BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.KTS.. 2 Hiện nay, tại khu đại học Phố H
Trang 1-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS NGUYỄN TUẤN ANH
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội, năm 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của khoa đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ Sở Xây dựng Hưng Yên, Ban quản lý khu Đại học Phố Hiến đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các tài liệu phục vụ luận văn
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đỗ Đức Hậu
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Đức Hậu
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình
Danh mục bảng, biểu
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Các khái niệm thuật ngữ sử dụng 4
Cấu trúc luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐẠI HỌC PHỐ HIẾN - TỈNH HƯNG YÊN 7
1.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Hưng Yên 7
1.2 Thực trạng quy hoạch xây dựng của Khu Đại học Phố Hiến 9
1.2.1 Giới thiệu về Khu Đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên 9
Trang 61.2.2 Hiện trạng xây dựng Khu Đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên 14
1.3 Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch tỉnh Hưng Yên 21
1.3.1 Công tác tổ chức thực hiện QHĐT 22
1.3.2 Công tác quản lý QHXD 23
1.3.3 Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch 24
1.4 Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu Đại học Phố Hiến 27
1.4.1 Thực trạng về tình hình đầu tư thực hiện xây dựng theo quy hoạch 27
1.4.2 Thực trạng quản lý đất đai 28
1.4.3 Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật 30
1.4.4 Thực trạng công tác quản lý hành chính đô thị 33
1.5 Những vấn đề bất cập cần giải quyết trong việc quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu Đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên 34
1.5.1 Vấn đề về quản lý đất đai 34
1.5.2 Về công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 35
1.5.3 Vấn đề về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan 38
1.5.4 Về nguồn vốn đầu tư dự án 39
1.5.5 Vấn đề về tổ chức bộ máy quản lý 40
1.5.6 Vấn đề về sự tham gia của cộng đồng 40
Trang 7CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY
DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐẠI HỌC PHỐ HIẾN 41
2.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý xây dựng theo quy hoạch 41
2.1.1 Cấu trúc và mô hình phát triển khu đại học 41
2.1.2 Quản lý phát triển khu đại học theo quy hoạch 42
2.1.3 Nội dung quản lý xây dựng theo quy hoạch 46
2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý xây dựng theo quy hoạch 50
2.2.1 Các văn bản pháp lý 50
2.2.2 Quy chuẩn, tiêu chuẩn 51
2.2.3 Hồ sơ quy hoạch có liên quan 52
2.3.1 Các yếu tố tự nhiên 52
2.3.2 Yếu tố thể chế, chính sách của Nhà nước 53
2.3.3 Sự tham gia của cộng đồng 54
2.4 Kinh nghiệm trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch 55
2.4.1 Kinh nghiệm ở Việt Nam 55
2.4.2 Kinh nghiệm trên thế giới 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐẠI HỌC PHỐ HIẾN, TỈNH HƯNG YÊN 60
3.1 Quan điểm và mục tiêu……… 60
3.1.1 Quan điểm 60
Trang 83.1.2 Mục tiêu 61
3.2 Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch 62
3.2.1 Quản lý xây dựng theo quy hoạch phải cân đối hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng 62
3.2.2 Quản lý xây dựng theo quy hoạch gắn liền với kiểm soát phát triển 63
3.3 Các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch 64
3.3.1 Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật 64
3.3.2 Giải pháp quản lý nghĩa trang nhân dân 66
3.3.3 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan 67
3.3.4 Một số giải pháp quản lý khác 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
Kết luận 87
Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên 8
Hình 1.2 Mối liên hệ vùng của Khu Đại học Phố Hiến 9
Hình 1.3 Phân khu đại học Phố Hiến 10
Hình 1.4 Phối cảnh khu Đại học Phố Hiến 13
Hình 1.5 ĐH Thủy Lợi đã đưa vào sử dụng 13
Hình 1.6 ĐH Chu Văn An đã đưa vào sử dụng 13 Hình 1.7 Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất 15
Hình 1.8 Khu vực đã thực hiện theo quy hoạch 16
Hình 1.9 Khu dân cư hiện hữu 16
Hình 1.10 Trường ĐH Thủy Lợi 17
Hình 1.11 Trường ĐH Chu Văn An 17
Hình 1.12 Đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn hiện hữu 17
Hình 1.13 Đoạn nối 2 đường cao tốc đang được triển khai hoàn
thiện
19
Hình 1.14 Một số dự án còn đang thi công giang dở 19
Hình 1.15 Đường HY3 đã được đưa vào sử dụng 20
Hình 1.16 Hạ tầng kỹ thuật chưa thực hiện theo quy hoạch được
duyệt
20
Hình 1.17 Nguyên vật liệu xây dựng đổ không đúng nơi quy định 28
Hình 1.18 Tình trạng nhà tạm diễn ra phổ biến 28
Hình 1.19 Nghĩa trang nằm xen lẫn trong khu dân cư, nhà ở
riêng lẻ xây dựng không phù hợp với quy hoạch được duyệt
29
Hình 1.20 Trang, thiết bị kỹ thuật đã được đầu tư 30
Hình 1.21 Hệ thống đường dây 110KV chưa được hạ ngầm theo
quy hoạch
31
Hình 1.22 Hạ tầng kỹ thuật còn đang thi công dang dở 31
Trang 11Hình 1.23 Các công trình Hạ tầng kỹ thuật không phù hợp với
quy hoạch
32
Hình 1.24 Nghĩa trang nằm rải rác chưa được quản lý rõ ràng 33
Hình 1.25 Các công trình xây dựng không đúng quy hoạch sử
dụng đất
35
Hình 1.26 Những tuyến đường đang thi công dang dở 36
Hình 1.27 Những công trình hạ tầng kỹ thuật triển khai không
đúng quy hoạch và rất nhiều bất cập trong quản lý
37
Hình 1.28 Quản lý vệ sinh môi trường chưa được quan tâm và có
giải pháp cụ thể
37
Hình 1.29 Các công trình không đảm bảo về không gian, kiến
trúc và cảnh quan trên một số tuyến đường: Đường Tô Hiệu, Đường đi huyện Tiên Lữ, đường nội khu
đại học
74 Hình 3.5 Quản lý không gian, kiến trúc ở KĐH Phố Hiến 74 Hình 3.6 Quản lý không gian cây xanh trong trường đại học 75 Hình 3.7 Hình ảnh cây nhãn Hưng Yên 75 Hình 3.8 Quản lý không gian theo thiết kế khu đô thị trung tâm 77 Hình 3.9 Quản lý không gian theo trục TT Khu ĐH Phố Hiến 78
Trang 12Hình 3.10 Quản lý không gian, kiến trúc cầu vượt đi bộ 78 Hình 3.11 Quốc lộ 38B đang trong quá trình nâng cấp, cải tạo 79 Hình 3.12 Khoảng lùi đối với công trình trên tuyến 80 Hình 3.13 Kích thước hố ga thu nước và song chắn rác sử dụng
trên đường
82
Trang 13DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất toàn khu vực
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguyên tắc trong hoạt động xây dựng 45
Sơ đồ 3.1 Mô hình quản lý của Ban quản lý khu Đại học 84
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch
với sự tham gia của cộng đồng 86
Trang 14đã và đang được phát triển, hiện đại hóa nhanh chóng, đủ khả năng và điều kiện để hình thành các trung tâm đào tạo chất lượng cao Hưng Yên là mảnh đất văn hiến lâu đời, có truyền thống hiếu học, có nhiều di tích, công trình văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa cao có thiên tạo mang dấu ấn lịch sử, có ý nghĩa xã hội và giáo dục truyền thống sâu sắc
Đặt trong bối cảnh chung toàn vùng ĐBSH cũng như vùng KTTĐ Bắc
Bộ, các tỉnh trong vùng bao gồm cả Hưng Yên sẽ cùng phải tham gia chia sẻ, gánh vác trách nhiệm trong việc đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho vùng, khi mà "sức chứa" của Hà Nội là trung tâm đào tạo hàng đầu của vùng hiện nay đã "tới hạn" Việc xây dựng Khu đại học Phố Hiến là vô cùng cần thiết và cấp bách
Khu đại học Phố Hiến nằm hai bên đường nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (phía Đông sông Điện Biên, thuộc địa bàn giáp thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ) gắn kết chặt chẽ với các khu trung tâm đô thị, thuận tiện cho việc lưu thông và tạo động lực phát triển cho các khu vực lân cận
Ngày 22/3/2011 UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành quyết định số 494/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Khu Đại học Phố Hiến tỷ lệ 1/2.000, quy mô 1735 Ha
Trang 152
Hiện nay, tại khu đại học Phố Hiến đã có một số trường đầu tư xây dựng như Đại học Thủy Lợi, Đại học Chu Văn An và một số trường muốn được đầu tư xây dựng như đại học Ngoại Thương, đại học Giao Thông Vận Tải…Khu vực này cũng có một số dự án được UBND Tỉnh, thành phố Hưng Yên cấp đất như khu Liên hợp TDTT cấp Tỉnh (quy mô 25ha), khu nhà ở cho người thu nhập thấp (5ha), các dự án xây dựng nhà ở tái định cư, khu trung tâm xã Liên Phương, dự án xây dựng đường ô tô tốc độ cao kết nối đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng với Hưng Yên Bên cạnh đó, dự án xây dựng khu Đại học Phố Hiến còn tồn tại những bất cập về công tác giải phóng mặt bằng; khu dân cư hiện hữu có một phần dính vào quy hoạch các dự án, việc quy hoạch khu Đại học để tránh các khu đất trên là chưa thực hiện được vì vậy khi thực hiện dự án phải điều chỉnh lại để tránh gặp những vấn đề khó khăn nêu trên Ngoài ra, nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất là nguồn vốn chính để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung của khu, tuy nhiên đến nay mới đang chuẩn bị tổ chức bán đấu giá khu dân cư mới Bắc Nu-10 (có diện tích 8,57/300 ha) Từ đó có thể thấy nguồn vốn đầu
tư xây dựng dự án còn tương đối hạn chế Đó là những hạn chế thể hiện việc quản lý xây dựng theo quy hoạch vẫn chưa được coi trọng và thực hiện chưa hiệu quả
Vì vậy để dự án thực hiện được đồng bộ, đảm bảo yêu cầu, giảm xuống mức nhỏ nhất những tồn tại không mong muốn trong quá trình thực hiện Dự
án khu Đại học Phố Hiến nói riêng và các dự án khu Đại học trên địa bàn cả nước nói chung cần có những giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý xây dựng đối với khu Đại học Phố Hiến Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, Luận văn nghiên cứu về việc Quản lý Xây dựng theo quy hoạch khu Đại học Phố Hiến được duyệt tại Quyết định số 2141/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000
Trang 163
* Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch khu Đại học Phố Hiến nói riêng và các khu Đại học trên cả nước nói chung; góp phần đảm bảo tính thống nhất và chất lượng của không gian
đô thị;
- Hoàn thiện cơ sở khoa học về quản lý xây dựng theo quy hoạch khu Đại học Phố Hiến đã được phê duyệt
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch khu Đại học Phố Hiến;
- Phạm vi nghiên cứu: Phân khu Đại học Phố Hiến; diện tích nghiên cứu khoảng 1.734,6 ha
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý và các nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch để làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn Góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch
- Ý nghĩa thực tiễn: Tạo ra một công cụ hướng dẫn cho các tổ chức, cá
Trang 174
nhân thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang trong đô thị đảm bảo tính hài hòa, đồng nhất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa
và nền giáo dục nước nhà Góp phần hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý
đô thị, tạo điều kiện cho việc quản lý Nhà nước và đáp ứng những mục tiêu phát triển, trong đó có việc nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị, bảo
vệ môi trường và xây dựng một thành phố văn minh, lịch sự, sạch, đẹp; làm căn cứ quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng cũng như quản lý trật tự xây dựng
* Các khái niệm thuật ngữ sử dụng
Quản lý: là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động
Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn
Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị
Quy hoạch xây dựng: Là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn
và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình HTKT, HTXH; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết
Trang 185
hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu QHXD được thể hiện thông qua đồ án QHXD gồm sơ
đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh
Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình HTKT, công trình HTXH và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án QHĐT
Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố
Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: được hiểu là sự tác động của chủ
thể quản lý thông qua sử dụng các công cụ để quản lý các hoạt động liên quan đến quy hoạch xây dựng đô thị
Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: Là một trong những nội dung của
công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chất lượng sống đô thị
Thiết kế đô thị: là việc cụ thể hóa nội dụng quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị
Đô thị đại học là tập hợp các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu
trên một lãnh thổ, trong số này có một trường đại học lớn nhất đóng vai trò