Bài giảng cho nhóm 1, Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Trang 1TÀI LIỆU HUẤN LUYỆNAN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MỤC LỤC
CHƯƠNG I CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ, VSLĐ 4
1 Tổng quan về ATLĐ, VSLĐ 4
1.1 Các khái niệm, nội dung cơ bản về ATLĐ, VSLĐ 4
1.2 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ 5
1.3 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn ATLĐ, VSLĐ 7
2 Các quy định của pháp luật về chính sách và chế độ BHLĐ 8
3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ trong công tác AT-VSLĐ 9
3.1 Quyền và nghĩa vụ của NLĐ về AT-VSLĐ 9
3.2 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ về AT-VSLĐ 10
4 Các quy định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về AT-VSLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ 11
CHƯƠNG II TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ ATLĐ, VSLĐ Ở CƠ SỞ 13 1 Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về công tác AT-VSLĐ tại cơ sở 13
1.1 Bộ phận AT-VSLĐ 13
1.2 Bộ phận y tế tại cơ sở 14
1.3 Mạng lưới an toàn vệ sinh viên 16
1.4 Hội đồng bảo hộ lao động 17
2 Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ 18
2.1 Lập kế hoạch AT-VSLĐ của cơ sở 18
2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ 19
3 Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác ATLĐ, VSLĐ của cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất; 19
4 Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện ATLĐ, VSLĐ 20
5 Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động 20
5.1 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm: 20
5.2 Chính sách, chế độ BHLĐ đối với lao động nữ 21
5.3 Chính sách, chế độ BHLĐ đối với LĐ chưa thành niên (dưới 18 tuổi) 21
Trang 25.4 Chính sách, chế độ BHLĐ đối với lao động cao tuổi 21
5.5 Chính sách, chế độ BHLĐ đối với lao động là người khuyết tật 22
5.6 Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại 22
5.7 Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động 22
5.8 Chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 23
5.9 Công tác khen thưởng trong lĩnh vực AT-VSLD 23
6 Kiểm tra và tự kiểm tra về ATLĐ - VSLĐ 23
7 Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị , vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ 24
8 Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ và BNN 25
9 Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác AT-VSLĐ 26
9.1 Thống kê, báo cáo 26
9.2 Sơ kết, tổng kết 26
10 Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về AT-VSLĐ 26
10.1 Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở trong công tác AT-VSLĐ 26
10.2 Quyền hạn của công đoàn cơ sở trong công tác AT-VSLĐ 27
11 Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về AT-VSLĐ 27
CHƯƠNG III CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TRONG SẢN XUẤT, BIỆN PHÁP KHÁC PHỤC PHÒNG NGỪA 33
1 Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất -Đánh giá các nguy cơ trong sản xuất 33
1.1 Khái niệm điều kiện lao động 33
1.2 Các yếu tố nguy hiểm trong lao động 33
1.3 Yếu tố có hại trong lao động 34
1.4 Đánh giá các nguy cơ trong sản xuất 37
2 Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động 39
2.1 Các biện pháp về kỹ thuật an toàn 39
2.2 Các biện pháp về VSLĐ, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện LĐ 41
2.3 Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân: 41
2.4 Chăm sóc sức khoẻ người lao động: 42
2.5 Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động: 42
Trang 3CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
ATLĐ : An toàn lao động
VSLĐ : Vệ sinh lao động
AT-VSLĐ: An toàn – vệ sinh lao động
YTNH : Yếu tố nguy hiểm
YTCH : Yếu tố có hại
TNLĐ : Tai nạn lao động
BNN : Bệnh nghề nghiệp
NLĐ : Người lao động
NSDLĐ : Người sử dụng lao động
BLLĐ 2012: Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 do Quốc hội ban hành
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trìnhlao động
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh
tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho
con người trong quá trình lao động
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá
trình lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắnliền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.Quy định này được áp dụngđối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp
tác động đối với người lao động
Trang 4CHƯƠNG I.
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ, VSLĐ
1 Tổng quan về ATLĐ, VSLĐ
1.1 Các khái niệm, nội dung cơ bản về ATLĐ, VSLĐ
a. Công tác ATLĐ, VSLĐ là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức
quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động vớimục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặckhông để xảy ra tai nạn trong lao động;
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặccác bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên;
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho ngườilao động
b Công tác bảo hộ lao động gồm những nội dung chủ yếu là: Kỹ thuật an toàn, Vệ
sinh lao động và Chính sách, chế độ bảo hộ lao động
Kỹ thuật an toàn: gồm những vấn đề chính sau đây:
Vệ sinh lao động: gồm những vấn đề chính sau đây:
- Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh
- Biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về VSLĐ,theo dõi quản lý sức khoẻ, tuyển dụng lao động
- Biện pháp về vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: kỹ thuật thông gió, điều hoà nhiệt độ, chốngbụi, khí độc; kỹ thuật chống tiếng ồn và rung động; kỹ thuật chiếu sáng; kỹthuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường
Trang 5như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý của tổ chức bộ máy làm công tácbảo hộ lao động; kế hoạch hoá công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyêntruyền huấn luyện, chế độ về thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra,thống kê tai nạn lao động
c. Những nội dung của công tác bảo hộ lao động là rất lớn, bao gồm nhiều công việcthuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau Hiểu được nội dung của công tác bảo hộ laođộng sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiệncông tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH - hướng dẫn công tác huấn luyện VSLĐ quy định những nội dung cơ bản mà người sử lao động phải biết về AT-VSLĐ gồm:
AT Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về AT-VSLĐ, hệ thống quy phạm, quychuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật AT-VSLĐ
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất, những biện pháp cải thiện điềukiện làm việc
- Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về AT-VSLĐ
- Nội dung hoạt động công đoàn cơ sở về AT-VSLĐ
- Quy định xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật về AT-VSLĐ
1.2 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đếnAT-VSLĐ từ cao xuốngthấp gồm Hiến pháp của Quốc hội, Luật của Quốc hội, Nghị định và Quyếtđịnh của chính phủ, Thông tư của các bộ
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến AT-VSLĐcụ thể bao gồm:
Hiến pháp năm 2013, Điều 57 quy định “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ laođộng tiến bộ, hài hòa và ổn định”
Bộ luật Lao động năm 2012 gồm 17 chương và 242 điều, trong đó chương VII(điều 104-117) và chương IX (điều 133-152) quy định về 2 vấn đề cơ bản là thờigiờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATLĐ,VSLĐ
Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng chính phủ:
- Nghị định số 45/CP/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiếtmột số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vàATLĐ,VSLĐ;
Trang 6- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 Quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa lao động việt nam đi làmviệc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Nghị định số 45/CP ngày 6 tháng 4 năm 2005 qui định việc xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế
- Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc thực hiện tuần làm việc 40 giờ Quy định thực hiện tuần làm việc 40 giờ (5ngày làm việc/tuần) đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị xãhội và khuyến nghị các doanh nghiệp nhà nước tổ chức thực hiện
Thông tư của Bộ và Thông tư liên Bộ:
Thông tư của Bộ và Thông tư liên Bộquy định chi tiết các văn bản quyphạm pháp luật do Chính phủ, Quốc hội ban hành thì Bộ trưởng và cơ quanngang Bộ theo thẩm quyền đã ban hành hoặc phối hợp ban hành ra văn bản chủyếu là thông tư để quản lý Nhà nước về 2 lĩnh vực là thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi và ATLĐ,VSLĐ
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao trách nhiệmquản lý nhà nước về lao động đã ban hành, đồng thời phối hợp với các Bộ,ngành để ban hành ra các Thông tư, Thông tư liên tịch, Quyết định để quy định
và hướng dẫn về các chế độ, chính sách an toàn VSLĐ về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi:
- Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXHhướng dẫn thực hiện chế độ trang bịphương tiện bảo vệ cá nhân
- Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục các công việc và nơilàm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên;
- Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc nhẹ được
sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc;
- Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục các công việc khôngđược sử dụng lao động nữ;
- Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường,trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Kèm Phụ lục “Danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bồi thường” (Ban hànhkèm các Thông tư Liên bộ số 08-TTLB ngày 19-5-1976, Thông tư Liên bộ số29/TTLB ngày 25-12-1991, Quyết định số 167/BYT ngày 4-2-1997 của Bộ Y
tế, Quyết định số 27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 và Thông tư số BYT ngày 30 tháng 11 năm 2011 và được cập nhật theo công bố mới nhất của
Trang 7BLĐTBXH ban hành năm 1995; Quyết định 1629/QĐ-BLĐTBXH ban hànhnăm 1996; Quyết định 915/QĐ-BLĐTBXH ban hành năm 1996; Quyết định190/QĐ-BLĐTBXH ban hành năm 1999; Quyết định 1580/QĐ-BLĐTBXHban hành năm 2000; Quyết định 1152/QĐ-BLĐTBXH ban hành năm 2003 vàThông tư 36/TT-BLĐTBXH ban hành năm 2012 bổ sung cho ngành Thép,ngành Thuốc lá, ngành Điện);
- Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn luyện ATLĐ,VSLĐ;
- Thông tư số 19/2011/TT-BYT hướng dẫn quản lý VSLĐ, sức khoẻ người laođộng và bệnh nghề nghiệp
- Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn về khai báo,điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động
- Thông tư liên tịch số01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn tổ chức thựchiện công tác an toàn – VSLĐ trong cơ sở lao động
- Thông tư liên tịch số 29/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT quy định danh mụcnghề, công việc người bị nhiễm HIV-AIDS không được làm
- Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 hướng dẫn về kiểm địnhmáy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;
- Thông tư số 30/2014/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiệncông tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
1.3 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn ATLĐ, VSLĐ.
a. Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm (quy chuẩn) về an toàn, VSLĐ baogồm: hơn 230 tiêu chuẩn, quy phạm (quy chuẩn) nhà nước về an toàn, VSLĐ Cáctiêu chuẩn, quy chuẩn quy trình mới được ban hành gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ nồi hơi và bình chịu áp lực;
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng;
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn Thang máy điện và thang máy thủy lực;
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn Thang cuốn;
- Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi;
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh;
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đường ống dẫn hơi nước, nước nóng;
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống điều chế và nạp khí;
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí;
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực
b. Hệ thống Tiêu chuẩn ATLĐ bao gồm các Tiêu chuẩn về ATLĐ và các Tiêu chuẩn
về VSLĐ Hệ thống này đang được sử dụng và đã được cập nhật vào tháng 9/2010
Tiêu chuẩn về ATLĐ
Trang 8 Một số công ước của ILO về AT-VSLĐ, môi trường lao động
- Công ước 187 về cơ chế tăng cường công tác an toàn VSLĐ
- Công ước 174 về phòng ngừa những TNLĐ nghiêm trọng
- Công ước 160 về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc
- Công ước 155 về ATLĐ, VSLĐ và môi trường LĐ
- Công ước 148 về bảo vệ NLĐ phòng chống các rủi ro nghề nghiệp do ô nhiễmkhông khí, ồn và rung ở nơi làm việc
- Công ước 139 về việc kiểm soát và phòng ngừa các yếu tố nghề nghiệp độc hại
do các chất hoặc các tác nhân gây ung thư gây ra
- Công ước 136 liên quan đến việc phòng chống các nguy cơ nhiễm độc doBenzen gây ra
- Công ước 119 về che chắn máy móc
2 Các quy định của pháp luật về chính sách và chế độ BHLĐ
An toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan trực tiếp đến đến sức khỏe,tính mạng của người lao động Xuất phát từ tầm quan trọng này, Nhà nước quyđịnh nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật
về chính sách và chế độ BHLĐ đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm Cácđơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định trong các văn bảnnày cho phù hợp với đơn vị mình và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này Đến nay, hệ thống văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn về chính sáchchế độ BHLĐ tương đối đầy đủ áp dụng trong doanh nghiệp gồm:
Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và làm thêm giờ
Chế độ BHLĐ đối với lao động nữ,lao động chưa thành niên,lao động cao tuổi,laođộng là người tàn tật
Chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp
Trang 9 Chính sách BHLĐ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Chế độ về tuyên truyền huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ
Chế độ về kiểm định các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
Chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộlao động
Chế độ thanh tra, kiểm tra công tác bảo hộ lao độngtrong doanh nghiệp
Chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao đông
Chế độ về công tác khen thưởng về an toàn VSLĐ trong doanh nghiệp
3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ trong công tác AT-VSLĐ
Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ trong công tác AT-VSLĐ đan xentrong các điều của Bộ luật lao động 2012 Bao gồm:
Điều 138 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 137 Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Điều 139 Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 140 Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp
Điều 150 Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 151 Thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 152 Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Ngoài “Điều 138- BLLĐ 2012” ghi rõ “Nghĩa vụ của người sử dụng laođộng, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động”, một
số điều khác trong BLLĐ 2102cũng quy định trách nhiệm của NSDLĐ đối vớicông tác AT-VSLĐ Mặt khác, trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ cũng làquyền của NLĐ Có thể tóm tắt các quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐtrong công tác AT-VSLĐ như sau:
3.1 Quyền và nghĩa vụ của NLĐ về AT-VSLĐ
3.1.1 NLĐ làm việc có quyền sau đây:
a. Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêucầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệsinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
Trang 10b. Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làmviệc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinhlao động;
c. Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnhnghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động vàđược trả phí khám giám định trongtrường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện đểđiều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d. Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định
do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
e. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương vàkhông bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn laođộng đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngaycho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi ngườiquản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phụccác nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
f. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật
3.1.2 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tạinơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng laođộng, thỏa ước lao động tập thể;
b. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết
bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹthuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủđộng tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố,ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhànước có thẩm quyền
3.2 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ về AT-VSLĐ
3.2.1 Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a. Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b. Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạmtrong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
c. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d. Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn laođộng
Trang 113.2.2 Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a. Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trongviệc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm củamình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảođảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnhnghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp cho người lao động;
c. Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việckhi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏecủa người lao động;
d. Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
e. Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợpvới Banchấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định tráchnhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
f. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báocáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định củathanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g. Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quytrình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
4 Các quy định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về AT-VSLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 Quy định chi tiết một số điềucủa bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATLĐ, VSLĐ -Điều 10, 14 và 23 quy định công tác này
Nghị định 45/2013/NĐ-CP - Điều 10: Lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ
1 Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình, cơ sở.
Trang 122 Phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ phải có các nội dung chính sau đây: a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác;
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;
c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động; d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có hại; phương án
xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.
Nghị định 45/2013/NĐ-CP - Điều 14 Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại
Đối với nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
1 Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
2 Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất 01 lần trong một năm; lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi theo quy định pháp luật;
3 Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
4 Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp cứu tại chỗ theo quy định pháp luật; đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ năng và thường xuyên tập luyện.
Nghị định 45/2013/NĐ-CP - Điều 23 Trách nhiệm sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ có trách nhiệm:
1 Ký hợp đồng với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;
2 Khai báo trước khi đưa vào sử dụng, báo cáo việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ với cơ quan có thẩm quyền.
Trang 13a. Thành lập bộ phận AT-VSLĐ theo quy định tối thiểu sau:
Lao động trực tiếp dưới 300 người phải bố trí ít nhất 01 cán bộ AT-VSLĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
Lao động trực tiếp từ 300 đến 1.000 người phải bố trí ít nhất 01 cán VSLĐ làm việc theo chế độ chuyên trách.
bộAT- Tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người phải thành lập Phòng hoặc Ban AT-VSLĐ hoặc bố trí tối thiểu 2 cán bộ chuyên tráchAT-VSLĐ;
b. Cán bộ AT-VSLĐ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ,
kỹ thuật môi trường, VSLĐ
- Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của
cơ sở
c. Trường hợp cơ sở lao động không thành lập được bộ phận AT-VSLĐ đáp ứng cácyêu cầu quy định trên thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ năng lực thực hiện cácnhiệm vụ AT-VSLĐ quy định dưới đây
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ bộ phận AT-VSLĐ
a. Chức năng:tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chứcthực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động AT-VSLĐ
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ;
- Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ hằng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện
Trang 14kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về VSLĐ của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động;
AT Tổ chức huấn luyện về AT-VSLĐ cho người lao động;
- Kiểm tra về AT-VSLĐ theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ phận sản xuất
và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăncông nghiệp); theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp;
đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏelao động
Đề xuất, tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về AT-VSLĐ trong phạm
vi cơ sở lao động theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về AT-VSLĐ
1.1.3 Quyền hạn của bộ phận AT-VSLĐ
Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thểquyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiệncác nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm ATLĐ,đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này
Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sửdụng
Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quyđịnh pháp luật hiện hành
Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinhdoanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ
Tham gia góp ý về lĩnh vực AT-VSLĐ tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch sảnxuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu,trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị
Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết các đề xuất, kiến nghịcủa các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động
Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử
lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động, AT-VSLĐ
1.2 Bộ phận y tế tại cơ sở
Trang 15 Lao động trực tiếp trên 1.000 người cùng làm việc trên địa bàn thì phải tổ chứctrạm y tế hoặc phòng hoặc ban y tế có ít nhất 01 y sĩ hoặc 01 bác sỹ đa khoa;
b. Trường hợp cơ sở lao động không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tạikhoản 1 Điều này hoặc là cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp dưới 500 ngườithì phải có hợp đồng chăm sóc sức khỏe với một trong các cơ quan y tế địa phươngdưới đây:
Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
Phòng khám đa khoa khu vực;
Bệnh viện huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) hoặctrung tâm y tế huyện
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận y tế
a. Chức năng: tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiệnviệc quản lý sức khỏe của người lao động
hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có);
Quản lý cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu theo ca sản xuất(nếu có) và theo phân xưởng sản xuất;
Xây dựng các nội quy về VSLĐ, các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và cácbiện pháp dự phòng để người lao động tham gia phòng tránh;
Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng cácphương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấpcứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn;
Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở lao động; phối hợp với bộ phậnAT-VSLĐ để triển khai thực hiện đo, kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trongmôi trường lao động, hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện cácbiện pháp VSLĐ;
Xây dựng kế hoạch điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động làmcông việc nặng nhọc, độc hại hoặc có kết quả khám sức khỏe định kỳ là loại IV,loại V hoặc mắc bệnh nghề nghiệp;
Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của cácyếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện pháp
dự phòng các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấpcứu tai nạn lao động thông thường tại nơi làm việc;
Trang 16 Hằng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ VSLĐ của cơ sở;
đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động và nâng cao sứckhỏe cho người lao động;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu địnhlượng hiện vật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) cho những người làm việc trong điềukiện lao động có hại đến sức khỏe;
Tham gia hoàn chỉnh các thủ tục để giám định tổn hại sức khỏe, thương tật chongười lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành (nếucó) để quản lý sức khỏe của người lao động; tiếp nhận và thực hiện đầy đủ chỉ đạo
về chuyên môn nghiệp vụ của y tế địa phương và y tế Bộ, ngành;
Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của ngườilao động đối với cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có)
1.2.3 Quyền hạn của bộ phận y tế
Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinhdoanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ;
Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các
đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy,thiết bị để tham gia ý kiến về lĩnh vực an toàn và VSLĐ;
Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thểquyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiệncác dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đaucho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạngnày
Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về VSLĐ;
Tham gia việc tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhântrong công tác bảo hộ lao động, AT-VSLĐ;
Tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y
tế Bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác
1.3 Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
1.3.1 Tổ chức mạng lưới an toàn - vệ sinh viên
a. Mỗi khoa, phòng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ sản xuấttrong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn - vệ sinhviên kiêm nhiệm trong giờ làm việc
b. An toàn - vệ sinh viên phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyênmôn và kỹ thuật AT-VSLĐ), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quyđịnh AT-VSLĐ và được người lao động trong tổ bầu ra
Trang 17c. An toàn - vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hànhcông đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động, trên cơ sở "Quy chế hoạtđộng của mạng lưới an toàn - vệ sinh viên".
1.3.2 Nhiệm vụ của an toàn - vệ sinh viên
a. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng, khoa chấp hành nghiêmchỉnh các quy định về AT-VSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cánhân; nhắc nhở tổ trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa chấp hành các quy định về AT-VSLĐ
b. Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy VSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về AT-VSLĐ của người lao động trong tổ,phòng, khoa; phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị
AT-c. Tham gia xây dựng kế hoạch VSLĐ, các biện pháp, phương án làm việc VSLĐ trong phạm vi tổ, phòng, khoa; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toànđối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng, khoa
AT-d. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động,biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn,
vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc
1.3.3 Quyền hạn của an toàn - vệ sinh viên
a. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn - vệsinh viên; riêng đối với an toàn - vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thờigian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sảnxuất
b. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảođảm AT-VSLĐ, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động
c. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháphoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức
1.4 Hội đồng bảo hộ lao động
1.4.1 Tổ chức hội đồng bảo hộ lao động
a. Lao động trực tiếp trên 1.000 người thì phải thành lập Hội đồng bảo hộ lao động
b. Đối với các cơ sở lao động khác thì có thể thành lập Hội đồng bảo hộ lao động,nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động
c. Hội đồng bảo hộ lao động ở cơ sở lao động là tổ chức phối hợp, tư vấn về các hoạtđộng AT-VSLĐ ở cơ sở lao động và để bảo đảm quyền được tham gia và kiểm tragiám sát về công tác bảo hộ lao động, AT-VSLĐ của tổ chức công đoàn
d. Số lượng thành viên Hội đồng bảo hộ lao động tùy thuộc vào số lượng lao động vàquy mô của cơ sở nhưng phải bảo đảm các quy định sau:
- Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện người lao động nơi
Trang 18chưa có tổ chức công đoàn làm Phó chủ tịch Hội đồng;
- Trưởng bộ phận hoặc cán bộ AT-VSLĐ của cơ sở là ủy viên thường trực kiêmthư ký Hội đồng; nếu cán bộ AT-VSLĐ là hợp đồng thuê từ tổ chức khác thì ủyviên thường trực kiêm thư ký Hội đồng sẽ do người sử dụng lao động chỉ định
- Tùy đặc điểm, điều kiện thực tế của cơ sở lao động, Hội đồng bảo hộ lao động
có thể có thêm các thành viên khác có liên quan nhưng số lượng không đượcvượt quá 09 người
1.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng bảo hộ lao động
a. Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việcxây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch AT-VSLĐ và các biệnpháp AT-VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp của cơ sở lao động;
b. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác AT-VSLĐ ở cơ sở lao động theođịnh kỳ 6 tháng và hằng năm Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn,
có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó
2 Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ
2.1 Lập kế hoạch AT-VSLĐ của cơ sở
Cơ sở lao động khi lập kế hoạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ hằng năm của cơ sởthì đồng thời phải lập kế hoạch AT-VSLĐ Đối với các công việc phát sinh trongnăm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ bổ sung phù hợp với nội dungcông việc
Kế hoạch AT-VSLĐ phải được lập từ tổ sản xuất, phòng, ban trở lên, đồng thời phảiđược thông báo để mọi người lao động tham gia ý kiến
Việc lập kế hoạch AT-VSLĐ phải căn cứ vào các nội dung sau:
- Chi phí công tác AT-VSLĐ năm trước; nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sảnxuất kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
- Những thiếu sót tồn tại trong công tác AT-VSLĐ được rút ra từ các sự cố, vụtai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, các báo cáo kiểm điểm việc thựchiện công tác AT-VSLĐ năm trước;
- Các kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của các đoànthanh tra, kiểm tra;
- Các quy định của pháp luật hiện hành về AT-VSLĐ, bảo hộ lao động
Kế hoạch AT-VSLĐ phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gian hoànthành, phân công tổ chức thực hiện Nội dung của kế hoạch AT-VSLĐ ít nhất phải
có các thông tin sau:
- Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;
- Các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc: lắp đặt hệ thống
Trang 19thông gió, hút bụi, hút hơi khí độc, hệ thống chiếu sáng, vách ngăn tiếng ồn, hệthống chống rung xóc; cách ly vi sinh vật gây hại; cải tạo nhà tắm, nhà vệ sinh;
đo kiểm môi trường lao động ;
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
- Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghềnghiệp;
- Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về AT-VSLĐ
Tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể, cơ sở lao động xây dựng nội dung chi tiết
kế hoạch AT-VSLĐ hằng năm cho phù hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 banhành kèm theo Thông tư này
2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ
Ngay sau khi kế hoạch AT-VSLĐ được phê duyệt, các cán bộ, phòng, ban đượcngười sử dụng lao động giao nhiệm vụ phải phối hợp với bộ phận AT-VSLĐ và bộphận y tế để tổ chức triển khai, đồng thời đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
Người sử dụng lao động có trách nhiệm định kỳ tổ chức kiểm điểm, đánh giá việcthực hiện kế hoạch AT-VSLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho người lao độngtrong cơ sở lao động biết
3 Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác ATLĐ, VSLĐ của
cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết
bị, các chất;
Các đơn vị cơ sở, bộ phận phải phân công trách nhiệm trong công tác VSLĐ với các nội dung cụ thể sau:
AT- Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng BHLĐ;
Nhiệm vụ của ban AT-VSLĐ;
Nhiệm vụ và quyền hạn của ban chấp hành Công đoàn về công tác BHLĐ:
Nhiệm vụ và Quyền hạn của cán bộ hội đồng BHLĐ:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Y tế:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc;
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc các đơn
vị trực thuộc;
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng công đoàn và các an toànviên:
Nhiệm vụ của các phòng: Kế hoạch, Đầu tư, Sản xuất, Kinh doanh, Kế toán
4 Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện AT-VSLĐ
Trang 20Để thực hiện tốt nội dung này chúng ta phải tiến hành các hoạt động chủyếu sau:
Bằng mọi hình thức tuyên truyền giáo dục cho người lao động nhận thức được sựcần thiết phải đảm bảo an toàn trong sản xuất và ý thức tự bảo vệ mình Huấnluyện cho người lao động thành thạo tay nghề và nắm vững các yếu tố kỹ thuật antoàn trong sản xuất
Giáo dục ý thức lao động có kỹ thuật, thực hiện nghiêm chỉnh các điều kiện làmviệc, sử dụng và bảo quản tốt phương tiện bảo vệ cá nhân thiết bị sản xuất
Tổ chức chế độ tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc Duy trì tốt mạng lưới an toàn
vệ sinh viên trong tổ sản xuất, phân xưởng
5 Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động
Các chính sách, chế độ BHLĐ chủ yếu gồm: Các biện pháp kinh tế, xã hội,
tổ chức quản lý công tác BHLĐ
5.1 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm:
Quy định tại Bộ luật Lao động 2012 - Chương VII:Thời giờ làm việc, thờigiờ nghỉ ngơi -từ điều 104 -117 và Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chitiết từ điều 3-8
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2 Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3 Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.