Đổi mới phương pháp tự học

4 302 5
Đổi mới phương pháp tự học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đổi mới phương pháp tự học để đáp ứng mục tiêu đào tạo trong giai đoạn mới ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương Ngày nay, trong điều kiện xã hội học tập và nền kinh tế trí thức ngày càng mở rộng, nhu cầu học vấn tăng lên rõ rệt, đa dạng hơn và đặc biệt có tính chất chọn lọc hơn. Người ta không chỉ đơn giản là cần học, muốn học, thấy bức bách rằng phải học, mà quan trọng hơn còn phải học như thế nào, học chính xác cái gì, học vào những lúc nào và học đến mức độ nào thì đủ để biết, để làm việc, để chung sống và để làm người. Trường ta không ít các hội nghị, cuộc họp bàn về vấn đề đào tạo: Từ nội dung chương trình đến phương pháp, từ xây dựng cơ sở vật chất đến trang thiết bị, thực hành sư phạm. Song vấn đề chúng tôi muốn đưa ra cùng chia sẻ ở đây đó là người học, là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Trước hết chúng tôi muốn nói đến đó là: Vị trí, tầm quan trọng của hoạt động tự học : Quá trình học tập là sự thống nhất chặt chẽ giữa việc dạy của giảng viên và học của sinh viên. Hoạt động tự học được tiến hành cả khi có giảng viên cũng như không có giảng viên. Tự học không những giúp sinh viên nâng cao chất lượng học tập mà còn làm cho sinh viên thích ứng với mọi biên đổi và phát triển của thực tiễn. Để tự học đạt kết quả cao, sinh viên không những phải có niềm say mê, sự cần cù chịu khó mà còn phải có phương pháp tự học một cách hợp lý. Ngày nay, coi hoạt động học là nhân tố trung tâm.duy nhất trong quá trình dạy học. Ở trường ta phương pháp giảng dạy có nhiều đổi mới. Đề cương bài giảng là sự truyền đạt những nội dung cơ bản, những khái niệm khoa học và cả phương pháp nghiên cứu, học tập. Trong các hội nghị đồng chí Hiệu trưởng cũng đã khuyến khích: “giảm tỷ lệ diễn giải xuống, tăng cường và nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên. Phải biết kết hợp bài giảng và định hướng học tập nghiên cứu của sinh viên, hoàn thiện nội dung khi học tập ở nhà”. Từ những vấn đề trên chúng ta phải xây dựng phương pháp học tập như thế nào cho hợp lý. Trước hết chúng ta tìm hiểu quá trình tự học, tự ôn trong thời gian qua những cái được và chưa được. Thực tế cần nêu ra đó là đa số sinh viên học về các năm cuối thì sự say mê nhu cầu ôn tập, tự học có phần giảm xuống. Khối buổi sáng: sáng học trên lớp, chiều và tối tự học. Khối buổi chiều: chiều học trên lớp, sáng và tôi tự học, song thực tế thì thời gian này sinh viên tận dụng chưa hết. Buổi chiều từ 16 h đến 18 giờ sinh viên đã ồn ào chuẩn bị chơi thể thao, buổi sáng mới 10 giờ sinh viên đã ôn ào đi ăn cơm chuẩn bị nghị ngơi để chiều lên lớp, buổi tối nhiều sinh viên chưa thực sự tự học, ôn tập. Hơn nữa tình trạng học đối phó vẫn còn. Thầy cô nào “khó tính” hay kêu phát biểu có liên quan đến kiên thức bài cũ trong giảng dạy thì sinh viên chú trọng môn đó, về nhà còn xem bài môn đó. Việc tự học, ôn tập ở nhà vẫn còn lơ là song đến ngày gần thi, gần kiểm tra hết học phần lại học dồn dập, nhồi nhét. Kết quả thi trước quên sau. Kiểu học đó còn gọi là học “gạo”. Đó là chưa kể một vài giáo viên cò tồn tại quan niệm: “dạy bậc cao đẳng, đại học, sinh viên muốn nghe, muốn ghi, muốn ôn thì ôn không thì thôi, miễn là thi cuối phân môn đủ điểm là được”. Kế đến là xây dựng phương pháp học tập khoa học, đạt kết quả cao. Mác đã chỉ rõ: “Trong khoa học không có con đường nào rộng rãi thênh thang cả, chỉ có người nào không sợ gian khổ mới dám mạnh dạn bước trên còn đướng nhỏ hẹp đầy sỏi đá mà vươn tới đỉnh cao chói lọi” Muốn vậy, để có phương pháp tự học hay đòi hỏi mỗi sinh viên phải vượt khó, phải khắc phục mệt mỏi chiến thắng với sức ỷ lại vốn có của từng bản thân. Để tự học đạt hiệu quả, sinh viên phải bắt đầu từ đâu? Trước hết phải kể đến việc nghe và ghi chép bài trên lớp: Bài giảng của giảng viên là sự truyền đạt những nội dung cơ bản của từng môn học, những khái niệm khoa học, kể cả phương pháp tiếp cận vấn đề và cả phương pháp cơ bản để đi sâu vào môn học. Theo lý thuyết học tập của Paplop lấy người học làm trung tâm, bài giảng chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc cần thiết tạo cho sinh viên cách nhìn tổng quát, đồng thời chỉ cho sinh viên tự giải quyết vấn đề. Ngoài ra bài giảng còn giúp cho sinh viên nắm phương pháp duy kích thích tính tích cực học tập, tò mò của người học. Về bản chất: Bài giảng là sự diễn đạt được trước, duy trước, đòi hỏi người học phải cùng nghe cùng duy, ghi nhớ, đào sâu và viết lại. Để nghe giảng có hiệu quạ người học phải thực hiện 4 khâu: - Chuẩn bị nghe giảng - Quá trình nghe giảng - Ghi chép bài giảng - Ôn tâp sau khi nghe giảng ▪ Chuẩn bị nghe giảng: Do sự phát triển không ngừng của khoa học và thực tiễn, bài giảng của giảng viên luôn được bổ sung và cập nhật thông tin mới. Bài giảng càng trở nên phong phú hơn càng mâu thuẫn với thời gian diễn giải đang cò xu hướng rút ngắn. Vì vậy trước khi nghe giảng sinh viên cần ôn luyện củng cố lại các kiến thức đã thu được trước. Chuẩn bị nghe giảng là công việc có ý nghĩa rất quan trọng vì bài giảng không hoàn toàn là thông tin mới. Những thông tin mới bao giờ cũng bắt đầu từ cái mà sinh viên đã học, đã biết trước đó. Do đó trước lúc học bài mới để chuẩn bị nghe giảng tốt, người học cần xem lại bài trước đó, làm quen với bài giảng sắp tới ( đọc qua một vài lần) làm rõ nội dung bài giảng bằng cách so nó với các vấn đề tương ứng khác. Ngoài ra còn chuẩn bị vật chất, chuẩn bị cả tâm lý, tạo hứng thú ngay từ đầu khi bước vào bài mới. ▪ Quá trình nghe giảng: Trong thực tế giảng dạy của giảng viên ở bất kỳ môn nào cũng có 2 phần đó là nội dung tri thức cơ bản mà sách giáo khoa đã trình bày, những nội dung tri thức của bài giảng bắt buộc phải phù hợp với kiến thức của giáo trình môn học và nội dung của bài giảng không hoàn toàn gống như nội dung của bài học ở giáo trình mà nó tổng hợp kiến thức của giảng viên đã tích lũy được. Sử dụng và trình bày diễn đạt những tri thức nói trên khi người học làm tốt khâu chuẩn bị nghe giảng, chính là người học đã sơ bộ nắm được các lôgíc của các vấn đề cơ bản mà giảng viên dẫn dắt làm nổi bật từng vấn đề một, dẫn người học hiểu và đi theo ý đồ của giảng viên, hiểu sâu sắc, sống động những nội dung cơ bản của bài giảng. Để quá trình nghe giảng được tốt sinh viên không nghe một cách thụ động, luôn so sánh khắc họa trong tưởng khi nghe giảng, tránh ngăn cách , ngắt đoạn thông tin. ▪ Quá trình ghi chép khi nghe giảng: Giảng viên cần giúp sinh viên quen với các phương pháp ghi chép sau: - Ghi tốc ký nguyên lời của giảng viên - Ghi những điều mà mình thấy cần thiết ghi - Ghi khái quát theo cách hiểu của sinh viên. Như chúng ta đã biết cách ghi nguyên văn, đầy đủ lới giảng của giảng viên không còn phù hợp với phương pháp dạy học ở bậc Đại học, Cao đẳng. (ở trường ta lãnh đạo rất quan tâm đến tài liệu giảng dạy và tài liệu học tập,đã cho soạn, mua tài liệu….) nên ở bậc cao đẳng cách ghi chép phù hợp nhất là ghi khái quát theo cách hiểu. Ở khâu này giảng viên nên giới thiệu thêm những trang website có liên quan đến môn học để sinh viên lên mang lấy tài liệu, thông tin bổ sung cho kiến thức. Khâu cuối cùng cũng là mấu chốt trong việc tự ôn là tự ôn như thế nào để đạt kết quả cao nhất: Sau khi nghe giảng sinh viên cần ôn tập bổ sung kiến thức càng sớm càng tốt, ít nhất là sau 2 – 3 giờ phải ôn lại, không nên để lâu quá các thông in mới thu thập dễ quên. Biện pháp: Sinh viên có thể phân ra cách tự học như sau: - Đầu tiên sinh viên có thể hồi tưởng lại bài giảng xem thầy (cô) đã nói vấn đề gì, giải quyết vấn đề đó như thế nào: - Kế tiếp hồi tưởng đến cấu trúc bài giảng, đề mục các phần trong bài giảng. - Sau khi hồi tưởng lại sinh viên lật lại vở ghi tài liệu giảng viên đã hướng dẫn xem những chỗ khó nhớ, nghi ngờ, vướng mắc. - Khi đã nhớ lại đầy đủ vở ghi và tài liệu giảng viên đã cung cấp sinh viên đọc ngay các đề tài có liên quan đến nội dung bài giảng mà giảng viên cung cấp mở rộng và đào sâu bài giảng. - Trả lời những thắc mắc, làm rõ những suy nghĩ đã ghi trong khi nghe giảng, phát hiện sửa chữa những chỗ ghi không chính xác và những chỗ hiểu chưa đúng nội dung nên chỉnh lại. - Cuối cùng bổ sung vào bài ghi những thông tin tìm kiếm mới, suy nghĩ mới và hoàn thiện bài Tóm lại: Ngày nay, cùng với việc chuyển từ chỗ “lấy việc dạy làm trung tâm” sang “lấy việc học làm trung tâm”, thì tự học trở thành một trong những mục tiêu đào tạo chứ không phải chỉ là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, vì vậy tự học cũng được quan tâm ngay từ bậc tiểu học và ở bậc học càng cao lại càng được coi trong. Tự học là một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đào tạo của nhà trường, là một phẩm chất trung tâm, một giá trị cốt lõi, là nhu cầu được hình thành qua các hoạt động giáo dục, có ý nghĩa quyết định sự phát triển nhân cách của sinh viên dưới nhà trường Cao đẳng./. . Đổi mới phương pháp tự học để đáp ứng mục tiêu đào tạo trong giai đoạn mới ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương Ngày nay, trong điều kiện xã hội học. phải có phương pháp tự học một cách hợp lý. Ngày nay, coi hoạt động học là nhân tố trung tâm.duy nhất trong quá trình dạy học. Ở trường ta phương pháp giảng

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan