Đại hội VI (năm 1986), tiếp đó là các Đại hội VII và VIII của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới về kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doang nghiệp Nhà nước (DNNN) là khâu đột phá. Trong 10 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương đã ban hành trên 200 văn bản về sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các DNNN. Đến nay hệ thống DNNN đã được sắp xếp lại một bước khá căn bản, đã giảm quá nửa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp nhỏ bé và yếu kém) và số doanh nhiệp còn lại được củng cố một bước, cơ chế quản lý mới được hình thành, ngày càng hoàn thiện giúp các DN chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Trước những yêu cầu to lớn của CNH, HĐH đất nước và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, cần tiếp tục đổi mới các DNNN. Công việc này gồm hai nội dung lớn: sắp xếp lại các doanh nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý. Trong đó Cổ phần hoá (CPH) một bộ phận DNNN là một trong 4 nội dung đổi mới quản lý DNNN. Hiện nay nó được coi là một chủ trương quan trọmg của Đảng và Nhà nước trong việc huy động vốn của mọi tầng lớp và nâng cao tính tự, lực tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người trực tiếp gắn lợi ích của mình với lợi ích của DN. Thông qua đó từng bước cải thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự thay đổi của lực lượng sản xuất trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình CPH đã được triển khai từ giữa năm 1992, theo tinh thần của Quyết định 202/CT-HĐBT về “thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành Công ty cổ phần” (ngày 08/06/1992). Cho đến nay, những thành công mà chương trình CPH mang lại không phải là ít nhưng vẫn tồn tại những bất cập cần kịp thời nhìn nhận và tháo gỡ. Trong khuân khổ bài viết này chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng cũng như những mặt được và chưa được của chương trình CPH ở nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cho thời gian sắp tới. Tuy nhiên do mới làm quen với công việc nghiên cứu nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự góp ý, hướng dẫn của các thầy cô.
LỜI NÓI ĐẦU Đại hội VI (năm 1986), tiếp đó là các Đại hội VII và VIII của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới về kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doang nghiệp Nhà nước (DNNN) là khâu đột phá. Trong 10 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương đã ban hành trên 200 văn bản về sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các DNNN. Đến nay hệ thống DNNN đã được sắp xếp lại một bước khá căn bản, đã giảm quá nửa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp nhỏ bé và yếu kém) và số doanh nhiệp còn lại được củng cố một bước, cơ chế quản lý mới được hình thành, ngày càng hoàn thiện giúp các DN chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Trước những yêu cầu to lớn của CNH, HĐH đất nước và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, cần tiếp tục đổi mới các DNNN. Công việc này gồm hai nội dung lớn: sắp xếp lại các doanh nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý. Trong đó Cổ phần hoá (CPH) một bộ phận DNNN là một trong 4 nội dung đổi mới quản lý DNNN. Hiện nay nó được coi là một chủ trương quan trọmg của Đảng và Nhà nước trong việc huy động vốn của mọi tầng lớp và nâng cao tính tự, lực tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người trực tiếp gắn lợi ích của mình với lợi ích của DN. Thông qua đó từng bước cải thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự thay đổi của lực lượng sản xuất trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình CPH đã được triển khai từ giữa năm 1992, theo tinh thần của Quyết định 202/CT-HĐBT về “thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành Công ty cổ phần” (ngày 08/06/1992). Cho đến nay, những thành công mà chương trình CPH mang lại không phải là ít nhưng vẫn tồn tại những bất cập cần kịp thời nhìn nhận và tháo gỡ. Trong khuân khổ bài viết này chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng cũng như những mặt được và chưa được của chương trình CPH ở nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cho thời gian sắp tới. Tuy nhiên do mới làm quen với công việc nghiên cứu nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự góp ý, hướng dẫn của các thầy cô. 1 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DNNN 1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần * Khái niệm: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, trị giá mỗi cổ phần được ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu. Cổ phiếu là loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu về một phần vốn của một cá nhân hay một tổ chức naò đó dối với một công ty cổ phần. Cổ phiếu có thể mua bán được. Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu cùng lúc. Cổ phiếu có hai loại: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, khi cần chuyển nhượng, mua bán cổ phiếu ưu đãi cần phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên nó được hưởng lợi nhuận cao và khi giải thể công ty nó được tanh toán trước. Cổ phiếu thường được mua bán tự do trên thị trường chứng khoán. Trong trường hợp mệnh giá cổ phiếu không đổi thì giá cổ phiếu biến động theo giá thị trường. Giá cổ phiếu chịu tác động của những yếu tố như: lãi suất cổ phiếu, lãi suất ngân hàng, tình hình đầu cơ trên thị trường, thực trạng và tương lai của công ty, những biến đổi về kinh tế - chính trị - xã hội ở trong nước và trên thế giới. Trong công ty cổ phần, cổ đông là người có số vốn góp vào công ty và là người nắm giữ các cổ phiếu. Các cổ đông có quyền hạn như nhau nhưng có vai trò khác nhau trong công ty tuỳ thuộc vào số cổ phiếu mà họ nắm giữ. 2 * Đặc điểm của công ty cổ phần - Vốn của CTCP là do nhiều người đóng góp - CTCP huy động vốn thông qua phát hành cổ phần và trái phiếu - Là hình thức doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ dành cho những người có tài sản lưu động độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp. Công ty có quyền trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế và thực thi các nghĩa vụ như các doanh nghiệp khác trước pháp luật. - Là công ty có trách nhiệm pháp lý hữu hạn. Các thành viên trong công ty có quyền và nghĩa vụ trong phạm vi phần vốn góp của mình. * Hình thức tổ chức của một công ty cổ phần - Đại hội cổ đông: Là đại hội của tất cả những người tham gia mua cổ phiếu. Đây là bộ máy quan trọng nhất trong CTCP có quyền quyết định toàn bộ các hoạt động cuả công ty. Đại hội cổ đông có quyền: + Quyết định mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ kinh doanh của công ty + Quyền thông qua điều lệ, bổ sung và sửa đổi điều lệ của công ty + Quyền thông qua quyết toán tài chính hàng năm và quyền phân chia thành quả kinh doanh + Quyền bầu cử hoặc bãi miễn các thành viên trong hội đồng quản trị - Hội đồng quản trị là cơ quan do đại hội cổ đông bầu ra để điều hành công ty giữa hai kỳ đại hội. Thành viên của hội đồng quản trị về nguyên tắc phải là các cổ đông và thường là người nắm giữ số cổ phiếu cao nhất. Hội đồng quản trị thay mặt những người sở hữu công ty tổ chức, quản lý và giải quyết những vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi phát triển của công ty. Trong Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có quyền hạn cao nhất và là người có số vốn góp lớn nhất. - Giám đốc điều hành (Tổng giám đốc) hay những thành viên trong ban giám đốc là những người có năng lực quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất - kinh doanh của CTCP. Thành viên ban giám đốc có thể là một trong số những cổ đông hoặc có thể do Hội đồng quản trị thuê từ bên ngoài. 3 - Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra và thành viên của Ban kiểm soát đồng thời là thành viên của công ty. Ban kiểm soát có quyền: + Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của công ty và báo cáo trước hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra tổ chức hàng năm. + Kiểm tra hoạt động tài chính, quản lý của hội đồng quản trị và hoạt động điều hành của giám đốc. + Có quyền đề nghị họp đại hội bất thường khi phát hiện có những biến động lớn về tổ chức diễn ra trong công ty. Từ những nét khái quát trên có thể đánh giá chung về CTCP là loại hình kinh doanh hiện đại có nhiều ưu thế vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác. Thể hiện ở những mặt sau: - Huy động được nhiều vốn, từ nhiều nguồn khác nhau do đó mà khả năng cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác. - Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau nên hoạt động kinh doanh do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. - Hạn chế được rủi ro cho nhà kinh doanh do có khả năng chia sẻ rủi ro cho nhiều người. - CTCP đã xã hội hoá các hoạt động kinh doanh do nó đã gắn kết các doanh nghiệp trong nền kinh tế với nhau. Chính những ưu điểm này đã khiến cho loại hình CTCP trở nên phổ biến ở các nước trên thế giới nhất là tại các nước phát triển. Tại những nước này CTCP chiếm một khối lượng lớn trong nền kinh tế như ở Nhật loại hình này chiếm khoảng 55%; ở Pháp chiếm khoảng 50%. Tính đến nay ở Việt Nam có khoảng 700 CTCP trong đó có gần 400 công ty được hình thành từ con đường cổ phần hoá các DNNN. Với số lượng khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 20% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, thì rất cần thiết có những biện pháp thúc đẩy cổ phần hoá nhằm nâng cao số lượng các CTCP ở Việt Nam. 1.1.2.Vai trò của công ty cổ phần 4 * Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhờ vào việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán, các CTCP có khả năng huy động được một lượng vốn lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Cách thu hút vốn của CTCP không chỉ dừng lại ở những nhà đầu tư lớn mà còn hấp dẫn được một lượng tiền khá lớn đang nằm rải rác trong dân cư kể cả những người nghèo cũng có thể tham gia mua cổ phần bởi hầu hết các cổ phiếu có mệnh giá thấp. Hơn nữa việc đầu tư vào các CTCP thường đem lại lợi ích hơn so với việc gửi tiền vào các quĩ tín dụng hay ngân hàng. Thông thường lợi tức do cổ phiếu đem lại thường cao hơn lãi suất tiền gửi. * Đem lại hiệu quả kinh doanh cao, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Trong CTCP các cổ đông không có quyền rút vốn ra khỏi công ty mà chỉ được mua, bán, chuyển nhượng phần góp của mình cho những người khác thông qua thị trường. Do vậy mà số lượng vốn của công ty luôn ổn định không bị biến động ngay cả trường cổ đông chết hoặc vi phạm pháp luật. Hơn nữa với việc huy động vốn như trên đã tạo cho CTCP nhanh chóng có được một khối lượng vốn lớn, có điều kiện tận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, tận dụng được các cơ hội kinh doanh và thích ứng nhanh được với những biến động của thị trường. Do vậy kết quả kinh doanh mà các CTCP đem lại thường cao. * CTCP có vai trò quan trọng thúc đẩy sự ra đời của thị trường chứng khoán. * CTCP tạo điều kiện thực hiện xã hội hoá các hình thức sở hữu. Với loại hình CTCP, các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế liên kết với nhau tạo điều kiện tập trung xã hội hoá về mặt tư liệu sản xuất và sức lao động. Thông qua hoạt động mua – bán cổ phiếu người lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý của CTCP với tư cách là người sở hữu đích thực của công ty. 1.2. Khái niệm, mục tiêu và hình thức cổ phần hoá DNNN 1.2.1. Khái niệm Cổ phần hoá DNNN là một con đường hình thành nên CTCP. Đây là quá trình nhà nước chuyển các doanh nghiệp của mình vào tay các cổ đông thuộc 5 các thành phần kinh tế khác. Theo thông tư của Bộ Tài chính số 50 TC/TCDN ngày 30/8/1996 khẳng định “ DNNN chuyển thành CTCP (hay còn gọi là cổ phần hoá DNNN) là một biện pháp chuyển DNNN từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần trong đó tồn tại một phần sở hữu nhà nước “. Như vậy, về mặt hình thức cổ phần hoá DNNN là việc tiến hành bán một phần hay toàn bộ giá trị DNNN cho các cổ đông thuộc mọi thành phần kinh tế dưới hình thức phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán hoặc thông qua đấu giá trực tiếp. Về thực chất, cổ phần hoá DNNN là quá trình đa dạng hoá quyền sở hữu tài sản. Sau khi tiến hành cổ phần hoá thì phương thức kinh doanh và tổ chức quản lý của doanh nghiệp có sự chuyển đổi lớn. Hoạt động của nó bây giờ không chịu sự quản lý của nhà nước nữa mà chịu sự giám sát trực tiếp cuả các cổ đông. Cổ phần hoá DNNN là quá trình xã hội hoá quyền sở hữu ở mức cao nhất, trong đó xu hướng chung và mang tính đặc trưng của nó là bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp cổ phần hoá. Việc làm này khiến cho không một cá nhân hay tổ chức tư bản nào có thể nắm giữ và điều hành được doanh nghiệp. Kết quả của cổ phần hoá là sự ra đời các CTCP. 1.2.2 Mục tiêu cổ phần hoá DNNN Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự tồn tại hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả đã đem lại gánh nặng lớn cho ngân sách Nhà nước và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế, cho nên quá trình cổ phần hoá DNNN theo xu hướng chung đều nhằm vào những mục tiêu sau đây: - Tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. - Giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. - Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế. - Tạo khả năng thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ mới. - Thúc đẩy phát triển hoàn thiện thị trường vốn. Tuy nhiên, do điều kiện và đặc điểm thực tế của từng nước là khác nhau và từng giai đoạn cụ thể mà cổ phần hoá DNNN có những mục tiêu khác nhau. 6 Theo Quyết định QĐ 202/CT ngày 8/6/1992 thì việc tiến hành cổ phần hoá DNNN nhằm vào 3 mục tiêu chính sau: - Chuyển một phần quyền sở hữu của Nhà nước thàh sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phải huy động được một khối lượng vốn trong nước và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. - Tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp. Sau một thời gian tiến hành thí điểm cổ phần hoá, chính phủ đã có sự nghiên cứu và sửa đổi nội dung mục tiêu cổ phần hoá cho phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và xu thế biến đổi chung của thị trường. Theo nghị định 44 CP ngày 29/6/1998 thì mục tiêu cổ phần hoá được rút gọn từ ba mục tiêu xuống còn hai nhưng nội dung chính vẫn được giữ nguyên. Cụ thể: Mục tiêu 1: Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN. Mục tiêu 2: Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Về nội dung, mục tiêu cổ phần hoá DNNN theo nghị định trên vẫn quán triệt tư tưởng về cổ phần hoá là nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là phát huy quyền làm chủ của người lao động. Hai mục tiêu cổ phần hoá lần này được đưa ra sau một thời gian thử nghiệm và tiến hành, được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế. Do vậy, nó mang tính xác thực hơn so với ba mục tiêu ở quyết định 202/CT, đồng thời việc thực hiện hai mục tiêu này sẽ thúc đẩy và kéo theo các mục tiêu khác được thực hiện như: 7 + Giảm bớt các DNNN để từ đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. + Việc đa dạng quyền sở hữu DNNN sẽ hình thành sự liên kết chặt chẽ giữa các DNNN với các thành phần kinh tế khác do đó tạo ra sức mạnh và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Đây là mục tiêu dài hạn cho nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. + Việc huy động vốn của CTCP sẽ là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp có quyền lợi chung thông qua sự đồng sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp. 1.2.3. Các hình thức cổ phần hoá DNNN Cổ phần hoá DNNN được diễn ra ở hầu hết khắp các nước trên thế giới với những hình thức đa dạng và phong phú. Tuỳ vào mục tiêu cổ phần hoá của từng nước mà có những cách lựa chọn các hình thức cổ phần hoá khác nhau. Xu thế cổ phần hoá DNNN trên thế giới đều thực hiện theo các hình thức sau: - Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu theo qui định nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. - Tách một bộ phận của DNNN có đủ điều kiện để cổ phần hoá. - Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp. - Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước để chuyển thành CTCP - Bán giá trị hiện có của DNNN mà Nhà nước cần giữ 100% vốn cho các DNNN khác để hình thành CTCP hay còn gọi là công ty cổ phần hoá DNNN. Tại Việt Nam, theo quyết định 44CP ra ngày 29/06/1998 thì cổ phần hoá DNNN được tiến hành dưới các hình thức sau: - Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. - Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp - Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá. - Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành CTCP. 8 Như vậy, các hình thức cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam đã được bổ sung phù hợp với xu thế chung của thế giới. Việc áp những hình thức cổ phần hoá DNNN theo qui định tại nghị định 44CP vào nước ta là tương đối phù hợp và có hiệu quả. 9 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Cổ phần hoá ở Việt Nam qua các giai đoạn 2.1.1. Giai đoạn I (Từ tháng 6/1992 đến tháng 4/1996) - Những bước thử nghiệm đầu tiên - Ngày 08/06/1992, chủ tịch HĐBT đã ra quyết định 202/CT cho phép lựa chọn và triển khai thí điểm cổ phần hoá ở một số DNNN. Mốc quan trọng này mở ra một hướng đi mới cho việc cải cách DNNN ở Việt Nam. - Ngày 04/03/1993, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị 84/TTg về việc xúc tiến cổ phần hoá DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các DNNN. + Về mục tiêu của giai đoạn này là thí điểm cổ phần hoá để từ đó rút ra kinh nghiệm và mở rộng việc cổ phần hoá sau này. + Về đối tượng cổ phần hoá ở giai đoạn này là các DNNN kinh doanh trong các nghành thông dụng, không có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân (như dịch vụ và công nghiệp). Trong giai đoạn này, Nhà nước áp dụng hình thức chuyển một phần sở hữu Nhà nước dưới dạng bán cổ phần DNNN sang sở hữu tư nhân. Sau khi cổ phần hoá, DNNN chuyển sang hoạt động theo luật công ty. Đối với công nhân viên chức trong doanh nghiệp, người lao động được mua cổ phiếu trả chậm với thời gian không quá 12 tháng. Ở giai đoạn thí điểm này, các bộ, nghành địa phương đã hướng dẫn DNNN đăng kí thực hiện cổ phần hoá. Trên cơ sở số lượng DNNN dăng kí, chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) đã ra quyết định số 203/CT thí điểm chọn 7 DNNN do HĐBT chỉ đạo trực tiếp đó là: 1.Nhà máy xà phòng Việt Nam (Bộ Công nghiệp) 2.Nhà máy diêm Thống Nhất (Bộ Công nghiệp) 10