1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG TREO VÀ CÁC GÓC ĐẶT BÁNH XE TOYOTA MARK II

74 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 6,16 MB

Nội dung

KIỂM TRA - ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG TREO VÀ CÁC GÓC ĐẶT BÁNH XE TOYOTA MARK II Tác giả ĐẶNG VINH Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành CÔNG NGỆ KỸ THUẬT ÔTÔ Giáo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG TREO VÀ CÁC

Trang 2

KIỂM TRA - ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG TREO VÀ CÁC

GÓC ĐẶT BÁNH XE TOYOTA MARK II

Tác giả

ĐẶNG VINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành

CÔNG NGỆ KỸ THUẬT ÔTÔ

Giáo Viên Hướng Dẫn Th.S Bùi Công Hạnh

Tháng 6 – 2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tại trường Nông Lâm Tp.HCM, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức nhờ sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô, cũng như sự giúp đỡ của bạn bè Những kiến thức đó chính là hành trang bổ ích cho em bước vào đời

Với lòng biết ơn sâu sắc, hôm nay em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:

 Chân thành cảm ơn cha mẹ đã nuôi dạy con nên người, những người luôn bên cạnh, động viên và tạo động lực cho con học tập

 Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành khóa học

 Toàn thể thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tập tại trường

 Thầy Th.S Bùi Công Hạnh và thầy Phan Minh Hiếu những người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp

 Tất cả các bạn lớp DH07OT đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm đề tài

Trong quá trình làm đề tài em đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè để đề tài của em có thể hoàn thiện hơn

Kính chúc Quý thầy cô sức khỏe dồi dào để dìu dắt thế hệ trẻ tương lai của đất nước ngày càng tiến xa hơn

Kính chúc các bạn có nhiều sức khỏe

Ngày 01 tháng 06 năm 2011

Chân thành cảm ơn !

Đặng Vinh

Trang 4

TÓM TẮT

1 Tên đề tài: KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG TREO VÀ CÁC GÓC ĐẶT BÁNH XE TOYOTA MARK II

2 Thời gian và địa điểm thực hiện

 Thời gian thực hiện: Từ ngày 1/4/2011 đến ngày 1/6/2011

 Địa điểm thực hiện: Tại xưởng thực hành thí nghiệm bộ môn Công nghệ Ô

tô, khoa Cơ khí- Công nghệ, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

3 Mục đích đề tài

 Kiểm tra góc đặt bánh xe Toyota Mark II bằng thiết bị kiểm tra Miller 8670

 Kiểm tra hệ thống treo xe Toyota Mark II bằng thiết bị kiểm tra Video Line

 Sử dụng thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe MILLER 8670

 Sử dụng thiết bị kiểm tra giảm chấn, hệ thống treo VIDEO LINE

2304

 Ô tô thực nghiệm: Xe TOYOTA MARK II có tại xưởng ô tô

 Kiểm tra điều chỉnh, đánh giá kết quả

5 Kết quả

 Tình trạng sử dụng của các thiết bị vẫn còn tốt

 Kết quả của việc kiểm tra điều chỉnh trên xe TOYOTA MARK II

 Nêu lên ý kiến và yêu cầu trong quá trình làm đề tài

Trang 5

MỤC LỤC

Trang tựa i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC HÌNH vii

DANG SÁCH CÁC BẢNG ix

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích đề tài 1

Chương 2: TỔNG QUAN 3

2.1 Hệ thống treo 3

2.1.1 Sự cần thiết của việc kiểm tra hệ thống treo 3

2.1.2 Tổng quan về hệ thống treo trên TOYOTA MARK II 3

2.1.3 Giới thiệu thiết bị kiểm tra VIDEO LINE 2304 4

2.2: Góc đặt bánh xe 5

2.2.1 Sự cần thiết của việc cân chỉnh góc đặt bánh xe 5

2.2.2 Tổng quan về góc đặt bánh xe 6

2.2.3 Giới thiệu thiết bị đo góc đặt bánh xe MILLER 8670 12

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 13

3.1 Nơi thực hiện 13

3.2 Phương tiện thực hiện 13

3.3 Phương pháp thực hiện 13

3.4 An toàn thiết bị 13

3.4.1 An toàn thiết bị khi kiểm tra hệ thống treo 13

3.4.2 An toàn thiết bị khi kiểm tra góc đặt bánh xe 14

Chương 4 THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15

4.1 Tìm hiểu thiết bị kiểm tra hệ thống treo VIDEOLNE 2304 15

4.1.1 Chức năng 15

4.1.2 Các bộ phận chính của thiết bị kiểm tra Video Line 2304 15

Trang 6

4.1.3 Phần mềm điều khiển 18

4.2: Kiểm tra hệ thống treo Toyota Mark II 19

4.2.1 Chuẩn bị 19

4.2.2 Tiến trình kiểm tra hệ thống treo Toyota Mark II 19

4.3 Kết quả việc kiểm tra hệ thống treo TOYOTA MARK II 20

4.4 Tìm hiểu thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe – MILLER 8670 24

4.4.1 Chức năng 24

4.4.2 Các thành phần chính 24

4.4.3Cách sử dụng phần mềm miller 27

4.4.4 Cách vận hành của thiết bị đo góc đặt bánh xe miller 8670 29

4.5 Quy trình thực hiện trên phần mềm Miller để có giá trị của nhà sản xuất về các góc đặt bánh xe Toyota Mark II 29

4.6 Đo bù độ đảo của xe TOYOTA MARK II 31

4.6.1 Chuẩn bị 31

4.6.2 Tiến hành đo độ bù đảo 31

4.7 Kiểm tra góc đặt bánh xe TOYOTA MARK II 37

4.8 Điều chỉnh góc đặt của xe TOYOTA MARK II 40

4.8.1 Các thông số cần điều chỉnh sau khi đo 41

4.8.2 Các vị trí điều chỉnh trên TOYOTA Mark II 44

4.8.3 Thao tác điều chỉnh trên TOYOTA Mark II 46

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Đề nghị 59

Trang 7

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Cấu tạo của hệ thống treo trước của xe Toyota Mark II 3

Hình 2.2: Cấu tạo hệ thống treo sau của xe Toyota Mark II 4

Hình 2.3: Các góc đặt bánh xe 6

Hình 2.4 Góc Camber 7

Hình 2.5: Camber âm và Camber dương 7

Hình 2.6: Góc Caster 8

Hình 2.7: Góc Caster âm và góc Caster dương 9

Hình 2.8: Caster trail 10

Hình 2.9: Độ chụm 10

Hình 2.10: Góc kingpin 11

Hình 4.1: Thùng thiết bị Video Line 2304 15

Hình 4.2: Remote điều khiển 16

Hình 4.3 Bệ kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo 17

Hình 4.4: Cấu tạo của bệ kiểm tra giảm chấn 17

Hình 4.5: Cửa sổ làm việc của chương trình Video Line 2304 18

Hình 4.6: Trọng lượng của cầu trước tác dụng lên từng bánh xe, và tổng trọng lượng tác dụng lên 2 bánh 20

Hình 4.7: Kết quả kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo trước trái 21

Hình 4.8: Kết quả kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo trước phải 21

Hình 4.9: Trọng lượng cầu sau tác dụng lên từng bánh xe, và tổng trọng lượng tác dụng lên 2 bánh 22

Hình 4.10: Kết quả kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo sau trái 23

Hình 4.11: Kết quả kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo sau phải 23

Hình 4.12 Thùng thiết bị Miller 8670 24

Hình 4.13: Tay cảm biến 25

Hình 4.14: Vị trí điều khiển trên tay cảm biến 25

Hình 4.15: Kẹp giữ bánh xe 26

Hình 4.16: Mâm đo góc lái 26

Hình 4.17: Kẹp giữ tay lái 27

Trang 8

Hình 4.18: Kẹp giữ chân phanh 27

Hình 4.19: Cửa sổ làm việc của chương trình Miller 8670 28

Hình 4.20: Khai báo thông tin xe 30

Hình 4.21: Giá trị các góc đặt bánh xe Toyota Mark II 30

Hình 4.22: Yêu cầu chỉnh 4 tay cảm biến về vị trí cân bằng 31

Hình 4.23: Tay cảm biến trước và sau khi chỉnh về vị trí cân bằng 32

Hình 4.24: Chương trình hiển thị sau khi điều chỉnh 4 tay cảm biến cân bằng 32

Hình 4.25: Các bước hoạt động của chương trình 32

Hình 4.26: Vị trí nút runout trên tay cảm biến 33

Hình 4.27: Chương trình yêu cầu quay bánh xe một góc 90o 33

Hình 4.28: Chương trình yêu cầu quay bánh xe một góc 180o 34

Hình 4.29: Chương trình yêu cầu quay vô lăng qua trái một góc 5o 34

Hình 4.30: Chương trình yêu cầu quay vô lăng qua phải một góc 5o 35

Hình 4.31: Chương trình yêu cầu quay vô lăng về vị trí cân bằng 35

Hình 4.32: Kết quả đo bù độ đảo 36

Hình 4.33: Các bước hoạt động của chương trình 37

Hình 4.34: Các bước hoạt động của chương trình 37

Hình 4.35: Các bước hoạt động của chương trình 38

Hình 4.36: Chương trình yêu cầu quay vô lăng qua trái một góc 5o 38

Hình 4.37: Chương trình yêu cầu quay vô lăng qua phải một góc 5o 39

Hình 4.38: Chương trình yêu cầu quay vô lăng về vị trí cân bằng 39

Hình 4.39: Kết quả đo góc đặt bánh xe 40

Hình 4.40: Điều chỉnh 2 bánh xe trước 41

Hình 4.41: Điều chỉnh góc Camber trước trái 42

Hình 4.42: Điều chỉnh góc Camber trước trái 42

Hình 4.43: Điều chỉnh tổng độ chụm 43

Hình 4.44: Điều chỉnh độ chụm bánh xe trước phải 43

Hình 4.45: Điều chỉnh 2 bánh xe sau 44

Hình 4.46 : Vị trí điều chỉnh độ chụm trên xe Toyota Mark II 45

Hình 4.47: Vị trí điều chỉnh độ chụm trên xe Toyota Mark II 45

Hình 4.48: Vị trí điều chỉnh góc Camber trên xe Toyota Mark II 45

Trang 9

Hình 4.49: Vị trí điều chỉnh góc Camber trên xe Toyota Mark II 46

Hình 4.50: Điều chỉnh độ chụm 2 bánh xe trước ở phía bên phải 46

Hình 4.51: Ảnh hưởng của việc điều chỉnh độ chụm lên hai bánh xe 47

Hình 4.52: Kết quả đo góc đặt bánh xe 47

Hình 4.53: Điều chỉnh độ chụm 2 bánh xe trước ở phía bên phải 48

Hình 4.54: Ảnh hưởng của việc điều chỉnh độ chụm lên hai bánh xe 48

Hình 4.55:Kết quả đo góc đặt bánh xe 49

Hình 4.56: Điều chỉnh độ chụm 2 bánh xe trước ở phía bên trái 50

Hình 4.57:Kết quả đo góc đặt bánh xe 50

Hình 4.58: Điều chỉnh độ chụm 2 bánh xe trước ở phía bên trái 51

Hình 4.59:Kết quả đo góc đặt bánh xe 51

Hình 4.60: Điều chỉnh góc Camber trước phải 52

Hình 4.61:Kết quả đo góc đặt bánh xe 53

Hình 4.62: Điều chỉnh góc Camber trước phải 53

Hình 4.63:Kết quả đo góc đặt bánh xe 54

Hình 4.64: Điều chỉnh góc Camber trước phải 54

Hình 4.65:Kết quả đo góc đặt bánh xe 55

Hình 4.66: Điều chỉnh góc Camber trước phải 55

Hình 4.67:Kết quả đo góc đặt bánh xe 56

Hình 4.68: Kết quả đo góc đặt bánh xe trước khi điều chỉnh của 2 bánh xe trước 57

Hình 4.69: Kết quả độ chụm bánh xe trước bên trái sau khi điều chỉnh 57

Hình 4.70: Kết quả độ chụm bánh xe trước bên phải sau khi điều chỉnh 58

Hình 4.71: Kết quả đo góc đặt bánh xe sau khi điều chỉnh của 2 bánh xe trước 58

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Giải thích kết quả đo bù độ đảo trên xe Toyota Mark II 37

Bảng 4.2: Giải thích kết quả đo góc đặt bánh xe 41

Bảng 4.3: Giải thích việc điều chỉnh 2 bánh xe trước 42

Bảng 4.4: Giải thích việc điều chỉnh 2 bánh xe sau 45

Bảng 4.5: Kết quả ảnh hưởng của việc điều chỉnh độ chụm lên hai bánh xe 48

Bảng 4.6: Kết quả ảnh hưởng của việc điều chỉnh độ chụm lên hai bánh xe 50

Bảng 4.7: Kết quả ảnh hưởng của việc điều chỉnh độ chụm lên hai bánh xe 51

Bảng 4.8: Kết quả ảnh hưởng của việc điều chỉnh độ chụm lên hai bánh xe 53

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của việc điều chỉnh góc camber lên bánh xe trước phải 54

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của việc điều chỉnh góc camber lên bánh xe trước phải 55

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của việc điều chỉnh góc camber lên bánh xe trước trái 56

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của việc điều chỉnh góc camber lên bánh xe trước trái 57

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1: Đặt vấn đề

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp ô tô, những chiếc ô

tô không ngừng được cải tiến về mẫu mã, tiện ích để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người sử dụng Nhưng vấn đề an toàn và dễ dàng trong việc điều khiển xe vẫn được đặt lên hàng đầu, và trở thành tiêu chuẩn đầu tiên về việc đánh giá để sử dụng một chiếc

ô tô Vì thế ngoài việc các ngành ô tô phát triển đa dạng về chủng loại, phong cách thì các thiết bị kiểm tra cũng được quan tâm phát triển mạnh mẻ

Yếu tố ảnh hưởng lớn trong sự an toàn lái xe là việc các góc đặt bánh xe được điều chỉnh đúng Khi các góc đặt bánh xe được điều chỉnh đúng thì sẽ đảm bảo cho xe di chuyển ổn định, an toàn dẫn hướng, làm cho bánh xe lâu bị mòn và mòn đều trong quá trình hoạt động của xe…… Nhưng sau một thời gian hoạt động các góc này luôn bị thay đổi gây mất an toàn khi lái xe Vì thế các thiết bị dùng để kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh xe đã được chế tạo, điển hình thiết bị kiểm tra Miller 8670

Bên cạnh đó, các thiết bị để kiểm tra các thành phần khác của xe củng được phát triển, trong đó có thiết bị Video Line 2304 dùng để kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo

Cả hai thiết bị trên đều là những thiết bị kiểm tra thông dụng và được sử dụng phổ biến trong các trung tâm kiểm định xe cơ giới hiện nay

1.2: Mục đích đề tài

Được sự cho phép của khoa Cơ khí- Công nghệ Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của

Thạc sĩ Bùi Công Hạnh và KS Phan Minh Hiếu, đề tài KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG TREO VÀ CÁC GÓC ĐẶT BÁNH XE TOYOTA MARK II

được thực hiện với những mục đích sau

Tìm hiểu thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe Miller 8670 và thiết bị kiểm tra hệ thống treo Video Line 2304

Kiểm tra góc đặt bánh xe Toyota Mark II bằng thiết bị kiểm tra Miller 8670

Trang 12

Kiểm tra hệ thống treo xe Toyotark Mark II bằng thiết bị kiểm tra Video Line 2304 Phương pháp điều chỉnh góc đặt bánh xe Toyota Mark II với thiết bị Miller 8670 Phương pháp điều chỉnh hệ thống treo của xe Toyota Mark II với thiết bị kiểm tra Video Line 2304

Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài còn nhiều chổ không mạch lạc, đầy đủ Rất mong được nhiều sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Hệ thống treo

2.1.1 Sự cần thiết của việc kiểm tra hệ thống treo

 Tiếp nhận và dập tắt các dao động của mặt đường với ô tô

 Truyền lực dẫn động và truyền lực phanh

 Đỡ thân xe và duy trì mối quan hệ hình học giữa thân xe và bánh xe trong mọi điều kiện chuyển động

Vì vậy công việc kiểm tra và sửa chửa hệ thống treo nhằm mục đích:

 Đảm bảo tính êm dịu cho xe khi chuyển động

 Dập tắt nhanh các dao động

 Đảm bảo tính ổn định khi xe chuyển động

2.1.2 Tổng quang về hệ thống treo trên TOYOTA MARK II

Hình 2.1: Cấu tạo của hệ thống treo trước của xe Toyota Mark II

Trang 14

2.1.3 Giới thiệu thiết bị kiểm tra VIDEO LINE 2304

2.1.3.1 Giới thiệu chung

Thiết bị VideoLine 2304 là một thiết bị dùng để kiểm tra phanh, độ trượt ngang và giảm chấn của hệ thống treo

Kiểm tra hệ thống treo là mục đích của đề tài vì vậy trong đề tài này chỉ giới thiệu đến việc kiểm tra hệ thống treo của thiết bị

Hệ thống được sử dụng chương trình phần mềm Video Line 2304 Chương trình được sử dụng để kiểm tra hệ thống phanh, treo và độ trượt ngang

2.1.3.2 Nguyên lý hoạt động

Cho hai bánh xe lên trên bệ kiểm tra Mở chương trình phần mềm Video Line 2304 sau đó dùng remote để điều khiển bệ kiểm tra hoạt động Sau khi nhận được tín hiệu,

Trang 15

nhờ cơ cấu lệch tâm làm cho bệ kiểm tra rung lên với một tần số nhất định Sau khi ngừng hoạt động bệ kiểm tra sẻ nhận được tần số dao động của xe và đưa về tủ điều khiển để hiển thị thành giá trị của hệ thống treo Hệ thống sẻ kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo trên từng bánh xe một

2.2 Góc đặt bánh xe

2.2.1 Sự cần thiết của việc cân chỉnh góc đặt bánh xe

Mỗi chiếc xe sau khi xuất xưỡng đều được các nhà tính toán và thiết kế và cân chỉnh hình học lái tối ưu để cho xe vận hành tốt lâu dài và an toàn trên đường làm giảm mức tối thiểu sự mòn vỏ xe, sự trượt lê khi quay vòng Có các góc:

 Mặt đường lồi lõm, có ổ gà

 Do sự va đụng mạnh

 Do tải trọng đặt lên xe quá lớn

 Tải trọng đặt lên các bánh xe không đều

 Áp suất vỏ xe không phù hợp

 Hệ thống treo, lái không phù hợp

 Tài xế quay vòng đột ngột ở tốc độ cao

Trang 16

 Thắng gấp ở tốc độ cao

 Chạy ở tốc độ cao trên đường gồ ghề……

Khi các góc này không còn đúng, vượt quá giá trị cho phép do những ảnh hưởng trên thì nó sẻ gây ra những tác hại:

 Tay lái không ổn định

 Quay vòng khó

 Sự trả lại tay lái khó hoặc không trả

 Sự chuyển động chao đảo trên đường và không ổn định nhất là trên đường ướt

 Dễ bị quay ngang khi quay vòng

 Làm vỏ xe dễ mòn và mòn không đều

Điều này dể gây ra tai nạn Ngoài ra việc kiểm tra các góc này giúp cho ta biết được

hệ thống treo, hệ thống lái có bị hư hỏng hay không và tìm ra nguyên nhân gây ra mòn

Trang 17

Hình 2.3: Các góc đặt bánh xe

2.2.2.1 Góc Camber (Góc doãng)

a) Khái niệm

Góc Camber là góc nghiêng vào trong hay nghiêng ra ngoài của bánh xe được nhìn

từ phía trước xe Ta sẻ có góc camber dương và âm

Hình 2.4 Góc Camber

Góc camber là góc giữa đường tâm vỏ xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường

Hình 2.5: Camber âm và Camber dương

Trang 18

Một bánh xe có góc Camber bằng không, khi nó chuyển động thì hai đường này trùng nhau

b) Công dụng của góc Camber

Góc Camber đúng, có tác dụng giữ cho hai mặt vỏ xe tiếp xúc tốt với mặt đường, có tác dụng làm giảm độ mòn bánh xe Khi nó ở vị trí có góc camber bằng không

Tác dụng của góc Camber dương

Có tác dụng giảm mômen tác dụng lên trục bánh xe và cam lái

Ngăn ngừa tuột bánh xe khỏi trục

Ngăn ngừa phát sinh camber âm ngoài ý muốn do tải trọng

Giảm lực đánh tay lái

Tác dụng của góc camber âm

Khi xe chạy trên đường vòng, vì xe có xu hướng nghiêng ra phía ngoài, nên camber của bánh xe trở nên dương, và lực đẩy ngang về phía trong xe cũng giảm xuống, lực quay vòng cũng bị giảm xuống

Bánh xe sẽ được giữ không bị nghiêng dương khi chạy vào đường vòng và duy trì lực quay vòng thích hợp

Khi xe chạy vào đường vòng có thể giử được góc camber ổn định

2.2.2.2 Góc Caster (Góc nghiêng dọc)

a) Khái niệm

Góc caster là góc nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trục xoay đứng (trục lái)

Nó được xác định bằng góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng khi nhìn từ

hông xe

Hình 2.6 Góc Caster

Trang 19

Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là góc caster dương, nếu nghiêng về phía trước thì gọi là góc caster âm Khoảng cách từ giao điểm giữa đường tâm trục xoay đứng và mặt đường, đến tâm điểm tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường được gọi là khoảng caster của trục quay đứng

Hình 2.7: Góc Caster âm và góc Caster dương

b) Công dụng của góc caster

Góc caster có ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng, còn khoảng caster thì ảnh hưởng đến tính năng hồi vị bánh xe sau khi xe chạy trên đường vòng Góc caster có giá trị lớn thường làm tăng:

- Sự chuyển động thẳng về trước ổn định

- Sự cứng vững trong quá trình lái

- Sự trả lại của tay lái

Caster không đúng cũng làm cho bánh xe bị rung lắc từ phía này sang phía kia dọc theo cầu xe và sự rung đó làm hư hỏng các vỏ xe

Caster trail (khoảng caster): Là khoảng cách giữa đường tâm trục đứng và đường thẳng đi qua trục bánh xe tạo ra khi hai đường này cắt mặt đường

Trang 20

Hình 2.8: Caster trail

Với góc caster dương khoảng cách caster trail sẽ tăng khả năng chống quay vòng của bánh xe tạo nên sự ổn định lái

Luôn giữ cho bánh xe chạy ổn định theo đường thẳng

Khi bánh xe được chuyển hướng sang một bên khi có góc này thì nó sẻ có xu hướng hồi vị bánh xe về vị trí ban đầu của nó

Khoảng caster càng lớn thì độ ổn định trên đường thẳng và lực hồi vị càng lớn

2.2.2.3 Góc chụm (góc Toe)

a) Khái niệm

Góc toe là góc chụm của hai bánh xe đồng trục Có hai loại:

Góc chụm (toe in) gọi là góc chụm dương Xe đạt được góc này khi A<B

Góc chụm mở (toe out) gọi là góc chụm âm Xe đạt được góc này khi A>B

Hình 2.9: Độ chụm

Trang 21

b) Công dụng của góc Toe

Tác dụng của góc chụm dương

Góc chụm dương bảo đảm cho hai bánh xe dẫn hướng song song nhau khi lăn trên mặt đường, nhờ vậy ổn định được việc lái xe, tránh tình trạng rê ngang và giúp vỏ xe mòn đều

Tác dụng bù trừ vào độ võng nhỏ của hệ thống treo khi xe đi tới Độ võng này phát sinh do lực cản của mặt đường

Trang 22

b) Công dụng góc Kingpin

Giảm lực đánh tay lái

Giảm sự nẩy và kéo lệch sang một phía

Cải thiện tính ổn định chạy thẳng

Vì có góc Kingpin, trọng lực tác động thẳng vào những bánh xe sau khi quay vòng, nên người tài xế không phải quay trả tay lái lại

Bằng việc so sánh những thông số của giá trị kiểm tra với một góc chuẩn, nhà chuyên môn có thể biết được những bộ phận nào của hệ thống lái hay treo có vấn đề Thường thì những bộ phận hư hỏng phải được thay thế

2.2.2.5 Góc chụm mở khi quay vòng

a) Khái niệm

Khi xe đi vào cua, bánh xe trước ở phía trong của đường cong sẽ quẹo với góc lớn hơn bánh xe trước bên ngoài, cho nên các bánh xe có góc chụm mở khi quay vòng

b) Công dụng góc chụm mở khi quay vòng

Góc chụm mở khi quay vòng nằm ngoài thông số cho phép gây nên sự kéo lê và tiếng ồn khi quay vòng Sự mòn vỏ tăng lên là do kết quả của sự trượt lê và càng tăng khi trượt về một phía

2.2.3 Giới thiệu thiết bị đo góc đặt bánh xe MILLER 8670

Thiết bị kiểm tre góc đặt bánh xe Miller 8670 là thiết bị được nhập từ công ty Miller Dùng để kiểm tra tình trạng của các góc đặt bánh xe

Trang 23

3.2 Phương tiện thực hiện

Ô tô thử nghiệm: Xe Toyota mark II có tại xưởng ô tô

Thiết bị thử nghiệm:

Thiết bị kiểm tra phanh, độ trượt ngang và giảm chấn của hệ thống treo Video Line

2304

Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe Miller 8670

Cầu nâng bốn trụ kết hợp với cầu nâng phụ

3.3 Phương pháp thực hiện

Tìm hiểu về hệ thống treo và các góc đặt bánh của xe Toyota Mark II thông qua các tài liệu điện tử, sách báo, và xe thử nghiệm có ở xưởng ô tô

Xác định đúng hệ thống treo được sử dụng trên xe Toyota Mark II

Xác định vị trí điều chỉnh các góc đặt bánh xe: Độ chụm và góc Caster

Quan sát xác định rõ tình trạng của kĩ thuật và vẽ lại các cơ cấu

Tiến hành kiểm tra hệ thống treo và các góc đặt bánh xe thông qua các thiết bị đo

3.4 An toàn thiết bị

3.4.1 An toàn thiết bị khi kiểm tra hệ thống treo

Việc sử dụng Remote có rất nhiều nút điều khiển nên cần phải nắm rỏ công dụng của chúng trước khi sử dụng

Khi cho xe lên thiết bị kiểm tra, nên cho xe đi thẳng khoảng 5km/h

Phải nắm rỏ cách sử dụng và sự hoạt động của các thiết bị trước khi kiểm tra

Thiết bị kiểm tra hoạt động bằng điện vì vậy nên để nơi khô ráo, thoáng

Trang 24

Các dây dẫn phải được để gọn gàng

Sau khi sử dụng phải tắt nguồn cung cấp, phải tắt công tắc chính trước khi tắt nguồn

3.4.2 An toàn thiết bị khi kiểm tra góc đặt bánh xe

Lốp xe phải được bơm căng đến áp suất quy định trước khi kiểm tra

Phải cẩn thận với thao tác đưa xe lên cầu nâng Khi xe ở trên cầu nâng phải chêm bánh xe không cho xe dịch chuyển

Khi nâng xe lên hoặc hạ xuống thao tác phải chậm Không nâng xe lên quá cao, bánh xe cách cầu nâng chính khoảng 3-5 cm

Sử dụng bộ ổn áp điện hay UPS để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho thiết bị được

ổn định

Thiết bị kiểm tra sử dụng điện nên được đặt ở nơi khô thoáng Các dây dẫn phải được để gọn gàng

Khi gắn các tay cảm biến phải gắn đúng vị trí của từng bánh xe

Đảm bảo phải nối tất cả dây dẩn trước khi nguồn điện được cung cấp đến thiết bị Khi sử dụng xong phải đảm bảo tắt hết điện cung cấp cho tủ điều khiển và cầu nâng

Chú ý:

Khi sử dụng máy tính, tránh việc sử dụng quá nhiều chương trình cùng một lúc Khi sử dụng thiết bị phải đảm bảo các tay cảm biến được nạp đầy đảm bảo cho việc kiểm tra và đo đạc được bình thường và ổn định Khi mở nguồn các tay cảm biến sẻ tự động được nạp điện, sau khi nạp đầy thiết bị sẻ tự ngắt dòng điện nạp cho tay cảm biến Các tay cảm biến chưa được nạp đầy thì đèn báo trên tủ điều khiển sẻ có màu đỏ, lúc đã được nạp đầy đèn báo sẻ nhảy sang màu xanh

Các tay cảm biến phải được lau chùi thường xuyên, tránh các va chạm có thể gây ra những hư hỏng cho các bộ phận có độ chính xác và kĩ thuật cao

Khi đã sử dụng xong phải được cất vào nơi sạch sẻ, thoáng đảm bảo không cho bụi bẩn bám vào

Trang 25

Chương 4

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Tìm hiểu thiết bị kiểm tra hệ thống treo VIDEOLNE 2304

Ngoài việc kiểm tra giảm chấn, thiết bị còn có thể đo được trọng lượng cầu xe

4.1.2 Các bộ phận chính của thiết bị kiểm tra hệ thống treo Video Line 2304 4.1.2.1 Tủ điều khiển thiết bị

Hình 4.1: Tủ điều khiển thiết bị Video Line 2304

Trang 26

Là nơi nhận và xử lí các tín hiệu từ bệ kiểm tra

Tủ điều khiển thiết bị gồm có máy tính, máy in, và hệ thống xử lí các tín hiệu

4.1.2.2 Remote

Dùng để điều khiển sự hoạt động của thiết bị

Hình 4.2: Remote điều khiển

Để kiểm tra hệ thống treo ta có các nút điều khiển sau:

Dùng để kiểm tra trọng lượng cầu trước và giảm chấn của hệ thống treo trước

Dùng để kiểm tra trọng lượng cầu sau và giảm chấn của hệ thống treo sau Ngoài ra còn các nút thông dụng khác:

Nhập trọng lượng xe để kiểm tra

Điều khiển máy in

Trang 27

Xóa dử liệu được nhập hoặc dữ liệu có được khi đo

Kết thúc việc nhập dữ liệu hoặc quá trình kiểm tra

4.1.2.3 Bệ kiểm tra hệ thống treo, giảm chấn

Hình 4.3 Bệ kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo

Bệ kiểm tra dùng để kiểm tra sự đàn hồi và giảm chấn của hệ thống treo Kết quả của việc kiểm tra được hiển thị bằng tỉ lệ % trên máy tính Hệ thống còn so sánh sự khác nhau của hai bánh xe Ngoài ra bệ còn có nhiệm vụ đo trọng lượng của cầu xe tác dụng lên từng bánh xe

Cấu tạo của bệ kiểm tra hệ thống treo gồm có mô tơ với hai đầu quay ngược chiều nhau, ở hai đầu trục mô tơ có cơ cấu lệch tâm tạo ra tần số dao động Hệ thống có dùng các cảm biến để đo tần số dao động và đo trọng lượng

Hình 4.4: Cấu tạo của bệ kiểm tra giảm chấn

Trang 28

1 Mũi tên chỉ chiều quay 2 Hộp khuếch đại 3 Cảm biến

4.1.3 Phần mềm điều khiển

Khi vào chương trình sẻ xuất hiện cửa sổ làm việc như sau

Hình 4.5: Cửa sổ làm việc của chương trình Video Line 2304

Trong đó:

1 Vùng để nhập loại xe

2 Vùng khai báo thông tin cá nhân

3 Hiển thị đo phanh

4 Hiện thị đo giảm chấn

5 Hiển thị đo sự trượt ngang

6 Vùng nhập trọng lượng

7 Vùng chọn kiểu in

Ngoài ra phía dưới cửa sổ còn có các phím với những chức năng sau:

Điều khiển máy in

Hiển thị kết quả đo phanh và độ trượt ngang của xe

Thể hiện kết quả đo có biểu đồ

Thể hiện kết quả đo giảm chấn- hệ thống treo

Hiển thị lại danh sách đã lưu trong các lần đo trước đó

Trang 29

Xóa những dữ liệu đang hiện hành

Đo tự động

4.2 Kiểm tra hệ thống treo Toyota Mark II

4.2.1 Chuẩn bị

Cung cấp nguồn điện cho máy tính và thiết bị đo

Bật công tắc từ vị trí off sang vị trí on trên tủ điều khiển

Xem tình trạng hoạt động của bệ kiểm tra

Lốp xe được bơm đến áp suất tiêu chuẩn

Điều khiển xe đi thẳng lên bệ kiểm tra

Trước khi kiểm tra phải nhấn xe vài lần để cho hệ thống treo có thể hoạt động tốt hơn

Vào chương trình phần mềm Video Line 2304

4.2.2 Tiến trình kiểm tra hệ thống treo Toyota Mark II

Khi đã hoàn tất công tác chuẩn bị, ta di chuyển xe sao cho hai bánh xe trước nằm trên bệ kiểm tra Cho bánh xe nằm vuông góc với bệ thử

Trong giai đoạn này các cảm biến sẻ đo trọng lượng của cầu xe tác dụng lên hai bánh xe và tổng trọng lượng được đưa về máy tính để xử lý Giá trị được biểu hiện bằng

Thiết bị sẻ hoạt động tuần tự kiểm tra hệ thống treo bên phải trước, sau đó mới tiến hành đối với hệ thống treo phía bên trái

Trang 30

Sau khi kiểm tra xong hệ thống treo trước, tiếp tục kiểm tra đối với hệ thống treo sau

Cũng thực hiện như hệ thống treo trước, sau khi đã di chuyển hai bánh xe sau lên trên bệ kiểm tra hệ thống củng sẽ tự động đo trọng lượng tác dụng lên hai bánh xe trái

và phải Sau khi đã hoàn tất việc kiểm tra trọng lượng ta ấn nút để bắt đầu kiểm tra Cũng như việc kiểm tra hệ thống treo trước, ở cầu sau hệ thống củng kiểm tra hệ thống treo bên phải trước rồi tiếp tục kiểm tra hệ thống treo phía bên trái

4.3 Kết quả việc kiểm tra hệ thống treo TOYOTA MARK II

Khi di chuyển hai bánh xe trước lên bệ kiểm tra, hệ thống sẽ tự động đo trọng lượng

Trang 31

Ấn nút để bắt đầu kiểm tra cho hệ thống treo xe trước Thiết bị sẽ kiểm tra hệ thống treo bên bánh xe trái trước

Hình 4.7: Kết quả kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo trước trái

Đợi khoảng 3 giây, thiết bị sẽ tự động kiểm tra hệ thống treo bên bánh xe phải

Hình 4.8: Kết quả kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo trước phải

Trang 32

Kết quả của hệ thống treo trước bên trái và phải lần lượt là 78% và 89% Cả hai giá trị này đều hiện thị bằng màu xanh, cho thấy hệ thống treo vẫn còn hoạt động tốt

Sự khác biệt giữa hai bánh xe là 12% Nên sẽ không ảnh hưởng lớn đến quá trình di chuyển của xe

Sau khi đã kiểm tra xong hệ thống treo trước, tiếp tục di chuyển hai bánh xe sau lên

bệ kiểm tra để kiểm tra hệ thống treo sau

Khi cho hai bánh xe sau lên bệ kiểm tra, thiết bị cũng sẽ tự động cân trọng lượng

Hình 4.9: Trọng lượng cầu sau tác dụng lên từng bánh xe, và tổng trọng lượng tác

dụng lên 2 bánh

Kết quả trên cho ta thấy trọng lượng của cầu sau tác dụng lên bánh xe phía bên trái

là 218kg, trọng lượng của cầu trước tác dụng lên bánh xe phải là 218kg Tổng trọng lượng tác dụng lên cả hai bánh xe là 435kg

Ấn nút để bắt đầu kiểm tra cho hệ thống treo sau Thiết bị sẽ kiểm tra hệ thống treo bên bánh xe trái trước

Trang 33

Hình 4.10: Kết quả kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo sau trái

Đợi khoảng 3 giây, thiết bị sẽ tự động kiểm tra hệ thống treo bên bánh xe phải

Hình 4.11: Kết quả kiểm tra giảm chấn của hệ thống treo sau phải

Kết quả của hệ thống treo sau bên trái và phải lần lượt là 90% và 79% Cả hai giá trị này đều hiện thị bằng màu xanh, cho thấy hệ thống treo vẫn còn hoạt động tốt

Sự khác biệt của hai bánh xe sau là 12% nên cũng sẻ không ảnh hưởng lớn đến quá trình di chuyển của xe

Trang 34

Ngoài kết quả đo có màu xanh thì kết quả đo củng được hiển thị bằng màu vàng và máu đỏ

Nếu kết quả đo được hiển thị bằng màu vàng thì kết quả đo đó có giá trị gần với giá trị chuẩn vì thế có thể chấp nhận được, hệ thống treo vẫn được sử dụng

Nếu kết quả đo được hiển thị bằng màu đỏ thì không đạt nên hệ thống treo ấy không

4.4.2 Các thành phần chính

4.4.2.1 Tủ điều khiển thiết bị:

Hình 4.12 Tủ điều khiển thiết bị Miller 8670

Tủ gồm có một bộ máy vi tính, máy in giấy, các kẹp bánh xe được xếp bên hông thùng, có các tay cảm biến Mặt sau của thùng có các giắc nối dùng để nối dây cáp tới các tay cảm biến

Trang 35

4.4.2.2 Các tay cảm biến

Hình 4.13: Tay cảm biến

Mỗi tay cảm biến đều được trang bị một camera với các cảm biến cho phép đo, nhận biết và việc truyền dử liệu bằng blue tooth Tín hiệu bằng blue tooth được chiếu qua hệ thống quang học tới tế bào quang điện, tất cả các giá trị đo được xử lý bằng hai cảm biến PDS đối xứng làm việc cùng nhau

Trong tay cảm biến còn có một accu dùng để cung cấp năng lượng cho tay cảm biến hoạt động, tay cảm biến truyền tín hiệu đến thùng thiết bị bằng dây cáp

Các nút điều khiển có trên tay cảm biến

Hình 4.14: Vị trí điều khiển trên tay cảm biến

Power on: Dùng để mở nguồn hoạt động cho tay cảm biến

Power of: Dùng để ngắt nguồn hoạt động cho các tay cảm biến

Runout: Dùng để kích hoạt khi tiến hành đo ở chế độ bù độ đảo

Trang 36

4.4.2.3 Kẹp bánh xe

Hình 4.15: Kẹp giữ bánh xe

Kẹp bánh xe có thể tự định tâm, kẹp nhanh các bánh xe có đường kính từ 10 – 22 inch

4.4.2.4 Mâm đo góc lái

Hình 4.16: Mâm đo góc lái

Hai mâm đo cho phép bánh xe quay với góc lái cực đại để có thể đo góc lái hoặc góc doãng bánh xe khi quay vòng trong điều kiện chỉ có một người vận hành

Mâm có hai chốt định vị mâm khi có xe di chuyển lên trên mâm, 2 chốt này luôn giữ cho mâm ở vị trí 0o

Trang 37

4.4.2.5 Kẹp giữ tay lái

Hình 4.17: Kẹp giữ tay lái

Dùng để cố định vành tay lái không bị xoay khi đo

4.4.2.6 Kẹp giữ chân phanh

Hình 4.18: Kẹp giữ chân phanh

Dùng để cố định chân phanh khi ta tiến hành đo góc lái, và việc cố định chân phanh rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn trong tiến trình kiểm tra

4.4.3 Sử dụng phần mềm miller

Khi vào chương trình miller, màn hình sẻ suất hiện ra chương trình được hiển thị như sau

Ngày đăng: 12/06/2018, 13:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Th.S Trần Mạnh Quý. Giáo trình cấu tạo ô tô 2, trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cấu tạo ô tô 2
2. Lê Duy Quốc. Phân tích cơ sở lý thuyết góc đặt bánh xe thử nghiệm thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe Miller 8670. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư cơ khí công nghệ ô tô, trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích cơ sở lý thuyết góc đặt bánh xe thử nghiệm thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe Miller 8670
3. Lương Minh Đức. Tìm hiểu tính năng ứng dụng của hệ thống thiết bị kiểm phanh, giảm chấn và độ trượt ngang Video Line 2304. Tiểu luận tốt nghiệp kỹ sư cơ khí công nghệ ô tô, trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tính năng ứng dụng của hệ thống thiết bị kiểm phanh, giảm chấn và độ trượt ngang Video Line 2304
4. Trương Trọng Trí và Bùi Hạt Tùng. Tìm hiểu hệ thống treo và lái của xe TOYOTA HIACE quy trình kiểm tra và sửa chửa. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư cơ khí công nghệ ô tô, trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hệ thống treo và lái của xe TOYOTA HIACE quy trình kiểm tra và sửa chửa
5. Nguyễn Khắc Trai. Kỹ thuật chẩn đoán ô tô. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Năm 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w