1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍNH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT GIẤY IN VÀ GIẤY PHOTO TẠI CÔNG TY CP TÂN MAI

57 373 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 754,76 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải thực hiện tốt nguyên tắc hạch toán kinh doanh, tron

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT GIẤY IN VÀ GIẤY

PHOTO TẠI CÔNG TY CP TÂN MAI

Họ và tên sinh viên: TRẦN KHẮC NGUYỄN Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY – BỘT GIẤY

Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 07/2011

Trang 2

[i]

TÍNH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT GIẤY IN VÀ GIẤY

PHOTO TẠI CÔNG TY CP TÂN MAI

Tác giả

TRẦN KHẮC NGUYỄN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Công nghệ sản xuất Bột giấy và giấy

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S TRẦN THỊ HIỀN

Tháng 07 năm 2011

Trang 3

[ii]

CẢM TẠ

Em xin chân thành cảm ơn:

− Ba mẹ, em gái và tất cả những người thân đã ủng hộ, chăm lo và giúp đỡ

em về mặt tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian học và làm đề tài

− Quý thầy cô khoa lâm nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Công Nghệ

Sản Xuất Giấy Và Bột Giấy

− Cô Th.S Trần Thị Hiền, giáo viên hướng dẫn đề tài đã tận tâm giảng dạy và

giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

− Các anh chị, cô chú tại các phòng ban của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân

Mai đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty

− Tất cả bạn bè đã giúp đỡ, hỗ trợ, động viên và chia sẻ những khó khăn trong

quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài

Ngày 21 tháng 7 năm 2011

Trần Khắc Nguyễn

Trang 4

[iii]

TÓM TẮT

Tên đề tài: Tính toán chi phí sản xuất giấy in và giấy photocopy tại Công ty

CP Tập đoàn Tân Mai

Đề tài được thực hiện tại Công ty CP Tập đoàn Tân Mai, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các nhân viên phòng ban Quản lý dự án, phòng Kế toán, phòng Quản lý

kỹ thuật, phòng Kế hoạch Thời gian thực hiện đề tài từ 21/2 – 21/7/2011 với các nội dụng như:

Tìm hiểu tổng quan về Công ty

− Tìm hiểu quy trình sản xuất, tập hợp số liệu tại các phòng ban của công ty và phân xưởng 1

− Tính toán chi phí sản xuất của giấy in và giấy photo tại phân xưởng 1 của công ty Từ đó đưa ra những kiến nghị giúp làm giảm giá thành sản xuất

Sau quá trình tìm hiểu, tập hợp số liệu và tính toán, tôi nhận thấy:

− Công ty CP Giấy Tân Mai có quy mô sản xuất lớn, chất lượng giấy cao Hệ thống quản lý quá trình sản xuất chặt chẽ

− Máy móc và hệ thống dẫn cũ kỹ, dễ gây thất thoát trong quá trình sản xuất và vận chuyển

− Có các vấn đề lớn về sử lý nước thải khiến công suất nhà máy giảm đáng kể

Trang 5

[iv]

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 

1.1  Đặt vấn đề 1 

1.2  Mục tiêu của đề tài 1 

1.3  Giới hạn của đề tài 2 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 3 

2.1  Tổng quan về ngành giấy và bột giấy ở Việt Nam 3 

2.2  Tổng quan Công ty Cổ phần Tập đoàn Giấy Tân Mai 8 

2.2.1  Quá trình phát triển của Công ty: 8 

2.2.2  Năng lực sản xuất hiện có 9 

2.2.3  Khảo sát dây chuyền sản xuất 10 

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 

3.1  Nội dung nghiên cứu 13 

3.1.1  Khái quát về chi phí 13 

3.1.2  Cơ sở lý thuyết về chi phí sản xuất 14 

3.2  Phương pháp nghiên cứu 20 

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22 

4.1  Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 22 

4.2  Quá trình tập hợp chi phí sản xuất 22 

4.2.1  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22 

4.2.2  Chi phí nhân công trực tiếp 32 

4.2.3  Chi phí sản xuất chung 34 

4.2.4  Tổng chi phí sản xuất 39 

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 

5.1  Kết luận 42 

5.2  Một số kiến nghị làm giảm chi phí sản xuất 45 

5.2.1  Kiến nghị tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng 46 

5.2.2  Kiến nghị tiết kiệm nguyên vật liệu 47 

5.2.3  Kiến nghị giải pháp làm giảm chi phí đối với Nhà máy Giấy Tân Mai 47 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 

Trang 6

[v]

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Một số nguồn cung giấy các loại trong 9 tháng đầu năm 2008 4 

Bảng 2.2: Một số nguồn cung bột giấy 9 tháng đầu năm 2008 5 

Bảng 3.1: Tỷ lệ trích các khoản lương theo quy định 19 

Bảng 4.1: Đơn giá nguyên vật liệu và định mức nguyên nhiên liệu cho từng loại sản phẩm 23 

Bảng 4.2: SL và thời gian chạy máy giấy in và giấy copy trong ba tháng 9, 10, và 11 23 

Bảng 4.3: Thống kê và tập hợp chi phí nguyên nhiên vật liệu ở phân xưởng giấy 1 trong ba tháng 9, 10 và 11 24 

Bảng 4.4: Tổng chi phí nhân công trực tiếp trong ba tháng 9, 10 và 11 33 

Bảng 4.5: Chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại giấy 34 

Bảng 4.6: Tổng chi phí chung trong ba tháng 9, 10 và 11 35 

Bảng 4.7: Chi phí nhân công gián tiếp cho từng loại giấy trong ba tháng 9, 10 và 11 35 

Bảng 4.8: Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị cho từng loại giấy 36  Bảng 4.9: Chi phí tiền cơm giữa ca cho từng loại giấy trong ba tháng 9, 10 và 11 37 

Bảng 4.10: Chi phí khấu hao TSCĐ cho từng loại giấy trong ba tháng 9, 10 và 11 37 

Bảng 4.11: Chi phí NVLGT cho từng loại giấy trong ba tháng 9, 10 và 11 37 

Bảng 4.12: Chi phí xử lý nước thải cho từng loại giấy trong ba tháng 9, 10 và 11 38 

Bảng 4.13: Chi phí chung cho từng loại giấy trong ba tháng 9, 10 và 11 38 

Bảng 4.14: Tổng chi phí sản xuất 39 

Bảng 4.15: Tổng CPSX cho từng loại sản phẩm trong mỗi tháng 39 

Trang 7

[vi]

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bột nhập từ Thuỵ Điển 6 

Hình 2.2: Công ty CP Tập đoàn Tân Mai 8 

Hình 2.3: Giấy sau khi sản xuất 12 

Hình 2.4: Giấy thành phẩn chuẩn bị được bán 12 

Hình 5.1: Biểu đồ biểu diễn chi phí từng loại sản phẩm trong tháng 9 42 

Hình 5.2: Biểu đồ biểu diễn chi phí từng loại sản phẩm trong tháng 10 42 

Hình 5.3: Biểu đồ biểu diễn chi phí từng loại sản phẩm trong tháng 11 43 

Hình 5.4: Biểu đồ biểu diễn chi phí từng tháng đối với sản phẩm GI90 43 

Hình 5.5: Biểu đồ biểu diễn chi phí từng tháng đối với sản phẩm COPY90 44 

Hình 5.6: Biểu đồ biểu diễn chi phí từng tháng đối với sản phẩm GI95 44 

Hình 5.7: Biểu đồ biểu diễn chi phí từng tháng đối với sản phẩm COPY95 45 

Hình 5.8: Bột tràn do sự cố kỹ thuật trong quá trình sản xuất 48 

Trang 8

[vii]

DANG SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTMP: Bleached Chemithermo-mechanical Pulp

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

CP: Cổ phần

CPSX: Chi phí sản xuất

DIP: Deinked pulp

KSNB: Kiểm soát nội bộ

NVL: Nguyên vật liệu

NVLGT: Nguyên vật liệu gián tiếp

OCC: Old Corrugated container

SL: Sản lượng

SXKD: Sản xuất kinh doanh

TSCĐ: Tài sản cố định

Trang 9

[1]

1 CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển thì cần phải thực hiện tốt nguyên tắc hạch toán kinh doanh, trong công tác quản lý doanh nghiệp các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải quan tâm đến CPSX và tính giá thành sản phẩm Đây là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất

Thông qua những thông tin về CPSX và giá thành sản phẩm, những người quản lí doanh nghiệp nắm được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, để có các quyết định quản lí thích hợp

1.2 Mục tiêu của đề tài

Để đưa ra giá thành bán sản phẩm ngoài thị trường, ta cần nắm rõ CPSX trorng quá trình sản xuất cấu thành nên sản phẩm Để làm được điều này, cần phải thực hiện được các mục tiêu sau trong quá trình tìm hiểu:

− Tính toán CPSX của giấy in và giấy photo tại Công ty CP Tập đoàn Tân Mai

− Tập hợp CPSX tại phân xưởng 1 với các mục:

• Nguyên liệu sử dụng

• Nhân công trực tiếp làm việc tại phân xưởng

Trang 10

[2]

• Các yếu tố cấu thành chi phí chung

− Tính toán được chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chung

− Tính tổng CPSX cho từng loại sản phẩm

− Đưa ra nhận xét và những kiến nghị làm giảm CPSX

1.3 Giới hạn của đề tài

Do giới hạn thời gian thực hiện đề tài cũng như sự phức tạp quá trình tập hợp số liệu, nên không thực hiện việc tính tính toán giá thành sản phẩm

Trang 11

[3]

2 CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về ngành giấy và bột giấy ở Việt Nam

Ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam là một ngành kinh tế khá quan trọng, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển văn hoá, giáo dục, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Hiện nay, ngành Giấy Việt Nam đang tập trung đầu tư phát triển về sản lượng và chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, thay thế dần hàng nhập khẩu bằng con đường ứng dụng công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để từng bước hội nhập với thị trường AFTA, APEC

và WTO, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần để phục vụ xuất khẩu, để ngày càng đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân

Theo quy hoạch chiến lược phát triển công nghiệp giấy Việt Nam đến năm

2020 của Bộ Công thương thì nhu cầu giấy sẽ là 3.600.000 tấn, trong đó nhu cầu giấy tráng phấn sẽ là 250.000 tấn

Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam thì mức tiêu thụ giấy trên đầu người của người Việt Nam hiện nay bình quân khoảng 21,08 kg/người/năm Dự kiến đến năm 2010 là 31 kg/người/năm Trong đó mức tiêu thụ giấy bình quân hiện nay của Thailand là 31kg, Indonesia là 19,4kg và Malaysia là 80,9 kg/người/năm Khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nước của toàn ngành giấy là 70% và bột giấy sản xuất trong nước mới chỉ đạt 47% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu

Trong 20 năm qua, ngành giấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15%, đưa công suất của toàn ngành lên 900.000 tấn/năm Tuy nhiên, với

Trang 12

[4]

cùng điểm xuất phát ấy thì Indonesia đã đưa sản lượng lên gấp 10 lần Việt Nam,

còn chỉ riêng đối với mặt hàng giấy in báo thì công suất của Trung Quốc là 2,5

triệu tấn/năm (gấp 50 lần Việt Nam) Với quy mô nhỏ bé máy móc thiết bị lạc hậu,

chi phí giá thành cao, ô nhiễm môi trường nặng, hiệu quả thấp cùng với trình độ

quản lý và điều hành doanh nghiệp trong ngành còn nhiều hạn chế, bất cập thì

khoảng cách về quy mô sản xuất và trình độ công nghệ của Việt Nam đã xa dần so

với các nước trong khu vực Sự tụt hậu này đã đặt ngành giấy Việt Nam vào vị thế

cạnh tranh quá thấp khi bước vào giai đoạn hội nhập

Thời gian qua, khi cả nước thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập

siêu thì ngành Giấy phải làm ngược lại là kiềm chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập

khẩu

Mặc dù năm 2008 sản xuất giấy cả nước tăng trưởng cao nhất trong vòng

20 năm qua (tăng 18% so với năm 2007 trong khi năm 2007 đã tăng 16,84%)

nhưng do nhu cầu tiêu thụ mạnh nên ngành giấy vẫn phải nhập siêu khá cao

Năm 2008 cả nước nhập khẩu 160 nghìn tấn bột giấy và 1.093,3 nghìn tấn

giấy, tăng lần lượt là 45% và 27% so với năm 2007 Lượng giấy nhập khẩu các

loại 9 tháng đầu năm đã lên tới 702.581 tấn, trị giá trên 579 triệu USD, tăng 15,5%

về lượng và 33,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007

Bảng 2.1: Một số nguồn cung giấy các loại trong 9 tháng đầu năm 2008

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Trang 13

[5]

Nhật Bản 3.291 3.470.000 -6,5 -3,5 38.318 33.892.400 36,9 78,7 Hàn Quốc 3.199 2.877.142 -19,7 -9,7 45.669 33.124.748 0,4 96,9 Philipin 1.813 1.706.753 13,0 41,2 21.266 13.983.973 -25,7 -3,1 Malaixia 1.030 1.158.594 48,8 42,0 15.762 12.052.686 41,4 132,4 Hoa kỳ 1.358 1.405.516 44,6 45,2 10.742 10.208.156 23,4 23,3

Ba quý đầu năm 2008, lượng bột giấy nhập khẩu tăng 52,7% và tăng 69,8%

về trị giá so với ba quý đầu năm ngoái, đạt 144.948 tấn với trị giá trên 102,8 triệu

USD

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng bột giấy nhập khẩu

trong tháng 10/2008 đạt 7 nghìn tấn với trị giá 5,2 triệu USD, giảm 61,4% về

lượng, 63,8% về trị giá so với tháng 9/2008 và giảm 38,3% về lượng, 29,8% về trị

giá so với tháng 10/2007 Tuy nhiên tính chung 10 tháng, lượng bột giấy nhập

khẩu lại tăng 43%, đạt 152 nghìn tấn với trị giá 108 triệu USD

Bảng 2.2: Một số nguồn cung bột giấy 9 tháng đầu năm 2008

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

trong tháng 10/2008 đạt 7 nghìn tấn với trị giá 5,2 triệu USD, giảm 61,4% về

lượng, 63,8% về trị giá so với tháng 9/2008 và giảm 38,3% về lượng, 29,8% về trị

giá so với tháng 10/2007 Tuy nhiên tính chung 10 tháng, lượng bột giấy nhập

khẩu lại tăng 43%, đạt 152 nghìn tấn với trị giá 108 triệu USD

Trang 14

[6]

Hình 2.1: Bột nhập từ Thuỵ Điển

Nguyên nhân của tình trạng “tăng nhập, giảm xuất” giấy hiện nay là do chúng ta quá thiếu bột giấy nguyên liệu do năng lực sản xuất bột giấy còn hạn chế Hiện cả nước có khoảng trên 300.000 ha rừng nguyên liệu Mỗi năm trồng mới khoảng 10.000 ha nhưng mới chỉ có một số nhà máy sản xuất bột giấy nên sử dụng lượng gỗ không đáng kể

Để giải quyết lượng gỗ tồn đọng, nhiều năm nay, Việt Nam phải xuất khẩu một lượng dăm mảnh tương đối lớn Trong đó, riêng Tổng Công ty Giấy Việt Nam

đã xuất khẩu trên 183.000 tấn dăm mảnh/năm

Trong khi đó, lượng bột giấy nhập khẩu lại lên tới gần 200.000 tấn vào năm tới với lượng ngoại tệ cao hơn nhiều so với lượng xuất khẩu

Tình trạng mất cân đối cung cầu đã khiến một số doanh nghiệp “liều mình” xây dựng nhà máy bột giấy công suất nhỏ để đón bắt thời cơ Tuy nhiên, với quy

mô quá nhỏ, các nhà máy này không chỉ làm tăng giá thành sản xuất do vận chuyển bột đến nhà máy xeo giấy quá xa làm tăng chi phí mà còn gây ô nhiễm môi

Trang 15

Đồng thời, nhất thiết phải có lộ trình loại bỏ dần các nhà máy quy mô nhỏ dưới 30.000 tấn/năm để giải quyết bài toán về giá thành và môi trường

Hiện nay đang có rất nhiều dự án của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong và ngoài nước muốn đầu tư vào các dự án sản xuất bột giấy và giấy

Riêng Tổng Công ty Giấy Việt Nam đang khẩn trương hoàn thành một số

dự án lớn dự kiến đưa vào hoạt động năm 2011 gồm: Nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hóa công suất 100.000 tấn bột giấy/năm và 100.000 tấn giấy/năm; dự án

mở rộng Công ty giấy Bãi Bằng giai đoạn 2, công suất 250.000 tấn bột/năm; dự án nâng cấp 2 máy xeo giấy hiện nay tăng công suất lên 30% dự kiến hoàn thành năm 2009; dự án bột tái sinh khử mực (DIP) của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống hoàn thành tháng 10/2008

Trước tình hình đó, ngày 30/01/2007 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã ban hành quyết định số 07/2007/QĐ-BCN “Quy hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam vào năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, là: Ngành giấy sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu giấy nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu sản xuất, hạn chế rủi ro trong việc nhập khẩu bột giấy”, cụ thể:

Trang 16

2.2 Tổng quan Công ty Cổ phần Tập đoàn Giấy Tân Mai

Hình 2.2: Công ty CP Tập đoàn Tân Mai

2.2.1 Quá trình phát triển của Công ty:

− Thành lập từ ngày 14/10/1958 với tên gọi COGIVINA, đến năm 1975 được đổi tên thành nhà máy Giấy Tân Mai, đến năm 1993 là Công ty Giấy Tân Mai thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam

− Năm 2004 sát nhập các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam tại các tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng và Đồng Nai vào Công ty Giấy Tân Mai

Trang 17

2.2.2 Năng lực sản xuất hiện có

− Tổng công suất: 140.000 tấn giấy/năm và 100.000 tấn bột giấy/năm

− Trong đó: Nhà máy Giấy Tân Mai 70.000 tấn giấy, 100.000 tấn bột, nhà máy Giấy Bình An: 50.000 tấn giấy và nhà máy Giấy Đồng Nai: 20.000 tấn giấy

− Năm đạt được sản lượng giấy cao nhất: 134.863 tấn

− Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000 và SA

8000 trong hoạt động sản xuất kinh doanh

− Là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh lớn nhất của Việt Nam, hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn tăng trưởng và có lãi

− Là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất được giấy in báo đáp ứng các yêu cầu của thị trường

Trang 18

[10]

− Có trên 50 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất giấy

− Có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề

2.2.3 Khảo sát dây chuyền sản xuất

2.2.3.1 Dây chuyền sản xuất giấy

Công nghệ sản xuất giấy viết, in, photo cao cấp (khung định lượng từ 70g/m2; khổ giấy 6340mm)

50-Nguyên liệu sử dụng: Khoảng 65- 70% là bột BCTMP tự sản xuất và 30 - 35% bột hóa tẩy trắng nhập khẩu Dây chuyền công nghệ đảm bảo được:

− Công nghệ tiên tiến

− Thiết bị điều khiển tự động

− Có hệ thống xử lý nước thải nội vi

− Có hệ thống xử lý nước thải ngoại vi cho toàn nhà máy (PX Bột và PX Giấy) đạt tiêu chuẩn loại A – TCVN hiện hành trước khi xả khỏi nhà máy

Nguyên tắc chung:

− Phối chế các thành phần bột và pha trộn phụ gia

− Thiết lập tờ giấy ở trạng thái ướt và tách nước ra khỏi tờ giấy bằng hai phương pháp:

• Cơ học: Lực trọng trường, lực hút chân không, ép tách

• Bốc hơi: Sấy tiếp xúc, sấy không tiếp xúc

− Cải thiện đặc tính bề mặt giấy bằng phương pháp ép keo và ép quang

− Cắt thành các sản phẩm giấy theo yêu cầu thị trường

¾ Sơ đồ công nghệ

Trang 20

[12]

Hình 2.3: Giấy sau khi sản xuất

Hình 2.4: Giấy thành phẩn chuẩn bị được bán

Trang 21

[13]

3 CHƯƠNG 3:

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Khái quát về chi phí

Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh

Nguồn lực bao gồm: Đất đai, con người, nguồn vốn

− Đất đai: Nếu là đất doanh nghiệp thì sẽ được xem là chi phí cơ hội của doanh nghiệp

− Con người: Gồm 2 phần là nhân công trực tiếp và nhân công gián tiếp

− Vốn: Gồm vốn ngắn hạn và vốn dài hạn

Tính toán chi phí là công việc vô cùng quan trọng cho quá trình sản xuất vì

từ đó doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất và tìm ra nguyên nhân gây lỗ và từ đó khắc phục Từ chi phí ta cũng có thể giảm bớt hay tăng cường những yếu tố, vị trí để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất

Các loại chi phí trong doanh nghiệp:

− Chi phí sản xuất

− Chi phí quản lý doanh nghiệp

− Chi phí bán hàng

− Chi phí sử dụng vốn

Trang 22

[14]

− Chi phí nghiên cứu và phát triển

− Chi phí cơ hội

− Chi phí xã hội

Và còn nhiều loại chi phí khác nữa

3.1.2 Cơ sở lý thuyết về chi phí sản xuất

3.1.2.1 Khái niệm

CPSX là toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong kì dùng vào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền

Bất kì một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động SXKD đều phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ

và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất đã tạo ra các hao phí tương ứng Hao phí về khấu hao tư liệu lao động và đối tượng lao động hình thành nên hao phí lao động vật hoá, hao phí về tiền lương phải trả cho người lao động hình thành nên lao động sống Trong nền sản xuất hàng hoá các hao phí trên được biểu hiện bằng tiền gọi là chi phí sản xuất

Đối với một doanh nghiệp sản xuất, CPSX là một yếu tố vô cùng quan trọng Nếu có thể giảm CPSX thì cũng đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận Tuy nhiên, CPSX chỉ là một phần của chi phí sản phẩm và giá thành sản phẩm Khi tính toán giá thành sản phẩm, cần phải xét toàn bộ các chi phí chứ không chỉ dựa vào CPSX

3.1.2.2 Mục tiêu và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

a) Mục tiêu

Trang 23

[15]

Hoạch định kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh

Cung cấp CPSX thực tế, giá thành thực tế, so sánh với CPSX định mức, giá thành định mức để kiểm soát chi phí và qua đó định mức lại chi phí thích hợp

CPSX thực tế, giá thành thực tế của sản phẩm được cung cấp, nhà quản trị đánh giá, phát hiện chi phí nào cần tiết kiệm, để nghiên cứu cải tiến sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí

Giá thành thực tế của sản phẩm là thông tin để đánh giá bán sản phẩm

b) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Nơi phát sinh – phân xưởng sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất, … Đối tượng chịu chi phí – sản phẩm, nhóm sản phẩm, …

3.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất

Có nhiều cách phân loại CPSX như: Phân loại theo công dụng (hay còn gọi

là phân loại theo khoản mục), phân loại theo yếu tố chi phí, phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí … Nhưng được xử dụng nhiều nhất là phân loại chi phí theo công dụng

¾ Phân loại chi phí theo khoản mục:

Thông qua cách phân loại này làm cơ sở cho kế toán thực hiện tập hợp CPSX theo từng khoản mục chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm theo từng khoản mục

− Cách phân loại này cũng là cơ sở để quản lí CPSX theo định mức

− Thông qua cách phân loại này để kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp

Chi phí sản xuất theo khoản mục gồm có 3 loại:

Trang 24

[16]

− Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Gồm có nguyên liệu, vật liệuchính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ

− Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ,dịch vụ như tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ (các khoản trích trên tiền lương theo tỷ lệ quy định)

− CPSX chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, các chi phí dịch vụ,lao vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng

3.1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất sản phẩm

a) Nội dung

Nội dung kiểm soát nội bộ rất rộng rãi, tuy nhiên có 3 yếu tố trọng yếu được định hướng vào việc kiểm soát là:

− KSNB đối với chi phí nguyên vật liệu

− KSNB đối với chi phí nhân công

− KSNB đối với chi phí chung

Doanh nghiệp cần có danh mục kiểm tra NVL, xem xét những chủng loại nguyên liệu nào, số lượng bao nhiêu, NVL có sử dụng đúng định mức không, lượng phế liệu thải bao nhiêu

Một danh mục kiểm tra chi phí nữa là kiểm tra máy móc thiết bị Cần kiểm tra công suất sử dụng, mức khấu hao, mối quan hệ công nghệ với sản phẩm hay tính hiện đại của chúng, kiểm tra thời gian sử dụng để xem xét tính hợp lý của

Trang 25

[17]

trang thiết bị Qua đó xem xét công nghệ, trang thiết bị sử dụng có hiệu quả không và có hiệu quả hơn được không

b) Giải pháp chung cho kiểm soát chi phí

DN phải nắm bắt thông tin về chi phí khi ra quyết định:

− Thông tin chi phí trực tiếp liên quan đến từng đơn vị sản phẩm

− Xây dựng hệ thống mã chi phí để theo dõi từng khoản chi phí trong doanh nghiệp

− Phân bổ chi phí cho từng công việc cụ thể

Xây dựng ý thức tiết kiệm cho các cá nhân:

− Xây dựng mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên

− Kiểm tra giám sát các hoạt động chi phí

− Khuyến khích công nhân viên tham gia quản lý chi phí

− Xây dựng hệ thống thông tin về chi phí đơn giản, thường xuyên và ở mỗi nơi chi phí phát sinh

3.1.2.5 Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản

xuất

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến nơi sản xuất

a) Chi phí nguyên vật liệu chính

Trang 26

3.1.2.6 Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả những khoảng tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện công việc sản xuất tại phân xưởng, chi phí này bao gồm:

− Tiền lương chính là khoảng tiền thù lao trả cho thời gian lao động Nó gắn liền với khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành nhất định, vì vậy thường được tính trực tiếp vào đối tượng sử dụng có liên quan

− Tiền lương phụ là thời gian trả cho thời gian ngưng nghỉ việc theo qui định

và những ngày ngừng nghĩ việc gây nên bởi những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như: Mưa, bão, mất điện, thiếu nguyên vật liệu, tổ chức lao động không hợp lý Do đó nó không có quan hệ trực tiếp đến kết quả sản xuất và công tác hoàn thành

− Đối với thời gian ngừng nghỉ việc có dự kiến trong kế hoạch như: Nghỉ phép, nghỉ lễ, tết được tính vào các đối tượng có liên quan theo phương pháp trích trước

Trang 27

[19]

− Đối với tiền lương trả cho thời gian ngừng nghỉ việc khác được tính vào

khoảng thiệt hại sản xuất

− Bảo hiểm xã hội (BHXH) là khoảng tiền lương bổ sung của công nhân viên

chức và được sử dụng để tài trợ trong những trường hợp công nhân viên bị ốm

đau, thai sản, mất sức lao động…Theo quy định, BHXH được trích theo tỷ lệ trên

tổng quỹ lương thực tế, trong đó một phần được tính vào chi phí hoạt động sản

xuất kinh doanh và một phần khấu trừ vào thu nhập của người lao động

− Bảo hiểm y tế (BHYT) là khoảng chi phí mà doanh nghiệp và người lao

động đóng cho cơ quan y tế được tài trợ khi có phát sinh nhu cầu khám chữa bệnh

− Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là khoảng tiền mà doanh nghiệp và người

lao động đóng, nhằm mục đích hỗ trợ cho quyền lợi của người lao động Khoảng

chi phí này sẽ mang lại cho người lao động một khoảng tiền để đáp ứng nhu cầu

sinh hoạt trong cuộc sống khi người lao động bị thất nghiệp, không có công ăn

việc làm, không có thu nhập

Bảng 3.1: Tỷ lệ trích các khoản lương theo quy định

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn, theo thể chế

thông thường được trích khoảng 2% trên tổng quỹ lương Tuy nhiên, vấn đề kinh

phí công đoàn không trích cố định, phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp và sự biến động khác Trong mỗi doanh nghiệp vấn đề kinh phí

công đoàn thường được trích theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và công đoàn

Trang 28

[20]

3.1.2.7 Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ ở các bộ phận hoặc phân xưởng sản xuất chính Trong hệ thống tài khoảng hiện hành, chi phí chung được quy định gồm các khoảng sau đây:

− Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, phân xưởng, bộ phận sản xuất; khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất …

− Chi phí nguyên vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời, …

− Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất

− Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất …

− Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục

vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ

Trong đó chi phí khấu hao TSCĐ là loại chi phí mang tính lâu dài và có nhiều phương cách khấu hao

3.2 Phương pháp nghiên cứu

− Tìm hiểu, quan sát và thu thập thông tin

Ngày đăng: 12/06/2018, 08:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w