1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị nam thăng long, giai đoạn III, tây hồ, hà nội (tt)

24 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 711,55 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THĂNG LONG GIAI ĐOẠN III , QUẬN TÂY HỒ, TP HÀ NỘI .... Thực trạng bộ máy tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng hạ tầng k

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

ĐỖ QUỐC DUY KHÓA: 2016-2018

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THĂNG LONG GIAI ĐOẠN III, TÂY HỒ, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình

Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN VĂN NAM

XÁC NHẬN

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2018

Trang 2

Xin chân thành cảm ơn Ban QLDA Khu đô thị Nam thăng giai đoạn III, Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC đã cung cấp các tài liệu quý báu và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn./

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Quốc Duy

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Quốc Duy

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên đầy đủ

ASEAN Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động

BTCT Bê tông cốt thép CBKT Chuẩn bị kỹ thuật GPMB Giải phóng mặt bằng HTKT Hạ tầng kỹ thuật KĐT Khu đô thị KHTH Kê hoạch tổng hợp

NM Nước mặt PCCN Phòng chống cháy nổ QLDA Quản lý dự án

QLĐT Quản lý đô thị

TP Thành phố TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường

Trang 5

Hình 1.3: Hiện trạng tuyến đường RD-27 KĐT Nam Thăng Long

giai đoạn III Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật

Khu đô thị Nam Thăng Long Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức công trường của nhà thầu

Hình 1.6: Trụ sở Nhà điều hành thi công của Nhà Thầu

Hình 1.7: Lòng đường tận dụng làm bãi đúc cấu kiện

Hình 1.8: Ga thu nước mưa không có nắp đậy

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trực tuyến

Hình 2.2 Khu đô thị mới kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng

Hinh 2.3 Phương pháp kiểm tra không phá hủy (NDT)

Hình 3.1 Bố trí biển báo và sơn kẻ đường tại các nút giao thông Hình 3.2 Nắp ga và song chắn rác Composite

Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật

Khu đô thị Nam Thăng Long Hình 3.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng quản lý hạ tầng kỹ thuật

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Quy định về các loại đường trong đô thị

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài 1

Mục tiêu nghiên cứu 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

Phương pháp nghiên cứu 3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

Một số khái niệm cơ bản 4

Cấu trúc luận văn 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THĂNG LONG GIAI ĐOẠN III , QUẬN TÂY HỒ, TP HÀ NỘI 9

1.1 Giới thiệu chung về Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, quận Tây Hồ, Hà Nội 9

1.1.1 Vị trí địa lý, giới hạn, quy mô khu vực nghiên cứu 9

1.1.2 Địa hình 10

1.1.3 Khí hậu 10

1.1.4 Địa chất công trình và địa chất thủy văn 10

1.1.5 Cảnh quan thiên nhiên 11

1.2 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, quận Tây Hồ, TP Hà Nội 11

1.2.1 Hiện trạng giao thông 11

1.2.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa 14

1.2.3 Hiện trạng hê thống thoát nước thải 15

1.3 Thực trạng bộ máy tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn , quận Tây Hồ, TP Hà Nội 16

Trang 8

1.3.1 Thực trạng mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, quận Tây Hồ, TP Hà Nội 16 1.3.2 Thực trạng mô hình tổ chức Nhà thầu thi công xây dựng 19 1.3.3 Thực trạng quản lý xây dựng hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước mưa Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, Tây Hồ, Hà Nội 22 1.3.4 Thực trạng về quản lý an toàn vệ sinh lao động các công trình hạ tầng

kỹ thuật Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, Tây Hồ, Hà Nội 26 1.4 Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Thăng Long, Tây Hồ, Hà Nội 28 1.4.1 Về bộ máy tổ chức quản lý 29 1.4.2 Về công tác quản lý kỹ thuật xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật 30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG

KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM THĂNG LONG GIAI ĐOẠN III, QUẬN TÂY HỒ,TP HÀ NỘI 33 2.1 Cơ sở pháp lý quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật KĐT Nam Thăng Long giai đoạn III, quận Tây Hồ, TP Hà Nội 33 2.1.1 Văn bản pháp lý Nhà nước về quản lý hạ tầng kỹ thuật 33 2.1.2 Văn bản pháp lý về quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật KĐT Nam Thăng Long giai đoạn III, quận Tây Hồ, TP Hà Nội 37 2.1.3 Hồ sơ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, tỷ

lệ 1/500 37 2.2 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật KĐT Nam Thăng Long giai đoạn III, quận Tây Hồ, TP Hà Nội 38 2.2.1 Vai trò của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong đô thị 38 2.2.2 Các yêu cầu cơ bản và nguyên tắc quản lý xây dựng hệ thống giao thông và thoát nước khu dân cư đô thị 42

Trang 9

2.2.3 Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý

hệ thống giao thông và thoát nước khu dân cư đô thị 48 2.3 Cơ sở thực tiễn – Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới ở Việt Nam và các nước trên thế giới 52 2.3.1 Kinh nghiệm trong nước 52 2.3.2 Kinh nghiệm trên thế giới 54 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ TẦNG

KỸ THUẬT KĐT NAM THĂNG LONG GIAI ĐOẠN III, QUẬN TÂY HỒ,

TP HÀ NỘI 62 3.1 Giải pháp quản lý kỹ thuật xây dựng hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 62 3.1.1 Đề xuất hoàn thiện một số giải pháp kỹ thuật trong quản lý xây dựng

hệ thống đường giao thông 62 3.1.2 Đề xuất hoàn thiện một số giải pháp kỹ thuật áp dụng cho xây dựng

hệ thống thoát nước mưa 64 3.1.3 Khớp nối hệ thống đường giao thông và hệ thống thoát nước mưa khu

đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, TP Hà Nội 66

a Các yêu cầu đấu nối kỹ thuật các công trình hạ tầng kỹ thuật 48 3.2 Đề xuất điều chỉnh mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế chính sách quản lý xây dựng hệ thống giao thông và thoát nước mưa khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, quận Tây Hồ, TP Hà Nội 67 3.2.1 Đề xuất điều chỉnh về cơ cấu tổ chức quản lý 67 3.2.2 Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách trong quản lý xây dựng hệ thống giao thông và thoát nước Khu đô thị Năm Thăng long giai đoạn III, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 70 3.2.3 Đề xuất nâng cao năng, trình độ của cán bộ Ban quản lý dự án Khu

Trang 10

đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III 74

3.3 Đề xuất giải pháp quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, quận Tây Hồ, TP Hà Nội 75

3.3.1 Đề xuất giải pháp quản lý an toàn lao động 75

3.3.2 Đề xuất giải pháp quản lý vệ sinh môi trường 77

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 84

1 Kết luận 84

2 Kiến nghị 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 11

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của nước ta ngày càng nhanh, hệ thống đô thị phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị vì thế được quan tâm triển khai đầu tư cải tạo, xây dựng một cách sâu rộng và mạnh mẽ

Mặc dù vậy việc quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo thiếu đồng bộ, tiến độ thi công chậm, chất lượng nhanh xuống cấp, an toàn vệ sinh không đảm bảo gây lãng phí, thất thoát về tài nguyên, ảnh hưởng mỹ quan đô thị…, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và các cấp chính quyền

Khu đô thị mới Nam Thăng Long là một tổ hợp nhiều dự án thành phần, trong đó bao gồm nhiều công trình dự kiến được xây dựng trên địa phận các phường Xuân Đỉnh, Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) và các phường Phú Thượng, Xuân La (quận Tây Hồ) Với tổng diện tích 323 ha, khu đô thị này

có một vị trí thuận lợi về mọi mặt: chỉ cách trung tâm thành phố 8,4 km và cách sân bay Nội Bài 21,5 km, lại nằm liền kề với đường Phạm Văn Đồng và

bờ nam sông Hồng, nên có thể giao lưu thuận lợi với tất cả các khu vực khác của Hà Nội Nằm ngay bên bờ hồ Tây, khu đô thị này được thừa hưởng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của quần thể thắng cảnh hồ Tây, cũng như được đảm bảo các điều kiện về môi trường

Dự kiến, khu đô thị này được xây dựng từ năm 2002 và sẽ hoàn thành vào năm 2010 Tuy nhiên, cho đến dầu năm 2012, mới cơ bản xong công tác giải phóng mặt bằng và bồi thường cho dự án 92,7ha Khu đô thị Nam Thăng

Trang 12

2

Long Dự kiến, sau khi cư dân thu hoạch đào Tết tại làng đào Nhật Tân xong, công ty thi công sẽ tiến hành san nền, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên toàn bộ dự án

Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Nam Thăng Long đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư cho phép Công ty TNHH phát triển khu đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư Với quy mô khoảng 366,9ha (giai đoạn III khoảng 133ha), đây là khu đô thị mới có quy mô lớn, mang tính chất trung tâm thương mại, giao dịch quốc tế kết hợp với khu dân cư Sự hình thành của khu đô thị Nam Thăng Long chắc chắn sẽ là một bước đầu tư hợp lý cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) là một thành phần quan trọng của khu dân cư đô thị (KDCĐT), là một trong những yếu tố quan trọng nhất nhằm thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong các đô thị Đây là tiêu chí để đánh giá mức độ tiện nghi và văn minh của đô thị và quyết định sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn

Hệ thống HTKT Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III đang trong giai đoạn thi công vì vậy công tác quản lý xây dựng HTKT khu vực này là một việc hết sức quan trọng và cần thiết góp phần thúc đẩy Khu đô thị Nam Thăng Long phát triển một cách hợp lý, bền vững Và cũng là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh phát triển của toàn thành phố nhất là ngày càng có nhiều dự án

đang chuẩn bị triển khai và đầu tư Cũng chính vì vậy đề tài : «Quản lý xây

dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III » được lựa

chọn làm luận văn tốt nghiệp

 Mục tiêu nghiên cứu:

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, có diện tích khoảng

Trang 13

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật

- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống giao thông thuộc Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III – quận Tây Hồ - TP Hà Nội

 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp kế thừa

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp sơ đồ, bản đồ

 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Ý nghĩa khoa học : nghiên cứu một cách có hệ thống, đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hồ sơ quy hoạch được phê duyệt

Trang 14

4

 Một số khái niệm cơ bản

* Chất lượng công trình xây dựng [12]

Chất lượng công trình là mức độ đáp ứng của công trình với các yêu cầu đặt ra (yêu cầu về kỹ thuật, thời gian, chi phí, độ bền vững, an toàn, môi trường, các yêu cầu này có thể được quy định trong hợp đồng hoặc ngầm hiểu chung )

Xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng;tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tínhthẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng; tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình)

Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng công trình đó, nghĩa là từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện; chất lượng của các công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình

Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động

* Hệ thống hạ tầng kỹ thuật [12]

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác

- Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu,

hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch; các công trình đầu mối hạ

Trang 15

5

tầng kỹ thuật giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảng thủy)

- Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm: Các công trình thu nước

mặt, nước ngầm; các công trình xử lý nước; hệ thống phân phối nước (đường ống, tăng áp, điều hòa)

- Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm: các sông, hồ điều hòa,

đê, đập; các cống, rãnh, kênh, mương, máng thoát nước; các trạm bơm cố định hoặc lưu động; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vào sông hồ

- Các công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu gồm: các

nhà máy phát điện; các trạm biến áp, tủ phân phối điện; hệ thống đường dây dẫn điện; cột và đèn chiếu sáng

- Các công trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm: trạm

trung chuyển chất thải rắn; khu xử lý chất thải rắn

- Các công trình thông tin liên lạc đô thị chủ yếu gồm: các tổng đài điện

thoại; mạng lưới cáp điện thoại công cộng; các hộp đầu cáp, đầu dây

Ngoài ra, ở các đô thị có thể còn có các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống cung cấp nhiệt, hệ thống cung cấp khí đốt, đường ống vận chuyển rác, hệ thống đường dây cáp truyền hình, truyền thanh, cáp internet

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác Trong các đô thị yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy

sự phát triển và thành công của nhiều lĩnh vực kinh tế đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật Đặc biệt là sự xuất hiện của các đường giao thông kéo theo sự hình thành và phát triển: các khu đô thị, khu dân cư hình thành, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất các hạ tầng kỹ thuật khác cũng từ đó hình thành và phát triển theo, kéo theo hệ thống dịch vụ công phát triển Do đó, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là hết sức quan trọng Nếu không có chính sách đúng đắn và hợp lý thì việc kêu gọi vốn đầu tư sẽ khó khăn

Trang 16

6

Sự hình thành và phát triển của đô thị nói chung phụ thuộc vào quy hoạch phát triển không gian đô thị Quy hoạch phát triển không gian đô thị chỉ được thực hiện có hiệu quả khi hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không đồng bộ sẽ

có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển quy hoạch chung của các đô thị

Đô thị càng phát triển thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị càng có ý nghĩa quan trọng Sự phát triển của các ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo phương thức hình thành các khu đô thị mới có 6 vai trò phân bổ lại mật độ dân cư đô thị, nâng cao mức sống, tiện nghi sinh hoạt cho người dân

đô thị và có ý nghĩa quan trọng trong việc quy hoạch phát triển không gian đô thị

* Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị [12]

Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, các nhà kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về quản lý nhà nước, các nhà điều khiển học thiên về quan điểm hệ thống Không có quản lý chung chung mà bao giờ cũng gắn với một lĩnh vực hoặc một ngành nhất định Tuy vậy, nó vẫn có những nét chung phản ánh được bản chất của từ này, Quản lý gồm hai quá trình đan kết vào nhau một cách chặt chẽ là duy trì và phát triển Hay nói cách khác, Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước Dù quản

lý trong lĩnh vực nào, người quản lý phải tuân thủ một số nguyên tắc là các quy tắc chuẩn mực, chỉ đạo trong quá trình quản lý Một số nguyên tắc quản

lý cơ bản, đó là: Nguyên tắc mục tiêu; Nguyên tắc thu hút tham gia tập thể; Nguyên tắc kết hợp các lợi ích; Nguyên tắc hiệu quả; Nguyên tắc thích ứng, linh hoạt; Nguyên tắc khoa học, hợp lý; Nguyên tắc phối hợp hoạt động của các bên có liên quan đến quản lý

Ngày đăng: 20/06/2018, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w