1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tôn mạ màu tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất mạnh quân

45 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 373,5 KB

Nội dung

Quá trình điều tra phỏng vấn được tiến hành theo các bước sau:- Bước 1: Xác định nguồn thông tin cần thu thập và đối tượng cần điều tra Nguồn thông tin cần thu thập: Thông tin về kế toán

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay một doanh nghiệp phải chihoặc để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mụcđích thu lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường quá trình cạnh tranh diễn ra hết sứcgay gắt, khốc liệt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh việc nângcao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thì việc tiết kiệm chi phí, hạ giáthành sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng Do đó, doanh nghiệp cần phải có một hệthống kế toán chi phí sản xuất hoàn thiện Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất làmột cơ sở quan trọng, cung cấp cho nhà quản lý những thông tin thiết thực trong việcđịnh giá sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác hợp lý, tính đúng tính đủ chi phí sảnxuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí trong doanhnghiệp Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lýdoanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trongdoanh nghiệp Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sảnphẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biệnpháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng là điềukiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường

Việc doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có bảođảm bù đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh hay không Điều dó

có nghĩa là doanh nghiệp phải tính toán hợp lý chi phí sản xuất và thực hiện quá trìnhsản xuất theo đúng sự tính toán ấy Chi phí là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánhhiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Chi phí sản xuất sản phẩm thấp haycao, giảm hay tăng phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư lao động tiềnvốn Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất là mục tiêu quan trọng không những củamọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội Vì vậy, công tác quản lýchi phí sản xuất là một khâu quan trong đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời chính xác

Trang 2

về kết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong việc ra quyết định quản lý, làyếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, tăng trưởng và pháttriển nền kinh tế nói chung.

Hiện nay công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất nói riêngrất được quan tâm Bên cạnh sự sửa đổi của các chuẩn mực, chế độ chính sách kế toán,còn có rất nhiều bài báo, các bài viết của các chuyên gia nghiên cứu và bổ sung hoànthiện về kế toán chi phí sản xuất giúp nâng cao hiệu quả công tác kế toán chi phí sảnxuất tiêt kiệm chi phí sản xuất

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty Cổ phần đầu tư và sảnxuất Mạnh Quân nói riêng thì kế toán chi phí sản xuất là một khâu quan trọng trongcông tác kế toán Nó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt và phân tíchđúng đắn tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất sao cho các yếu tố hợp thànhchi phí sản xuất được quản lý và giám sát chặt chẽ Như chúng ta đã biết chỉ cần mộtbiến động nhỏ về chi phí sản xuất cũng làm ảnh hưởng đến giá thành, lợi nhuận và sứccạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Trong thời gian thực tập tại công ty Cổphần đầu tư và sản xuất Mạnh Quân, thông qua các kết quả điều tra khảo sát cá nhân

em nhận thấy kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tôn mạ màu của công ty còn nhiều bấtcập, chưa thực sự hợp lý và hiệu quả Do đó, kế toán chi phí sản xuất của công ty cầnđược nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp hoàn thiện

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài.

Từ tính cấp thiết của đề tài mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết được những vấn đềsau:

- Về cơ sở lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận kế toán CPSX theo chế độ kế toán hiệnhành quyết định số 15 và các chuẩn mực kế toán hiện hành

- Phân tích đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư vàsản xuất Mạnh Quân

- Những hạn chế còn tồn tại và những giải pháp kế toán chi phí sản xuất nhằm hoànthiện hơn trong công tác kế toán của doanh nghiệp

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tôn

mạ màu tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Mạnh Quân vào tháng 3 năm 2012

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chi phí sản xuất sản phẩm tôn mạ màu tại công ty

cổ phần đầu tư và sản xuất Mạnh Quân

4 Phương pháp thực hiện đề tài

a Phương pháp thu thập dữ liệu

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này thu thập những thông tin cần thiết với lý luận và thực tiễnnghiên cứu đề tài Áp dụng phương pháp này em đã tìm đọc một số tài liệu trong công

ty như: Lịch sử hình thành công ty, sơ đồ tổ chức bộ máy công ty, tổng số cán bộ côngnhân viên, … các chứng từ kế toán, sổ kế toán của công ty, các chế độ, chuẩn mực kếtoán mà công ty áp dụng, tạp chí kế toán, các luận văn của khoá trước…

Phương pháp này có ưu điểm là: Tài liệu sẵn có, dễ thu thập, có thể thu thập đầy

đủ phù hợp với nội dung nghiên cứu … Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này cũng cómột số nhược điểm là thông tin của các tài liệu này có thể là các thông ti cũ, khôngphù hợp với thực tế Do đó khi thu thập, cần phải chon lọc, và xử lý chúng cho phùhợp với yêu cầu nghiên cứu

* Phương pháp quan sát thực tế

Phương pháp này là việc quan sát trực tiếp quy trình kế toán của công ty, từ việclập các chứng từ, quy trình lưu chuyển của chứng từ trong công ty, nhập chứng từ vàomáy tính, quá trình luân chuyể số liệu nhập vào tài khoản liên quan được thiết kế trênphần mềm kế toán Áp dụng phương pháp này giúp thu thập được các chứng cứ phùhợp với nội dung cần nghiên cứu, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian,

và cùng một lúc thì không thể quan sát và thu thập tài liệu từ nhiều nơi khác nhau

* Phương pháp điều tra phỏng vấn

Sử dụng phương pháp này có ưu điểm là nguồn thông tin có tính cấp thiết cao hơn,thu thập được được những thông tin mới nhất, cần thiết nhất, phù hợp với yêu cầu hiệntại, tuy nhiên sử dụng phương pháp này cần nhiều thời gian, và phải nhiên cứu kĩ nội

Trang 4

dung các câu hỏi phỏng vấn, hay nôi dung phiếu điều tra, sao cho bám sát nội dungcần tìm hiểu Quá trình điều tra phỏng vấn được tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định nguồn thông tin cần thu thập và đối tượng cần điều tra

Nguồn thông tin cần thu thập: Thông tin về kế toán CPSX các chế độ chuẩn mực,chính sách mà doanh nghiệp áp dụng, hệ thống chứng từ tài khoản, hệ thống sổ …Đối tượng cần phỏng vấn là lãnh đạo các phòng ban như: Giám đốc, trưởng phòng

kế toán, trưởng phòng kế hoạch vật tư, thủ kho …

Bước 2: Thiết lập mẫu câu hỏi phỏng vấn ( mẫu câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời

-phụ lục a.c ) và phiếu điều tra trắc nghiệm ( mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm - -phụ lục a.a )

- Bước 3: Phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho các nhân viên làm việc trong các phòng

kế toán – tài chính, phòng kinh doanh và tiến hành phỏng vấn giám đốc và kế toán phụtrách phòng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo mẫu câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị

- Bước 4: Thu lại các phiếu điều tra trắc nghiệm và tiến hành tổng hợp phiếu điều tra

( bảng tổng hợp kết quả điều tra - phụ lục a.b)

b Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê đơn giản

Sau khi thu lại phiếu điều tra, xem xét tổng số phiếu điều tra phát ra, tổng số phiếu điều tra thu lại, bao nhiêu phiếu không hợp lệ, tính tổng số phần trăm số phiếu hợp lệ, tổng hợp câu hỏi trả lời tính số phần trăm câu trả lời

* Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi thu thập được các tài liệu ở phòng kế toán như : Các chứng từ sổ sách liên quan đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm, tiến hành phân tích các số liệu đó kết hợp với ý kiến nhận xét đánh giá của các cấp quản ký trong công ty qua các phiếu điều ttra phỏng vấn để phát hiện kịp thời các vấn đề còn thiếu sót, tồn tại trong công tác kế toánchi phí sản xuất Từ đó làm cơ sở đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại bộ phận sản xuất

Trang 5

5 Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp

Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 phần:

Chương I Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Chương II Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư

và sản xuất Mạnh Quân

Chương III Các kết luận và đề xuất về công tác kế toán chi phí sản xuất của công ty

Trang 6

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Để hiểu rõ được công tác kế toán chi phí sản xuất trước hết ta đi tìm hiểu một sốkhái niệm liên quan đến công tác chi phí sản xuất như: Chi phí là gì? Chi phí sản xuất

là gì?

* Chi phí là gì?

Theo chuẩn mực kế toán chuẩn mực số 01: Chi phí là tổng giá trị các khoản làmgiảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoảnkhấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu khôngbao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc cho chủ sở hữu

Theo quan điểm của các trường đại học khối ngành kinh tế: Chi phí của doanh nghiệp

là toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cầnthiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiệnbằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định

Các khái niệm tuy có khác nhau về cách diễn đạt nhưng về nội dung đều thể hiệnbản chất của chi phí là những hao phí phỉa bỏ ra để đổi lấy sự thu về dưới dạng vậtchất định lượng được như số lượng sản phẩm hoặc thu về dưới dạng tinh thần hay dịch

vụ được phục vụ

* Chi phí sản xuất là gì?

Theo bách khoa toàn thư Wikipedia: Chi phí sản xuất là một số tiền mà một nhà sảnxuất hay một doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trìnhsản xuất hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận

Theo giáo trình kế toán quản trị ( Trường ĐH Thương Mại ): Chi phí sản xuất là

những khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng ( bộ phận ) sản xuất gắn liền với cáchoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 7

Theo giáo trình kế toán sản xuất ( Tác giả Đặng Thị Hoà, NXB Thống kê 2003):Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống, lao động vậthoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt độngsản xuất, kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Như vậy chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí phát sinh tại các phân xưởng,

tổ, đội, bộ phận sản xuất gắn liền với với hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm củadoanh nghiệp tại một thời kỳ nhất định

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại nhiều khoản mục khác nhau, để thuận tiện choviệc quản lý và hạch toán các doanh nghiệp cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất.Xuất phát từ mục đích và các yêu cầu quản lý chi phí sản xuất được phân loại theonhiều tiêu thức khác nhau

* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế:

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Gồm toàn bộ các loại chi phí về các loại nguyên vậtliệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế cho sản xuất

- Chi phí công cụ, dụng cụ: Gồm toàn bộ chi phí về các loại công cụ dụng cụ dùng chosản xuất sản phẩm

- Chi phí tiền lương: Gồm toàn bộ số tiền công phải trả cho công nhân sản xuất sảnphẩm, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao của những tài sản cố địnhdùng cho sản xuất trong doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụcho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại…

- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ khoản chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuấtngoài các yếu tố chi phí trên

Phân loại theo tiêu thức này có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chiphí mà doanh nghiệp đã chi ra để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích tìnhhình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí cho kỳ sau

* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí:

Trang 8

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, tiền ăn ca, số tiền tríchBHXH, BHYT, KPCĐ hoặc BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở cácphân xưởng ngoài hai khoản mục chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân côngtrực tiếp và bao gồm các khpanr chi phí sau: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vậtliệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ muangoài, chi phí khác bằng tiền

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng phục

vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tínhgiá thành

* Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chiphí :

Chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí trực tiếp là những khoản chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp tới việc sảnxuất ra một sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện một lao vụ, dịch vụ nhất định

- Chi phí gián tiếp là khoản chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều loại sản phẩm sảnxuất, nhiều công việc lao vụ thực hiện Những chi phí này kế toán phải tiến hành phân

bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp

Cách phân loại này có ý nghĩa đốivới việc xác định phương pháp tập hợp và phân

bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn hợp lý

* Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động trong kỳ:

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí biến đổi ( biến phí ): là chi phí có thể thay đổi về tổng số tương quan, tỷ lệthuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Thuộc loại chi phí này

có chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp Tuy vậy, chi phí biến đổi tính trên mộtđơn vị sản phẩm lại có tính cố định

Trang 9

- Chi phí cố định ( định phí ): là chi phí không thay đổi tổng số khi có sự thay đổi khốilượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chiphí điện … Song chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm lại biến đổi.

- Chi phí hỗn hợp: là những khoản chi phí bao gồm cả yếu tố định phí và yếu tố biếnphí Ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí

và ở các mức độ khác nhau của hoạt động chúng lại thể hiện đặc điểm của biến phí.Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán quản trị kinh doanh,phân tích điểm hoà vốn, và phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý cần thiết để hạgiá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh

1.1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất

- Tính toán và phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh CPSX ởcác bộ phân sản xuất cũng như trong phạm vi toàn DN

- Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao chi phí nhằm pháthiện tình trạng sử dụng lãng phí hoặc không đúng mục đích, kế hoạch để có biện pháp

xử lý kịp thời

- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành

- Tính toán kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất theo đúng đốitượng và phương pháp tính giá thành

- Lập báo cáo về chi phí SX và giá thành SP Phân tích tình hình thực hiện kếhoạch, đề xuất các biện pháp hợp lý giúp nhà quản lý DN điều hành sản xuất tiết kiệmchi phí, hạ giá thành SP

1.2 Nội dung nghiên cứu

1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo quy định của chuẩn mực kế toán

Theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho

Chuẩn mực kế toán số 02 quy định trị giá hàng tồn kho được tính theo giá gốc.Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giátrị thuần có thể thực hiện được

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Trang 10

Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sảnxuất sản phẩm như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chiphí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu thànhthành phẩm.

Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bìnhthường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung binhftrong các điều kiện sản xuấtbình thường

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chiphí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tếphát sinh

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thìchi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung không phân

bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lậpvào cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đãtrích lập năm trước, các khoản hao hụt, mất mát sau khi đã trừ đi phần bồi thường dotrách nhiệm cá nhân gây ra và chi phí sản xuất chung không được phân bổ được ghinhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giáhàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã tríchlập ở cuối niên độ kế toán năm trước thì ta phải hoàn nhập đồng thời ghi giảm chi phísản xuất, kinh doanh

1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo quy định của chế độ kế toán hiện hành

1.2.2.1 Xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí

* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dung kinh

tế, công dụng, địa điểm phát sinh khác nhau Do đó để hạch toán đúng đắn chi phí sảnxuất cần xác định những phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp

Trang 11

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên, cần thiết cho công tác kếtoán tập hợp chi phí sản xuất Doanh nghiệp chỉ có thể tổ chức tốt công tác kế toán chiphí sản xuất nếu xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sảnxuất, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào đặcđiểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất, địa điểm phátsinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí, yêu cầu và trình độ quản lý của doanhnghiệp Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng quy định có tác dụng phục vụ tốtcho việc quản lý sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và tính giá thành sản phẩm kịp thời,chính xác

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng, từng bộ phận, đội sảnxuất hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình côngnghệ, từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc bộ phận, chi tiếtsản phẩm

* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở các doanh nghiệp thường phát sinh nhiều loạichi phí sản xuất khác nhau Những chi phí này có thể liên quan đến một hay nhiều đốitượng tập hợp chi phí Để tập hợp chi phí sản xuất hợp lý, đúng đắn chúng ta có thể sửdụng một trong hai phương pháp sau:

- Phương pháp ghi trực tiếp : Là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất có quan hệtrực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Phương pháp này đòi hỏi phải

tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng, trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệutheo từng đối tượng liên quan, ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng.Phương pháp này đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất liênquan với nhiều đối tượng taaph hợp chi phí sản xuất mà không thể tổ chức việc ghichép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được Theo phương pháp này doanh nghiệpphải tổ chức ghi chép ban đầu cho các chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh chi phí

để kế toán tập hợp chi phí, sau đó phải chọn tiêu thức phân bổ để tính toán, phân bổchi phí sản xuất đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan một cách hợp lý

Quá trình phân bổ gồm 2 bước:

Trang 12

1.2.2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất trong chế độ kế toán ban hành theo quyết

định 15/2006/QĐ – BTC:

Ngày 20 tháng 3 năm 2006 Bộ tài chính đã ký quyết định số 15/2006/ QĐ – BTCban hành chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọilĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước Theo quyết định này chế độ kế toángồm có 4 phần: Hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán, chứng từ kế toán và báo cáo tàichính

a Chứng từ kế toán.

Trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất, việc tổ chức ghi chép ban đầu có ý nghĩa rấtquan trọng, để tổ chức công việc ghi chép khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh doanhnghiệp sản xuất sử dụng những chứng từ sau:

- Phiếu xuất kho: Do các bộ phận xin lĩnh hoặc bộ phận quản lý, hoặc bộ phận kho lậpphiếu khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng NVL CCDC thành 3 liên: Liên 1 do bộphận lập phiếu giữ lại; liên 2 do thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kếtoán để kế toán ghi vào cột đơn giá, cột thành tiền vào ghi vào sổ kế toán; liên 3 dongười nhận vật tư, công cụ, dụng cụ giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng

- Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng do bên bán lập, đây là chứng từ phát sinh từ bênngoài doanh nghiệp được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua vật tư, công cụdụng cụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Hoá đơn được lập thành

2 liên, 1 liên chuyển cho bên mua, và một liên chuyển cho bộ phận kế toán để ghi sổ

Trang 13

- Bảng phân bổ NVL, CCDC do bộ phận kế toán lập để phản ánh tổng giá trị NVL.CCDC xuất kho dùng cho các đối tượng sử dụng hàng ngày, ngoài ra nó còn đượcdùng để phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, thời gian sử dụngdưới 1 năm hoặc trên 1 năm.

- Bảng chấm công: Được dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉhưởng BHXH … để có căn cứ tính lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương chấm cônghàng tháng Mối phòng ban đều phải lập bảng chấm công hàng tháng, Cuối tháng bảngchấm công và các chứng từ liên quan như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH,giấy xin nghỉ việc không hưởng lương … được chuyển đến phòng kế toán để kiểm tra,đối chiếu và tính lương cho nhân viên, công nhân

- Bảng thanh toán tiền lương: do kế toán lập và chuyển cho kế toán trưởng soát xétxong trình lên giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển cho kê toán lậpphiếu chi và phát lương Bảng thanh toán được lưu tại phòng kế toán

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương tiền côngthực tế phải trả gồm: tiền công, tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả, BHXH,BHYT, KPCĐ hoặc BHTN trích nộp trong tháng Bảng phân bổ tiền lương và BHXHđược lưu tại phòng kế toán

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương: dùng để xác định số BHXH, BHYT, KPCĐhoặc BHTN mà doanh nghiệp và nhân công phục vụ hoạt động kinh doanh dich vụphải nộp trong tháng Bảng này được lập thành 2 liên: 1 liên cho cơ quan cấp trên, 1liên giữ lại ở phòng kế toán

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phảitrích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng

- Phiếu chi: dùng làm căn cứ xác định các khoản tiền mặt, tiền ngoại tệ thực tế xuấtquỹ, là cơ sở để kế toán ghi sổ quỹ và sổ kế toán Được lập thành 3 liên: liên 1 lưu ởnơi lập phiếu, liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng

từ gốc để vào sổ kế toán, liên 3 giao cho người nhận tiền

b Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán.

Theo quyết định 15 của chế độ kế toán doanh nghiệp quy định về các tài khoản sửdụng cho công tác hạch toán chi phí sản xuất đó là:

* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Trang 14

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Kết cấu:

Bên nợ:

- Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ.Bên có:

- Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho

- Kết chuyển nguyên vật liệu vượt trên mức bình thường vào tài khoản 632

- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu thực sử dụng cho sản xuất kinhdoanh trong kỳ vào các tài khoản có liên quan để tính giá thành sản phẩm

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ

Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như:

TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

TK 111 - Tiền mặt

TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

- Khi mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào sản xuất :

Trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, NVL

sử dụng cho sản xuất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ vào hoá đơn GTGT kếtoán phản ánh trị giá nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT vào bên nợ của TK 621,đồng thời phản ánh phần thuế GTGT được khấu trừ vào bên nợ của TK 133 đông thờiphản ánh vào bên có của các tài khoản thanh toán có liên quan theo tổng giá thanhtoán

Trang 15

Trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặcnguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuếGTGT, căn cứ vào hoá đơn bán hàng kế toán ghi trị giá NVL đồng thời vào bên nợ của

TK 621 và bên có TK thanh toán có liên quan (111, 112, 331…) theo tổng giá thanhtoán

Cuối kì, nếu có NVL sử dụng không hết nhập lại kho hoặc có phế liệu thu hồi, căn

cứ vào phiếu nhập kho kế toán phản ánh trị giá NVL nhập lại vào bên nợ của TK 152 (với NVL không dùng hết) hoặc ghi vào bên nợ TK 111 trị giá phế liệu thu hồi đồngthời phản ánh vào bên có của TK 621 trị giá NVL, phế liệu thu hồi

Cuối kì kết chuyển phần ghi phí NVL trực tiếp vượt định mức vào bên nợ của TK 632– Giá vốn hàng bán

Trường hợp 2: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định

* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Kết cấu của tài khoản:

Bên nợ:

- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản xuất như: tiền lương, tiền công vàcác khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ của công nhân trực tiếp sản xuất

Bên có:

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường vào TK 632

- Kết chuyển phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản có liên quan để tính giáthành sản phẩm

TK 622 không có số dư cuối kỳ

Ngoài ra còn sử dung các tài khoản: TK 334 - Phải trả người lao động; TK 338 - Phảitrả, phải nộp khác; TK 335 – Chi phí phải trả

Trình tự hạch toán:

Trang 16

Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương để ghi nhận số lương, tiềncông và các khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm vào bên nợcủa TK 622 và bên có của TK 334.

Khi trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân sản xuất căn cứvào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán phản ánh vào bên nợ của TK 622 vàbên có của TK 338 ( Chi tiết cho 3382, 3383, 3384 )

Khi trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lươngngừng sản xuất theo mùa vụ, kế toán phản ánh tổng số tiền vào bên nợ của TK 622đồng thời phản ánh vào bên có của TK 335

Khi công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm nghỉ phép, ngừng sản xuất theo mùa vụ,

kế toán phản ánh tổng số tiền vào bên nợ của TK 335 đồng thời phản ánh vào bên cócủa TK 334

Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào bên nợcủa TK 632

Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản có liên quan theo đốitượng tập hợp chi phí:

- Nếu doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán kếtchuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ của TK 154 – Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang

- Nếu doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sẽ kếtchuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ của TK 631- Giá thành sản xuất

* Kế toán chi phí sản xuất chung

Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Kết cấu của tài khoản:

Bên nợ:

- Phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có:

- Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bántrong kỳ do mức sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường của máy móc thiếtbị

Trang 17

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các tài khoản liên quan để tính giá thành sảnphẩm.

TK 627 không có số dư cuối kỳ

TK 627 có 6 tài khoản chi tiết cấp 2:

TK 6271 – Chi phí nhân viên

TK 6272 – Chi phí nguyên vật liệu

TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác

Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn;

TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn; TK 334 - Phải trả người lao động; TK 338 - Phảitrả, phải nộp khác

Trình tự hạch toán:

Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả nhân viên phân xưởng kếtoán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội phản ánh vào bên nợ của

TK 627 ( chi tiết 627 ) đồng thời phản ánh vào bên có của TK 334

Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên phân xưởng kế toán căn cứvào bảng phân bổ tiền lương và BHXH phản ánh vào bên có của TK 338 ( chi tiết cho

3382, 3383, 3384 )

Khi xuất nguyên liệu dùng chung cho phân xưởng căn cứ vào phiếu xuất kho kếtoán phản ánh trị giá nguyên vật liệu vào bên nợ của TK 627 ( chi tiết 6272 ) và vàobên có của TK 152

Khi xuất kho công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng căn cứ vào phiếu xuấtkho kế toán phản ánh trị giá của công cụ dụng cụ vào bên nợ của TK 627 ( chi tiết cho

6273 ) và vào bên có của tài khoản 153

Trong trường hợp CCDC xuất dùng có giá trị lớn, phải phân bổ dần khi dùng, căn cứvào phiếu xuất kho, kế toán phản ánh giá trị công cụ dụng cụ vào bên nợ TK 142 hoặcbên nợ của TK 242 đồng thời phản ánh vào bên có của TK 153, hàng kỳ khi phân bổ

kế toán kết chuyển từ TK 142 hoặc TK 242 sang bên nợ của TK 627 theo số phân bổ

Trang 18

Khi trích khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, nhà cửa do phân xưởng sản xuất quản

lý và sử dụng, kế toán căn cứ vào bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ để phản ánh vàobên nợ của TK 627 và bên có của TK 214 số khấu hao

Đối với các chi phí điện, nước, tiền thuê nhà xưởng tuỳ thuộc vào phương pháp tínhthuế GTGT của doanh nghiệp mà kế toán có các ghi chép khác nhau:

Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi phát sinh cáckhoản chi phí đó kế toán sẽ phản ánh vào bên nợ của tài khoản 627 ( chi tiết cho

6277 ) số tiền chưa có thuế, đồng thời phản ánh phần thuế GTGT được khấu trừ vàobên nợ của TK 133 và phản ánh tổng giá thanh toán vào bên có của các TK thanh toán

có liên quan như: 111, 112, 331 …

Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp, khi phát sinh các khoản chiphí đó kế toán sẽ phản ánh đồng thời vào bên nợ của TK 627 ( chi tiết 6278) và vàobên có của các tài khoản thanh toán có liên quan như: 111,112,331…theo tổng giáthanh toán của các khoản chi phí đó

Khi phát sinh các khoản chi phí khác bằng tiền khác phục vụ cho hoạt động sảnxuất chung kế toán phản ánh vào bên nợ của TK 627 ( chi tiết cho TK 6278) và vàobên có của các TK thanh toán có liên quan ( TK 111, 112 )

* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp:

Trên cơ sở các khoản mục chi phí đã được hạch toán, kế toán phải tổng hợp chi phísản xuất để làm cơ sở cho việc tính giá thành sau này Tuỳ theo từng doanh nghiệphạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nào mà kế toán sử dụng các tài khoản liênquan để tập hợp chi phí sản xuất

Trường hợp 1:

Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thì

để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sẽ sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh

dở dang để tập hợp

Kết cấu của TK 154:

Bên nợ: Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC cuối kỳ

Bên có: Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được, giá thànhsản phẩm thực tế đã sản xuất xong chuyển đi bán hoặc nhập kho

Trình tự hạch toán : ( phụ lục 1.1 )

Trang 19

- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí vàobên nợ của TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đồng thời ghi có cho các tàikhoản đối ứng 621, 622, 627.

- Cuối kỳ kết chuyển giá thành thành phẩm nhập kho từ bên có của TK 154 sang bên

Bên có: - Giá thành sản phẩm nhập kho hoàn thành kết chuyển vào tài khoản 632

- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154

- Nếu chi phí sản xuất chung thấp hơn mức bình thường, cuối kỳ kết chuyển vào bên

nợ của TK 632 ( phần chi phí sản xuất chung không được phân bổ )

- Cuối kỳ kết chuyển giá thành thành phẩm nhập kho vào bên nợ của tài khoản 632 –Giá vốn hàng bán

c Sổ kế toán.

Tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp áp dụng những hình thức ghi sổ mà sử dụng hệthống sổ kế toán phục vụ cho công việc hạch toán chi phí sản xuất của mình

Trang 20

* Nếu doanh nghiệp ghi sổ theo hình thức nhật ký chung:

Đặc điểm ghi sổ theo hình thức này là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phátsinh đều phải được phản ánh vào sổ nhật ký, mà trọng tâm nhất là sổ nhật ký chung,theo trình tự thời gian phát sinh theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đó lấy sốliệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Theo hình thức nhật ký chung để phản ánh quá trình tập hợp chi phí sản xuất sử dụngcác sổ: sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 152, 153, 621, 622, 627, 334, 338, …;các sổ nhật ký đặc biệt ( nhật ký mua hàng, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền ), các sổthẻ kế toán chi tiết

* Nếu doanh nghiệp ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ:

Đặc trưng của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp và hệthống hoá theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh

tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ Có sự kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp

vụ kinh tế theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dungkinh tế

Theo hình thức này để phản ánh quá trình tập hợp chi phí sản xuất sử dụng các loạisổ: Sổ nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, …, sổ hoặc thẻ

kế toán chi tiết

* Nếu doanh nghiệp áp dụng theo hình thức nhật ký sổ cái:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký sổ cái: các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế,tài chính trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - sổ cái.Theo hình thức này để phản ánh quá trình tập hợp chi phí sản xuất sử dụng các loại

sổ như: Nhật ký - sổ cái các tài khoản 621, 622, 627,154 …; các sổ, các thẻ kế toán chitiết

* Nếu doanh nghiệp áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ:

Đặc trưng của hình thức này: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép theotrình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, và theo nội dung kinh tế trên sổ cái.Theo hình thức này để phản ánh quá trình tập hợp chi phí sản xuất sử dụng các sổ, sổđăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản 621, 622, 627 … các sổ thẻ chi tiết: thẻkho

Trang 21

* Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.

Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn trên phần mềm kếtoán, hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ có liên quan kế toán sẽ nhập vào hệ thống,phần mềm sẽ tự tổng hợp vào các sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Trình tự ghi sổ theo các hình thức kế toán ( phụ lục 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 )

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT MẠNH QUÂN.

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến công tác kế toán chi phí sản xuất.

2.1.1 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tôn mạ màu tai công ty

Cổ phần đầu tư và sản xuất Mạnh Quân.

2.1.1.1 Quy trình sản xuất sản phẩm tôn mạ màu

* Kiểm tra nguyên liệu đầu vào

- Nguyên liệu đầu vào của tôn mạ nhôm kẽm là thép cuộn cán nguội cứng (CRC FullHard) thường có tiêu chuẩn SPCC 1B có độ dày 0,125mm-0,8mm, có khổ rộng từ750mm-1219mm

Trang 22

+ Cân cuộn tôn đen, ghi và lưu các số liệu như : trọng lượng cuộn lý thuyết (của nhàxản xuất) và thực tế(trọng lượng khi đem cân), trọng lượng bao bì, qui cách và loại tôn(tôn mềm hay tôn cứng ) vào sổ theo dõi chất lượng tôn đen.

- Kiểm tra chất lượng tôn đen:

+ Kiểm tra sơ bộ: qui cách, nguồn gốc xuất xứ

+ Tháo bỏ bao bì và kiểm tra bên trong nguyên liệu, đối với các cuộn không đạt tiêuchuẩn như bị méo, bị giản biên, giãn bụng, rỉ sét nặng, sẽ tiến hành lập biên bảnkhông đưa vào sản xuất

+ Trong quá trình sản xuất công nhân thường xuyên theo dõi chất lượng tôn đen ( mức

độ dầu mỡ, giãn biên, giãn bụng, đứt nối giữa cuộn, … ) và ghi nhận vào sổ theo dõichất lượng tôn đen

* Tẩy rửa làm sạch bề mặt thép.

Trước khi tôn được đưa vào mạ phải qua công đoạn tẩy dầu mỡ và rỉ sét, công đoạnnày bao gồm 4 phần :

- Dùng hóa chất tẩy dầu: Trước tiên tôn đen được đi qua 1 bể phun dung dịch NaOH

có nồng độ từ 23 - 40 điểm, được kích hoạt nhiệt độ bằng hơi nước đạt từ 60oC – 80oC,sau đó qua hai buồng phun Buồng phun được phun bằng hệ thống bơm áp lực cao kếthợp với một hàm lượng nhỏ chất tẩy dầu kéo từ bể nhúng qua, phun lên cả hai mặt củabăng tôn

- Công đoạn tiếp theo: băng tôn tiếp tục qua các cặp trục chà bằng cước để tẩy sạchphần dầu trên bề mặt tôn

- Sau khi đã đi qua hai buồng phun, băng tôn tiếp tục qua 1 buồng phun nước nóng ởnhiệt độ từ 60oC – 80oC để rửa sạch dầu mỡ cùng hóa chất trên băng tôn

- Công đoạn sau cùng: băng tôn đi qua hệ thống sấy khô trước khi chuyển sang hệthống trữ tôn ( looper )

Các công đoạn tẩy rửa dầu được thực hiện trong dãy buồng kín Băng tôn sau khi rờikhỏi cuộn được đưa trực tiếp vào dãy buồng kín này để tẩy dầu

* Cấp nguyên liệu liên tục vào dây chuyền

-Sau khi nguyên liệu đã được tẩy dầu, băng tôn được chuyển sang hệ thống dự trữ

nhằm duy trì tính hoạt động sản xuất liên tục của dây chuyền ( looper )

Ngày đăng: 11/06/2018, 19:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w