CHẾĐỘHƯUTRÍ & KÉODÀITHỜIGIANCÔNGTÁCĐỐI VỚI CB-CC ĐẾN TUỔI NGHỈ HƯU A. CHẾĐỘHƯUTRÍ 1. Điều kiện nghỉ hưu Căn cứ theo Điều 25 và 26, chương II của Điều lệ Bảo hiểm Xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 /01/1995 của Chính phủ, quy định về điều kiện hưutrí như sau: 1.1. Điều 25: Người lao động được hưởng các chếđộhưutrí hàng tháng khi nghỉ việc phải có các điều kiện sau: - Khoản 1:Nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi, có thờigian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. - Khoản 2: Nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, có thờigian đóng BHXH là 20 năm trở lên mà trong 20 năm đó có thờigian làm việc thuộc trong những trường hợp sau : * Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hai. * Đủ 15 năm ở những nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. * Đủ 10 năm côngtác tại chiến trường miền Nam, tại Lào trước ngày 30/4/75 hoặc tại Campuchia trước ngày 31 tháng 8 năm 1989. Ghi chú: Các trường hợp quy định về điều kiện công việc tại khoản 2, nếu thờigian làm công việc nặng nhọc, độc hại . không liên tục thì cho phép cộng dồn (theo Thông tư số 06/LĐTBXH-TT, 04/4/1995 của Bộ LĐ-TBXH). 1.2. Điều 26: Người lao động được hưởng chếđộhưutrí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chếđộhưutrí quy định tại điều 25 khi có một trong các điều kiện sau đây (Điều 26 Điều lệ BHXH) - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thờigian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm. - Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên và có thờigian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. - Người lao động có it nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc tuổi đời). Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại do Bộ LĐ-TBXH và Bộ Y tế ban hành. 2. Chếđộhưutrí được hưởng 2.1. Quy định chung Người lao động hưởng chếđộhưutrí hàng tháng được hưởng các quyền lợi như sau (Điều 27 Điều lệ BHXH): 1. Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH như sau : a) Người lao động có thờigian đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tính thêm 2%. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. b) Đối với người lao động hưởng chêï độ nghỉ hưutrí hàng tháng có mức lương hưu thấp hơn mức qui định tại điều 26 thì cách tính lương hưu như qui định tại điểm a điều này (điều 27) nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với qui định tại khoản 1-2 Điều 25 thì giảm đi 1% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Mức lương hưu thấp nhất cũng bằng mức tiền lương tối thiểu. 2. Ngoài lương hưu hàng tháng, đối với người lao động có thờigian đóng BHXH trên 30 năm khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần theo cách tính như sau: từ năm thứ 31 trở lên mỗi năm (12 tháng) có đóng BHXH được nhận bằng một nửa tháng lương mức bình quân của tiền lương tham gia đóng BHXH, nhưng tối đa không quá 5 tháng. 2.2. Cách tính tỷ lệ lương hưuđối với người nghỉ hưu có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Điều lệ BHXH: Ví dụ 1: Người về hưu có 20 năm đóng BHXH 15 năm đầu được tính bằng 45% Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 : 5 năm tính thêm 10% Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là 45%+10% = 55% Ví dụ 2: Người về hưu có 30 năm đóng BHXH 15 năm đầu được tính bằng 45% Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 : 15 năm tính thêm 30% Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là 45%+30% = 75% Ví dụ 3: Người về hưu có 35 năm đóng BHXH 15 năm đầu được tính bằng 45% Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30: 15 năm, tính thêm 30% Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là 45%+40% = 75% Từ năm 31 đến năm thứ 35: cứ mỗi năm được trợ cấp một lần bằng 1/2 tháng lương mức bình quân của tiền lương tham gia đóng BHXH. 2.3. Cách tính tỷ lệ lương hưuđối với người nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 26 Điều lệ BHXH Thông tư số 02/1999/LĐTBXH.TT, ngày 09/01/1999 của Bộ LĐ-TBXH): 2.3.1. Đối với người lao động làm nghề bình thường Nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 45 đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như qui định tại Điểm a khoản 1 Điều 27 Điều lệ BHXH, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hương lương hưu trước tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Ví dụ: Ông A nghỉ hưu từ ngày 01/12/1998, khi nghỉ hưu là 58 tuổi, có 28 năm đóng BHXH và bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ lương hưu hàng tháng của ông A như sau : + 15 năm đầu tính bằng 45% + Tính từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 tính thêm 26% + Tổng cộng 71% + Tính tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi 60. ( 60 tuổi - 58 tuổi ) x 1% = 2%. Tỷ lệ lương hưu hàng tháng của ông A là: 71% - 2% = 69% 2.3.2. Đối với người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm; và 15 năm ở nơi có phụ cấp 0,7 trở lên hoặc có 10 năm côngtác tại chiến trường B.C.K. Ví dụ: Ông B là công nghân nghỉ hưu từ ngày 01/01/1999 khi nghỉ hưu là 50 tuổi, có 29 năm đóng BHXH (trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại) bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ lương hưu của ông B như sau : + 15 năm đầu = 45% + Từ năm 16 đến năm thứ 29 = 14 năm: tăng thêm 28% + Tổng cộng 73% + Tỷ lệ % bị giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55: ( 55 tuổi - 50 tuổi ) x 1% = 5% + Tỷ lệ % lương hưu được hưởng của ông B là: 73% - 5% = 68% 2.3.3. Trường hợp người lao động khi nghỉ việc có đủ 3 điều kiện dưới đây thì được hưởng chếđộhưutrí hàng tháng, tỷ lệ lương hưu được tính theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 27, Điều lệ BHXH và không bị tính giảm tỷ lệ phần trăm lương hưu. - Có thờigian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên. - Nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi (không phải qua giám định y khoa về khả năng lao động). - Có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chếđộhưutrí 3. Quy trình giải quyết chếđộhưutrí 3.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động Để đảm bảo việc xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH cho người lao động có tham gia đóng BHXH được kịp thời, thủ trưởng các đơn vị (gọi chung là người sử dụng lao động) có trách nhiệm đóng đủ BHXH cho người lao động thuộc đơn vị mình đến thời điểm giải quyết chếđộ chính sách Bảo hiểm xã hội: - Đối với CB-CC biên chế và hợp đồng dài hạn do Trường trả lương: do Phòng Tài vụ trích nộp BHXH, BHYT hàng tháng theo quy định. - Đối với CB-CC hợp đồng dài hạn do đơn vị tự trả lương: thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trích nộp BHXH, BHYT hàng tháng theo quy định. 3.2. Trách nhiệm của Phòng Tổ chức-Cán bộ - Vào tháng 10 hàng năm, Phòng Tổ chức-Cán bộ có trách nhiệm lập danh sách CB-CC thuộc diện nghỉ hưu của năm và dự thảo kế hoạch sắp xếp nghỉ hưu cho CB-CC trong toàn Trường trình Ban Giám hiệu phê duyệt để báo cáo cho Bộ Giáo dục vaÌ Đào tạo, đồng thời thông báo đến CB-CC và thủ trưởng đơn vị có CB-CC thuộc diện nghỉ hưu của năm sau về kế hoạch sắp xếp nghỉ hưu của Trường đối với CB-CC của đơn vị. - Trước thời hạn nghỉ trước hưu 2 tuần: soạn thảo quyết định sắp xếp nghỉ trước hưu của CB-CC và trình Ban Giám hiệu ký ban hành chính thức. - Trước thời hạn nghỉ hưu chính thức 2 tháng: soạn thảo công văn đề nghị Bộ ra quyết định nghỉ hưuđối với CB-CC thuộc các ngạch từ giảng viên chính và tương đương trở lên. Soạn thảo quyết nghỉ hưu trình Ban Giám hiệu ký đối với CB-CC thuộc các ngạch từ giảng viên và tương đương trở xuống. - Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền: soạn thảo Bản kê khai quá trình tham gia BHXH của từng CB-CC, mời CB-CC đến kiểm tra ký xác nhận, trình Ban Giám hiệu ký chính thức. - Nộp hồ sơ cho BHXH tỉnh Cần Thơ để làm thủ tục nghỉ hưu. - Thôngbáo cho đương sự đến làm thủ tục thanh toán và nhận Thẻ hưutrí khi BHXH tỉnh hoàn thành hồ sơ. 3.3. Trách nhiệm của CB-CC thuộc diện nghỉ hưu: * Phải hoàn thành các hồ sơ sau: - Đơn xin nghỉ hưu (Mẫu 11, đối với các trường hợp xin nghỉ hưu trước tuổi). - Kiểm tra và ký xác nhận Bản kê khai quá trình tham gia BHXH. - 02 ảnh 2x3 để làm Thẻ hưu trí. - Làm các thủ tục thanh toán và nhận Thẻ hưu trí. - Trường hợp CBCC nghỉ việc để hưởng chếđộhưutrí nhưng chưa đủ tuổi đời thì phải có biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương. 3.4. Quy định về hồ sơ nghỉ hưu 3.4.1. Nghỉ hưu hưởng chếđộhưutrí hàng tháng - Quyết định nghỉ việc để hưởng chếđộ BHXH của đơn vị chủ quản. - Bản kê khai quá trình tham gia BHXH. - 02 ảnh 2x3 để làm thẻ hưu trí. - Sổ BHXH 3.4.2. Nghỉ việc chờ đủ tuổi để hưởng chếđộhưutrí hàng tháng gồm có: - Quyết định nghỉ việc để hưởng chếđộ BHXH của đơn vị chủ quản, nhưng chưa xác định ngày tháng năm hưởng lương hưu. - Bản xác nhận quá trình tham gia BHXH. - Đơn tự nguyện của người lao động nghỉ việc chờ đủ tuổi để hưởng lương hưutrí hàng tháng có xác nhận của người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn. 3.5. Quy định của Trường về chếđộ nghỉ trước hưu - CB-CC có đủ 20 năm đến 30 năm đóng BHXH được nghỉ trước hưu 1 tháng. - CB-CC có trên 30 năm đến 35 năm đóng BHXH được nghỉ trước hưu 2 tháng. - CB-CC có trên 35 năm đóng BHXH được nghỉ trước hưu 3 tháng. B. KÉODÀITHỜIGIANCÔNGTÁCĐỐI VỚI CB-CC ĐẾN TUỔI NGHỈ HƯU 1. Văn bản quy định - Nghị định số 71/2000/NĐ-CP, ngày 23/11/2000 của Chính phủ Quy định về việc kéodàithờigiancôngtác của CB-CC đến độ tuổi nghỉ hưu; - Thông tư 19/2001/TT-BTCCBCP, ngày 25/4/2001 của Ban Tổ chức-CB CP hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2000/NĐ-CP, ngày 23/11/2000 của Chính phủ) 2. Đối tượng áp dụng CB-CC là chuyên gia cao cấp đang trực tiếp làm côngtác nghiên cứu ở các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước; những người có học vị tiến sĩ khoa học; những người có chức danh giáo sư, phó giáo sư đang trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy theo đúng chuyên ngành ở các trường đại học, viện .; những người đang trực tiếp làm việc có năng suất, hiệu quả tốt theo đúng chuyên môn thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hoá, nghệ thuật có trình độ chuyên môn cao, có uy tín với đồng nghiệp, được Hội đồng khoa học của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định, đề nghị và được tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý CB-CC nhất trí. 3. Điều kiện về kéodài thêm thờigiancôngtác của CB-CC - Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng CB-CC thực sự có nhu cầu hoặc chưa có người thay thế để đảm nhận công việc. - CB-CC tự nguyện và có đủ sức khoẻ để làm việc, đảm bảo ngày giờ công làm việc bình thường. 4. Nguyên tắc xét và thực hiện kéodài thêm thờigian côngtác của CB-CC - Thực hiện nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; - Trong thời giankéodài thêm, CB-CC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. - CB-CC có thờigiancôngtáckéodài thêm thờigiancôngtác nằm trong tổng số biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị do cơ quan có thẩm quyền giao. 5. Thời giankéodài thêm của CB-CC: từ 01 đến không quá 5 năm. 6. Quy trình tổ chức thực hiện ở Trường - Hàng năm, Phòng TCCB có trách nhiệm lập danh sách CB-CC trong diện có thể xem xét kéodàithờigiancôngtác và báo cáo Ban Giám hiệu xin ý kiến chỉ đạo. - Soạn thảo văn bản gởi đến CB-CC trong diện có thể xem xét kéodàithờigiancôngtác để CB-CC có ý kiến chính thức về việc có nguyện vọng kéodài thêm thờigiancôngtác hay nghỉ hưu (CB-CC có ý kiến bằng văn bản) và gởi cho Trường thông qua thủ trưởng đơn vị (khoa, phòng, ban .). - Thủ trưởng và cấp uỷ đơn vị làm việc với Bộ môn, tổ chuyên môn, chuyên ngành trực thuộc đơn vị đang quản lý CB-CC và báo cáo Trường về nhu cầu côngtác của bộ môn, đơn vị và ý kiến đề nghị của đơn vị. - Ban Giám hiệu xem xét và xin ý kiến Ban Thường vụ Đảng uỷ để quyết định việc có kéodài thêm thờigiancôngtác hay giải quyết nghỉ hưu. - Phòng TCCB có trách nhiệm thông báo đơn vị, CB-CC liên quan kết luận của Ban Giám hiệu, Ban Thường vụ Đảng uỷ và hoàn thành các thủ tục hồ sơ sau: + Soạn thảo công văn đề nghị Bộ trình Ban Giám hiệu ký. + Nộp hồ sơ về Bộ theo quy định (Công văn đề nghị của Trường và các văn bản của đơn vị, CB-CC) + Tổ chức thực hiện theo quyết định của Bộ. II. CHẾĐỘ NGHỈ VIỆC 1. Điều kiện nghỉ việc - CB-CC muốn nghỉ việc phải tự nguyện viết đơn theo đúng một trong 2 mẫu quy định dưới đây: + Nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần (mẫu 3.6.1). + Nghỉ việc bảo lưu thờigiancôngtác có tham gia BHXH (mẫu 3.6.2). - Nộp đơn cho Thủ trưởng đơn vị quản lý của mình (khoa, phòng, ban .) và chờ ý kiến các cấp có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp chưa có ý kiến chấp thuận của Trường mà đương sự tự ý bỏ việc thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành. 2. Chếđộ được hưởng của CB-CC khi được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ việc Hiện nay, có hai hình thức nghỉ việc : 2.1. Nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần 2.1.1. Trợ cấp do BHXH chi trả - Do CB-CC chưa đủ điều kiện để hưởng chế độhưutrí hàng tháng, vì vậy người lao động khi nghỉ việc sẽ được hưởng chếđộ trợ cấp một lần, mỗi năm côngtác có đóng BHXH được hưởng trợ cấp 01 tháng lương bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH do BHXH tỉnh chi trả. * Điều 28: Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng chếđộhưutrí hàng tháng qui định tại các điều 25, 26 Điều lệ BHXH thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm côngtác có đóng BHXH được tính bằng 01 tháng lương bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. * Điều 29: Cách tính mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp một lần theo qui định tại điều.27 và 28 như sau: Người lao động đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng làm căn cứ theo các hệ thống thang lương, bảng lương do nhà nước qui định thì tính bình quân các mức bình quân tháng làm căn cứ đóng BHXH trong năm năm cuối trước khi nghỉ việc. 2.1.2. Trợ cấp do người sử dụng lao động chi trả - Cán bộ, công chức nghỉ việc theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì được hưởng chếđộ trợ cấp thôi việc: cứ mỗi năm làm việc được tính 1/2 tháng lương hiện hưởng và phụ cấp theo lương (nếu có) do người sử dụng lao động chi trả. 2.2. Nghỉ việc bảo lưu thờigiancôngtác có tham gia BHXH - CB-CC khi nghỉ việc muốn bảo lưu thờigian đóng BHXH để chờ đến khi đủ tuổi đời để được hưởng chế độhưutrí hàng tháng hoặc chờ xin việc ở cơ quan khác (để tiếp tục tham gia đóng BHXH) thì có thể chọn hình thức nghỉ việc này. - Ngoài ra, CB-CC khi nghỉ việc theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì được hưởng chếđộ trợ cấp thôi việc: cứ mỗi năm làm việc được tính 1/2 tháng lương hiện hưởng và phụ cấp theo lương (nếu có) do người sử dụng lao động chi trả. 3. Quy trình giải quyết chếđộ nghỉ việc 3.1. Trách nhiệm CB-CC xin nghỉ việc - CB-CC muốn nghỉ việc phải tự nguyện viết đơn theo đúng một trong 2 mẫu quy định dưới đây: + Nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần (mẫu 3.6.1). + Nghỉ việc bảo lưu thờigiancôngtác có tham gia BHXH (mẫu 3.6.2). - Nộp đơn cho Thủ trưởng đơn vị quản lý của mình (khoa, phòng, ban .) và chờ ý kiến các cấp có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp chưa có ý kiến chấp thuận của Trường mà đương sự tự ý bỏ việc thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành. - Khi được nhà trường chấp thuận cho nghỉ việc, CB-CC cần hoàn thành các hồ sơ sau: + Kiểm tra và ký xác nhận Bản kê khai quá trình tham gia BHXH. + Làm các thủ tục thanh toán ra Trường. 3.2. Trách nhiệm của đơn vị, nhà trường - Cấp đơn vị: khi có đơn xin nghỉ việc của người lao động, Thủ trưởng đơn vị (khoa, phòng, ban .) cần xem xét và có ý kiến trả lời cho đương sự trong thờigian 1 tuần, sau đó chuyển đơn có ghi ý kiến đề nghị của đơn vị về Trường. - Cấp trường: Ban Giám hiệu xem xét và có ý kiến trả lời cho đơn vị và đương sự trong thời hạn 1 tuần. Riêng đối với CB-CC có học vị tiến sĩ hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư Ban Giám hiệu xem xét và xin ý kiến Ban Thường vụ Đảng uỷ để quyết định việc có cho phép nghỉ việc hay không. 3. 3. Trách nhiệm của Phòng TCCB Sau khi có ý kiến kết luận của Ban Giám hiệu, Phòng TCCB có trách nhiệm thông báo kết luận của Ban Giám hiệu cho đơn vị và đương sự. Nếu được Ban Giám hiệu chấp thuận cho nghỉ việc: - Soạn thảo công văn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định nghỉ việc đối với CB-CC trong biên chế; soạn thảo quyết định nghỉ việc trình Ban Giám hiệu ký ban hành chính thức đối với CB-CC diện hợp đồng. - Xác nhận Đơn xin nghỉ việc của đương sự để nộp cho BHXH. - Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền: soạn thảo Bản kê khai quá trình tham gia BHXH, mời CB-CC đến kiểm tra ký xác nhận, trình Ban Giám hiệu ký chính thức. - Nộp hồ sơ cho BHXH tỉnh Cần Thơ để làm thủ tục nghỉ việc. - Thông báo cho CB-CC đến nhận nhận tiền trợ cấp hoặc nhận Sổ BHXH khi BHXH tỉnh hoàn thành hồ sơ. - Thông báo cho đương sự đến làm thủ tục thanh toán trước khi nghỉ việc. III. THUYÊN CHUYỂN CÔNGTÁC 1. Điều kiện chuyển côngtác - Thuyên chuyển côngtác chỉ áp dụng đối với CB-CC trong biên chế. - CB-CC có thể được xem xét cho phép chuyển côngtácdo hoàn cảnh gia đình, bản thân hoặc do nhu cầu côngtác của đơn vị, của Trường và phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. 2. Quy trình thực hiện 2.1. Trách nhiệm CB-CC xin thuyên chuyển côngtác - CB-CC có nhu cầu chuyển côngtác phải viết đơn trình bày rõ lý do. - Nộp đơn cho Thủ trưởng đơn vị quản lý của mình (khoa, phòng, ban .) và chờ ý kiến các cấp có thẩm quyền giải quyết. - Khi được nhà trường chấp thuận cho thuyên chuyển công tác, CB-CC cần hoàn thành các hồ sơ sau: + Khai sơ yếu lý lịch có xác nhận của Trường. + Bản tự kiểm trong quá trình côngtác có ý kiến nhận xét của bộ môn, Tổ chuyên môn, chuyênngành trực thuộc đơn vị (nếu có) và thủ trưởng đơn vị. + Tự liên hệ tìm cơ quan tiếp nhận. Việc tiếp nhận của cơ quan mới phải thể hiện bằng văn bản của cấp có thẩm quyền (Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ, ngành .). + Khi có quyết định chính thức cho phép thuyên chuyển của Bộ Giáo dục & Đào tạo, CB-CC có trách nhiệm bàn giao côngtác ở đơn vị cũ và làm các thủ tục thanh toán ra Trường. 2.2. Trách nhiệm của đơn vị, nhà trường - Khi có đơn xin thuyên chuyển côngtác của CB-CC, Thủ trưởng đơn vị (khoa, phòng, ban .) cần xem xét và có ý kiến trả lời cho đương sự trong thờigian 1 tuần, sau đó chuyển đơn có ghi ý kiến đề nghị của đơn vị về Trường. - Cấp trường: Ban Giám hiệu xem xét và có ý kiến trả lời cho đơn vị và đương sự trong thời hạn 1 tuần. Riêng đối với CB-CC có học vị tiến sĩ hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư Ban Giám hiệu xem xét và xin ý kiến Ban Thường vụ Đảng uỷ để quyết định việc có cho phép thuyên chuyển hay không. 2.3. Trách nhiệm của Phòng TCCB - Sau khi có ý kiến kết luận của Ban Giám hiệu, Phòng TCCB có trách nhiệm thông báo cho đơn vị và đương sự. Nếu được Ban Giám hiệu chấp thuận cho thuyên chuyển: - Hướng dẫn CB-CC hoàn thành các hồ sơ để đi lên hệ xin tiếp nhận của cơ quan mới. - Sau khi có văn bản tiếp nhận của cơ quan mới: soạn thảo công văn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thuyên chuyển; - Sau khi có quyết định cho phép thuyên chuyển của Bộ, soạn thảo quyết định thuyên chuyển của Trường trình Ban Giám hiệu ký ban hành chính thức. - Mời CB-CC đến làm các thủ tục thanh toán ra Trường. - Chuẩn bị hồ sơ cá nhân của CB-CC và chuyển hồ sơ đến cơ quan mới. . CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ & KÉO DÀI THỜI GIAN CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CB-CC ĐẾN TUỔI NGHỈ HƯU A. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1. Điều kiện nghỉ hưu Căn cứ theo Điều. thời gian kéo dài thêm, CB-CC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. - CB-CC có thời gian công tác kéo dài thêm thời gian công tác nằm trong tổng số biên chế