BÀI 3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG “Con người là vốn quí nhất, con người có thể làm ra của cải, vật chất phục v
Trang 1BÀI 3
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
“Con người là vốn quí nhất, con người có thể làm ra của cải, vật chất phục vụ cho bản thân và cho xã hội” Có công cụ lao động nhưng không có tác động của con người thì cũng không ra sản phẩm Bác Hồ rất quan tâm và chú
ý đến người lao động Bác đã từng nói với người lao động:
"Một công nhân bất kỳ nam hay nữ đều rất quý báu; chẳng những quý cho gia đình các cô, các chú mà còn quý cho Đảng, Chính phủ và nhân dân nữa Nếu để xảy ra tai nạn là thiệt chung cho bản thân gia đình, cho Đảng, Chính phủ và nhân dân; người bị tai nạn không đi làm được, gia đình sẽ gặp khó khăn; sức lao động của nhân dân do vậy cũng kém sút; vì thế chúng ta phải hết sức bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tính mạng người công nhân"
(Hồ Chủ tịch với lao động, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà nội, 1960, trang 52-53 Hồ Chủ tịch nói chuyện tại công trường Đèo Nai, ngày 30/3/1959)
Người sử dụng lao động phải luôn quan tâm và đảm bảo môi trường điều kiện lao động cho người lao động làm việc an toàn Vì vậy, trong Bộ luật lao động chương IX “An toàn vệ sinh lao động” từ điều 95 đến 108 có 9 trong
13 điều đều nói đến trách nhiệm cần thực hiện của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động nhằm đảm bảo môi trường hoạt động sản xuất kinh donh nhưng phải đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động Quyền và nghĩa vụ đôi bên được quy định rõ tại nghị định số 06/CP và nghị định số 110/2002/NĐ-CP tại các điều 13; 14; 15; 16
1- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Theo các quy định của Nhà nước hiện hành, để bảo đảm an toàn lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ (được quy định tại Điều 13 Nghị định 06/CP, ngày 20/01/1995, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002):
1)- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động
Trang 22)- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo tiêu chuẩn của Nhà nước
3)- Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động , vệ sinh an toàn lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và day trì sự hoạt đọng của mạng lưới an toàn viên và vệ sinh viên
4)- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư, kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết
bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước
5)- Thực hiện huấn luyện, theo hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định , biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động
6)- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định
7)- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quảtình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với sở lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động
2- Quyền hạn của người sử dụng lao động
Quyền hạn của người sử dụng lao động được quy định (Điều14 Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002):
1)- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định , nội quy, biện pháp
an toàn - vệ sinh lao động
2)- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn - vệ sinh lao động
3)- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên lao động về an toàn vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có quyết định mới
3- Nghĩa vụ của người lao động
Trang 3Nghĩa vụ của người lao động được quy định: (Điều 15 Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002):
1)- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn - vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao
2)- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn - vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường
3)- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiêm khi phát hiện nguy
cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người
sử dụng lao động
4- Quyền của người lao động
Quyền hạn của người lao động: (Điều 16 Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002):
1)- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo
vệ cá nhân, hhuần luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động
2)- Từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tình mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục
3)- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không trực hiện các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
Bài này nên chèn thêm ảnh và phân tích như trong bài giảng Có thể dài thêm