà còn là tạo ra các dòng tiền, tức tìm kiếm các cơhội đầu tư tốt cho doanh nghiệp Trong thị trường cạnh tranh, nhà đầu tư khó có thểkiếm được nhiều lợi nhuận trong một thời gian dài, khó có thể kiếm được dự án tốt khi

mà tất cả các nhà đầu tư đều có thông tin như nhau Muốn vậy, cần phải biết các dự ánsinh lợi như thế nào và ở đâu trong môi trường cạnh tranh

1.2.4.5 Nguyên tắc thị trường có hiệu quả

Trong kinh doanh, những quyết định nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sởhữu làm thị giá cổ phiếu tăng theo Như vậy, khi đưa ra các quyết định tài chính hoặc

lượng giá chứng khoán, cần hiểu rõ khái niệm thị trường có hiệu quả Theo đó, thịtrường có hiệu quả là thị trường ở đó giá trị của các tài sản tại bất kỳ thời điểm nào đều

phản ánh đầy đủ một cách minh bạch và công khai Trong thị trường có hiệu quả, giá

cả được xác định chính xác Thị giá cổ phiếu (tức là giá trị thị trường cổ phiếu) phảnánh tất cả những thông tin sẵn có và công khai về giá trị của một doanh nghiệp

1.2.4.6 Nguyên tắc gắn kết lợi ích của người quản lý và lợi ích của cổ đông

Nhà quản lý tài chính chịu trách nhiệm phân tích, kế hoạch tài chính, quản lýngân quỹ chi tiêu cho đầu tư và tất cả các hoạt động của doanh nghiệp Chính vì thế,nhà quản lý tài chính thường giữ vị trí cao trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp vàthẩm quyền tài chính ít khi được phân quyền hoặc ủy quyền cho cấp dưới

Tuy nhiên, Jensen & Meckling (1976) cho rằngsự khác biệt về lợi ích giữa

người quản lý và người sở hữu trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sự

tách bạch giữa người quản lý và người sở hữu như các công ty cổ phần thì vấn đề thừa

hành – tác nghiệp luôn xảy ra[12] Sự bất cân xứng thông tin trong quá trình điều hành

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

doanh nghiệp khiến những người quản lý thường đưa ra các quyết định mang lại lợiích cho bản thân họ nhiều hơn là lợi ích cho cổ đông, những người chủ sở hữu thực sựcủa doanh nghiệp Chính vì thế, vai trò của các nhà quản lý tài chính trong việc gắn kếtlợi ích giữa người quản lý và cổ đông là rất quan trọng Nhà quản lý chịu trách nhiệm

điều hành hoạt động tài chính và thường đưa ra các quyết định tài chính trên cơ sở các

nghiệp vụ tài chính thường ngày do các nhân viên cấp dưới phụ trách Các quyết định

và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều hướng đến các mục tiêu của doanh nghiệp:

đó là sự tồn tại và phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp, có khả năng cạnh

tranh và chiếm thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hóa chi phí, tăng giá trị củadoanh nghiệp, tăng thu nhập cho chủ sở hữu Nhà quản lý tài chính đưa ra các quyết

định phải thực sự dựa vào lợi ích của các cổ đông

1.2.4.7 Nguyên tắc tác động của thuế

Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào, nhà quản lý tài chính phảiluôn hướng đến tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp Khi xem

xét một quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải tính đến lợi ích thu được từ dòng tiềnsau thuế do dự án tạo ra Bên cạnh đó, tác động của thuế cần được phân tích kỹ lưỡngkhi xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho doanh nghiệp Lợi ích của lá chắn thuế tạo ra

đòn bẫy tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao, giatăng đáng kể thu nhập của các cổ đông Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẫy tài chính có

thể tạo ra những rủi ro tiềm ẩn rất lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong trường hợpdoanh nghiệp thua lỗ Do đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc, tính toán để điều chỉnhcác quyết đinh tài chính cho phù hợp, đảm bảo tối đa lợi ích của các cổ đông

1.2.5 N ội dung cơ bản quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.5.1 Lập kế hoạch tài chính

Quy trình hoạch định tài chính của doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Hình 1.2: Quy trình hoạch định tài chính doanh nghiệp

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2009)

a Nghiên cứu và dự báo môi trường

Để xây dựng kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu các

nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của hoạt động tài chính củadoanh nghiệp Các nhà quản lý phải nghiên cứu môi trường bên ngoài để có thể xác

định được các cơ hội, thách thức hiện có và tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng đến hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp, nghiên cứu môi trường bên trong tổ chức để thấyđược những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, đề xuất những giải pháp hữu

hiệu nhằm khắc phục điểm yếu và phát huy tốt điểm mạnh của doanh nghiệp

b Thiết lập các mục tiêu

Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp bao gồm các mục tiêu về lợi nhuận, mụctiêu doanh số và mục tiêu hiệu quả Các mục tiêu tài chính cần xác định một cách rõràng, có thể đo lường được và tính khả thi cao Do đó, các mục tiêu này phải được đặt

ra dựa trên cơ sở là tình hình của doanh nghiệp, hay nói cách khác, dựa trên kết quả từquá trình nghiên cứu và dự báo môi trường Đồng thời, cùng với việc xây dựng cácmục tiêu thì nhà quản lý tài chính cần phải xác định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạncủa từng bộ phận trong việc thực hiện các mục tiêu này

Nghiên cứu và dự báo môi trường kinh

Trang 26

c Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu

Căn cứ vào các mục tiêu đã đề ra, dựa trên cơ sở tình hình hoạt động của doanh

nghiệp, các nhà quản lý xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu này Các

phương án được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và chỉ những phương án triển vọng

nhất mới được đánh giá, phân tích

d Đánh giá các phương án

Các nhà quản lý tiến hành phân tích, tính toán các chỉ tiêu tài chính của từng

phương án để có thể so sánh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án cũngnhư tính khả thi của nó, tiềm năng phát triển dự án đến đâu để có phương hướng giải

quyết kịp thời và phù hợp

e Lựa chọn các phương án tối ưu

Sau khi đánh giá các phương án, phương án tối ưu sẽ được lựa chọn Phương án

này sẽ được phổ biến tới những cá nhân, bộ phận có thẩm quyền và tiến hành phân bổnguồn lực và tài chính cho việc thực hiện kế hoạch

1.2.5.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là một tập hợp các phương pháp và công cụ cho phép thuthập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp,nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người

sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp

Có một hệ thống các công cụ và phương pháp mà người phân tích sử dụngtrong quá trình phân tích tài chính, trong đó có hai phương pháp phân tích được sửdụng phổ biến là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỉ lệ

Phương pháp so sánh: Khi sử dụng phương pháp này, cần đảm bảo các điều

kiện có thể so sánh được như phải thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tínhchất, đơn vị tính… của các chỉ tiêu tài chính Đồng thời, căn cứ theo mục đích nghiêncứu mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt không gian hoặcthời gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh được

sử dụng có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Phương pháp phân tích tỉ lệ: Phương pháp này yêu cầu các tỷ lệ so sánh chủ yếu

theo các tiêu chí cơ bản, xác định các ngưỡng, các định mức để nhận xét và đánh giátình hình tài chính của doanh nghiệp

1.2.5.3 Quản lý tài sản cố định, vốn cố định và tài sản dài hạn, vốn dài hạn của doanhnghiệp

Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động được sử dụng trong một thờigian dài và có giá trị lớn, thường là có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị đơn

vị tối thiểu phụ thuộc vào quy định của Bộ tài chính trong từng thời kỳ Theo Thông tư45/2013 của Bộ tài chính quy định về trích khấu hao TSCĐ thì một tài sản được xem

là TSCĐ phải đáp ứng hai tiêu chuẩn: thời gian hạch toán trên 1 năm và nguyên giá tài

sản phải được xác định một cách tin cậy, có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên

Để có được các TSCĐ sử dụng trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra

một lượng vốn tiền tệ nhất định Số tiền tương ứng doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư

vào TSCĐ được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Quy mô TSCĐ dùng cho hoạtđộng của doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô số vốn cố định của

doanh nghiệp Việc quản lý vốn cố định, bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanhnghiệp phải gắn liền với việc quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả

Bên cạnh đầu tư vào TSCĐ, các khoản đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, doanhnghiệp còn sử dụng vốn để đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhắm tìm kiếm, bổ sung lợinhuận và chia sẻ rủi ro trong kinh doanh Khoản đầu tư này được gọi là đầu tư tàichính dài hạn Tổng cộng đầu tư tài chính dài hạn và đầu tư TSCĐ được gọi là tài sảndài hạn Giá trị biểu hiện bằng tiền của tài sản dài hạn được gọi là vốn dài hạn củadoanh nghiệp

Quản lý vốn cố định: Quản lý và bảo toàn vốn cố định là một nội dung quan

trọng trong quản lý vốn của doanh nghiệp Mục tiêu của hoạt động này là cần phải huy

động tối đa và có hiệu quả máy móc, thiết bị đã được đầu tư vào hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp Với những TSCĐ không còn phù hợp và đáp ứng đượccho sản xuất thì cần phải được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn, tái sản xuất và tái

đầu tư TSCĐ Ngoài ra, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

phù hợp với đặc điểm của từng loại và thời gian tham gia hoạt động sản xuất nhằm thuhồi vốn và bảo toàn vốn cố định.

Quản lý khoản đầu tư tài chính dài hạn: Việc quyết định đầu tư tài chính dài

hạn thường nhận được lợi ích và thu hồi vốn trong khoảng thời gian dài, do đó khi lựachọn đầu tư cần phải nhận định, phân tích tình huống kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết

định đầu tư dưới các hình thức khác nhau hoặc từ chối đầu tư nhằm tăng khả năng sinh

lợi của đồng vốn

1.2.5.4 Quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động và tài sản ngắn hạn, vốn ngắn hạn

Tài sản lưu động (TSLĐ) là tài sản được doanh nghiệp huy động vào hoạt độngsản xuất kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục và tham gia vào trong một chu

kỳ sản xuất Trong đó, TSLĐ chủ yếu là đối tượng lao động, tức là các vật bị tác độngtrong quá trình sản xuất, bởi lao động của con người hay máy móc Do đó, TSLĐ phảnánh các dạng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ liệu…

Vốn lưu động là số tiền ứng trước để mua sắm, hình thành các tài sản lưu động

thường xuyên, cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh TSLĐ được huy động vào hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp, phầntài sản bằng tiền và các loại tài sản có hình thái vật chất khác mà doanh nghiệp sửdụng vào đầu tư ra bên ngoài mang tính chất ngắn hạn được gọi là tài sản đầu tư ngắnhạn TSLĐ và tài sản đầu tư ngắn hạn hình thành nên tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp Giá trị bằng tiền của tài sản ngắn hạn được gọi là vốn ngắn hạn

Như vậy, trong một chu kỳ sản xuất, các nguyên vật liệu tham gia vào quá

trình sản xuất, tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh và toàn bộ giá trị của nguyên vậtliệu đó chuyển hóa hoàn toàn vào giá thành sản phẩm, cho nên không phải tính khấu

hao cho TSLĐ

Nhu cầu vốn lưu động là số vốn cần thiết, tối thiểu để đảm bảo cho các hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục Nhu

cầu vốn lưu động được xác định dựa trên số vốn cần thiết để hình thành lượng dự trữhàng tồn kho và bù đắp chênh lệch khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp vớikhách hàng Công thức xác định vốn lưu động:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp không cố định và chịu tác động củanhiều nhân tố như đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh, dự trữ vật tư, tiêu thụsản phẩm… Việc xác định đúng các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp cóbiện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn lưu động.

Quản lý vốn ngắn hạn bao gồm hoạt động quản lý vốn tồn kho dự trữ, quản lývốn bằng tiền, quản lý các khoản phải thu và quản lý các khoản đầu tư ngắn hạn

- Quản lý vốn tồn kho dự trữ: Việc hình thành hàng tồn kho đòi hỏi một lượng

vốn nhất định, được gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho rất quan trọngkhông chỉ vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động mà còn tránh được tìnhtrạng vật tư, hàng hóa ứ đọng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động

- Quản lý vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn

hạn của doanh nghiệp, có tính thanh khoản cao và trực tiếp quyết định khả năng thanhtoán của doanh nghiệp Vì vậy, quản trị vốn bằng tiền đòi hỏi vừa phải đảm bảo độ antoàn tuyệt đối, khả năng sinh lợi cao và cũng đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toáncủa doanh nghiệp

- Quản lý các khoản phải thu: Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh

nghiệp do mua hàng theo phương thức tín dụng thương mại Nếu doanh nghiệp khôngbán chịu hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội bán hàng và thu lợi nhuận

nhưng nếu như bán chịu quá nhiều sẽ kéo theo chi phí quan trị khoản phải thu tăng lên

và rủi ro không thu hồi được nợ Vì vậy, doanh nghiệp phải quản trị khoản phải thumột cách chặt chẽ và hợp lý

- Quản lý các khoản đầu tư ngắn hạn: Cần phải điều chỉnh các khoản đầu tư

ngắn hạn theo hướng linh hoạt, đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tránhrủi ro Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần có sự nhạy bén, phân tích thôngtin một cách chính xác nhằm đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với nguồn vốn củadoanh nghiệp

Nhu cầuvốn lưu động

Mức dự trữhàng tồn kho

Khoảnphải thu

Khoảnphải trả

-Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

1.2.5.5 Đánh giá đầu tư trong doanh nghiệp

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết

định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng

sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới… Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏidoanh nghiệp phải xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính

Trong đó, về mặt tài chính phải, doanh nghiệp cần phải xem xét các khoản chi

tiêu vốn cho đầu tư và thu nhập do đầu tư mang lại Hay nói cách khác, doanh nghiệpphải xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơhội đầu tư về mặt tài chính Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giáhiệu quả tài chính của việc đầu tư Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường luôn biến động,những quyết định đầu tư ngày càng trở nên khó khăn và mức độ rủi ro cũng tăng theo

Chính vì thế, các nhà quản lý tài chính cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng

trước khi ra các quyết định đầu tư, đảm bảo duy trì và phát triển nguồn tài chính của

doanh nghiệp Nhà quản lý tài chính đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên cơ sở lựachọn các phương án căn cứ vào các chỉ tiêu cụ thể, bao gồm cả đầu tư vào doanhnghiệp lẫn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp để các quyết định đầu tư thực sự đem lại hiệuquả của doanh nghiệp

1.2.5.6 Kiểm tra và kiểm soát tài chính doanh nghiệp

Kiểm tra là hoạt động theo dõi và giám sát một hoạt động nào đó dựa trên căn cứ

là các mục tiêu và chiến lược đã xây dựng Do đó, kiểm tra là một hoạt động có ý nghĩa

vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của mọi tổ chức

Tài chính là một vấn đề phức tạp và có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến mọi hoạt

động của doanh nghiệp nên hoạt động kiểm tra tài chính lại càng trở nên quan trọng vầ

cần được tổ chức đúng quy trình và nghiêm túc Kiểm tra tài chính giúp cho doanhnghiệp theo dõi việc thực hiện các quyết định tài chính được ban hành và giúp ngănchặn, sửa chữa kịp thời những sai sót trong việc thực hiện quyết định của cấp trên

Nội dung của kiểm tra tài chính gồm 3 giai đoạn:

- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính

- Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt

- Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

1.2.6 Các ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tài chính

Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với lợiích của họ trong hiện tại và tương lai Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao

chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng Để phát triển, doanh nghiệp phải đầu

tư và sự đầu tư luôn cần các nguồn vốn Nhưng vấn đề này đặt ra một câu hỏi: doanh

nghiệp nên gia tăng vốn chủ sở hữu hay nên huy động vốn nợ, vay? Do đó, hiệu quảtài chính là mục tiêu của các nhà quản trị cũng như của người chủ và người có vốn đầu

tư Do việc quản lý tài chính dựa trên hai phương diện chủ yếu đó là quản lý tài sản sự

vận động của tài sản để hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và quản lý nguồn vốn Dovậy, muốn đánh giá hiệu quả hoạt động, chúng ta sẽ dựa trên việc đánh giá hiệu quảquản lý tài sản và nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu sau:

1.2.6.1 Hiệu quả đầu tư tài sản kinh doanh

Chỉ tiêu này bao gồm các chỉ số hoạt động, có tác dụng đo lường khả năng khaithác và sử dụng vốn kinh doanh như thế nào

- H ệ số quay vòng hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng

hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thìviệc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồnkho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao Số vòng quay hàng tồn kho được

xác định theo công thức:

- H ệ số vòng quay vốn lưu động: Cho biết cứ 1 đồng tài sản lưu động sẽ tạo ra

bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích Hệ số vòng quay vốn lưu động được xácđịnh theo công thức:

- K ỳ thu tiền bình quân: Cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải

thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu) Vòng quay các khoản phải thu

Hệ số quay vònghàng tồn kho

Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bìnhquân

=

Hệ số vòng quayvốn lưu động

Doanh thu thuầnTài sản lưu động

=

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại Kỳ thu tiền bình quân được

xác định theo công thức:

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp chưa thể

có kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét các mục tiêu và chính sách tín dụng thươngmại của doanh nghiệp Mặc khác, dù chỉ tiêu này có thể đánh giá là khả quan thì doanhnghiệp cần phải phân tích cẩn trọng hơn vì tầm quan trọng của khoản phải thu và kỹthuật tính toán đã che dấu đi các hạn chế trong việc quản trị khoản phải thu

1.2.6.2 Hiệu quả khai thác và sử dụng vốn kinh doanh

Để tiến hành kinh doanh là phải có một lượng vốn nhất định với nguồn tài trợtương ứng song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả mới là nhân tố quyếtđịnh cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp

- H ệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ: tỷ số này cho biết một đồng TSCĐ tạo ra được

bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm, qua đó đánh giá năng lực sản xuất và sử

dụng TSCĐ của doanh nghiệp Hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ được xác định theocông thức:

- H ệ số hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài

sản ngắn hạn sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hệ sốhiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn được xác định theo công thức:

- H ệ số cơ cấu nguồn vốn: chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng

nguồn vốn của doanh nghiệp Tỷ số này có giá trị càng cao thì khả năng tự chủ củadoanh nghiệp càng cao

Kỳ thu tiềnbình quân

Các khoản phải thu x 360

Doanh thu thuầnTài sản ngắn hạn bìnhquân

Trang 33

- H ệ số Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn vay

trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Tỷ số nợ có giá trị càng lớn thì khả năng tựchủ của doanh nghiệp càng thấp

- H ệ số thanh toán hiện hành (hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn): là thước

đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Hệ số này cho biết mức độ các

khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một

giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó Căn cứ so sánh ở đây có thểđược chọn là tỷ số bình quân ngành, tỷ số thanh khoản nắm trước đó hoặc so sánh với 1

- H ệ số khả năng thanh toán nhanh: tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết

khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ

Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các tài sản quay vòngnhanh với nợ ngắn hạn Doanh nghiệp nào có khả năng thanh toán nhanh tốt nếu hệ sốnày lớn hơn 1 và ngược lại

1.2.6.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng

phản ánh trình độ tổ chức quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanhnghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, muốn tồn tại và pháttriển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả Hiệu quả kinh doanh càngcao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, đốivới doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng

mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thương trường

Hệ số Nợ phải trảtrên vốn chủ sởhữu

Nợ phải trảVốn chủ sở hữu

=

Hệ số thanh toánhiện hành (lần)

Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

=

Hệ số khả năngthanh toán nhanh(lần)

Tài sản lưu động – Tài sản dựtrữ

Nợ ngắn hạn

=

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

- H ệ số sinh lợi doanh thu (ROS): phản ánh khả năng sinh lợi trên một đồng

doanh thu Hệ số sinh lợi doanh thu được xác định theo công thức:

- H ệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi

của vốn chủ sở hữu, cho biết phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên tổng sốvốn đầu tư của mình Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm khi họ quyết định

bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu được xác định theocông thức:

- Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA): cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồnglợi nhuận sau thuế Hệ số sinh lợi tổng tài sản được xác định theo công thức:

1.2.7 Các nhân t ố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý tài chính của doanh nghi ệp

1.2.7.1 Nhân tố khách quan

a Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế ổn định tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của doanhnghiệp Sự ổn định của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến mức doanh thu và nhu cầuvốn của doanh nghiệp Khi nền kinh tế có biến động có thể gây nên những rủi ro trongkinh doanh ảnh hưởng đến các khoản chi phí về đầu tư, chi phí vốn, tiền thuê nhà

xưởng, máy móc thiết bị…

Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, ngành

hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển của ngành hàng khác Các yếu tố kinh tế ảnhhưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các

ngành hàng , các yếu tố kinh tế bao gồm:

Hệ số sinh lợidoanh thu (%)

Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần

Hệ số sinh lợivốn chủ sở hữu(%)

Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu

Hệ số sinh lợitổng tài sản (%)

Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

- Ho ạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng

các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh, khả năng sử dụng ưu

thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh

hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư Sự thay đổi

về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngànhkinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp

- T ốc độ tăng trưởng kinh tế : Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh

tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanhnghiệp

- Ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất: Giá cả thị trường bao gồm giá cả

đầu vào và giá sản phẩm của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến mức doanh thu và

khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Sự tăng hay giảm lãi suất cũng ảnh hưởng đến chiphí tài chính và các hình thức huy động vốn

b Chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp

- Y ếu tố chính trị và pháp luật: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và pháp

luật tác động đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêucủa doanh nghiệp Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh và

đầu tư của các doanh nghiệp Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong

thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránhtình trạng gian lận, buôn lậu… Các doanh nghiệp đều hoạt động dưới sự quản lý của

Nhà nước, chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế, tài chính do Nhà nước đặt ra

Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp được Nhà nước tạo điều kiện kinh doanh, tựchủ về mặt tài chính và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Nhà nước ban hành những chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuấtnhập khẩu… nhằm khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực

Đây là vấn đề tác động rất lớn đến chính sách tài chính của mỗi doanh nghiệp

- Chính sách lãi su ất: Lãi suất là một trong những công cụ quan trọng trong

chính sách tiền tệ mà Chính phủ áp dụng nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô của mỗiquốc gia Lãi suất tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn tài chính vàTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi lãi suất tăng làm chi phí sử dụng vốn củadoanh nghiệp tăng, nếu doanh nghiệp không có cơ cấu vốn mục tiêu hợp lý, tình hìnhsản xuất kinh doanh không khả quan thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ bị giảm sút Trongnền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng, quyết định và chi phối đến cáchoạt động đầu tư hay việc lựa chọn các phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chính sách thu ế: Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết kinh tế

vĩ mô và tạo nguồn ngân sách cho quốc gia Đồng thời, chính sách thuế cũng tác độngrất lớn đến việc quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp Việc doanh nghiệp được

hưởng những ưu đãi nhất định của Chính phủ trong chính sách thuế có thể mở ra

những cơ hội hợp tác, đầu tư hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp mà qua đó, tình hìnhtài chính của doanh nghiệp trở nên khả quan hơn

c Yếu tố đặc trưng xã hội và thị trường

- Y ếu tố văn hóa, xã hội: có ảnh hưởng lớn đến khách hàng cũng như hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố hình thành tâm lý và thị hiếu của người tiêudùng Thông qua các yếu tố này, các doanh nghiệp có thể hiểu biết được xu hướng vàhành vi của người tiêu dùng ở các mức độ khác nhau và là cơ sở để các doanh nghiệp

xác định, lựa chọn khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình Chẳng hạn như, thu

nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chủng loại hàng hóa và chất lượng sản phẩm; nghềnghiệp và trình độ học vấn tác động đến quan điểm và cách ứng xử của khách hàngtrên thị trường; văn hóa, phong tục tập quán địa phương phản ánh quan điểm và cáchthức sử dụng sản phẩm của khách hàng Sự khác biệt về yếu tố văn hóa, xã hội giữacác nhóm khách hàng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp khi mà phân khúcthị trường rất đa dạng

- Y ếu tố kỹ thuật, công nghệ: ảnh hưởng đến yêu cầu đổi mới công nghệ, trang

thiết bị, khả năng sản xuất sản phẩm với chất lượng khác nhau, năng suất lao động vàkhả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật

đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiến công nghệ, giảm chi phí nhằm tạo ra những

sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường Doanh nghiệp có thể vận dụng khoa học kĩthuật làm vũ khí cạnh tranh cho sản phẩm của mình hoặc áp dụng khoa học kỹ thuậtvào quản lý tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư kịp thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

- Y ếu tố tự nhiện và cơ sở hạ tầng: các yếu tố về điều kiện tự nhiên như khí hậu,

thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực hoặc ảnh hưởng đếnhoạt động dự trữ, bảo quản hàng hóa lưu kho, đặc biệt là đối với các doanh nghiệphoạt động theo thời vụ Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một mặt tạo ra cơ sở cho kinh doanh

thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thểgây cản trở hoạt động đầu tư, phát triển kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanhnghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản và phân phối…

- Y ếu tố khách hàng: khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh

toán về hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp Khách hàng là nhân tố quantrọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bởi khách

hàng là người mang lại nguồn tài chính cho doanh nghiệp Khách hàng có nhu cầu rất

phong phú và khác nhau tùy theo lứa tuổi, thu nhập, các đặc tính nhân chủng học, trình

độ văn hóa… Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng biệt, phản ánh quá trình

và xu hướng mua sắm của họ Do đó, doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu

cầu từng nhóm cho phù hợp

- Y ếu tố đối thủ cạnh tranh: bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản

phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có khả năngthay thế Sự cạnh tranh giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển, hoàn thiện hơn và

đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

- Y ếu tố nhà cung ứng: Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và

ngoài nước mà cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp, người cung ứng ảnh hưởng đến

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải nhỏ, điều đó thể hiện trong việcthực hiện hợp đồng cung ứng, độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, địa

điểm theo yêu cầu

1.2.7.2 Nhân t ố chủ quan

a Quản lý tài chính của doanh nghiệp

Quản lý tài chính của doanh nghiệp tác động tới quyết định sử dụng cơ cấu vốntối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ, quyết định đầu tư Quản lý tài chính kiểmTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

soát việc sử dụng các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, saimục đích.

Quản lý tài chính của doanh nghiệp không tốt dẫn đến hiệu quả kém cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b Đặc điểm kỹ thuật của ngành kinh doanh

Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau, đượcthể hiện dựa trên những yếu tố sau:

- Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: Ảnh hưởng này thể hiện trong

thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quy mô củanguồn vốn sản xuất kinh doanh cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng

chúng, do đó ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn và phương thức đầu tư của mỗi

doanh nghiệp

- Chu k ỳ kinh doanh: ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn và doanh thu tiêu thụ

sản phẩm Những doanh nghiệp có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời

kỳ thường không có biến động lớn, doanh thu tương đối ổn định nên tạo được sự cânbằng giữa thu chi cũng như việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh Những doanh nghiệpsản xuất những sản phẩm có chu kỳ dài phải sử dụng một lượng vốn tương đối lớn nênnhu cầu vốn lưu động trong năm thường có sự biến động rất lớn Những doanh nghiệp

này thường gặp khó khăn về việc luân chuyển vốn, chi trả những khoản chi phí và

trong việc thanh toán Do vậy, doanh nghiệp cần tổ chức, quản lý nguồn tài chính củamình sao cho đảm bảo được sự cân bằng thu chi cũng như đảm bảo nguồn vốn củadoanh nghiệp mình

c Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên

Trong thời đại ngày nay, yếu tố công nghệ đã trở thành trợ thủ đắc lực trongquản lý trên mọi phương diện Tuy nhiên, công nghệ dù có hữu dụng đến mấy cũngkhông thể đem lại những biến đổi tích cực nếu con người không sẵn sàng hoặc không

có khả năng ứng dụng một cách hiệu quả Con người chính là yếu tố quan trọng nhất,quyết định việc nâng cao giá trị của doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Đặc biệt, nhà quản lý doanh nghiệp trở thành một trong những yếu tố rất quan

trọng khi quản lý mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Năng lực lãnh đạo củanhà quản trị được xem là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại, sự pháttriển hay suy thoái của doanh nghiệp, là yếu tố then chốt có thể đưa doanh nghiệp vượt

qua khó khăn, đạt được những thành tựu nhất định, góp phần tạo dựng thương hiệu và

giá trị cho doanh nghiệp Chính vì thế, việc xây dựng đội ngũ nhân viên, đặc biệt lànhững vị trí lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng và cầnnhận được sự đầu tư thích đáng từ mỗi doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng lớn đến tínhbền vững tài chính của doanh nghiệp trong tương lai

d Trình độ quản lý và sử dụng nguồn vốn

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng các nguồn vốn trong doanhnghiệp là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả quản lý tài chính trong doanhnghiệp Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quantrọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắnhạn, đồng thời quản lý có hiệu quả nguồn vốn hoạt động thực của công ty Đây là côngviệc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì điều này ảnh hưởng đến

phương thức mà doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình

1.3 Kinh nghiệm quản lý tài chính doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Kinh nghi ệm quản lý tài chính ở một số quốc gia trên thế giới

Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lýcông ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự ánsản xuất kinh doanh, theo dõi và đánh giá, điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản

lý công nợ của khách hàng và của các đối tác… Tất cả những công việc này rất cầncho nhà quản lý trong việc hoạch định nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp

Trong các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như Microsoft, Apple, AT&T, General

Motor… công tác quản lý tài chính được tách rời với công tác kế toán thống kê Quản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

lý tài chính ở những công ty đa quốc gia là những hoạt động tổng hợp, phân tích và

đánh giá thực trạng về tài chính, đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn và

dài hạn cho công ty Công việc quản lý tài chính là cơ sở để giám đốc điều hành hoạch

định sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnhhưởng quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của công ty, bao gồm chiến lược tham gia

vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, xác định chiến lược tài chính cho các chươngtrình, các dự án của công ty, mở rộng hay thu hẹp sản xuất… Chính vì thế, vai tròquản lý tài chính trong các tập đoàn đa quốc gia thường được đảm nhận bởi những nhàquản trị tài chính chuyên nghiệp (CFO – Chief Financial Officer), có trình độ chuyênmôn và kinh nghiệm cao trong lĩnh vực tài chính Sự tách bạch việc quản lý tài chínhvới các bộ phận khác cho thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn lực tàichính trong doanh nghiệp

Đối với các công ty, doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản như Toyota, Canon hay

Honda, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng làtập trung khích lệ thế mạnh cá nhân bằng cách xây dựng môi trường làm việc nhằmphát triển năng lực và hiệu quả công việc theo phong cách làm việc nhóm Những nhàquản lý Nhật Bản gọi đây là ‘cái tôi’, một yếu tố bên cạnh vật chất, vốn, thông tin…

Khi cá nhân xây dựng chiến lược cho họ gắn với chiến lược của tập thể thì chắc chắnmục tiêu sẽ dễ dàng hoàn thành hơn Một nguyên tắc quản lý tài chính mà người Nhật

áp dụng đó là đừng đặt ra quá nhiều mục tiêu, sẽ khó hoàn thành chúng và nếu hoànthành thì chất lượng sẽ không được đảm bảo

1.3.2 Kinh nghi ệm quản lý tài chính của các doanh nghiệp trong nước

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam có rất nhiều công ty

được thành lập với quy mô lớn nhỏ khác nhau Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, chưa quan niệm đúng về quản lýtài chính, chưa tách bạch chức năng, nhiệm vụ bộ phần quản trị tài chính và chức danhgiám đốc tài chính, bộ phận quản trị tài chính và bộ phận kế toán thống kê

Trong nhiều doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ của giám đốc tài chính và bộphận quản trị tài chính đã mặc nhiên giao cho một phó giám đốc và kế toán trưởng làmTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 21/06/2018, 09:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Thế Chi & Nguyễn Trọng Cơ (2008). Phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Ngô Thế Chi & Nguyễn Trọng Cơ
Nhà XB: NXBTài chính Hà Nội
Năm: 2008
2. Dương Hữu Hạnh (2009), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: Dương Hữu Hạnh
Nhà XB: NXB Tài chínhHà Nội
Năm: 2009
5. Nguyễn Minh Kiều (2009). Tài chính doanh nghiệp căn bản. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp cănbản
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
6. Đinh Văn Sơn (1999), Tài chính doanh nghiệp thương mại. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp thương mại
Tác giả: Đinh Văn Sơn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
10. Đỗ Quỳnh Trang (2006), Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và năng lực đấu thầu tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I.Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quảquản trị tài chính và năng lực đấu thầu tại Tổng công ty Xây dựng công trình giaothông I
Tác giả: Đỗ Quỳnh Trang
Năm: 2006
13. LêĐăng Doanh (1992),Economic reform and development in Vietnam,Research School of Pacific Studies.Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic reform and development in Vietnam
Tác giả: LêĐăng Doanh
Năm: 1992
3. Vũ Văn Hoàng (2003), Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam Khác
4. Phạm Thị Gái (1988), Hiệu quả kinh tế và phân tích hiệu quả kinh tế trong công nghiệp khai thác Khác
7. Phạm Thị Thanh (2007), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tập đoàn Phú Thái Khác
8. Trần Thị Cẩm Thanh (2001), Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tại các Công ty Xổ số kiến thiết khu vực Nam Trung Bộ Khác
9. Trần Thị Nam Thanh (2004), Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Khác
11. Sunday, J. (2011). Effective working capital management in small and medium scale enterprises (SMEs). International Journal of Business Manage Khác
12. Jensen, M., & Meckling, W. (1976). Theory of the Firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w