1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu tham khảo HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

106 932 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Nguyên tắc kế toán nào sau đây cho phép trong thực hành kế toán có thể mắc phải những sai sót nhỏ, không ảnh hưởng đến bản chất của báo cáo tài chính: 16.. Kế toán công ty có cần thiết

Trang 1

ĐẠI HỌC SÀI GÕN KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Tài liệu tham khảo

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Nguyên lý Kế toán là môn học cơ sở của sinh viên khối ngành kinh tế Nguyên lý kế toán cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng giúp sinh viên có điều kiện thuận lợi để học tiếp các môn chuyên ngành như kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh…

Tiếp theo giáo trình “Nguyên lý kế toán” đã được hội đồng nghiệm thu trường Đại học Sài Gòn thông qua trong năm 2012, tập thể giảng viên bộ môn kế toán, khoa Tài chính kế toán Đại học Sài Gòn tiếp tục biên soạn Tài liệu tham khảo “Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Nguyên lý kế toán” với hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập thiết thực và bổ ích cho sinh viên trong quá trình học môn học này

Tài liệu do tập thể giảng viên Bộ môn Kế toán, Khoa Tài chính - Kế toán Đại học Sài Gòn biên soạn, bao gồm:

1 TS Nguyễn Anh Hiền (Chủ biên)

2 Ths Hà Hoàng Như

3 Ths Huỳnh Vũ Bảo Trâm

4 Ths Hồ Xuân Hữu

Tài liệu được viết và trình bày theo nguyên tắc phục vụ việc tự học của sinh viên

và được sử dụng kèm với giáo trình Nguyên lý kế toán của Đại học Sài Gòn Phần 1 bao gồm 160 câu hỏi trắc nghiệm và 64 bài tập Phần 2 là đáp án các câu hỏi trắc nghiệm và bài giải mẫu một số bài tập

Mặc dù có nhiều cố gắng trong biên soạn, song không thể tránh khỏi sai sót và hạn chế Chúng tôi xin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của quý bạn đọc, quý đồng nghiệp để sửa chữa cho tải liệu này ngày càng tốt hơn

TẬP THỂ TÁC GIẢ

Trang 3

PHẦN 1:

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP

Trang 4

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KẾ TOÁN

A TRẮC NGHIỆM:

1 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kế toán:

a Kế toán là việc ghi chép số liệu

b Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra số liệu

c Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động

d Các câu trên đều sai

2 Kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng nào sau đây:

a Các cơ quan quản lý của Nhà nước

b Các nhà quản trị doanh nghiệp

c Các nhà đầu tư, các chủ nợ

d Tất cả các đối tượng trên

3 Đối tượng nghiên cứu của kế toán gồm:

a Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

b Tài sản và nguồn vốn

c Tài sản, nguồn vốn và sự vận động của tài sản

d Không phải các câu trên

4 Phải thu khách hàng thuộc đối tượng kế toán nào sau đây:

5 Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm:

a Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

b Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

c Doanh thu và chi phí

d Các câu trên đều sai

6 Một khoản phải trả người lao động thuộc:

b Tài sản ngắn hạn d Các câu trên đều sai

7 Yêu cầu nào sau đây của kế toán đòi hỏi phải phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế:

Trang 5

8 Tổng tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng:

10 Đơn vị tính sử dụng trong kế toán là:

b Đơn vị hiện vật d Tất cả các câu trên

11 Văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật kế toán tại Việt Nam là:

12 Đối tượng kế toán nào sau đây không phải là tài sản:

14 Tại Việt Nam, Bộ Tài chính ban hành:

15 Nguyên tắc kế toán nào sau đây cho phép trong thực hành kế toán có thể mắc phải những sai sót nhỏ, không ảnh hưởng đến bản chất của báo cáo tài chính:

16 Điều nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thận trọng:

a Phải cẩn thận trong việc ghi chép, tính toán số liệu

b Không công bố giá trị tài sản lớn hơn thực tế

c Không công bố nợ phải trả nhỏ hơn thực tế

d Câu b và c

Trang 6

17 Đối tượng kế toán nào sau đây thuộc vốn chủ sở hữu:

a Tiền gửi ngân hàng c Lợi nhuận chưa phân phối

18 Phải trả cho người bán là đối tượng kế toán nào sau đây:

19 Những văn bản pháp lý nào sau đây chi phối công tác kế toán của một đơn vị:

20 Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là:

a Các nhà quản trị của doanh nghiệp c Các nhà đầu tư

b Các cơ quan quản lý nhà nước d Tất cả các đối tượng trên

10- Lợi nhuận chưa phân phối

11- Thuế phải nộp cho Nhà nước

Trang 7

12- Phải trả người lao động

13- Tạm ứng cho nhân viên

14- Tiền ký quỹ ngắn hạn

15- Khoản tiền ký quỹ đã nhận

16- Tiền cho vay

17- Nguyên vật liệu

Bài 1.2: Một doanh nghiệp có các tài liệu sau:

Trang 8

19- Quỹ đầu tư phát triển 10.000

Yêu cầu: Phân biệt các khoản mục tài sản, nguồn vốn Tính tổng tài sản, tổng nguồn vốn Bài 1.3: Công ty NAH có tình hình tài sản và nguồn vốn tại ngày 31/12/201x như sau (Đơn vị

1 Phân loại tài sản và nguồn vốn của công ty NAH

2 Tính các chỉ tiêu sau: Tổng tài sản, tổng nguồn vốn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu

Bài 1.4: Số liệu về tài sản và nguồn vốn của công ty NXT vào đầu năm 201x như sau (đơn vị

tính: triệu đồng):

Nguồn vốn đầu tư xây dựng 50

Trang 9

Thuế phải nộp Nhà nước 18

Tạm ứng cho nhân viên 1

1 Phân loại tài sản và nguồn vốn của công ty NAH

2 Xác định: Tổng tài sản, Nợ phải trà và Vốn chủ sở hữu

Bài 1.5: Công ty XYZ được thành lập với sự tham gia góp vốn của 3 thành viên X, Y và Z

Tại thời điểm bắt đầu hoạt động các thành viên góp vốn như sau (đơn vị tính: triệu đồng):

Trang 10

- Nhà làm trụ sở: 2.000

- Thiết bị sản xuất: 1.000

Đồng thời công ty chấp nhận trả nợ thay cho thành viên Z một khoản vay dài hạn ngân hàng

là 1.200

Yêu cầu: Cho biết các chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty XYZ khi

mới thành lập Xác định vốn chủ sở hữu của từng thành viên

Bài 1.6: Vận dụng phương trình kế toán để trả lời các câu hỏi sau:

a Tài sản của công ty ABC là 650.000, vốn chủ sở hữu là 360.000 Nợ phải trả của công ty

là bao nhiêu?

b Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty NAH lần lượt là 95.000 và 32.000 Tài sản của công ty là bao nhiêu?

c Nợ phải trả của công ty NXN bằng 1/3 tổng tài sản, vốn chủ sở hữu là 120.000 Xác định

nợ phải trả của công ty

d Vào đầu năm, tài sản của công ty NTA là 220.000 và vốn chủ sở hữu là 100.000 Trong năm tài sản tăng 60.000 và nợ phải trả giảm 10.000 Xác định vốn chủ sở hữu của công ty vào cuối năm

Bài 1.7: Vận dụng các nguyên tắc kế toán đã được học, bạn hãy trả lời các tình huống sau

đây Cho biết nguyên tắc kế toán nào được bạn vận dụng trong mỗi tình huống

a Bạn hoàn tất việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đã gửi hóa đơn đến cho khách hàng trong năm 2010 nhưng sẽ thu tiền trong năm 2011 Đây có phải là doanh thu của năm

2010 không? Tại sao?

b Công ty NTA mua 50 laptop để bán, giá mua là 12 triệu đồng/cái, giá sẽ bán là 14 triệu đồng/cái Lô hàng này sẽ được phản ánh trên sổ kế toán với giá trị là bao nhiêu?

c Năm 2009, Công ty NAH mua một ô tô chở hàng với giá 1.200 triệu đồng Vào cuối năm

2010 giá ô tô này trên thị trường là 1.300 triệu đồng Công ty có phải điều chỉnh lại giá trị ô

tô tại thời điểm cuối năm 2010 không?

d Công ty NXN mua một thiết bị sản xuất với giá trị là 2.000 triệu đồng Thiết bị này có thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm Hàng năm, kế toán sẽ ghi nhận giá trị của thiết bị này vào chi phí kinh doanh của công ty là bao nhiêu?

e Trong tháng 9/2012 Ga Sài Gòn bán được rất nhiều vé tàu lửa của các chuyến tàu trong tháng 12/2012 sẽ ghi nhận tiền bán vé này vào doanh thu của tháng 9 hay tháng 12 năm 2012?

Trang 11

f Công ty ABC chuyên mua bán các thiết bị điện tử Trường hợp giá của các thiết bị này trên thị trường giảm so với giá đã mua trước đây thì doanh nghiệp có nên lập dự phòng giảm giá các thiết bị điện tử này không?

g Công ty NTA có tổng doanh thu trong năm 2011 là 5.000 tỷ đồng Báo cáo tài chính năm

2011 công ty đã gửi các cơ quan chức năng theo qui định Tuy nhiên, sau đó, kế toán công

ty phát hiện đã bỏ sót không ghi nhận một khoản doanh thu tiền lãi không kỳ hạn của năm

2011 với số tiền là 2 triệu đồng Kế toán công ty có cần thiết phải lập lại báo cáo tài chính

để bổ sung khoản doanh thu bị bỏ sót này không?

Trang 12

Chương 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH

A TRẮC NGHIỆM:

1 Báo cáo nào sau đây không phải là báo cáo tài chính doanh nghiệp:

a Bảng cân đối kế toán

b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

d Các câu trên đều sai

2 Thông tin nào sau đây được cung cấp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

a Tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định

b Kết quả kinh doanh trong một thời kỳ

c Tình hình thu chi tiền trong một thời kỳ

d Các câu trên đều sai

3 Thông tin về các luồng tiền của doanh nghiệp được trình bày ở báo cáo tài chính nào sau đây:

a Bảng cân đối kế toán

b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

d Thuyết minh báo cáo tài chính

4 Nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt sẽ làm:

a Tổng tài sản giảm

b Tổng tài sản tăng

c Tổng tài sản không đổi

d Các trường hợp trên đều có thể xảy ra

5 Nghiệp vụ bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng sẽ làm:

a Tăng luồng tiền thu vào

b Giảm luồng tiền thu vào

c Tăng luồng tiền chi ra

d Giảm luồng tiền chi ra

6 Thông tin về tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm được trình bày ở báo cáo nào sau đây:

a Bảng cân đối kế toán

b Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 13

c Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

d Cả 3 báo cáo trên

7 Lãi gộp trong kỳ của công ty ABC là 550 Giá vốn là 300 Doanh thu trong kỳ của ABC là:

8 Trên bảng cân đối kế toán tài sản đƣợc phân loại thành:

a Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

b Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

c Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

d Các câu trên đều sai

9 Báo cáo nào sau đây cung cấp các số liệu tại một thời điểm:

a Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

c Bảng cân đối kế toán

d Không phải các câu trên

10 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc lập dựa trên sự cân bằng nào sau đây của kế toán:

a Tài sản = Nguồn vốn

b Kết quả kinh doanh = Doanh thu, thu nhập – Chi phí

c Lưu chuyển tiền thuần = Tổng thu – Tổng chi

d Tất cả các câu trên

11 Bảng cân đối kế toán của công ty XYZ có tổng nợ phải trả là 20.000, vốn chủ sở hữu là 33.000 Điều này có nghĩa là:

a Tổng tài sản của công ty là 53.000

b Tổng nguồn vốn của công ty là 53.000

c Câu a và b đều đúng

d Câu a và b đều sai

12 Công ty MNQ có tổng tài sản là 180.000, vốn chủ sở hữu là 120.000 Nợ phải trả của công ty là:

13 Trên bảng cân đối kế toán, nguồn vốn đƣợc phân loại thành:

a Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

b Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Trang 14

c Nợ đến hạn trả và nợ chưa đến hạn trả

d Các câu trên đều sai

14 Lợi nhuận gộp trong kỳ của công ty NTA là 120.000, doanh thu thuần là 800.000 Giá vốn hàng bán sẽ là:

a 600.000 b 680.000 c 920.000 d Không phải các câu trên

15 Nghiệp vụ vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán sẽ làm:

a Tổng nguồn vốn không đổi

b Tổng nguồn vốn tăng

c Tổng nguồn vốn giảm

d Các câu trên đều sai

16 Trong kỳ, luồng tiền thu vào là 100, luồng tiền chi ra là 80 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là:

17 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là (500) Điều này có nghĩa là:

a Luồng tiền thu vào > Luồng tiền chi ra

b Luồng tiền thu vào < Luồng tiền chi ra

c Luồng tiền thu vào = Luồng tiền chi ra

d Các câu trên đều sai

18 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thuộc loại báo cáo:

19 Mục đích cơ bản của việc lập các báo cáo tài chính là:

a Cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan

b Đánh giá năng lực của kế toán

c Xác định số thuế phải nộp

d Tất cả các câu trên

20 Công ty TNHH NAH có tài liệu sau:

Nợ phải trả đầu kỳ: 180.000 Nợ phải trả cuối kỳ: 140.000

Giả sử trong kỳ ngoại trừ lợi nhuận thì các khoản mục khác thuộc vốn chủ sở hữu không thay đổi, lợi nhuận trong kỳ sẽ là:

Trang 15

B BÀI TẬP:

Bài 2.1: Căn cứ các tài liệu ở các bài tập 3 của chương 1, hãy lập bảng cân đối kế toán của

công ty NAH tại ngày 31/12/201x

Bài 2.2: Công ty ABC có tài liệu về các đối tượng kế toán vào đầu tháng 1/201x như sau (đơn

- Lợi nhuận chưa phân phối 45

Trong tháng có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

1 Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền gửi ngân hàng là 500

2 Trả tiền mặt mua nguyên vật liệu 50

3 Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 100

4 Dùng lợi nhuận để trích lập quỹ đầu tư phát triển là 30

Yêu cầu:

a Lập bảng cân đối kế toán đầu tháng

b Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng

Trang 16

Bài 2.3: Hoàn thành bảng cân đối kế toán sau đây của công ty NXT bằng cách điền vào các ô

- Phải thu khách hàng 15.000.000 - Thuế phải nộp Nhà nước 15.000.000

- LN chưa phân phối 40.000.000

- Chi phí quản lý doanh nghiệp 50.000.000

- Doanh thu hoạt động tài chính: 70.000.000

Trang 17

Bài 2.5: Hoàn thành báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 201x sau đây của công ty

NXT bằng cách điền vào các ô có dấu ???

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 201x

ĐVT: đồng

Bài 2.6: Hoàn thành báo cáo lưu chuyển tiền tệ sau đây của công ty ABC bằng cách điền vào

các ô có dấu ???

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(Theo phương pháp trực tiếp)

- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (100)

Trang 18

Chương 3: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP

d Các câu trên đều đúng

2 Tài khoản ngoài bảng áp dụng nguyên tắc nào để ghi chép nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh?

a Nguyên tắc thận trọng

b Nguyên tắc ghi sổ kép

c Nguyên tắc ghi đơn

d Tất cả đều sai

3 Nghiệp vụ “Vay ngắn hạn ngân hàng 100.000.000đ nhập quỹ tiền mặt” sẽ làm cho:

a Tổng tài sản cao hơn tổng nguồn vốn 100.000.000đ

b Một khoản mục tài sản tăng, một khoản mục vốn chủ sở hữu giảm

c Một khoản mục tài sản giảm, một khoản mục nợ phải trả tăng

d Tổng tài sản tăng 100.000.000đ, tổng nguồn vốn tăng 100.000.000đ

4 Nghiệp vụ “Chi tiền mặt trợ cấp cho nhân viên 20.000.000đ do quỹ phúc lợi đài thọ” làm cho:

a Tài sản giảm 20.000.000đ, nợ phải trả giảm 20.000.000đ

b Tài sản giảm 20.000.000đ, nợ phải trả tăng 20.000.000đ

c Tài sản tăng 20.000.000đ, vốn chủ sở hữu giảm 20.000.000đ

d Tất cả đều sai

5 Điểm giống nhau giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản:

a Cùng sử dụng đơn vị tính: hiện vật, thời gian lao động, tiền tệ

b Cùng phản ánh tài sản và nguồn vốn

c Cùng phản ánh doanh thu và chi phí

d Cùng phản ánh tài sản và nguồn vốn trong một thời kỳ nhất định

6 Tài khoản “Hao mòn tài sản cố định” có số dư cuối kỳ:

a Bên Nợ

b Bên Có

c Cả hai câu trên đều sai

Trang 19

d Cả hai câu trên đều đúng

7 Các tài khoản điều chỉnh giảm (nhƣ tài khoản 139, 159, 229, 214…) có nguyên tắc ghi chép:

a Giống nhóm tài khoản mà nó điều chỉnh

b Ngược lại với nhóm tài khoản mà nó điều chỉnh

c Cả hai câu trên đều sai

d Cả hai câu trên đều đúng

8 Điều nào sau đây là đúng khi nói về kết cấu của TK 131 – Phải thu khách hàng:

a Số phát sinh tăng bên Có c Số dư bên Có

9 Để lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ, kế toán căn cứ vào:

a Số phát sinh tăng của tất cả các tài khoản

b Số phát sinh giảm của tất cả các tài khoản

c Số dư đầu kỳ của tất cả các tài khoản

d Số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản và các sổ chi tiết

10 Bảng cân đối tài khoản đƣợc xem là cân đối khi:

a Tổng số dư đầu kỳ bên Nợ = Tổng số dư đầu kỳ bên Có

b Tổng số phát sinh bên Nợ = Tổng số phát sinh bên Có

c Tổng số dư cuối kỳ bên Nợ = Tổng số dư đầy kỳ bên Có

d Tất cả đều sai

11 Tài khoản dùng để phản ánh:

a Sự biến động của từng đối tượng kế toán dưới thước đo hiện vật

b Sự biến động của từng loại tài sản dưới thước đo hiện vật

c Sự biến động của từng loại nguồn vốn dưới thước đo bằng tiền

d Sự biến động của từng đối tượng kế toán dưới thước đo bằng tiền

12 Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản tài sản:

a Số dư đầu kỳ bên Có

b Số phát sinh tăng bên Nợ

c Số phát sinh giảm bên Nợ

d Số dư cuối kỳ bên Có

13 Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản nguồn vốn:

a Số dư đầu kỳ bên Có

b Số phát sinh tăng bên Nợ

Trang 20

c Số phát sinh giảm bên Có

d Số dư cuối kỳ bên Nợ

14 Định khoản giản đơn là định khoản:

a Có liên quan đến 1 tài khoản

b Có liên quan đến 2 tài khoản

c Ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản

d Ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản

15 Định khoản phức tạp là định khoản:

a Có liên quan đến 1 tài khoản

b Có liên quan đến 2 tài khoản

c Ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản

d Có liên quan từ 3 tài khoản trở lên

16 Kế toán tổng hợp là kế toán:

a Phản ánh chi tiết từng đối tượng kế toán

b Ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản cấp 1

c Sử dụng thước đo hiện vật, thời gian lao động, tiền

d Các nội dung trên

17 Kế toán chi tiết là:

a Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết từng đối tượng kế toán

b Phản ánh trên tài khoản cấp 2 và sổ chi tiết

c Sử dụng thước đo hiện vật, thời gian lao động, tiền

d Các nội dung trên

18 Để phục vụ công tác kiểm tra số liệu ghi chép trên các tài khoản tổng hợp, kế toán lập:

b Bảng cân đối tài khoản d Các nội dung trên

19 Để phục vụ công tác kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản với các sổ chi tiết liên quan, kế toán lập:

b Bảng cân đối tài khoản d Các nội dung trên

20 Nguyên tắc ghi sổ kép không áp dụng đối với các tài khoản nào sau đây:

a Các tài khoản tài sản, nguồn vốn c Các tài khoản ngoài bảng

b Các tài khoản doanh thu, chi phí d Câu a và b

Trang 21

B BÀI TẬP

Bài 3.1: Đầu tháng, số dư tiền mặt tồn quỹ là 100.000.000 đ Trong tháng phát sinh các nghiệp

vụ sau:

1 Chi tiền mặt mua nguyên liệu nhập kho 60.000.000 đ

2 Nhập quỹ tiền mặt 50.000.000đ do khách hàng thanh toán nợ

3 Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 20.000.000đ

4 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 150.000.000đ

5 Dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn 90.000.000đ

6 Bán hàng thu bằng tiền mặt 15.000.000đ

Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khoá sổ tài khoản “Tiền mặt”

Bài 3.2: Đầu tháng, tài khoản “Phải trả cho người bán” có số dư là 100.000.000đ Trong

tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế tài chính sau:

1 Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 150.000.000đ, trả nợ người bán 20.000.000đ

2 Mua dụng cụ về nhập kho trị giá 30.000.000đ, chưa thanh toán người bán

3 Trả nợ người bán bằng tiền mặt 10.000.000đ, bằng chuyển khoản 50.000.000đ

4 Mua hàng hóa về nhập kho chưa thanh toán người bán 200.000.000đ

5 Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán nợ người bán 110.000.000đ

Yêu cầu: Hãy mở, ghi, và khoá sổ tài khoản “Phải trả cho người bán”

Bài 3.3: Đầu tháng, tài khoản “Vay ngắn hạn” có số dư là 200.000.000đ Trong tháng phát

sinh các nghiệp vụ sau:

1 Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 150.000.000đ

2 Vay ngắn hạn mua hàng hoá về nhập kho trị giá 130.000.000đ

3 Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn 90.000.000đ

4 Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 50.000.000đ

5 Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán nợ vay ngắn hạn 75.000.000đ

Yêu cầu: Hãy mở, ghi, và khoá sổ tài khoản “Vay ngắn hạn”

Bài 3.4: Tại một doanh nghiệp trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau:

1 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 160.000.000đ

2 Khách hàng trả nợ 30.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng

3 Nhập kho lô hàng hoá trị giá 150.000.000đ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng

4 Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 15.000.000đ

5 Mua một thiết bị sản xuất trị giá 200.000.000đ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng

Trang 22

6 Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ trị giá 12.000.000đ

7 Bán hàng thu bằng tiền mặt 12.000.000đ

8 Mua nguyên liệu nhập kho chưa thanh toán người bán 20.000.000đ

9 Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 46.000.000đ

10 Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho nhà cung cấp 28.000.000đ

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài 3.5: Tại một doanh nghiệp trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau:

1 Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 50.000.000đ

2 Được cấp một tài sản cố định hữu hình trị giá 850.000.000đ

3 Mua nguyên vật liệu chưa thanh toán cho người bán 54.000.000đ

4 Chi tiền mặt 25.000.000đ để thanh toán các khoản phải trả khác

5 Dùng lãi bổ sung quỹ đầu tư phát trỉển 40.000.000đ

6 Chủ sở hữu góp thêm vốn cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 500.000.000đ

7 Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán các khoản cho nhà nước 25.000.000đ

8 Mua công cụ nhập kho chưa thanh toán cho người bán 10.000.000đ

9 Dùng tiền gửi ngân hàng trả lương cho nhân viên 70.000.000đ

10 Vay ngắn hạn 50.000.000đ gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên

Bài 3.6: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng như sau:

1 Vay dài hạn ngân hàng mua một thiết bị sản xuất có trị giá 1.000.000.000đ

2 Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi mua hàng hóa là 30.000.000đ

3 Nhập kho hàng hóa trị giá 50.000.000đ, công cụ dụng cụ trị giá 10.000.000đ, chưa thanh toán cho người bán

4 Chuyển khoản thanh toán nợ cho người bán 30.000.000đ, nộp thuế cho Nhà nước 30.000.000đ

5 Nhận vốn góp liên doanh bằng chuyển khoản 200.000.000đ và một phương tiện vận tải trị giá 800.000.000đ

6 Xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm trị giá 300.000.000đ, cho bộ phận quản lý phân xưởng trị giá 40.000.000đ

7 Tiền lương phải trả của công nhân sản xuất là 90.000.000đ, quản lý phân xưởng là 23.000.000đ

8 Bán hàng chưa thu tiền khách hàng 42.000.000đ

9 Khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản 30.000.000đ, bằng tiền mặt 10.000.000đ

Trang 23

10 Nhận tiền khách hàng ký quỹ để làm đại lý của công ty trị giá 500.000.000đ

Bài 3.7: Tại một doanh nghiệp có tình hình như sau:

1 Nhập kho nguyên vật liệu 90.000.000đ, công cụ 3.000.000đ chưa thanh toán cho người bán

2 Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi mua hàng 20.000.000đ, và trả các khoản phải trả khác 15.000.000đ

3 Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán 80.000.000đ, và thanh toán cho nhà nước 20.000.0000đ

4 Dùng lợi nhuận để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 40.000.000đ, quỹ dự phòng tài chính 20.000.000đ

5 Cổ đông góp vốn cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 50.000.000đ, bằng tiền gửi ngân hàng 250.000.000đ

6 Xuất kho vật liệu dung để sản xuất sản phẩm 75.000.000đ, phục vụ phân xưởng 15.000.000đ

7 Tiền lương phải thanh toán trong tháng của công nhân sản xuất 53.000.000đ, nhân viên phẩn xưởng 17.000.000đ

8 Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 100.000.000đ, và nhập quỹ tiền mặt 30.000.000đ

9 Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp 50.000.0000đ bằng tiền gửi ngân hàng, 10.000.000đ bằng tiền mặt

10 Nhập kho công cụ mua bằng tiền tạm ứng 12.000.000đ

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên

Bài 3.8: Tại một doanh nghiệp có tình hình như sau:

1 Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 80.000.000đ, thanh toán bằng chuyển khoản 50%, phần còn lại nợ người bán

2 Chi tiền mặt 100.000.000đ nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng

3 Khách hàng thanh toán nợ 15.000.000đ bằng tiền mặt, 45.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng

Trang 24

7 Cổ đông góp vốn cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 500.000.000đ

8 Chi tiền mặt trợ cấp cho nhân viên do quỹ phúc lợi đài thọ 10.000.000đ

9 Mua một phương tiện vận tải trị giá 700.000.000đ, thanh toán bằng vay dài hạn

10 Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 18.000.000đ, trả nợ người bán 35.000.000đ

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

Bài 3.9: Hãy chọn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong bài 8 để gộp những định khoản

giản đơn thành định khoản phức tạp và nêu nội dung kinh tế của định khoản phức tạp

Bài 3.10: Hãy nêu nội dung kinh tế tài chính của các định khoản sau:

Trang 25

Yêu cầu: Hãy nêu nội dung kinh tế tài chính của các định khoản trên

Bài 3.12: Doanh nghiệp mới thành lập với số vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp như sau:

- Tài sản cố định hữu hình trị giá 600.000.000đ

- Tiền gửi ngân hàng 400.000.000đ

Trong tháng hoạt động đầu tiên có các nghiệp vụ phát sinh sau:

Trang 26

1 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000đ

2 Mua hàng hoá về nhập kho trị giá 70.000.000đ, chưa thanh toán người bán

3 Dùng tiền mặt mua công cụ nhập kho trị giá 5.000.000đ

4 Thanh toán nợ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng 50.000.000đ

5 Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 15.000.000đ

Yêu cầu:

- Lập bảng cân đối kế toán tại thời điểm mới thành lập

- Định khoản các nghiệp vụ trên và phản ánh vào sơ đồ tài khoản liên quan

- Lập bảng cân đối tài khoản cho tháng đầu tiên

- Lập bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng hoạt động đầu tiên

Bài 3.13: Tại một doanh nghiệp có tình hình như sau:

Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201x (Đơn vị tính: đồng)

2 Phải thu khách hàng 20.000.000 3 Phải trả người lao động 20.000.000

3 Nguyên vật liệu 30.000.000 4 Phải trả khác 10.000.000

1 TSCĐHH 460.000.000 1 Nguồn vốn kinh doanh 450.000.000

2 Hao mòn TSCĐ (20.000.000) 2 Quỹ đầu tư phát triển 30.000.000

3 LN chưa phân phối 30.000.000

Trong tháng 1/201x có các nghiệp vụ phát sinh sau:

1 Dùng tiền mặt trả nợ người bán 20.000.000đ, các khoản phải trả khác 5.000.000đ

2 Nhập kho nguyên vật liệu 20.000.000đ, công cụ trị giá 5.000.000đ chưa thanh toán người bán

3 Dùng lãi bổ sung quỹ đầu tư phát triển 10.000.000đ, quỹ dự phòng tài chính 10.000.000đ

4 Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 30.000.000đ

Trang 27

5 Chủ sở hữu góp vốn cho doanh nghiệp bằng một tài sản cố định hữu hình trị giá 300.000.000đ

6 Khách hàng thanh toán nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 10.000.000đ

7 Chi tiền mặt trả lương cho người lao động 20.000.000đ

8 Vay ngắn hạn ngân hàng 50.000.000đ đem về nhập quỹ tiền mặt

9 Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 15.000.000đ, tạm ứng nhân viên mua hàng 10.000.000đ

10 Chi tiền mặt nộp vào tài khoản thanh toán ở ngân hàng 20.000.000đ

Yêu cầu:

- Mở tài khoản vào đầu tháng 1/201x

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản

- Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 1/201x

- Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/01/201x

Bài 3.14: Tại một doanh nghiệp có số dư trên một số tài khoản vào ngày 31/01/201x như

sau:

Đơn vị tính: đồng

Phải thu khách hàng 40.000.000 Phải trả nhà cung cấp 50.000.000

Trong tháng 2/201x có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1 Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 30.000.000đ, trả nhà cung cấp 10.000.000đ

2 Nhập kho vật liệu 30.000.000đ thanh toán bằng tiền mặt

3 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.000đ

4 Khách hàng thanh toán nợ bằng chuyển khoản 30.000.000đ

5 Dùng lãi bổ sung quỹ dự phòng tài chính 10.000.000đ, quỹ đầu tư phát triển 10.000.000đ

6 Nhập kho dụng cụ trị giá 12.000.000đ thanh toán bằng tạm ứng

Trang 28

7 Mua hàng hoá trị giá 20.000.000đ chưa thanh toán cho người bán

8 Nhận vốn góp của cổ đông trị giá 100.000.000đ bằng chuyển khoản

9 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 30.000.000đ

10 Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 40.000.000đ

Yêu cầu:

- Tìm X

- Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/01/201x

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản liên quan

- Lập bảng cân đối tài khoản tháng 2/201x

- Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 2/201x

Bài 3.15: Số dư đầu tháng 3/201X của tài khoản “Tạm ứng” là 40.000.000đ, cụ thể như

sau:

- Tạm ứng (nhân viên A) : 40.000.000đ (dư Nợ)

Trong tháng 3/201X có phát sinh các nghiệp vụ liên quan như sau:

1 Chi tiền mặt cho nhân viên B tạm ứng để đi mua hàng là 30.000.000đ

2 Nhân viên A báo cáo thanh toán tạm ứng: mua công cụ trị giá 32.000.000đ đã nhập kho Phần còn lại nhân viên A trả lại quỹ tiền mặt

3 Chi tiền mặt cho nhân viên C đi công tác là 50.000.000đ

4 Nhập kho một số hàng hóa do nhân viên B mua về, trị giá là 25.000.000đ Phần tạm ứng thừa nhân viên B chưa thanh toán lại cho doanh nghiệp

Yêu cầu:

- Mở tài khoản và ghi vào sổ chi tiết đầu tháng 3/201X

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản có liên quan

- Lập bảng tổng hợp chi tiết

Bài 3.16: Số dư đầu tháng 01/201x tài khoản “Nguyên vật liệu” như sau:

- Vật liệu chính (A): 30.000.000đ (chi tiết 1.000kg)

- Vật liệu phụ (B): 10.000.000đ (chi tiết 1.000kg)

Trong tháng 1/201x có các nghiệp vụ phát sinh liên quan như sau:

1 Nhập kho 3.000kg vật liệu chính A với giá mua 32.000đ/kg, chưa thanh toán cho người bán

Trang 29

2 Mua 1.500kg vật liệu phụ B nhập kho với giá mua 12.000đ/kg, thanh toán bằng chuyển khoản

3 Xuất kho 3.200kg vật liệu chính A để sản xuất sản phẩm với giá xuất kho là 31.500đ/kg

4 Xuất kho 1.000kg vật liệu phụ B để sản xuất sản phẩm, với giá xuất kho là 12.000đ/kg

5 Nhập kho 1.000kg vật liệu chính A với giá mua 31.000đ/kg, thanh toán bằng tiền mặt

Yêu cầu:

- Mở tài khoản và ghi sổ chi tiết đầu tháng 1/201x

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản

- Lập bảng tổng hợp chi tiết

Bài 3.17: Số dư đầu tháng 3/201x của tài khoản “Phải thu khách hàng” là 90.000.000đ, cụ thể

như sau:

- Phải thu khách hàng A: 10.000.000đ (dư Nợ)

- Phải thu khách hàng B: 50.000.000đ (dư Nợ)

- Phải thu khách hàng C: 30.000.000đ (dư Nợ)

Trong tháng 3/201x có phát sinh các nghiệp vụ liên quan như sau:

5 Bán cho khách hàng C một số hàng hóa với giá bán 40.000.000đ Khách hàng C thanh toán 50% bằng tiền mặt, phần còn lại trả chậm

6 Khách hàng B thanh toán nợ bằng chuyển khoản 50.000.000đ

7 Bán cho khách hàng A một số thành phẩm với giá bán 34.000.000đ, khách hàng A chưa thanh toán

8 Khách hàng A thanh toán 32.000.000 đ bằng chuyển khoản

Yêu cầu:

- Mở tài khoản và ghi vào sổ chi tiết đầu tháng 3/201x

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản có liên quan

- Lập bảng tổng hợp chi tiết

Bài 3.18:

Số dư đầu tháng 3/201x của tài khoản “Phải trả người bán” là 150.000.000đ, chi tiết như sau:

- Phải trả người bán X: 50.000.000đ (dư Có)

- Phải trả người bán Y: 100.000.000đ (dư Có)

Trong tháng 3/201x có các nghiệp vụ kinh tế phàt sinh như sau:

1 Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán Y 80.000.000đ

Trang 30

2 Chi tiền mặt trả nợ người bán X 30.000.000đ

3 Mua nguyên liệu nhập kho trị giá 100.000.000đ thanh toán cho người bán Y 70.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng, phần còn lại chưa thanh toán

4 Mua công cụ trị giá 5.000.000đ chưa thanh toán cho người bán X

Yêu cầu:

- Mở tài khoản và ghi vào sổ chi tiết đầu tháng 3/201x

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản có liên quan

- Lập bảng tổng hợp chi tiết

Trang 31

Chương 4: CHỨNG TỪ VÀ KIỂM KÊ

d Các câu trên đều sai

3 Nội dung nào sau đây là yếu tố bổ sung của một chứng từ:

a Tên của chứng từ

b Ngày tháng năm lập chứng từ

c Phương thức thanh toán

d Chữ ký của những người có liên quan

4 Chứng từ được phân loại thành chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn là căn cứ vào:

a Nội dung kinh tế

b Yêu cầu quản lý của Nhà nước

b Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán

c Chứng từ kế toán là bằng chứng để giải quyết các vụ tranh chấp, kiện tụng

d Tất cả các câu trên

Trang 32

6 Ngoài các yếu tố cơ bản, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung nào sau đây:

7 Điều nào sau đây là sai:

a Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền

10 Căn cứ phạm vi kiểm kê thì có các loại kiểm kê sau:

a Kiểm kê từng phần và kiểm kê toàn phần

b Kiểm kê định kỳ và kiểm kê bất thường

c Kiểm kê hàng tháng và kiểm kê hàng năm

d Các câu trên đều đúng

11 Chứng từ kế toán do đơn vị lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị

kế toán thì liên gởi cho bên ngoài:

a Phải có dấu của đơn vị kế toán

b Không nhât thiết phải có dấu của đơn vị kế toán

Trang 33

c Tuỳ thuộc vào tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kê toán

d Các câu trên đều sai

12 Nguyên tắc lập chứng từ kế toán:

a Chứng từ kế toán được lập nhiều lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính;

b Chứng từ kế toán được lập hai lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính;

c Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

14 Tác dụng của kiểm kê:

a Giúp bảo vệ tài sản, ngăn ngừa tham ô, thất thoát tài sản

b Đảm bảo tính xác thực của thông tin kế toán

c Phát hiện hàng ứ đọng, kém phẩm chất

d Tất cả các câu trên

15 Thời điểm nào sau đây doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê:

a Cuối kỳ kế toán năm

b Đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước

c Chia tách, hợp nhất, giải thể doanh nghiệp

d Tất cả các câu trên

16 Kế toán tham gia vào giai đoạn nào trong quá trình kiểm kê:

a Giai đoạn trước kiểm kê

b Giai đoạn kiểm kê

c Giai đoạn sau kiểm kê

d Cả 3 câu trên

17 Phương pháp kiểm kê nào sẽ thích hợp đối với khoản mục “Tiền gửi ngân hàng”:

a Đếm

Trang 34

b Cân, đong kết hợp đo đếm

c Đối chiếu số liệu

d Tất cả các phương pháp trên

18 Kiểm kê toàn phần là:

a Kiểm kê những tài sản chủ yếu của doanh nghiệp

b Kiểm kê tất cả tài sản ở doanh nghiệp

c Kiểm kê tất cả tài sản có giá trị lớn ở doanh nghiệp

d Các câu trên đều sai

19 Trưởng ban kiểm kê là:

a Kế toán trưởng

b Trưởng phòng nhân sự

c Trưởng phòng hành chính

d Một thành viên trong Ban Giám đốc

20 Nếu căn cứ nội dung kinh tế thì Phiếu xuất kho là chứng từ thuộc:

a Chứng từ lao động tiền lương

b Chứng từ tiền tệ

c Chứng từ hàng tồn kho

d Chứng từ bán hàng

Trang 35

B BÀI TẬP:

Bài 4.1: Căn cứ mẫu phiếu nhập kho dưới đây, hãy nêu các yếu tố bắt buộc và yếu tố bổ

sung của loại chứng từ này

Mã số Đơn

vị tính

Số lượng

Đơn giá Thành

tiền

Theo chứng

từ

Thực nhập

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có

nhu cầu nhập) (Ký, họ tên)

Trang 36

Bài 4.2: Căn cứ các dữ kiện dưới đây, hãy lập các phiếu thu, phiếu chi theo mẫu cho sẵn:

1 Ngày 15/4/2013, chi tiền mặt 8.000.000đ tạm ứng công tác phí cho ông Nguyễn B (Phòng Hành chính)

2 Ngày 22/4/2013, thu 3.000.000đ tiền mặt khách hàng A (địa chỉ xxx An Dương Vương, quận 5) trả tiền mua hàng tháng trước

Trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nộp tiền

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Trang 37

Chương 5: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

b Bình quân gia quyền

c Nhập trước xuất trước

d Nhập sau xuất trước

3 Mục đích khi doanh nghiệp mua hàng tồn kho là để:

5 Tài sản nào sau đây không phải là hàng tồn kho của doanh nghiệp:

a Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

b Hàng hóa và thành phẩm

c Hàng mua đang đi đường và hàng đang gửi bán

d Tài sản cố định

6 Đặc điểm của tài sản cố định là:

a Có thời gian sử dụng dài

b Có giá trị thỏa mãn điều kiện theo quy định

c Câu a và b

Trang 38

d Câu a hoặc b

7 Nguyên giá một tài sản cố định trong trường hợp được cho, biếu, tặng được xác định như sau:

a Giá do bên cho và bên nhận thỏa thuận

b Giá trị còn lại trên sổ kế toán của bên cho

c Giá thị trường tại thời điểm nhận

d Nguyên giá bằng 0 vì không bỏ ra chi phí để có được dây chuyền

8 Khi mua sắm tài sản cố định thì thời điểm ghi tăng nguyên giá là:

a Thời điểm mua

b Thời điểm sẵn sàng đưa vào sử dụng

c Thời điểm thanh lý

d Cả 3 thời điểm trên

9 Mua nguyên vật liệu A nhập kho, giá mua chưa có thuế 200, thuế GTGT được khấu trừ 20, chi phí vận chuyển 5 Giá nhập kho của nguyên vật liệu A là:

a Nhập trước – xuất trước (FIFO), khi giá và mức tồn kho đang tăng

b Nhập sau – xuất trước (LIFO), khi giá và mức tồn kho đang tăng

c Nhập trước – xuất trước (FIFO), trong mọi điều kiện

d Nhập sau – xuất trước (LIFO), trong mọi điều kiện

12 Mua ngoài nhập kho 200kg nguyên vật liệu A, giá mua chưa thuế 20.000đ/kg, thuế GTGT được khấu trừ tính 10%, khoản giảm giá được hưởng là 20% trên giá mua

Trang 39

chƣa thuế Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A về nhập kho là 200đ/kg Giá nhập kho của A là:

b Giá gốc hoặc giá thấp hơn giá gốc

c Giá gốc hoặc giá cao hơn nếu có bằng chứng tăng giá

c Thông tin không kịp thời và mức độ kiểm soát kém

d Đòi hỏi phải kiểm kê

15 Tài sản của doanh nghiệp đƣợc trình bày trên:

a Bảng cân đối kế toán

b Báo cáo kết quả kinh doanh

c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

d Không phải các báo cáo trên

16 Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp đƣợc ghi nhận và trình bày theo:

a Giá gốc

b Giá hiện hành tại thời điểm trình bày

c Giá thị trường tại thời điểm trình bày

d Tất cả đều sai

17 Giá gốc của một tài sản là:

a Toàn bộ chi phí bỏ ra để có được tài sản đó tại thời điểm và vị trị nhất định

b Giá hợp lý của tài sản

c Giá thị trường của tài sản tại thời điểm mua

d Giá thị trường của tài sản tại thời điểm bán

Trang 40

18 Công ty Z mua một lô đất vào 01/4/2006 với giá 200 triệu đồng, các chi phí khác phát sinh trước khi lô đất đưa vào sử dụng là 50 triệu đồng Ngày 31/12/2012, giá thị trường ước tính của lô đất là 700 triệu đồng Ngày 31/12/2012, công ty Z trình bày giá trị lô đất trên bảng cân đối kế toán là:

a Phương pháp nhập trước xuất trước

b Phương pháp nhập sau xuất trước

c Phương pháp bình quân giá quyền

1 Công ty HaDo trong năm bán được 480.000 đơn vị sản phẩm trong năm, giá thành

1 sản phẩm nhập kho là 2.000 đồng, hãy tính trị giá sản phẩm công ty nhập kho

Ngày đăng: 16/06/2018, 02:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Khắc Hùng (2012), giáo trình Nguyên lý kế toán của Đại học Sài Gòn Khác
2. Luật Kế toán, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Kiểm toán độc lập Khác
3. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Khác
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC Ngày 20/10/2009 về việc ban ban chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định Khác
5. Bộ Tài chính, Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán - NXB Tài chính, HN, tháng 2-2006 Khác
6. TS. Nguyễn Khắc Hùng (2007), Nguyên lý kế toán, NXB Thống kê, TP.HCM Khác
7. TS. Phạm Thành Long, TS. Trần Văn Thuận (2009), giáo trình Nguyên lý kế toán, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Khác
8. BelverE.NeddlesJr, Henry R. Anderson, James C. Caldwell, Nguyên tắc kế toán, dịch giả Mai ThanhTòng, Văn Khương, NXB Trẻ, 2006 Khác
9. Stickney and Weil, Căn bản kế toán tài chính, dịch giả Kim Dung, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w