1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Một số tình huống vướng mắc trong đấu thầu

59 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 392 KB

Nội dung

một số tình huống trong công tác đấu thầu và đề xuát các biện pháp xử lý theo luật đấu thầu số 43QH13 và nghị định 632014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và một số thông tư nghị định khác liên quan

Trang 1

MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU

(Bản tổng hợp tháng 5 năm 2016)

1 Đánh giá về thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu

Chủ đầu tư A tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước cho gói thầu xây lắp X.Thời điểm đóng thầu là 9h30 ngày 1/9/2015, thời điểm mở thầu là 10h00 ngày1/9/2015 Hồ sơ mời thầu (HSMT) yêu cầu, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu(HSDT) tối thiểu là 90 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; nhà thầu tham dựthầu phải nộp kèm theo bảo lãnh dự thầu (BLDT) có hiệu lực tối thiểu là 120 ngày

kể từ ngày có thời điểm đóng thầu

Có 3 nhà thầu tham dự thầu; nội dung về thời gian có hiệu lực của BLDT lầnlượt như sau:

- Nhà thầu thứ nhất: BLDT có hiệu lực từ 9h30 ngày 1/9/2015 đến hết 24h00ngày 29/12/2015;

- Nhà thầu thứ hai: BLDT có hiệu lực từ 8h00 ngày 1/9/2015 đến 10h00 ngày29/12/2015;

- Nhà thầu thứ ba: BLDT có hiệu lực trong vòng 120 ngày, kể từ ngày1/9/2015

Trong quá trình đánh giá về thời gian có hiệu lực của BLDT, Tổ chuyên gia

có hai nhóm ý kiến đánh giá khác nhau Cụ thể như sau:

Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng:

- BLDT của nhà thầu thứ nhất được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về thời gian

có hiệu lực theo yêu cầu của HSMT;

- BLDT của nhà thầu thứ hai có thời điểm kết thúc hiệu lực lúc 10h00 ngày29/12/2015 là chưa đủ 120 ngày theo yêu cầu của HSMT Theo chuyên gia thì thờiđiểm kết thúc trong trường hợp này phải là 24h00 ngày 29/12/2015 mới được coi làđáp ứng yêu cầu của HSMT;

- BLDT của nhà thầu thứ ba ghi thời gian bắt đầu có hiệu lực từ ngày1/9/2015 nên không rõ là bắt đầu từ khi nào (0h, 9h30, 10h00, 14h00…), do đókhông thể xác định được chính xác thời gian có hiệu lực của BLDT nên BLDT củanhà thầu được coi là không đáp ứng yêu cầu

Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng: BLDT của cả 3 nhà thầu đều đáp ứng yêu

cầu của HSMT về thời gian có hiệu lực

Trả lời:

Để việc đánh giá HSDT bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnhtranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, chúng ta hãy cùng phân tích ýkiến đánh giá nêu trên của Tổ chuyên gia trên cơ sở phù hợp với thực tế và tuân thủquy định của pháp luật về đấu thầu

Trang 2

Như chúng ta đã biết, khi tham dự một cuộc đấu thầu rộng rãi, nhà thầu phảithực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của mìnhtrong thời gian xác định theo yêu cầu của HSMT

Trường hợp nhà thầu thực hiện bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp Thư bảolãnh của ngân hàng (Bên bảo lãnh) thì thư bảo lãnh này là một loại “Giấy tờ cógiá” Theo đó, trong thời gian có hiệu lực của BLDT, nếu nhà thầu vi phạm quyđịnh của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả BLDT thì Bên bảolãnh phải có trách nhiệm chuyển ngay cho Bên mời thầu (Bên thụ hưởng) mộtkhoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền ghi trong Thư BLDT vớiđiều kiện Bên bảo lãnh nhận được thông báo của Bên thụ hưởng trước thời điểmhết hạn hiệu lực của BLDT

Theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu thì một trong các điều kiện để

ký kết hợp đồng là HSDT của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực Thực tế, hành

vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu của nhà thầu dẫn đến không đượchoàn trả BLDT thường diễn ra trước thời điểm ký kết hợp đồng Do đó, việc Bênthụ hưởng yêu cầu Bên bảo lãnh chuyển cho Bên thụ hưởng số tiền ghi trong ThưBLDT thông thường sẽ diễn ra trước thời điểm ký kết hợp đồng, tức là trước thờiđiểm HSDT hết hiệu lực

Bên cạnh đó, đối với ý kiến của chuyên gia cho rằng BLDT của nhà thầu thứhai ở tình huống nêu trên phải ghi thời điểm kết thúc hiệu lực là 24h00 ngày29/12/2015 mới được coi là đáp ứng yêu cầu của HSMT cũng chưa phù hợp vớithực tế Bởi xét về mặt lý thuyết thì đối với trường hợp BLDT ghi thời điểm kếtthúc hiệu lực là 24h00 ngày 29/12/2015 có nghĩa là tại thời điểm 20h00 ngày29/12/2015, BLDT n ày vẫn còn hiệu lực Tuy nhiên, nếu tại thời điểm 20h00 ngày29/12/2015, nếu Bên thụ hưởng có thông báo gửi đến Bên bảo lãnh để yêu cầuchuyển tiền thì cũng không được vì lúc này ngân hàng đã hết giờ làm việc Xét chocùng, BLDT được coi là hợp lệ khi trong thời gian có hiệu lực của bảo lãnh, Bênmời thầu phải thu được số tiền ghi trong BLDT nếu nhà thầu vi phạm

Đối chiếu với BLDT của nhà thầu thứ nhất, tại thời điểm 20h00 ngày29/12/2015 thì BLDT mà ngân hàng cấp cho nhà thầu này vẫn còn hiệu lực nhưngBên mời thầu lại không thể thu được số tiền ghi trong thư bảo lãnh nếu phát hiệnnhà thầu vi phạm

(Nguồn Báo đấu thầu)

2 Đánh giá kinh nghiệm thực hiện hợp đồng xây lắp

Hỏi:

Việc đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu tham dự thầu gói thầu xây lắp theoThông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có gìkhác biệt so với quy định trước đó và cách đánh giá hợp đồng tương tự đối với nhà

Trang 3

thầu tham dự thầu với tư cách độc lập có gì khác so với nhà thầu liên danh? Đềnghị cho ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) quy định: Việcđánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và cácyêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệugiải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủnăng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu

Tại Điều 18 của NĐ63 quy định về đánh giá HSDT đối với gói thầu áp dụngphương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, trong đó có quy định về các bước đánhgiá HSDT: (1) Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT; (2) Đánh giá tính hợp lệ của HSDT;(3) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; (4) Đánh giá về kỹ thuật và giá; (5) Xếphạng nhà thầu

Theo trình tự các bước đánh giá HSDT, về nguyên tắc, nhà thầu được đánhgiá đáp ứng tại Bước (3) thì mới được chuyển sang đánh giá tại Bước (4) Do đó,

để tránh trường hợp nhà thầu sơ xuất khi chuẩn bị HSDT dẫn đến bị loại một cáchđáng tiếc, tại Điều 16 của NĐ63 cũng đã quy định mở hơn so với Nghị định số85/2009/NĐ-CP theo hướng: (i) sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện HSDTthiếu các tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm thì được phép gửi bổ sungtài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về năng lực và kinh nghiệm của mình; (ii) saukhi mở thầu, trường hợp HSDT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh năng lực,kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứngminh năng lực và kinh nghiệm Tuy nhiên, việc làm rõ HSDT đều phải đảm bảonguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu

Đề cập đến tiêu chuẩn cụ thể cũng như hướng dẫn về cách đánh giá kinhnghiệm của nhà thầu độc lập/liên danh tham dự thầu gói thầu xây lắp, Mẫu hồ sơmời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT đã hướngdẫn tương đối rõ (Điểm 4 Khoản 2.1 Mục 2 Chương III) So với hướng dẫn nêutrong các Mẫu HSMT trước đây, trong Mẫu HSMT xây lắp ban hành kèm theoTT03 không yêu cầu nhà thầu phải có ‘‘kinh nghiệm chung về thi công xây dựng”,

mà chỉ yêu cầu nhà thầu phải đáp ứng tiêu chí ‘‘kinh nghiệm cụ thể trong quản lý

và thực hiện hợp đồng xây lắp”

Cụ thể, HSMT phải nêu rõ số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự mà nhàthầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính(độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng một số năm nhấtđịnh để được đánh giá đạt về kinh nghiệm thực hiện gói thầu đang xét Trong đó,khái niệm về hợp đồng tương tự được hướng dẫn theo hướng tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhà thầu mới thành lập nhưng có năng lực, kinh nghiệm tốt Theo đó,

Trang 4

tại ghi chú số 10 của Khoản 2.1 nêu trên hướng dẫn rõ: Hợp đồng tương tự là hợpđồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự vớigói thầu đang xét, bao gồm: tương tự về bản chất và độ phức tạp; tương tự về quy

mô công việc “Tương tự về quy mô công việc” được hiểu là “có giá trị công việcxây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét”.Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trênđịa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồngtrong khoảng 50% - 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồngthời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất

và độ phức tạp đối với hạng mục chính của gói thầu

Trong thực tế thời gian qua, bản thân tổ chuyên gia, bên mời thầu và nhiềunhà thầu lúng túng trong cách tính hợp đồng xây lắp có quy mô tương tự theohướng dẫn tại Mẫu HSMT xây lắp mới Hiểu một cách đơn giản thì nhà thầu đượcđánh giá là đáp ứng về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự về quy mô khithỏa mãn 1 trong 3 trường hợp sau, trong đó ví dụ số lượng hợp đồng tương tự theoyêu cầu của HSMT là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V:

(1) Số lượng hợp đồng = N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu = V, như vậytổng giá trị các hợp đồng tương tự là X = NxV;

(2) Số lượng hợp đồng ít hơn N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu = V vàtổng giá trị tất cả hợp đồng tương tự >= X;

(3) Một hợp đồng có giá trị tối thiểu = V và tổng giá trị tất cả hợp đồngtương tự >= X

Như vậy, theo hướng dẫn trên, trường hợp (1) rất thông dụng, dễ hiểu, dễtính nhưng trong thực tế chưa tạo thuận lợi cho nhà thầu mới, đối với hai trườnghợp còn lại được hiểu là nếu trong HSMT yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợpđồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô,tính chất tương tự gói thầu đang xét; quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theođược xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảođảm các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầuđang xét

Ví dụ đối với một gói thầu xây lắp, trong HSMT yêu cầu nhà thầu phải hoànthành tối thiểu 3 hợp đồng xây lắp có tính chất kỹ thuật tương tự gói thầu đang xét,mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu 7 tỷ đồng thì nhà thầu (có tư cách độc lập) đượcđánh giá là đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự nếu:

- Đã hoàn thành 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với gói thầu đangxét, có giá trị tối thiểu 21 tỷ đồng

Trang 5

- Đã hoàn thành nhiều hơn 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với góithầu đang xét, trong đó ít nhất 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu là 7 tỷ đồng và tổnggiá trị các công trình tương tự không thấp hơn 21 tỷ đồng.

Đối với nhà thầu liên danh, việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của thànhviên trong liên danh phải căn cứ vào phần công việc mà thành viên đó đảm nhận.Với ví dụ nêu trên trong trường hợp nhà thầu với tư cách là liên danh gồm 2 thànhviên, mỗi thành viên đảm nhận thực hiện 50% giá trị gói thầu thì từng thành viênliên danh được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồngtượng tự nếu:

- Từng thành viên trong liên danh đã hoàn thành 1 hợp đồng có tính chất kỹthuật tương tự với gói thầu đang xét, có giá trị tối thiểu là 10,5 tỷ đồng

- Từng thành viên trong liên danh thực hiện nhiều hơn 1 hợp đồng có tínhchất kỹ thuật tương tự với gói thầu, trong đó ít nhất có 1 hợp đồng có giá trị tốithiểu là 3,5 tỷ đồng và tổng giá trị các công trình tương tự của mỗi thành viênkhông thấp hơn 10,5 tỷ đồng

Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinhnghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu

(Nguồn Báo đấu thầu)

3 Điểm mới về Bảo đảm dự thầu:

Theo phản ánh của một số chủ đầu tư, bên mời thầu hay tổ chuyên gia, quyđịnh và hướng dẫn mới về hình thức nộp BĐDT gây ra những khó khăn và vướngmắc trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu Do đó, để các chủ đầu tư, bên mờithầu, tổ chuyên gia cũng như nhà thầu hiểu rõ hơn về quy định mới này, cũng nhưcách áp dụng trong thực tế đối với từng gói thầu, bài viết sẽ so sánh quy định củapháp luật mới với quy định trong pháp luật đấu thầu trước đây, từ đó đưa ra các lưu

ý trong việc áp dụng BĐDT cho phù hợp

Bảo đảm dự thầu là gì?

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 4 Khoản 1) quy định BĐDT là việcnhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp Thư bảo lãnhcủa tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theopháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gianxác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ yêu cầu (HSYC)

So với Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP(sau đây gọi tắt là pháp luật đấu thầu cũ), khái niệm về BĐDT về cơ bản được giữnguyên, trong đó chủ yếu nhấn mạnh đến mục đích các nhà thầu cần phải nộpBĐDT là để bảo đảm trách nhiệm tham dự thầu của mình

Hình thức bảo đảm dự thầu phù hợp?

Trang 6

Luật Đấu thầu mới và pháp luật đấu thầu cũ đều quy định nhà thầu thực hiệnBĐDT theo một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp Thư bảo lãnh của tổchức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luậtViệt Nam Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu và bảo đảm phù hợpvới xu thế ‘‘thanh toán không tiền mặt”, trong các Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT và Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập HSMT cungcấp hàng hóa, xây lắp hướng dẫn nhà thầu nộp BĐDT theo hình thức đặt cọc bằngséc hoặc nộp Thư bảo lãnh dự thầu, không yêu cầu nhà thầu nộp bằng tiền mặt Đốivới các gói thầu có giá trị nhỏ hơn, áp dụng chào hàng cạnh tranh thì Thông tư số11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập HSYC chỉ định thầu, chào hàng cạnhtranh vẫn cho phép có thể căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu để thực hiệnBĐDT bằng tiền mặt, séc hoặc bảo lãnh dự thầu.

Trước đây, để thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu cũ thì hình thứcBĐDT chủ yếu mà các nhà thầu hay sử dụng là tiền mặt hoặc Thư bảo lãnh dựthầu Thực hiện theo quy định mới nêu trên, do không được nộp BĐDT bằng hìnhthức tiền mặt, nên để thuận tiện và hạn chế thủ tục và thời gian chuẩn bị hồ sơ dựthầu, nhiều nhà thầu lựa chọn thực hiện BĐDT bằng séc Tuy nhiên, một số chủ đầu

tư phàn nàn và quan ngại về việc nhiều trường hợp trong quá trình đánh giá hoặckhi cần thu BĐDT của nhà thầu thì chủ đầu tư phát hiện séc không đủ khả năngthanh toán, tức là tài khoản của nhà thầu không đủ số tiền như nêu trong tờ séc, dẫnđến chủ đầu tư không thu được đầy đủ giá trị bảo lãnh dự thầu như yêu cầu củaHSMT

Về vấn đề này, pháp luật về đấu thầu không quy định cụ thể, tuy nhiên khilập HSMT, HSYC, chủ đầu tư cần nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan

về cung ứng và sử dụng séc để tuân thủ theo quy định của pháp luật mà vẫn đảmbảo quyền lợi của mình khi tổ chức đấu thầu

Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 và Quyết định số30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hànhQuy chế cung ứng và sử dụng séc quy định, để đảm bảo khả năng thanh toán sécđược áp dụng ‘‘séc bảo chi” Đó là tờ séc được người bị ký phát xác nhận đảm bảothanh toán khi tờ séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình, trong

đó, người bị ký phát là tổ chức có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theolệnh của người ký phát (người lập và ký phát hành séc - nhà thầu) như ngân hàng,

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Hay nói cách khác, séc bảo chi là loại sécthanh toán được tổ chức cung ứng séc đảm bảo khả năng chi trả vì séc chỉ được bảochi khi người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán cho

tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản nhưng được người bị ký phát chấpthuận cho người ký phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng

Trang 7

thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc Theo đó, trên tờ séc sẽ ghi rõ cụm từ ‘‘bảochi”.

Bên cạnh đó, trong mẫu HSMT hài hòa xây lắp và hàng hóa dưới hình thứcđấu thầu cạnh tranh trong nước đối với các dự án do WB/ADB tài trợ, được banhành năm 2015, cũng quy định: ‘‘Nhà thầu phải cung cấp một BĐDT, là một phầncủa hồ sơ dự thầu, theo hình thức bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạtđộng hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc séc bảo chi”

Như vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán cho chủ đầu tư trong trường hợpnhà thầu không được nhận lại BĐDT, trong HSMT, HSYC có thể hướng dẫn rõ chonhà thầu nếu nộp BĐDT bằng séc thì nộp séc bảo chi theo quy định của pháp luật

có liên quan

(Nguồn: http://muasamcong.vn)

4 Doanh nghiệp dự thầu phải có báo cáo tài chính đã kiểm toán?

Ông Nguyễn Ngọc Minh (Phú Thọ) hỏi, khi công ty ông tham dự thầu thì cóphải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán không hay chỉ cần phải nộp báo cáotài chính, kiểm tra quyết toán thuế và xác nhận không nợ thuế của cơ quan thuế?

Hiện công ty của ông Minh là công ty cổ phần, chưa kiểm toán độc lập nênkhông có báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nhưng có kiểm tra quyết toán thuế 3năm 2012, 2013, 2014 và xác nhận của cơ quan thuế không nợ thuế

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá tại Chương III, Mục 2.1 –Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm quy định, để đánh giá năng lực tàichính của nhà thầu, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính để cung cấp thông tinchứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu theo Mẫu số 14 (hoặc Mẫu

số 9)

Theo đó, hồ sơ dự thầu của nhà thầu phải đính kèm các báo cáo tài chínhđược kiểm toán theo quy định và báo cáo tài chính được kiểm toán được hiểu làbáo cáo tài chính được kiểm toán độc lập

Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập và Điều 15 Nghị định số

17/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập cóquy định về đơn vị bắt buộc phải được kiểm toán Theo đó, đối với trường hợpnhững doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm toán theoquy định của Luật Kiểm toán độc lập và Nghị định số 17/2012/NĐ-CP nêu trên thìkhông phải đính kèm báo cáo kiểm toán trong hồ sơ dự thầu

Tuy nhiên, trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu vẫn phải nộp kèm theo bản chụpchứng thực một trong các tài liệu như: Biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tựquyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận

Trang 8

của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai, tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã

kê khai quyết toán thuế điện tử, văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xácnhận số thuế nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

5 Đánh giá hồ sơ đề xuất có bắt buộc lập tổ chuyên gia?

Ông Nguyễn Xuân Sáng (Hà Nội): Xin hỏi, đối với gói thầu chào hàng cạnhtranh (xây lắp, hàng hóa) đã thành lập Ban quản lý dự án có năng lực đánh giá hồ

sơ đề xuất thì có nhất thiết phải thành lập Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ đề xuấtkhông? Hiện, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất hình thức này áp dụng theo Mẫu số 1Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT hay có văn bản nào khác không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời:

Khoản 2, Điều 76 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, một trong cáctrách nhiệm của tổ chuyên gia là đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ

dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu Theo đó, khi đánh giá hồ sơ đề xuất phảitiến hành thành lập tổ chuyên gia Việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất đượcthực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

6 Xác định tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu

Ông Hà Ngọc Thạch (Cần Thơ): Trong quá trình đấu thầu một công trình xâydựng xảy ra tình huống, trước thời điểm đóng thầu có 3 nhà thầu nộp hồ sơ, trong

đó có 2 nhà thầu có thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng, nhà thầu còn lại thông báo

có thư bảo lãnh trong hồ sơ

Tuy nhiên, khi tiến hành mở thầu thì phát hiện nhà thầu này không có thưbảo lãnh Vậy xin hỏi, hồ sơ của nhà thầu này có bị loại không hay vẫn được đánhgiá? Nếu bị loại ngay thì khi đó thì chỉ còn 2 nhà thầu hợp lệ thì có được phép đánhgiá tiếp không hay tiến hành đấu thầu lại?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời:

Quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 11 vàĐiều 21 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ Theo đó, sau khi mở thầu,bên mời thầu phải tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu

Trường hợp nhà thầu tham dự thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm dựthầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị đánh giá

là không đáp ứng tính hợp lệ theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghịđịnh số 63/2014/NĐ-CP

Ông Vũ Trung Thành (Nam Định): Dự án A được phê duyệt kế hoạch lựachọn nhà thầu có 6 gói thầu trong đó có gói tư vấn kiểm toán Quyết định phê duyệt

Trang 9

kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói tư vấn kiểm toán có ghi thời gian thực hiện

là “trong thời gian thực hiện dự án” Thời gian thực hiện dự án được phê duyệt là

24 tháng Có 4 nhà thầu (A, B, C, D) tham gia đấu thầu gói thầu này Đơn dự thầucủa nhà thầu A có ghi thời gian thực hiện là “trong thời gian thực hiện dự án tuynhiên tổng cộng không quá 3 tháng” Ba nhà thầu còn lại trong đơn dự thầu ghi thờigian thực hiện lần lượt là 3 tháng, 90 ngày và 2,5 tháng Tôi xin hỏi, thời gian ghitrong đơn dự thầu như nêu trên có hợp lý không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời:

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 38 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chínhphủ, việc kiểm tra và đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thựchiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 28 của Nghị định này, trừ nộidung kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của bảo đảm dự thầu

Theo đó, trường hợp tiến độ thực hiện gói thầu ghi trong đơn dự thầu phùhợp với đề xuất kỹ thuật của nhà thầu và yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì đơn dựthầu của nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về tiến độ theo quy định nêutrên./

(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

7 Bổ sung chi phí dự phòng vào giá dự thầu thế nào?

Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro,chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và được phân bổvào trong đơn giá của nhà thầu, nhà thầu không được chào riêng phần chi phí dựphòng

Ông Nguyễn Hồ Thanh Hải (Quảng Nam) hỏi, hiện nay, việc xác định chiphí trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo Nghị định số 63/2014/NĐ-

CP hay theo Quyết định số 957/QĐ-BXD?

Khi lập kế hoạch đấu thầu phần giá gói thầu (đối với hợp đồng trọn gói) baogồm cả phần dự phòng trượt giá và dự phòng khối lượng phát sinh Khi nhà thầu bỏthầu phần trượt giá họ đã tính trực tiếp vào giá vật liệu, nhân công, ca máy; cònphần dự phòng khối lượng phát sinh nhà thầu chào theo tỷ lệ % trong bảng phântích đơn giá Ông Hải muốn biết, như vậy có phù hợp không?

Theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nộidung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu,

ký kết và thực hiện hợp đồng, nhưng trong 2 mẫu hồ sơ mời thầu kèm theo Thông

tư thì không có hướng dẫn về nội dung này Vậy nếu quy định bổ sung chi phí dựphòng thì bổ sung thế nào và nguyên tắc sử dụng như thế nào cho phù hợp?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khi xây dựng giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải tuân thủtheo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 Việc

Trang 10

xác định các chi phí dự phòng phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiệnhành, chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức chi phí

dự phòng cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá cho phù hợp.Trường hợp đối vớicác gói thầu đã xác định chính xác số lượng, khối lượng công việc và có thời gianthực hiện hợp đồng ngắn thì có thể áp dụng mức chi phí dự phòng thấp hoặc bằngkhông trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về cách xác định chi phí dự phòng

Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn, đối với hợpđồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dựthầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dựthầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính,thương mại Theo đó, khi tham dự thầu nhà thầu phải nghiên cứu, tính toán toàn bộcác chi phí để đưa ra giá dự thầu phù hợp với lợi thế của mình, giá dự thầu của nhàthầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thểxảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và được phân bổ vào trong đơn giá củanhà thầu, nhà thầu không được chào riêng phần chi phí dự phòng./

(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

8 Có được nộp bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt?

Nhà thầu đã nộp bảo đảm dự thầu theo hình thức đặt cọc bằng tiền mặt vàbên mời thầu đã nhận giá trị bảo đảm dự thầu thì chủ đầu tư có thể xem xét, quyếtđịnh xử lý tình huống theo hướng chấp thuận giá trị bảo đảm dự thầu của nhà thầu

Đơn vị ông Phan Chí Thiện (An Giang) đang thực hiện thẩm định gói thầuxây lắp quy mô nhỏ, hồ sơ mời thầu được lập theo Mẫu số 1 Thông tư

số 03/2015/TT-BKHĐT Nhà thầu A nộp bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt và bênmời thầu xuất phiếu thu tiền mặt bảo đảm dự thầu cho nhà thầu A với số tiền100.000.000 đồng

Ông Thiện hỏi, trường hợp bên mời thầu xuất phiếu thu tiền mặt bảo đảm dựthầu cho nhà thầu A có đúng quy định không? Bảo đảm dự thầu này có hợp lệkhông? Nếu đánh giá bảo đảm dự thầu này không hợp lệ thì dựa theo quy định nào?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm

dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc

tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc(đối với trường hợp đặt cọc) như quy định tại Mục 19.1 Chỉ dẫn nhà thầu Theo đó,việc nhà thầu nộp bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt và được bên mời thầu chấp thuận

là chưa phù hợp theo quy định nêu trên

Tuy nhiên, do nhà thầu đã nộp bảo đảm dự thầu theo hình thức đặt cọc bằngtiền mặt và bên mời thầu đã nhận giá trị bảo đảm dự thầu thì chủ đầu tư có thể xem

Trang 11

xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng chấp thuận giá trị bảo đảm dự thầu củanhà thầu để tăng số lượng hồ sơ dự thầu, tăng tính cạnh tranh cho gói thầu Chủ đầu

tư chịu trách nhiệm xử lý tình huống trong đấu thầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh,công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật vềquyết định của mình (Điều 86 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13và khoản 15, Điều

117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP)

(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

9 Mua sắm thường xuyên áp dụng quy định nào?

Công ty ông Hà Công (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là doanh nghiệp Nhà nước,hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Nhà nước đặt hàng cung ứngsản phẩm dịch vụ công ích thông qua công tác xây dựng giá được cấp có thẩmquyền phê duyệt Ông Công hỏi, khi thực hiện việc mua sắm vật tư, tài sản duy trì,phục vụ cho hoạt động công ích đó thì việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, tài sản cóphải theo quy định của Luật Đấu thầu không? Các đơn vị hạch toán phụ thuộc củaCông ty mẹ khi thực hiện mua sắm vật tư thường xuyên có cần phải được Công ty

mẹ ủy quyền hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định trường hợp lựachọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch

vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và muasắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp Nhà nước; thực hiệngói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụngđất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựachọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mụctiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Theo đó, việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, tài sản để bảo đảm tính liên tụccho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thườngxuyên của doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo quy định nêu trên./

(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

10 Quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu của liên danh

Vừa qua Công ty Điện lực Quảng Ngãi tổ chức đấu thầu 3 gói thầu cung cấpvật tư và thi công xây dựng đường dây điện và trạm biến áp Trong quá trình xétthầu, bên mời thầu thấy hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu liên danh giữa haiCông ty A và B có tương đối đầy đủ các thông tin, đặc biệt có giá dự thầu là thấpnhất và bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật

Tuy nhiên, trong thỏa thuận liên danh của thầu A (đứng đầu liên danh) và Bkhông ghi rõ nội dung công việc mà các thành viên phải thực hiện, chỉ nêu chung là

Trang 12

cung cấp vật tư và thi công công trình và đưa ra tỷ lệ phân chia là 60% và 40% giá

dự thầu, không có trách nhiệm, nghĩa vụ chung của nhà thầu liên danh và riêng củatừng thành viên

Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá như sau:

- Trong Hồ sơ mời thầu quy định trong thỏa thuận liên danh phải ghi rõ nộidung công việc mà các thành viên phải thực hiện và ước tính giá trị mà từng thànhviên phải thực hiện nhưng nhà thầu đã không ghi nội dung này

- Đồng thời, thỏa thuận liên danh lại không thuộc danh sách tài liệu mà nhàthầu được bổ sung sau khi mở thầu, trong quá trình đánh giá HSDT vì không thuộcnội dung về tư cách hợp lệ, về năng lực và về kinh nghiệm của nhà thầu

- Về cán bộ chủ chốt, hồ sơ yêu cầu nhà thầu bố trí 1 chỉ huy trưởng côngtrình, 1 cán bộ kỹ thuật, 1 trung cấp xây dựng và 20 công nhân thi công Thànhviên A bố trí đủ cán bộ chủ chốt và công nhân, nhưng thành viên B chỉ bố trí côngnhân

- Về năng lực thiết bị xe máy, hồ sơ yêu cầu nhà thầu phải bố trí đầy đủ, có

số lượng và chủng loại cụ thể Thành viên A có bố trí đầy đủ còn thành viên Bkhông bố trí thiết bị xe máy thi công

Tổ chuyên gia đã đánh giá HSDT của liên danh nêu trên không hợp lệ và bịloại, không được đánh giá tiếp

Đại diện Công ty Điện lực Quảng Ngãi, ông Quách Phạm Cường đề nghị giảiđáp, Tổ chuyên gia không chấp nhận HSDT của nhà thầu liên danh A và B trongtrường hợp này có vi phạm Luật Đấu thầu không? Bên mời thầu có được phép chonhà thầu làm rõ thỏa thuận liên danh hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, nhà thầu có tưcách hợp lệ được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liêndanh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ tráchnhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêngcủa từng thành viên trong liên danh

Theo hướng dẫn tại Điểm h, Mục 1.2 Chương III của Mẫu hồ sơ mời thầuxây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ (Mẫu số 01) ban hànhkèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, hồ sơ dự thầu được đánh giá hợp lệ khi có thỏa thuận liên danh được đạidiện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trongthỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính tỷ lệ % giátrị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03Chương IV — Biểu mẫu dự thầu

Trang 13

Đối với câu hỏi của ông Quách Phạm Cường, nếu trong thỏa thuận liên danh

có phân công trách nhiệm cho từng thành viên liên danh thực hiện công việc theo tỷ

lệ phần trăm giá dự thầu (60% và 40%) mà không nêu cụ thể nội dung công việc thìtrong quá trình đánh giá, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ để có cơ sởđánh giá

(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

11 Phải có quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu?

Bà Võ Minh Hội (Tây Ninh) hỏi: Sau khi bên mời thầu trình phê duyệt danhsách xếp hạng nhà thầu thì có phải lập báo cáo thẩm định và quyết định phê duyệtdanh sách xếp hạng nhà thầu không? Hiện có văn bản nào hướng dẫn các biểu mẫunày không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Điểm e, Khoản 1, Điều 106 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, không tiếnhành thẩm định danh sách xếp hạng nhà thầu trước khi phê duyệt, danh sách xếphạng nhà thầu được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu

Đối với trường hợp của bà, việc phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu được thựchiện theo quy định nêu trên Đơn vị được giao trình quyết định phê duyệt danh sáchxếp hạng nhà thầu để chủ đầu tư phê duyệt Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu vượt quabước đánh giá về tài chính thì không cần phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.Ngoài ra, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về mẫu quyết định phê duyệtdanh sách xếp hạng nhà thầu

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

12 Xác định năng lực của nhà thầu liên danh thế nào?

Ông Huỳnh Đức Đạt (tỉnh Bạc Liêu) phản ánh, hồ sơ mời thầu (HSMT) đãphát hành có nội dung: "Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm đượcxác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phảibảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phầnviệc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trongliên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh đượcđánh giá là không đáp ứng yêu cầu"

Căn cứ yêu cầu nêu trên, nhà thầu có đề xuất trong hồ sơ dự thầu (HSDT) làtrong thỏa thuận liên danh nhà thầu đứng đầu liên danh đảm nhận 50% công việc.Tuy nhiên, HSDT chỉ đề xuất 4 công nhân vận hành máy và 1 Chỉ huy trưởng, 1cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hệ thốngđiện Một thành viên liên danh đảm nhận 50% công việc thì HSDT có đề xuất 81công nhân phục vụ thi công, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công, 1 cán bộ kỹ thuậtphụ trách cấp thoát nước, 1 đội trưởng thi công trực tiếp Ông Đạt hỏi, trong trườnghợp nêu trên, nhà thầu đứng đầu liên danh có đáp ứng yêu cầu theo HSMT không?

Trang 14

Về tính hợp lệ của bảo lãnh dự thầu trong trường hợp nhà thầu liên danh,theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn: "Nếu bất kỳ thành viên nàotrong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảođảm dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu thìbảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả" (ápdụng trong trường hợp nhà thầu liên danh) Ông Đạt đề nghị giải đáp, nhà thầu cóThư bảo lãnh của Ngân hàng thiếu nội dung trên thì có hợp lệ không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III của Mẫu số 01 Mẫu HSMT xây lắp ápdụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với nhà thầuliên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinhnghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danhđáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trongliên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực,kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu

Đối với nhà thầu liên danh, việc đánh giá năng lực về tài chính và kinhnghiệm thực hiện hợp đồng tương tự căn cứ theo phần công việc từng thành viênđảm nhận trong liên danh; còn đối với năng lực về kỹ thuật thì đánh giá cho cả nhàthầu liên danh mà không căn cứ theo tỷ lệ công việc phân chia trong liên danh

Tuy nhiên, nếu nhà thầu liên danh đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật theoquy định nêu trong HSMT (nhân sự, máy móc…) và nhà thầu đứng đầu liên danhchứng minh được khả năng huy động nhân sự từ thành viên liên danh khác thì đượccoi là đạt đối với nội dung này

(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

13 Các trường hợp bảo đảm dự thầu không hợp lệ

Theo hướng dẫn tại Mục 19.3 Chương I Mẫu số 1 mẫu HSMT xây lắp ápdụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm dự thầuđược coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có giá trịthấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 19.2 CDNT,không đúng tên bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không

có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu

Theo đó, việc bảo lãnh dự thầu của nhà thầu liên danh thiếu nội dung: “Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 – Chỉ dẫn nhà thầu của HSMT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không

Trang 15

được hoàn trả” không thuộc các trường hợp để đánh giá bảo đảm dự thầu không

hợp lệ theo hướng dẫn nêu trên

Tuy nhiên, sai sót này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ đầu tư trongviệc thu bảo lãnh dự thầu khi một thành viên trong liên danh vi phạm quy định củapháp luật về đấu thầu Do đó, trong trường hợp này, bên mời thầu cần yêu cầu nhàthầu bổ sung cam kết của ngân hàng phát hành thư bảo lãnh nêu trên về việc sẽ tịchthu được bảo lãnh dự thầu khi bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quyđịnh của pháp luật về đấu thầu

(nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

14 Được xác minh năng lực nhà thầu trước khi ký hợp đồng

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Đỗ Hữu Tài (TP Hồ Chí Minh) đề nghịđược hướng dẫn xử lý tình huống đấu thầu như sau:

Công ty A tổ chức đấu thầu gói thầu mua sắm một số vật tư thiết bị điện nằmtrong kế hoạch sửa chữa lớn năm 2015 Hồ sơ mời thầu (HSMT) có quy định, thờiđiểm phát hành HSMT là ngày 15/8/2015; thời điểm đóng thầu là 9h00 ngày15/9/2015; hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 30 ngày kể từ ngày đóng thầu Ba nhà thầu

B, C, D tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên và giá chào thầu của nhà thầu B là thấpnhất

Ngày 10/10/2015, căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và biên bản thươngthảo hợp đồng, Công ty A ra quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Btrúng thầu và mời nhà thầu này vào hoàn thiện hợp đồng Tuy nhiên, trong quátrình hoàn thiện hợp đồng, Công ty A nhận được một số tài liệu cho thấy điều kiệntài chính thực tế của nhà thầu B không còn đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính

để thực hiện gói thầu theo HSMT

Ông Tài hỏi, trong trường hợp này, công ty A có thể mời nhà thầu tiếp theovào thương thảo không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 2, Điều 64 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, tại thời điểm

ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật,tài chính để thực hiện gói thầu

Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với muasắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đốivới mua sắm tập trung tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu, nếuvẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợp đồng

Theo đó, trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng, chủ đầu tư có đủ căn cứchứng minh nhà thầu trúng thầu không còn đủ năng lực tài chính đáp ứng yêu cầuHSMT để thực hiện gói thầu thì bên mời thầu, chủ đầu tư xem xét hủy kết quả lựa

Trang 16

chọn nhà thầu với nhà thầu này và mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đáp ứng yêucầu của HSMT vào thương thảo hợp đồng./.

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

15 Gói thầu dưới 5 tỷ đồng chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ?

Ông Nguyễn Văn Thanh (tỉnh Nam Định) phản ánh, theo quy định hiệnhành, gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấpnhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu Hiện Việt Nam đang khuyến khích các doanhnghiệp sát nhập để tăng quy mô, nhưng khi đó doanh nghiệp lại không được thamgia đấu thầu các gói thầu dưới 5 tỷ đồng Ông Thanh đề nghị cơ quan chức nănggiải đáp, như vậy các chính sách có mâu thuẫn nhau không?

Địa phương của ông Thanh có rất nhiều nhà thầu quy mô vừa Một số góithầu xây lắp giá trị dưới 5 tỷ đồng, nhưng các doanh nghiệp nhỏ không thể đáp ứngyêu cầu về kinh nghiệm và năng lực thực hiện Ông Thanh hỏi, vậy trong trườnghợp này, các doanh nghiệp quy mô vừa có được tham gia đấu thầu không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề ông Thanh hỏi như sau:

Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định đối với gói thầu xâylắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấpnhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu

Trường hợp không có nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đáp ứng yêucầu của gói thầu thì bên mời thầu cần báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định xử

lý tình huống theo hướng cho phép các nhà thầu không phải doanh nghiệp nhỏ, siêunhỏ tham dự thầu

Việc xử lý tình huống trong đấu thầu là trách nhiệm của chủ đầu tư trên cơ sởbảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Điều 86, Luật Đấu thầu số43/2013/QH13)

Liên quan đến tính phù hợp của chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ,siêu nhỏ, khi các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đã sáp nhập, tăng quy mô để nâng caosức cạnh tranh thì cần chuyển ưu đãi (trong việc tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp

có giá không quá 5 tỷ đồng) sang các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ để tạo điều kiệncho các doanh nghiệp này

(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

16 Việc chứng minh nguồn lực tài chính đối với nhà thầu liên danh

Ông Phan Chí Thiện, công tác tại một đơn vị thẩm định kết quả lựa chọn nhàthầu ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, đề nghị cơ quan giải đáp một số nội dungliên quan đến quy định về tham dự thầu đối với nhà thầu liên danh

Trang 17

Nhà thầu A dự thầu với tư cách nhà thầu liên danh gồm Công ty B (thànhviên đứng đầu liên danh) và Công ty C (thành viên liên danh) Theo quy định trong

hồ sơ mời thầu, nhà thầu phải chứng minh về nguồn lực tài chính dành cho gói thầu

là 2,5 tỷ đồng (x) tỷ lệ % tương ứng với phần công việc đảm nhận trong liên danh(từng thành viên trong liên danh phải thỏa mãn yêu cầu này) Tuy nhiên, chỉ cóthành viên đứng đầu liên danh chứng minh nguồn lực tài chính là 5 tỷ đồng, thànhviên liên danh không chứng minh nguồn lực tài chính dành cho gói thầu

Ông Thiện hỏi, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có đượcyêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu chứng minh nguồn lực tài chính của thành viênliên danh C không?

Đối với trường hợp Nhà thầu D, dự thầu với tư cách nhà thầu liên danh gồmCông ty E (thành viên đứng đầu liên danh) và Công ty F (thành viên liên danh)

Đại diện hợp pháp của Công ty F có văn bản ủy quyền cho Phó Giám đốcthực hiện một số công việc như ký đơn dự thầu khi tham gia đấu thầu Nhưngtrong thỏa thuận liên danh thì Công ty F lại ủy quyền cho thành viên đứng đầu liêndanh là Công ty E ký đơn dự thầu

Ông Thiện hỏi, việc Công ty E ký đơn dự thầu có trái quy định không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu liên danh phải chứng minh nguồn lực tàichính tương ứng với tỷ lệ % công việc mà thành viên trong liên danh đảm nhận,nếu thành viên liên danh C không có tài liệu chứng minh nguồn lực tài chính trong

hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu bổ sung làm rõ theo quy địnhtại Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

Trường hợp Giám đốc Công ty F ủy quyền cho Phó Giám đốc Công ty F kýcác tài liệu khi tham dự thầu và Công ty F liên danh với Công ty E để tạo thành nhàthầu liên danh, hai bên thống nhất trong thỏa thuận liên danh Công ty E ký đơn dựthầu thì trong trường hợp này, việc ủy quyền nội bộ của Công ty F và thỏa thuận kýđơn dự thầu trong thỏa thuận liên danh không trái với các quy định của pháp luật vềđấu thầu

(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

17 Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính nhà thầu

Theo phản ánh của ông Đỗ Đức Mạnh, công tác tại Sở Giao dịch Chứngkhoán Hà Nội, Tổ chuyên gia của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đang thựchiện đánh giá Hồ sơ dự thầu của nhà thầu tham gia gói thầu dịch vụ phi tư vấn

Theo hướng dẫn của tiêu chí đánh giá 3.1 Mục 2.1 Chương III của Mẫu số

01 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư thì: “Nhà thầu nộp báo cáo tài chính từ năm 2012, 2013, 2014 để cung cấp thông

Trang 18

tin chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu Giá trị tài sản ròng củanhà thầu trong năm 2014 phải dương”.

Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính có ý kiến ngoại trừ của Kiểm toán viên nhưsau: “Do được bổ nhiệm làm kiểm toán viên của Công ty sau ngày 31/12/2014 nênchúng tôi không thể tham gia quan sát công tác kiểm kê tiền mặt tồn quỹ vào thờiđiểm kết thúc năm tài chính 2014, chúng tôi cũng không thực hiện được các thủ tụckiểm toán thay thế để đưa ra ý kiến về tính hiện hữu và giá trị của số dư tiền mặttồn quỹ tại ngày 31/12/2014 và các ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính củaCông ty cho năm tài chính kết thúc cùng ngày”

Ông Mạnh hỏi, Báo cáo tài chính của nhà thầu có đáp ứng tiêu chí “lànhmạnh” được ghi trong mẫu Hồ sơ mời thầu nêu trên của Thông tư không?

Về vấn đề này, Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại khoản 2.1 Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu muasắm hàng hoá (Mẫu số 01) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐTngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì một trong những tiêu chí đánh giá

về năng lực tài chính là kết quả hoạt động tài chính của nhà thầu

Đối với trường hợp nêu trong văn bản hỏi của ông Đỗ Đức Mạnh, khi tham

dự thầu, nhà thầu có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính kèm theo một trong các tàiliệu như báo cáo tài chính, biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toánthuế có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai, văn bản xác nhậncủa cơ quan quản lý thuế để chứng minh giá trị tài sản ròng của nhà thầu trongnăm gần nhất phải dương theo hướng dẫn nêu trên

Theo đó, trường hợp thực tế giá trị tài sản ròng của nhà thầu tại thời điểmngày 31/12/2014 là dương thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng tiêu chí đánh giánày Liên quan đến tính hợp lệ và nội dung của báo cáo tài chính, đề nghị đơn vịông Mạnh liên hệ với Bộ Tài chính đế được hướng dẫn cụ thể

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

18 Được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh

Ông Trần Văn Phát (Hà Nội) hỏi: Đơn vị tôi tham gia đấu thầu gói thầu xâydựng nhà trong đó có hạng mục phòng, chống mối, hồ sơ mời thầu có cho phép sửdụng nhà thầu phụ Đơn vị tôi không có chức năng thi công phòng, chống mốithìcóđượcsử dụng cơ quan có chức năng phòng, chống mối để làm nhà thầu phụkhông hay phải liên danh? Trường hợp nào được phép sử dụng nhà thầu phụ?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định nhà thầu có tưcách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với

tư cách độc lập hoặc liên danh

Trang 19

Đối với trường hợp của ông Phát, nếu đơn vị của ông không có chức năng thi côngphòng chống mối thì có thể liên danh với nhà thầu có chức năng này để tham dựthầu hoặc sử dụng nhà thầu này làm nhà thầu phụ.

Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ thì việc đánh giá năng lực, kinh nghiệmđược thực hiện đối với nhà thầu chính, trừ trường hợp đối với nhà thầu phụ đặcbiệt

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

19 Bộ Kế hoạch và Đầu tư gỡ vướng một số tình huống trong đấu thầu

Bà Đinh Thị Hoài Thanh là thành viên tham gia công tác đấu thầu của Sở Y

tế TP Hồ Chí Minh Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Thanh đề nghị được cơ quanchức năng hướng dẫn xử lý một số tình huống phát sinh trong công tác đấu thầu

Hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định giá trị bảo lãnh dự thầu lớn hơn hoặc bằng1% tổng giá trị sản phẩm dự thầu Tổng giá trị sản phẩm dự thầu của nhà thầu là3.456.432.500 đồng.Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu là34.564.000 đồng

Bà Thanh hỏi, giá trị bảo lãnh dự thầu của nhà thầu như nêu trên có đượcđánh giá là đạt hay không?

HSMT gói thầu mua sắm thuốc, vật tư quy định nhà thầu có thể tham gia dựthầu vào một hoặc nhiều hoặc tất cả các mặt hàng thuộc gói thầu Khi gia hạn hiệulực hồ sơ dự thầu (HSDT), nhà thầu thực hiện gia hạn hiệu lực bảo lãnh dự thầu cũ

và gia hạn hiệu lực HSDT nhưng trong đó đề nghị không gia hạn một số mặt hàng

đã tham gia

Vậy, việc không gia hạn một số mặt hàng có bị xem là làm thay đổi nội dungtrong HSDT không? Đánh giá việc gia hạn không hợp lệ tức là nhà thầu khôngđược xem xét các mặt hàng nhà thầu đồng ý gia hạn, như vậy đúng hay sai? Trongthời gian có hiệu lực của HSDT, nhà thầu đề nghị rút một số mặt hàng tham dự thầuthì có được chấp nhận không?

Nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng với nhiều mặt hàng tuy nhiên nhà thầukhông cung cấp một số mặt hàng, như vậy nhà thầu phải chịu phạt vi phạm tươngứng với giá trị bảo lãnh dự thầu của mặt hàng không cung cấp hay giá trị toàn bộbảo lãnh?

Trong HSDT, nhà thầu A nộp Báo cáo tài chính, trong đó lợi nhuận năm

2012 là dưới 0; Biên bản kiểm tra quyết toán thuế giữa cơ quan thuế và nhà thầunăm 2012, trong đó cơ quan thuế xác định nhà thầu có lợi nhuận trên 0

Nhà thầu B nộp Báo cáo tài chính, trong đó lợi nhuận năm 2012 là trên 0 vàBáo cáo kiểm toán do cơ quan kiểm toán phát hành năm 2012 nêu: Nhà thầu chưaghi nhận một khoản chi phí, nếu ghi nhận khoản chi phí này vào báo cáo theo quyđịnh thì nhà thầu có lợi nhuận năm 2012 là dưới 0

Trang 20

Bà Thanh đề nghị giải đáp, trong các trường hợp này, phải đánh giá tiêu chílợi nhuận của nhà thầu như thế nào? Có nguyên tắc lấy nguồn dữ liệu nào làmchuẩn để đánh giá không?

Bà Thanh cũng muốn biết, HSMT gói thầu mua sắm hàng hóa quy định thờigian thực hiện hợp đồng 12 tháng nhưng HSDT của nhà thầu nêu thời gian thựchiện hợp đồng 9 tháng, như vậy nhà thầu có được đánh giá đạt hay không?

Những vấn đề bà Thanh hỏi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Mức bảo đảm dự thầu căn cứ từng gói thầu

Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 11 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, giá trị bảođảm dự thầu được quy định theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn

cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể

Điểm d, Khoản 2, Điều 18 và Điểm a, Khoản 5, Điều 117 Nghị định

số 63/2014/NĐ-CP quy định, HSDT được đánh giá là hợp lệ khi có bảo đảm dựthầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của HSMT

Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì trong HSMT, hồ sơ yêucầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từngphần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần

để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình

Đối với trường hợp của bà Thanh, việc HSMT quy định giá trị bảo đảm dựthầu lớn hơn hoặc bằng 1% tổng giá trị sản phẩm dự thầu mà không phải là giá góithầu là chưa phù hợp theo quy định nêu trên

Trường hợp tổ chuyên gia, bên mời thầu vẫn tiến hành đánh giá HSDT dựatrên HSMT trước đó thì trong trường hợp nhà thầu có bảo đảm dự thầu là34.564.000 đồng (làm tròn số) so với yêu cầu là 1% tổng giá trị sản phẩm là34.564.325 đồng (chênh lệch 325 đồng) vẫn được coi là đáp ứng yêu cầu củaHSMT

Trường hợp gia hạn hiệu lực của HSDT, đối với gói thầu chia thành nhiều lô,nhiều phần, nếu quá trình lựa chọn nhà thầu bị kéo dài dẫn đến hết hiệu lực củaHSDT thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian có hiệu lực củaHSDT

Nhà thầu có quyền gia hạn hoặc không gian hạn thời gian có hiệu lực đối vớicác lô, phần (hàng hóa) mà nhà thầu đã tham dự Những lô, phần mà nhà thầukhông gia hạn thì không đáp ứng

Trường hợp nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng nhưng không thực hiện hợpđồng thì việc xử phạt nhà thầu, bồi thường hợp đồng phải tuân thủ theo các điềukhoản trong hợp đồng đã ký

Không quy định đánh giá năng lực tài chính trên chỉ tiêu lợi nhuận

Trang 21

Trường hợp trong các tài liệu do nhà thầu cung cấp có số liệu khác nhau vềnăng lực tài chính thì bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm rõ về nội dung này.

Trường hợp xác định được nhà thầu trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sailệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tàichính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào thì đây đượccoi là vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại Khoản 4, Điều 89 LuậtĐấu thầu số 43/2013/QH13

Ngoài ra, pháp luật về đấu thầu không quy định đánh giá năng lực tài chínhtrên chỉ tiêu lợi nhuận mà chỉ đánh giá theo giá trị ròng và nguồn lực tài chính Liênquan đến quy định về tài chính đề nghị bà Thanh tham khảo ý kiến của Bộ Tàichính để được hướng dẫn cụ thể

Trường hợp HSDT được đánh giá là hợp lệ về tiến độ thực hiện

Theo hướng dẫn tại Điểm c Mục 1.2 Chương III của Mẫu số 01 Mẫu HSMTmua sắm hàng hóa áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèmtheo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,HSDT được đánh giá là hợp lệ khi có thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dựthầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật đồng thời đáp ứng thời gian theo yêu cầucủa HSMT

Theo đó, trường hợp HSMT yêu cầu thời gian thực hiện gói thầu là 12 tháng nhưngnhà thầu đề xuất là 9 tháng, phù hợp với đề xuất về kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu vềchất lượng thì HSDT được đánh giá là hợp lệ về nội dung tiến độ thực hiện góithầu

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

20 Việc lựa chọn nhà thầu đối với dự án BT

Công ty của ông Khắc Thông (su.khac.thong@ ) là nhà đầu tư 1 dự án xâydựng – chuyển giao (BT) Nay, công ty chuẩn bị ban hành quy chế để lựa chọn nhàthầu Ông Thông hỏi, công ty cần áp dụng Luật Đấu thầu, Nghị định số63/2014/NĐ-CP để lựa chọn nhà thầu hay trực tiếp chỉ định thầu?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, trường hợp lựachọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư,

dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phảiban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệptrên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Theo đó, trường hợp công ty của ông Thông được lựa chọn là nhà đầu tư cho

dự án BT thì việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án tuân thủtheo quy định nêu trên

Trang 22

Việc ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu không bắt buộc áp dụng theoLuật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

21 Trong thời gian đánh giá thầu có được thay đổi nhân sự?

Công ty TNHH Kiến trúc và Xây dựng Thái Cường (TP Cần Thơ) đề nghị

cơ chức năng hướng dẫn một số tình huống trong đấu thầu như sau:

Trường hợp sau khi mở thầu:

Trong thời gian hồ sơ dự thầu còn hiệu lực và chưa có kết quả xét thầu, nội

bộ nhà thầu có sự thay đổi về nhân sự (thêm, bớt nhân viên) Trong đó, một số nhân

sự nhà thầu đã kê khai trong hồ sơ dự thầu bị cắt hợp đồng lao động Tuy nhiên nếutrúng thầu, nhà thầu vẫn bảo đảm nguồn nhân sự thay thế có đủ năng lực và kinhnghiệm để thực hiện gói thầu Vậy, việc nội bộ nhà thầu có sự thay đổi nhân sự nhưtrên có ảnh hưởng đến kết quả xét thầu không?

Trường hợp sau khi đóng thầu:

Nhà thầu phát hiện bảng kê khai năng lực kinh nghiệm có sai sót Cụ thể:Trong bảng kê khai hợp đồng tương tự đã thực hiện, nhà thầu có sự nhầm lẫn kêkhai công trình cấp III là công trình cấp IV

Sau khi đóng thầu, nhà thầu đã gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ vềnăng lực kinh nghiệm Tài liệu kèm theo bao gồm: Văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu;Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình có xác định rõ quy mô

và cấp công trình là công trình dân dụng cấp III; Văn bản xác nhận của Chủ đầu tư;Bảng khối lượng công việc kèm theo hợp đồng

Việc làm rõ này không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham gia dự thầu,không thay đổi giá dự thầu theo khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định số63/2014/NĐ-CP của Chính phủ Vậy, việc nhà thầu gửi tài liệu đến bên mời thầu đểlàm rõ năng lực kinh nghiệm sau thời điểm đóng thầu như trên có phù hợp quy định

và có được chấp nhận hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Về thay đổi nhân sự chủ chốt

Trường hợp trong thời gian đánh giá thầu, do bất khả kháng nên một hoặcmột số vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiệngói thầu thì nhà thầu phải có văn bản thông báo đến bên mời thầu về việc thay đổinhân sự này Bên cạnh đó, nhà thầu phải cung cấp được tài liệu chứng minh việcthay đổi nhân sự do bất khả kháng xảy ra sau thời điểm đóng thầu

Việc thay thế nhân sự được thực hiện trong bước thương thảo hợp đồng nếunhà thầu được đánh giá xếp hạng thứ nhất nhưng phải bảo đảm nhân sự thay thế cótrình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn đối với nhân sự đã đềxuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu

Trang 23

Về việc làm rõ năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu

Khoản 1 và khoản 2, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủquy định sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêucầu của bên mời thầu

Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp

lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tàiliệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm

Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếucác tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu đượcphép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinhnghiệm của mình Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ củanhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, nănglực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu

Theo đó, đối với trường hợp do nhầm lẫn khi kê khai cấp của công trìnhtương tự đã thực hiện (từ cấp III thành cấp IV) thì nhà thầu được phép gửi tài liệu

để tự làm rõ theo quy định nêu trên

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

22 Chi nhánh của doanh nghiệp có được tham gia dự thầu?

Công ty ông Nguyễn Tiên Phong (thành phố Hà Nội) là doanh nghiệp xâylắp quy mô vừa (vốn 45 tỷ đồng), do vậy, theo khoản 3, Điều 6 Nghị định số63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ thì các gói thầu xây lắp dưới 5 tỷđồng công ty ông không được tham gia

Ông Phong muốn được biết, chi nhánh của công ty hoạt động theo ủy quyềncủa công ty thì có được phép tham gia các gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng không?Nếu được phép thì cần bổ sung các giấy tờ gì?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 3 và khoản 4 Điều 92 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 quy định chinhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc mộtphần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền; chi nhánhkhông phải là pháp nhân Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷquyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền

Theo đó, chi nhánh của doanh nghiệp không có tài sản độc lập và không tựchịu trách nhiệm bằng tài sản đó, ngoài ra chi nhánh không thể nhân danh mìnhtham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập thì không được coi là hạch toán tàichính độc lập, do đó chi nhánh không đủ tư cách để tham dự thầu Trường hợp chinhánh được công ty ủy quyền tham dự thầu thì chi nhánh được tham dự thầu với tưcách của công ty

Trang 24

Vì vậy, nếu công ty không phải là doanh nghiệp cấp nhỏ hoặc siêu nhỏ theoquy định của pháp luật về doanh nghiệp thì không được tham dự thầu gói thầu này.

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

23 Không có quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ

Ông Vũ Ngọc Nam hỏi: Tại điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu43/2013/QH13 quy định, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tưvấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải ápdụng hợp đồng trọn gói Vậy, có thể hiểu đây là gói thầu tư vấn quy mô nhỏ không,hay toàn bộ gói thầu tư vấn?

Trường hợp đối với gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng, chi phí khảosát tính theo đơn giá, chi phí thiết kế tính theo tỷ lệ % Vậy khi để hợp đồng trọngói thì chi phí thiết kế phải xác định như thế nào? (Vì chi phí thiết kế tính bằng hệ

số % x chi phí xây lắp, mà chi phí xây lắp tại thời điểm ký hợp đồng tư vấn thiết kếchưa chính xác)

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Theo điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy địnhđối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu muasắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói

Theo đó, hợp đồng trọn gói được áp dụng với gói thầu dịch vụ tư vấn đơngiản mà không áp dụng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ vì pháp luậtkhông có quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ

Việc tính toán giá gói thầu phải tính toán đầy đủ toàn bộ chi phí để thực hiệngói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế theo quy định tại điểm a, khoản

2, Điều 35 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 Bên mời thầu phải căn cứ vào cácquy định hiện hành để tính toán số lượng chuyên gia cần thiết cho gói thầu, thờigian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản thù lao và ngoài thù lao chochuyên gia làm cơ sở để xác định giá gói thầu

(Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

24 Đề xuất giảm giá có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu

Ông Nguyễn Thanh Hiếu (TP Cần Thơ) phản ánh, trong bảng giá dự thầucủa dịch vụ, nhà thầu để giá 2,5 tỷ đồng cho tất cả các danh mục Tuy nhiên, trongđơn dự thầu, nhà thầu lại để giá 2 tỷ đồng và có thư để giảm 500 triệu đồng ÔngHiếu hỏi, trường hợp này xử lý như thế nào và theo quy định tại văn bản nào?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 14 CDNT Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóaban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư, trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếpvào đơn dự thầu hoặc đề xuất riêng trong thư giảm giá

Trang 25

Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dung và cách thức giảm giávào các hạng mục cụ thể nêu trong cột “Danh mục hàng hoá”, “Mô tả dịch vụ”.

Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo

tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Danh mục hàng hoá”, “Mô tả dịch vụ”

Như vậy, trường hợp trong đơn dự thầu nêu rõ giá dự thầu là 2 tỷ đồng saugiảm giá thì được coi là phù hợp với biểu giá tổng hợp và thư giảm giá

Trường hợp trong đơn dự thầu chỉ nêu giá dự thầu là 2 tỷ đồng khác giátrong biểu tổng hợp (2,5 tỷ đồng) thì tổ chuyên gia, bên mời thầu cần phải xem xétbản giá chào để có cơ sở xác định chính xác giá chào của nhà thầu Trên cơ sở đótiến hành sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá Việc tính giảm giáđược thực hiện theo quy định nêu trên

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

25 Không được đưa điều kiện hạn chế sự tham gia của nhà thầu

Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-C P của Chính phủ quy địnhtrong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự thamgia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sựcạnh tranh không bình đẳng

Theo phản ánh của ông Phan Văn Phúc (tỉnh Cà Mau), công tác tại BanQuản lý dự án thành phố Cà Mau,để tránh tình trạng nhà thầu tham gia dự thầucông chứng các tài liệu, bằng cấp cóliên quan để tham gia dự thầu, nhưng thực tếkhông có nhân sự như mong muốn khi trúng thầu, bên mời thầu đặt ra tiêu chí đểchứng minh chỉ huy trưởng công trình của nhà thầu phải có “Sổ bảo hiểm xã hộicông tác tại nhà thầu hoặc có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội đã đóng bảohiểm tại nhà thầu tham dự tính đến thời điểm hiện tại”

Ông Phúc hỏi, với tiêu chí nêu trên thì có vi phạm điều cấm trong Luật Đấuthầu nhằm hạn chế nhà thầu tham dự không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy địnhtrong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự thamgia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sựcạnh tranh không bình đẳng

Theo hướng dẫn tại khoản 2.2, Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xâylắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư thì một trong những nội dung đánh giá về năng lực kỹ thuật củanhà thầu là nhân sự chủ chốt

Đối với trường hợp nêu trong thư hỏi của ông, nếu hồ sơ mời thầu yêu cầunhà thầu có xác nhận đóng bảo hiểm xã hội đối với các vị trí nhân sự chủ chốt cóthể làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu Trong trường hợp này, nếu các vị trí

Trang 26

nhân sự chủ chốt do nhà thầu đề xuất đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm thìđược coi là đáp ứng yêu cầu về nội dung nhân sự chủ chốt.

Trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu nộp tài liệu làm

rõ, chứng minh khả năng huy động nhân sự chủ chốt của mình như hợp đồng laođộng, sổ bảo hiểm xã hội để chứng minh nhân sự đề xuất đang thuộc quản lý củanhà thầu

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

26 Thông tin nào trong hồ sơ dự thầu được phép điều chỉnh?

Công ty ông Hoàng Văn Vinh (tỉnh Đồng Nai) tham dự gói thầu xây lắp Hồ

sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải có 15 công nhân có chứng nhận nghề và tối thiểu

10 người đóng bảo hiểm tại doanh nghiệp Hồ sơ dự thầu cung cấp đầy đủ theo yêucầu, tuy nhiên do sai sót nên bảng kê bị thiếu một người

Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu của công ty ông Vinh không đạt với lý

do, bảng kê chỉ có 14 người, không đáp ứng được hồ sơ mời thầu và theo quy địnhtại Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu là căn

cứ vào yêu cầu của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của nhà thầu đã nộp

Ông Vinh hỏi, lý do loại hồ sơ dự thầu của công ty ông có phù hợp với quyđịnh không? Công ty ông có được quyền sửa lại những sai sót không cơ bản của hồ

sơ dự thầu không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Đối với trường hợp của ông Vinh nêu, hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải

có 15 công nhân có chứng nhận đào tạo nghề và tham gia bảo hiểm tối thiểu là 10người Hồ sơ dự thầu đã cung cấp đầy đủ chứng nhận đào tạo nghề và hợp đồng laođộng của 15 công nhân, tuy nhiên có sai sót ở bảng kê khi kê 14 người thay vì 15người

Do sự không nhất quán giữa bảng kê và hợp đồng lao động, chứng nhận đàotạo nghề mà nhà thầu đã cung cấp, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ về

sự không nhất quán này

Trường hợp nhà thầu làm rõ là có 15 người tương ứng với số hợp đồng đãcung cấp trong hồ sơ dự thầu thì sẽ được đánh giá đáp ứng nội dung này

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

27 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền (thành phố Hà Nội) phản ánh, tại Thông tư

số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chitiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, phần yêu cầu các tiêu chí tài chính và năng lực kinhnghiệm có hướng dẫn:

“Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng tối thiểu là (6) VND, trong vòng (7) năm trở lại đây

Trang 27

(6) Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu bình quân hàngnăm:

a) Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu bình quân hàng năm = (Giá góithầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) x k

Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là từ 1,5 đến 2;”

Theo quy định thì chỉ dùng từ "thông thường" Bà Huyền muốn hỏi, nếutrong hồ sơ mời thầu quy định hệ số k=1 hoặc hệ số k=2,5 hoặc hệ số k=3 thì cóđúng quy định không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại ghi chú số (6) Mục 2.1 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầuxây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, cách tính toán thôngthường về mức yêu cầu doanh thu bình quân hàng năm đối với trường hợp thờigian thực hiện hợp đồng dưới 1 năm thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm = Giá gói thầu x k.Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là 1,5

Theo đó, đối với trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng dưới 1năm thì nên để hệ số k = 1,5 Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định hệ số k là 2,5hoặc 3 hoặc cao hơn sẽ dẫn tới việc yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bìnhhàng năm quá cao, làm hạn chế nhà thầu tham dự thầu, giảm tính cạnh tranh củagói thầu

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

28 Không có quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ

Ông Vũ Ngọc Nam hỏi: Tại điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu43/2013/QH13 quy định, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tưvấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải ápdụng hợp đồng trọn gói Vậy, có thể hiểu đây là gói thầu tư vấn quy mô nhỏ không,hay toàn bộ gói thầu tư vấn?

Trường hợp đối với gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng, chi phí khảosát tính theo đơn giá, chi phí thiết kế tính theo tỷ lệ % Vậy khi để hợp đồng trọngói thì chi phí thiết kế phải xác định như thế nào? (Vì chi phí thiết kế tính bằng hệ

số % x chi phí xây lắp, mà chi phí xây lắp tại thời điểm ký hợp đồng tư vấn thiết kếchưa chính xác)

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Theo điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy địnhđối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu muasắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói

Trang 28

Theo đó, hợp đồng trọn gói được áp dụng với gói thầu dịch vụ tư vấn đơngiản mà không áp dụng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ vì pháp luậtkhông có quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn quy mô nhỏ.

Việc tính toán giá gói thầu phải tính toán đầy đủ toàn bộ chi phí để thực hiệngói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế theo quy định tại điểm a, khoản

2, Điều 35 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 Bên mời thầu phải căn cứ vào cácquy định hiện hành để tính toán số lượng chuyên gia cần thiết cho gói thầu, thờigian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản thù lao và ngoài thù lao chochuyên gia làm cơ sở để xác định giá gói thầu

(nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

29 Phương án thay thế khi thương thảo hợp đồng

Hỏi: Khi thương thảo hợp đồng, nhà thầu đề xuất phương án thay thế cho 1

trong 2 thiết bị mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, giá, các yếu tố khác

và chủ đầu tư thấy có hiệu quả hơn trong đầu tư thì có được chấp thuận không?

Trả lời: Câu hỏi của Bạn liên quan tới nội dung thương thảo, hoàn thiện hợp

đồng với nhà thầu trúng thầu để tiến tới ký hợp đồng

Tại Điều 42 Luật Đấu thầu quy định, việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:

- Kết quả đấu thầu được duyệt;

- Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;

- Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu (HSMT);

- Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu (HSDT) và giải thích làm rõ HSDTcủa nhà thầu trúng thầu (nếu có);

- Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mờithầu và nhà thầu trúng thầu

Trong mẫu HSMT (ví dụ mẫu HSMT mua sắm hàng hóa ban hành kèm theoThông tư 05/2010/BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) quy định nội dung thươngthảo, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh, chi tiếthóa các nội dung còn chưa cụ thể, đặc biệt việc áp giá đối với những sai lệch trongHSDT Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việc xem xét cácsáng kiến, giải pháp kỹ thuật, phương án thay thế hoặc bổ sung do nhà thầu đề xuất(nếu có)

Trở lại tình huống của Bạn thì nhà thầu đề xuất thay thế 1 trong 2 thiết bị vàđược đánh giá là vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, còn giá và các yếu tố khác vẫn giữnguyên như trong HSDT Với sự thay thế này mang lại hiệu quả nhiều hơn trongđầu tư thì đây là 1 nội dung thuộc quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưnêu trên

Trang 29

Việc xem xét có chấp nhận đề xuất của nhà thầu hay không là tùy bên mờithầu, phụ thuộc vào nội dung và tầm quan trọng của thiết bị thay thế Trường hợpthiết bị có vai trò quan trọng, bên mời thầu thấy không đủ thẩm quyền thì cần báocáo chủ đầu tư xem xét, quyết định Trường hợp liên quan tới dự án đầu tư, nếuthấy cần thiết thì chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nói chung, việc đề xuất phương án thay thế của nhà thầu cần được xem xét,cân nhắc kỹ lưỡng Có đề xuất thay thế mang lại lợi ích thực sự cho chủ đầu tưnhưng có trường hợp ngược lại Một khi HSMT của dự án đã được "mổ xẻ" kỹlưỡng trước khi duyệt thì có lẽ không nên đề cập tới nội dung này Một thiết bị mới,tiên tiến nếu không được xem xét tổng thể thì chưa chắc đã mang lại hiệu quả thực

sự cho một trường hợp cụ thể; bởi lẽ đặc thù, điều kiện sử dụng, khả năng vậnhành, sửa chữa… ở mỗi nơi là khác nhau Một thiết bị rất có hiệu quả ở nơi nàychưa chắc có hiệu quả ở nơi khác Chính vì vậy, theo quy định, trước khi ra quyếtđịnh đầu tư (quyết định bỏ tiền) thì cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thông qua các tàiliệu như báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư và tiếp đó phải có báo cáothẩm định về các tài liệu này để làm cơ sở cho người có thẩm quyền đưa ra quyếtđịnh đầu tư

(nguồn Báo đấu thầu)

30 “Sai sót” trong hồ sơ mời thầu

Hỏi: Chúng tôi đang đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) cho một gói thầu xây

lắp công trình dân dụng Trong Kế hoạch đấu thầu đã được duyệt có quy định thờigian hoàn thành công trình là 300 ngày, tuy nhiên trong hồ sơ mời thầu (HSMT) dochủ đầu tư duyệt và phát hành lại ghi như sau: Tại phần dữ liệu mời thầu ghi yêucầu thời gian hoàn thành công trình là 360 ngày, nhưng trong phần dữ liệu hợpđồng lại ghi yêu cầu thời gian hoàn thành công trình là 300 ngày Đây là một sai sót

mà không được phát hiện sớm Trong các HSDT được đánh giá thì có nhà thầu đềxuất thời gian hoàn thành công trình là 300 ngày, nhưng cũng có nhà thầu đề xuấtthời gian hoàn thành công trình là 360 ngày

Xin hỏi phải đánh giá các hồ sơ này như thế nào về tiêu chí thời gian hoànthành công trình hay xử lý như thế nào đối với tình huống này?

Trả lời:

Chúng ta đều biết rằng HSMT là căn cứ pháp lý cho nhà thầu chuẩn bịHSDT và cũng là căn cứ pháp lý cho việc đánh giá HSDT để lựa chọn nhà thầutrúng thầu (Khoản 24 Điều 4 Luật Đấu thầu) Nghĩa là cái gì đã nêu, đã công khaitrong HSMT thì trong quá trình đánh giá HSDT không được thay đổi (không bổsung, không bỏ bớt) Để trả lời tình huống của Bạn, xin đưa ra hai trường hợp saucùng với điều kiện thời gian hoàn thành công trình trong Kế hoạch đấu thầu là 300ngày:

Ngày đăng: 19/06/2018, 13:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w