1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

81 182 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 370,89 KB
File đính kèm Luận văn Full.rar (599 KB)

Nội dung

Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ LĨNH

NGÔN NGỮ PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN TRÊN LỚP HỌC

(TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ

CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

Hà Nội - 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chuơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

1.2 Cơ sở lý luận 10

1.3 Đặc điểm của giao tiếp thầy và trò trên lớp học ở bậc cao đẳng đại học 21

Chương 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ LỜI PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN 30

2.1 Đặc điểm ngôn ngữ của lời phản hồi tích cực 31

2.2 Đặc điểm ngôn ngữ của lời phản hồi tiêu cực 39

Chương 3: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN 49

3.1 Khái niệm thái độ ngôn ngữ và phương pháp xác định thái độ ngôn ngữ 49

3.2 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 51

3.3 Kết quả nghiên cứu 52

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 76

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng thống kê các loại phản hồi của giáo viên trường cao đẳng Kinh

tế công nghiệp Hà Nội 30 Bảng 2: Bảng thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi tích cực 52 Bảng 3: Bảng thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi tiêu cực 60

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi khen ngợi 53

Sơ đồ 2: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi chấp nhận trực tiếp 54

Sơ đồ 3: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi lặp lại câu trả

lời đúng 56

Sơ đồ 4: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi xác nhận gián

tiếp bằng cách chuyển lượt lời 57

Sơ đồ 5: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi xác nhận bằng

câu hỏi siêu ngôn ngữ 59

Sơ đồ 6: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi chê, phê bình

trực tiếp 61

Sơ đồ 7: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi sửa lỗi trực tiếp 63

Sơ đồ 8: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi yêu cầu giải

thích thêm 64

Sơ đồ 9: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi nhắc lại lỗi với

ngữ điệu hoài nghi 66

Sơ đồ 10: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi nhắc lại lỗi câu

trả lời sai 67

Sơ đồ 11: Sơ đồ thống kê thái độ sinh viên đối với lời phản hồi siêu ngôn ngữ 68

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng hôi nhập và toàn cầu hóa, yêu cầu con người không ngừng phải nâng cao trình độ Vì vậy đào tạo con người là một khâu quan trọng cho nguồn nhân lực chất lượng cao Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo cho ngành giáo dục và các cơ quan phải chú ý nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo con người

Bộ giáo dục đã tiến hành cải cách chương trình sách giáo khoa, sách tham khảo, thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ, giúp giáo viên tiếp cận với những phương pháp dạy học hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy… Tất cả những việc làm trên đều nhằm mục đích gây hứng thú cho người học, giúp người học chủ động khám phá tri thức, từ đó sẽ tăng khả năng tư duy, tiếp nhận bài học một cách hiệu quả nhất Thế nhưng, một trong những phương tiện được sử dụng nhiều nhất là ngôn ngữ lại ít được chú trọng đến Khi giao tiếp với sinh viên trên lớp học, ngoài lượt lời khởi xướng, giáo viên còn sử dụng lượt lời phản hồi, đây có thể nói là lượt lời có tác động rất lớn đến thái độ của học sinh Theo Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistcs (Longman, 1992) thì phản hồi (trong dạy và

học) là “những nhận xét hay thông tin mà học sinh nhận được cho mỗi hoạt

động học tập”[dẫn theo 12, tr71] Như vậy, ngôn ngữ phản hồi trên lớp học ở

nghĩa rộng nhất được hiểu là ngôn ngữ giáo viên sử dụng để hồi đáp lại tất cả những gì học sinh sản sinh ra trong giờ học Có lẽ tất cả những ai đã từng dù

ít dù nhiều đứng lớp đều cảm nhận được giá trị động viên của lời phản hồi, nhưng còn những khía cạnh ngôn ngữ và nhận thức khác nữa cũng cần được giáo viên chú ý đến khi họ hồi đáp học sinh Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về phản hồi ngôn ngữ trên lớp học của giáo viên chưa nhiều Lần

đầu tiên được đề cập đến là năm 2003 với cái tên “ Ngôn ngữ phản hồi của

Trang 6

2

giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học” của Vũ Thị Thanh Hương Trong bài

viết này tác giả đã đưa ra kết luận “các phản hồi khác nhau có giá trị khác

nhau đối với quá trình học và tiếp nhận kiến thức của học sinh Tuy những thông tin phản hồi tích cực nhìn chung có giá trị động viên học sinh, nhưng lời phản hồi khách qua có hiệu quả hơn lời phản hồi tích cực chủ quan trong việc cổ vũ sự nhiệt tình của học sinh Lời phản hồi tiêu cực chủ quan là những lới phản hồi dễ làm nản lòng học sinh nhất…những lời phản hồi tiêu cực khách quan là những lời phản hồi có hiệu quả nhất trong việc giúp học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức và tham gia tích cực vào kiến tạo giờ học”[12, tr 79-80] Song, đề tài này mới dừng lại ở bậc tiểu học Cho nên, có

thể nói, đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học

còn là một khoảng trống…Vì vậy, tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội” Có

thể nói đây là một đề tài mới mà từ trước đến nay chưa có một tác giả nào nghiên cứu

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc phân tích tương tác giữa giáo viên và sinh viên trên lớp học và dữ liệu điều tra bảng hỏi đề tài có mục tiêu nghiên cứu tìm ra được các đặc trưng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học và thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên Đề tài hướng đến việc làm rõ giá trị của lời phản hồi trên lớp học ở bậc cao đẳng, đại học

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn của chúng tôi sẽ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học

Trang 7

3

- Làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học

- Tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là lời phản hồi của giáo viên trên lớp học và thái

độ của sinh viên đối với lời phản hồi của giáo viên ở trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập chung nghiên cứu các đặc trưng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên theo hai hướng là tích cực, tiêu cực và thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên để đưa ra một số gợi ý ngôn ngữ giảng dạy hữu hiệu nhất

Về địa bàn nghiên cứu: Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ xin nghiên cứu các đối thoại trong tiết giảng của giáo viên trong trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Tư liệu

Tư liệu sử dụng cho luận văn này là:

- Các băng ghi âm ngôn ngữ giao tiếp thầy trò diễn ra tại 6 tiết học chính quy của các lớp từ năm thứ nhất đến các lớp năm thứ ba tại trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Các lớp học này có nội dung thuộc kiểu bài lĩnh hội tri thức mới, thuộc các môn học khác nhau Tư liệu ghi âm này để tìm hiểu lời phản hồi của giáo viên

- Khảo sát 146 lời phản hồi thu được từ việc gỡ băng 6 tiết học của sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và năm thứ ba của trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội

Trang 8

4

- Tư liệu điều tra bảng hỏi điều tra xã hội học đối với 200 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai của trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội để từ đó có được tư liệu nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với lời phản hồi của giáo viên

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập tư liệu: để thu thập được tư liệu và xây

dựng được bảng hỏi điều tra xã hội học tôi đã tiến hành:

Ghi âm những tương tác thầy trò trên lớp học

Sau đó, chúng tôi tiến hành gỡ băng để:

- Nhận diện các lời phản hồi của giáo viên

- Dựa vào kết quả nhận diện, phân tích chúng tôi xây dựng bảng hỏi điều tra xã hội học để tiếp tục phát cho sinh viên lấy tư liệu nghiên cứu về thái

độ của sinh viên đối với những lời phản hồi của giáo viên

4.2.2 Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích hội thoại : dựa trên cơ sở tài liệu thu thập

được từ việc ghi âm, tôi tập chung vào việc phân tích các cuộc hội thoại giữa giáo viên và học sinh trên lớp học để chỉ ra được các đặc trưng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên

- Phương pháp phân tích định lượng: dựa trên dữ liệu thu thập được

từ việc lập bảng hỏi, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu để chỉ ra được

xu hướng thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên

Trang 9

5

4.2.5 Thủ pháp thống kê

- Dựa trên dữ liệu thu được chúng tôi tiến hành thống kê các quan điểm của sinh viên đối với các lời phản hồi để chỉ ra được thái độ của sinh viên đối với từng loại phản hồi

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luân văn

5.1 Ý nghĩa lý luận

Trong đề tài này, lần đầu tiên ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học ở bậc cao đẳng, đại học được thu thập, xử lý, phân tích bằng các thao tác, thủ pháp của ngôn ngữ học như ghi âm và điều tra bảng hỏi

Đề tài đã chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học bậc cao đẳng, đại học và thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên, dựa trên các tư liệu đáng tin cậy

Luận văn sẽ cung cấp cho các nhà ngôn nghiên cứu những tư liệu ngôn ngữ học góp phần giải quyết câu hỏi: Ngôn ngữ giáo viên sử dụng trên lớp học có vai trò gì trong việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức, có vai trò gì trong việc định hình chiến lược giảng dạy của giáo viên trên lớp học và thái

độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên như thế nào

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn sẽ cung cấp kiến thức thiết thực để phát triển ngôn ngữ phản hồi tích cực cho giáo viên bậc cao đẳng, đại học tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, phụ lục, luận văn dự kiến gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận thuyết liên quan đến

đề tài Chương này, trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu liên

Trang 10

6

quan đến đề tài và một số đặc trưng của giao tiếp thầy trò trên lớp học ở bậc

cao đẳng, đại học

Chương 2: Các đặc điểm ngôn ngữ phản hồi của giáo viên Chương này

chúng tôi tập trung tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trong tương tác với sinh viên

Chương 3: Thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên Chương này, chúng tôi tìm hiểu về xu hướng của sinh viên đối với các chiến lược phản hồi của giáo viên

Trang 11

7

Chuơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày khái quát các cách tiếp cận phân tích ngôn ngữ lớp học, các đặc trưng của ngôn ngữ lớp học, thái độ ngôn ngữ và các hành vi phản hồi trong hội thoại sư phạm của các tác giả đi trước

để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học ở bậc cao đẳng đại học và quan điểm của luận văn trong việc xác định cách tiếp cận để phân tích các đặc trưng ngôn ngữ phản hồi của giáo viên và thái độ của sinh viên đối với ngôn ngữ phản hồi của giáo viên

1.1 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thế kỉ của nền tri thức của hội nhập và toàn cầu hóa, song song với việc phát triển nền kinh tế đất nước thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực lại càng trở nên có ý nghĩa Cũng bởi ý thức được điều này, nhà nước ta đã và đang rất quan tâm tới giáo dục, đặc biệt là chất lượng giảng dạy Khi nghiên cứu về phương pháp giảng giạy của giáo viên, các nhà nghiên cứu thường chú

ý vào đổi mới các phương tiện giảng dạy như: áp dụng công nghệ thông tin,

sử dụng các trang thiết bị máy tính, máy chiếu vào giảng dạy để tăng hứng thú cho người học Tuy nhiên, một vấn đề về phương pháp quan trọng nhưng ít được chú ý nghiên cứu đó là phản hồi ngôn ngữ của giáo viên trên lớp học Hiện nay, trên thế giới đã có một số nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu về ngôn ngữ lớp học Theo Sinclaire & Coulthard (1975), khi phân tích cấu trúc các trao đổi diễn ra trong hội thoại giảng dạy đã nhận xét rằng ngôn ngữ thầy – trò trên lớp học thường có cấu trúc điển hình là:

Giáo viên: Khởi xướng

Học sinh: Hồi đáp

Trang 12

như bài “ Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học” được

đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, năm 2003 của Vũ Thị Thanh Hương Bài viết này được coi là nền tảng lý thuyết cho các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học Trong bài viết, tác giả miêu tả cấu trúc thông tin trong ngôn ngữ phản hồi của giáo viên và phân tích giá trị của

nó đối với quá trình tiếp nhận kiến thức của học sinh Căn cứ vào giá trị xác nhận tính đúng/sai của câu trả lời của học sinh, tác giả phân lời phản hồi của giáo viên trên lớp học thành lời phản hồi tích cực ( xác nhận tính đúng) và lời phản hồi tiêu cực (khẳng định tính sai) Dựa vào nội dung thông tin chứa đựng trong lời phản hồi, tác giả nhận diện được 5 loại phản hồi tích cực và 6 loại phản hồi tiêu cực Các phản hồi tích cực và tiêu cực này lại được tiếp tục phân thành phản hồi chủ quan (không chứa đựng thông tin về nội dung đúng hay sai) và phản hồi khách quan (có chứa đựng thông tin về tính đúng hay sai) Tiếp theo Vũ Thị Thanh Hương có nghiên cứu các bài viết liên quan đến

giao tiếp thầy- trò như: “Tương tác thầy – trò trên lớp học: một phân tích

ngôn ngữ học xã hội vi mô” đăng trên Ngữ học trẻ 2005 Bài viết nghiên cứu

cấu trúc tương tác thầy – trò trên lớp học và các chiến lược giảng dạy của giáo

viên Qua nghiên cứu tác giả đã đưa ra kết luận “ Những khác biệt trong cách

sử dụng hành vi ngôn ngữ của giáo viên không chỉ đơn thuần là sự khác biệt ngôn ngữ, mà sự khác biệt ngôn ngữ này là tín hiệu về sự khác biệt trong phong cách giảng dạy Sự khác biệt về phong cách giảng dạy của giáo viên sẽ làm cho những cơ hội học tập của học sinh trở nên rất khác nhau, một sự khác nhau đáng để cho những người đứng lớp phải suy nghĩ về ngôn ngữ của chính mình”.[14, tr39]

Trang 13

Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full

Ngày đăng: 20/06/2018, 12:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w