PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN (Trang 26 - 30)

NHANH QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN.

3.1. Phương hướng cho tiến trình cổ phần hoá trong thời gian tới

Trong 3 năm 2000-2003, dự kiến sẽ cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu 1.498 DNNN chiếm 63,5 % trong tổng số 2.280 DNNN thuộc diện sắp xếp của thời kỳ này. Cụ thể theo các năm như sau:

Hình thức 2000 2001 2002 3 năm

Tổng số DNNN cổ phần hoá giao, bán, khoán, cho thuê

508 481 500 1.489

Trong đó:

- Cổ phần hoá 337 345 374 1.056

171 136 126 433

Ba năm tiếp theo 2003-2005, dự kiến sẽ cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê hơn 900 DNNN. Cùng với các hình thức khác, tổng số trong 6 năm 2000- 2005 sẽ sắp xếp 3.280 DNNN.

Số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp dự kiến cổ phần hoá trong 3 năm từ 2000-2002 là 311.977 người, bằng 72,7% tổng số lao động trong các doanh nghiệp thuộc diện sắp xếp thời kỳ này và chỉ bằng 1,9% tổng số lao động đang làm việc tại 5.280 DNNN hiện nay.

Về qui mô, các doanh nghiệp thuộc diện sắp xếp nói chung cũng như thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê nói riêng đa phần là doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 75% và thuộc những nghành Nhà nước không cần nắm giữ.

Quá trình triển khai cổ phần hoá DNNN với những kết quả đạt được tốt sẽ làm tăng qui mô DNNN từ vốn bình quân 18,425 tỷ đồng lên 27,117 tỷ

đồng/doanh nghiệp, giảm 18,5% tổng nợ, 21% nợ ngân hàng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN cũng được nâng lên đáng kể, từ chỗ tỷ trọng DNNN thực sự hoạt động có hiệu quả và có triển vọng đến khi kết thúc kế hoạch vào năm 2003, tỷ lệ này sẽ đạt 50%.

3.2. Các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN

3.2.1 Tập trung chỉ đạo cải tiến cách tổ chức thực hiện cổ phần hóa

- Ban đổi mới DNNN cần phải được giao các thẩm quyền, chức năng lớn hơn để có thể tổ chức, điều hành phối hợp hoạt động giữa các Bộ, nghành liên quan với địa phương. Cần sớm phân loại các doanh nghiệp, xác định các doanh nghiệp đưa vào cổ phần hóa trong chương trình công tác của Bộ, T.Cty với nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể làm căn cứ để các cơ quan quản lý, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

- Cần tăng cường vai trò của các T.Cty đối với cổ phần hóa, trao cho quyền quyết định cổ phần hóa đối với các DNNN có giá trị từ 10 tỷ đồng trở xuống.

- Tổ chức tốt công tác tư vấn cổ phần hóa với việc đào tạo, tập hợp đội ngũ chuyên viên giỏi, để giúp các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cổ phần hóa, xây dựng phương án kinh doanh sau cổ phần hóa.

- Yêu cầu các tỉnh, thành phố ban hành qui định về giá nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị để rút ngắn quá trình định giá doanh nghiệp.

3.2.2. Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý và các cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa quan đến cổ phần hóa

- Cần xem xét soạn thảo, sớm ban hành một văn bản pháp lý cao về cổ phần hóa để thể chế, chủ trương cổ phần hóa với các quy định rõ ràng cụ thể về các vấn đề: cổ phần khống chế, tiến trình định giá, chế độ hỗ trợ doanh nghiệp được cổ phần hóa, chế độ chính sách đối với người lao động để doanh nghiệp yên tâm cổ phần hóa.

- Cần nới rộng tỷ lệ mua cổ phần đối với người và tổ chức nước ngoài đã đăng kí thường trú ở Việt Nam, bỏ khống chế mua cổ phần ưu đãi đối với cán bộ quản lý DNNN để họ tích cực tham gia vận động thực hiện cổ phần hóa,

- Giải quyết thoả đáng đối với lao động dư thừa trong quá trình cổ phần hóa, có thể lập quỹ đền bù (quỹ trợ cấp thất nghiệp) từ nguồn tài chính như: tiền bán cổ phần, ngân sách Nhà nước,...

- Sớm tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của thị trường chứng khoán để hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường này như một công cụ thúc đẩy, khuyến khích cổ phần hóa.

3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền cổ động cho cổ phần hóa

Mục tiêu của đẩy mạnh tuyên truyền là làm cho các cấp, các nghành, từng doanh nghiệp và từng người lao động nhận thức sâu sắc về cổ phần hóa như một xu thế tất yếu và sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho cả Nhà nước, lẫn cá nhân, từ đó tích cực, yên tâm thực hiện cổ phần hóa, đẩy mạnh nhanh tiến độ thực hiện chủ trương quan trọng này của Đảng và Nhà nước.

KẾT LUẬN

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một quá trình vô cùng khó khăn phức tạp vì nó đụng chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm, hơn nữa lại không có con đường chung nào cho tất cả các nước tiến hành CPH doanh nghiệp nhà nước. Những thành công và những bài học kinh nghiệm quý giá mà chúng ta thu được đã khẳng định CPh là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Qua 8 năm kể từ ngày thí điểm CPH, đã có gần 500 DNNN chuyển thành Công ty cổ phần. Cùng với việc thiết lập được một hệ thống quản lý mới chúng ta đã có thêm những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập của đất nước. Niềm tin của dân vỡi Đảng được củng cố một bước thể hiện ở chỗ: chúng ta đã huy động được nguồn vốn khá lớn trong dân dùng để đầu tư phát triển sản xuất, giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước khi mà liên tục phải bù lỗ cho các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Cơ chế mới được hình thành cũng là lúc ta dần xoá bỏ được những thói quen trong cơ chế cũ, tạo ra con người mới năng động, sáng tạo hứa hẹn một tương lai tươi sáng của đất nước sau này.

Tuy nhiên, không chỉ có những kết quả tốt đẹp mà cả những thất bại, vướng mắc chúng ta gặp phải cũng không ít. Nhưng tin chắc rằng cùng với quyết tâm của Đảng, Chính phủ và sự ủng hộ của toàn dân thì Chương trình Cổ phần hoá nhất định sẽ thành công, hệ thống doanh nghiệp nhà nước sẽ khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần phát triển theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w