Và giáo viên khi chấm bài lại thích học sinh viết đúng những nội dung mình đã cho ghi hoặc những ý kiến trùng lặp trong văn mẫu chứ không xem trọng những ý kiến mới lạ dù cách lí giải c
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỚI BÌNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
Đề tài thuộc chuyên môn: Ngữ văn
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hương.
Chức vụ: giáo viên giảng dạy
Đơn vị: Trường THPT Thới Bình.
Thới Bình, tháng 3 năm 2009
Trang 2VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tác giả: Trần Thị Thu Hương
1 Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh không chủ động bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình dù phát biểu trước lớp hay trình bày trong bài viết Phần đa học sinh không mạnh dạn nêu những cảm xúc thật của bản thân về tác phẩm, về một vấn đề nào đó trong
xã hội Bài viết của các em chủ yếu ở dạng “trả bài” có nghĩa là viết lại những gì giáo viên đã giảng, đã cho ghi Nguyên nhân vì sao? Vì học sinh
sợ viết không đúng với những gì giáo viên nói sẽ bị ảnh hưởng đến điểm kiểm tra nên dù có suy nghĩ khác cũng “cam tâm” sao chép lại để đạt yêu cầu Chính vì vậy học sinh không phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo trong cách nghĩ, cách cảm Một nguyên nhân nữa là do cách ra đề kiểm tra và cách đánh giá của giáo viên Như chúng ta biết trước đây chương trình học trong sách giáo khoa các nhà biên soạn thiên về nghị luận văn học ít quan tâm đến những vấn đề thực tiễn nằm trong mảng nghị luận
xã hội Chính vì thế, đa số giáo viên dạy theo sách giáo khoa buộc lòng phải ra đề kiểm tra theo định hướng của tác giả biên soạn nên đề kiểm tra thường rập khuôn, máy móc chưa phát huy được những suy nghĩ độc lập sáng tạo của học sinh Và điều đó lâu dần trở thành thói quen ăn sâu vào bộ nhớ đến nỗi chương trình sách giáo khoa đã thay đổi, định hướng ra đề kiểm tra dần dần cũng “mở” hơn nhưng cách ra đề của nhiều giáo viên
cũng chưa có gì mới mẻ Phần nhiều giáo viên ra đề kiểu mệnh lệnh (hãy
phân tích, bình luận, giải thích hoặc chứng minh…về một tác phẩm văn học,
về một nhân vật trong tác phẩm nào đó đã học) Đó là dạng đề thường có
trong văn mẫu nên dẫn đến học sinh lật tài liệu, coppy là hiện tượng rất phổ
biến Và giáo viên khi chấm bài lại thích học sinh viết đúng những nội
dung mình đã cho ghi hoặc những ý kiến trùng lặp trong văn mẫu chứ không xem trọng những ý kiến mới lạ dù cách lí giải có cơ sở thuyết phục
Sở dĩ, giáo viên thích ra dạng đề rập khuôn máy móc là vì như thế sẽ không
cần đầu tư suy nghĩ, không cần tìm hiểu và xây dựng đáp án do đáp án đã
có sẵn trong văn mẫu, trong sách vở…Từ đó khi đánh giá nhiều giáo viên tìm ý cho điểm chưa chú trọng nhiều đến kĩ năng hành văn của các em Phần nhiều giáo viên chưa chú trọng khâu đánh giá nên đánh giá chưa chuẩn xác với những kết quả học sinh làm được Mặc dù đặc thù của môn ngữ văn là không có đáp án chính xác và mỗi người chấm có thể lệch nhau
từ 1 – 2 điểm Nhưng không vì thế mà giáo viên chấm bài một cách tùy
tiện, chấm theo ngẫu hứng, chấm theo tình cảm, chấm theo kiểu “đo gang
tính điểm” hay “nhìn mặt đặt tên”
Trang 3Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là phải đổi mới kiểm tra, đánh giá như thế nào để học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo và mạnh dạn bày tỏ những quan điểm riêng của bản thân? Theo chúng tôi để có bài viết sáng tạo thì trước tiên phải có yêu cầu sáng tạo, việc làm đó đòi hỏi rất nhiều ở khả năng của giáo viên đứng lớp Người giáo viên không chỉ trau dồi về chuyên môn, đổi mới về phương pháp giảng dạy mà cần phải có ý thức đổi mới kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng dạy và học
Với tất cả những suy nghĩ trên đã thôi thúc tôi viết sáng kiến
kinh nghiệm với đề tài “Vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn
trong trường trung học phổ thông”.
2 Vai trò của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.
Trong thực tế có nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn Có nhiều lí do khác nhau: học sinh lười đọc tác phẩm, năng lực cảm thụ yếu, chương trình sách giáo khoa ít gắn liền với thực tiễn cuộc sống, phương pháp giảng dạy của giáo viên còn đơn điệu và cách đánh giá không chuẩn xác về năng lực của học sinh…Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục đã đang thực hiện đổi mới đồng bộ chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy ở bộ môn Ngữ văn nói riêng và các bộ môn khác nói chung
ở tất cả các cấp học Và nếu chương trình, sách giáo khoa và phương pháp được đổi mới mà cách ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh không đổi mới thì tất cả sẽ trở nên vô nghĩa Nói khác đi, đổi mới về kiểm tra, đánh giá là yêu cầu cần thiết nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn hơn và nâng cao hơn nữa chất lượng học tập cho học sinh
3 Một số biện pháp để đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.
Để tránh tình trạng học sinh học vẹt, học để lấy điểm rồi sao chép, coppy chúng ta cần phải mạnh mẽ thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh Vậy phải giảm bằng cách nào? Việc làm đầu tiên phải bắt đầu từ
sự đổi mới của chương trình, sự quan tâm của Sở Giáo dục – nhà trường, ngay sau đó phải bắt đầu từ ý thức đổi mới từ giáo viên Học sinh có dám trình bày những chính kiến của mình một cách tự do và sáng tạo hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cách ra đề và thái độ đánh giá của giáo viên Dưới đây là một số đề xuất cụ thể để việc kiểm tra đánh giá học sinh học môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao hơn
3.1 Về phía Sở Giáo dục và nhà trường:
- Nên có chuyên đề bồi dưỡng về phương pháp kĩ năng ra đề kiểm tra và xây dựng đáp án cho giáo viên ở các cấp học Việc làm đó có thể gắn liền với chương trình bồi dưỡng giáo viên theo chu kì bồi dưỡng thường xuyên
- Tổ chức cuộc thi ra đề kiểm tra và xây dựng đáp án theo hướng đổi mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn Ngữ văn ở mỗi trường, tỉnh
Trang 4- Tổ chức hội thảo về đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn thuộc ban khoa học xã hội tại trường, tại tỉnh theo định kì (3 tháng một lần hoặc hai lần trên một năm học)
- Chọn ra những đề kiểm tra hay, đạt hiệu quả trong thực tế và những bài viết thể hiện được năng lực sáng tạo của học sinh để trao đổi trong hội thảo hoặc đọc ở cuối giờ sinh hoạt dưới cờ Nếu đọc vào cuối giờ sinh hoạt dưới cờ thì có thể một lần trên tháng Việc làm ấy ngoài giúp giáo viên – học sinh học hỏi lẫn nhau còn giúp các em thoải mái, thanh lọc tâm hồn để các em yêu văn và học văn tốt hơn
3.2 Về phía giáo viên.
3.2.1 Đổi mới cách ra đề kiểm tra và xây dựng đáp án.
- Giáo viên nên ra dạng đề mở để học sinh có cơ hội, điều kiện bộc
lộ những suy nghĩ, những chính kiến của bản thân Đề mở có nghĩa là
những dạng đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống thực tiễn (chủ yếu là nghị luận xã hội hoặc kết hợp cả hai nghị luận xã hội và nghị luận văn học) Đây là hình thức để rèn luyện khá tốt khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh trước một vấn đề của cuộc sống; một hình thức giáo dục tư tưởng, tình cảm trực tiếp hữu hiệu; một hình thức chống văn mẫu, sao chép Với dạng
đề mở, giáo viên có thể thấy được học sinh của mình có vốn ngôn ngữ như thế nào, vốn sống ra sao và đặc biệt sẽ phát hiện ra những ý tưởng không theo một khuôn mẫu nào
- Dạng đề mở thì đáp án cũng phải mở Có nghĩa là trong quá trình
viết nhiều học sinh có ý kiến không giống như đáp án nhưng cách lí giải có
cơ sở, thấu tình đạt lí, thuyết phục được người nghe thì vẫn chấp nhận Đó
là những thông tin phản hồi của sự sáng tạo trong tư duy nghệ thuật nên
giáo viên trong quá trình chấm cần phải trân trọng và động viên khích lệ.
- Ngữ văn là môn học có đặc thù riêng với vai trò rèn luyện cho học sinh kĩ năng ngôn ngữ và kĩ năng sống cho nên mục đích của việc kiểm tra
đánh giá là kiểm tra, đánh giá về kĩ năng Nói như thế không phải hạ thấp
vai trò của kiến thức mà kiến thức đóng vai trò làm phong phú thêm sự hiểu biết cho học sinh Nó sẽ là cơ sở là trợ lí đắc lực giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tốt hơn Nhưng cái đích cuối cùng của chúng ta là muốn học sinh viết được những bài văn thật hay, thật sáng tạo dựa trên những kiến
thức đã học Vì thế, khi giáo viên ra đề kiểm tra, đề thi cần đổi mới theo
hướng ít đòi hỏi về kiến thức trong chương trình mà nên yêu cầu học sinh thể hiện trình độ nhận thức, cách nghĩ, cách vận dụng của cá nhân đối với một vấn đề văn học hoặc xã hội gần gũi, tương tự nhưng không hẳn là cái
đã được học trong chương trình Ví dụ trong quá trình dạy ở lớp 10, chúng
tôi đã cho những dạng đề sau:
+ Nghị luận xã hội:
~ Tình trạng học sinh học yếu – kém trong trường trung học phổ thông Thới Bình hiện nay
~ Em bị khuyết tật và gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
Trang 5~ Các bậc làm cha (mẹ) khi nhìn thấy con cái thành đạt
~ Đứa trẻ bán vé số kể về hoàn cảnh của mình…
~ Quan điểm của em về câu nói “Biết chấp nhận thi rớt còn
vinh dự hơn gian lận khi thi”của tổng thống Mĩ A.Lin-Côn
trích trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình + Nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội:
~ Cô Tấm tự kể về mình
~ Mị Châu tự kể về cuộc đời mình
~ Cá bống kể về tình bạn giữa mình với Tấm
~ Những suy nghĩ thật của em về hành động trừng phạt của
Tấm đối với Cám
~ Viết một kết thúc khác cho “Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên” và lí giải vì sao em chọn kết thúc đó
~ Suy nghĩ của em về lời bình của tác giả ở cuối “Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên” trích Truyền kì mạn lục
~ Từ bài “Thời gian” của Văn Cao em rút ra bài học gì về thời gian cho bản thân
v.v
Hai năm trước đây khi ra dạng đề này đa số học sinh ngỡ ngàng không xác định được yêu cầu và không biết viết gì (giáo viên phải gợi ý trong quá trình học sinh làm bài) Thậm chí ngay cả nhiều giáo viên cũng không tránh khỏi những băn khoăn Nhưng trong năm học này (2008 – 2009) đa số học sinh tỏ ra thích thú với dạng đề kiểm tra như vậy Với thời gian 90 phút các em viết chăm chỉ, say mê dường như quên hẳn thời gian, quên hẳn việc có giáo viên đang gác kiểm tra bởi vì các em cảm thấy thú vị khi được tự do thoải mái bộc lộ cách nghĩ, cách cảm của cá nhân một cách
tự nhiên không hệ lụy vào bất kì điều gì
- Giáo viên nên kết hợp cả hai hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự
luận Như vậy đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian nhiều hơn
trong việc ra đề cũng như chấm bài nhưng sẽ kiểm tra được cả chiều rộng lẫn chiều sâu kiến thức và kĩ năng làm bài của học sinh Từ đó giúp giáo viên đánh giá toàn diện hơn về năng lực của học sinh
- Giáo viên cần có sự thống nhất về hình thức ra đề giữa các khối lớp
(10, 11, 12) để học sinh có thói quen, dễ dàng định hướng cách học phù hợp giữa các khối lớp cùng cấp
3.2.2 Đổi mới hình thức đánh giá.
- Đổi mới hình thức đánh giá không có nghĩa là phủ nhận hình thức đánh giá từ trước đến giờ mà giáo viên cần linh hoạt hơn trong khâu đánh giá Đừng đánh giá quá cứng nhắc, đánh giá theo hướng một chiều mà cần quan tâm nhiều hơn nữa thông tin phản hồi của học sinh để giáo viên điều chỉnh, đổi mới cách ra đề và cách đánh giá học sinh
- Nên đa dạng về hình thức đánh giá Để đánh giá toàn diện và chính
xác về khả năng của học sinh đòi hỏi phải có thời gian và kết hợp nhiều
Trang 6hình thức đánh giá Đánh giá là một quá trình theo dõi xuyên suốt và liên tục bằng nhiều hình thức (nhiều kênh đánh giá):
+ GV đánh giá học sinh thường xuyên: chủ yếu rèn luyện cho học
sinh kĩ năng nói, kĩ năng trình bày một vấn đề trước đám đông (kiểm tra ở những phút đầu giờ, kiểm tra trong quá trình học, quá trình thảo luận nhóm, viết và trình bày một đoạn văn ngắn …)
+ GV đánh giá học sinh theo định kì: chủ yếu rèn luyện kĩ năng viết,
năng lực cảm nhận trước một vấn đề cụ thể Với hình thức đánh giá này giáo viên cần đầu tư thời gian vào việc đọc bài và đánh giá bài viết học sinh một cách chuẩn xác Vì vậy giáo viên cần thận trọng lưu ý:
~ Rèn luyện kĩ năng viết đòi hỏi giáo viên chấm bài kĩ càng, chính xác Cần cân nhắc kĩ lưỡng để điểm số học sinh nhận được phải xứng đáng với những gì mà công sức của các em bỏ ra Việc làm đó nhằm khắc phục những hạn chế, phát hiện những tiến bộ của học sinh qua từng câu từng chữ Từ đó kịp thời khích lệ động viên, điều chỉnh học sinh để rút kinh nghiệm thì những bài viết sau sẽ tốt hơn
~ Trong quá trình chấm phải tôn trọng và chấp nhận những sáng kiến của học sinh nếu các em đưa ra lí lẻ có cơ sở thấu tình đạt lí, có tính thuyết phục cao
~ Cần phải sửa chữa bài cho học sinh một cách cẩn trọng và
nghiêm túc, có lời phê chuẩn xác “đúng người đúng viêc”, chỉ ra đúng lỗi học sinh vướng phải để các em “tâm phục khẩu phục” mà sữa chữa, khắc
phục
~ Sau khi sửa bài kiểm tra và cung cấp dàn ý (đáp án) yêu cầu học sinh viết lại bất kì đoạn nào mà em thích (khoảng 10 -15 phút trên lớp hoặc
về nhà) để xem mức độ sữa chữa và tiến bộ của học sinh
+ HS đánh giá lẫn nhau: Giáo viên đưa tiêu chí cụ thể giúp học sinh
có thể đánh giá lẫn nhau Hoặc những bài viết yêu cầu học sinh viết lại nên
để các học sinh khác trong lớp trao đổi đánh giá lẫn nhau trước khi giáo viên thu lại để đánh giá.Việc làm đó giúp học sinh tự nhận thấy cái sai của bạn, của mình để khắc phục hạn chế và phát huy những ưu điểm
+ HS tự đánh giá: học sinh tự đánh giá trung thực về bản thân mình
khi giáo viên đưa ra những tiêu chí cụ thể
4 Vận dụng và kết quả.
4.1 Vận dụng vào thực tế.
Để kiểm chứng lại những biện pháp, những đề xuất ở trên có đạt hiệu quả không, chúng tôi đã vận dụng vào trong thực tế giảng dạy Cách tiến hành như sau:
- Thời gian ứng dụng: học kì I năm học 2008 – 2009
Trang 7- Chọn lớp để ứng dụng: lớp 10C4 trường THPT Thới Bình (41 HS)
- Đầu năm học và hết học kì I chúng tôi yêu cầu HS cùng trả lời một câu hỏi:
“ Đối với em đề kiểm tra và cách đánh giá của giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn là: (Đánh dấu vào ô em chọn)
Rất thú vị Thú vị Bình thường Nhàm chán Rất nhàm chán
4.2 Kết quả
Trong quá trình giảng dạy ở học kì I năm học 2008 – 2009, chúng tôi
đã mạnh dạn vận dụng những biện pháp, những đề xuất về đổi mới kiểm tra, đánh giá chủ yếu từ phía giáo viên Kết quả thu được rất khả quan
Bảng thống kê về mức độ hứng thú của học sinh lớp 10C4 đối với đề kiểm tra và cách đánh giá của giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn.
Để dễ nhận thấy mức độ chênh lệch về sự hứng thú đối với cách ra
đề kiểm tra và đánh giá của học sinh lớp 10C4 ở đầu năm học và sau khi học hết học kì I, chúng tôi cụ thể hoá bằng biểu đồ sau:
Thời gian Đầu năm (2008 – 2009) Hết học kì I (2008- 2009)
Rất thú vị 1/41 2.4% 10/41 24.5%
Thú vị 4/41 9.8% 17/41 41.5%
Bình thường 20/41 49% 12/41 29%
Nhàm chán 11/41 26.8% 2/41 5%
Rất nhàm chán 5/41 12% 0/41 0%
Trang 8Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh lớp 10C4 đối với đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở hai thời điểm: đầu năm học và hết học kì I (2008 - 2009)
Nhìn vào biểu đồ chúng ta dễ dàng nhận thấy mức độ rất thú vị và
thú vị của HS lớp 10C4 đối với cách ra đề kiểm tra, đánh giá ở học kì I
chiếm tỉ lệ khá cao 66% trong khi đó ở đầu năm học chỉ có 12,2% Điều
đáng mừng là không có học sinh nào cảm thấy rất nhàm chán và chỉ có 5%
học sinh nhàm chán Qua tìm hiểu chúng tôi biết được do hai học sinh (5%) này năng lực còn qúa yếu nên đối với các em dạng đề nào cũng chưa gây hứng thú Nhưng dù sao so với kết quả khảo sát ở đầu năm học thì đây vẫn
là một kết quả đáng mừng Từ đó chứng minh rằng những biện pháp, đề xuất của chúng tôi về vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá phần nào đã đạt được hiệu quả nhất định trong thực tế giảng dạy Và chúng tôi nghĩ rằng, nếu tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng đề xuất thì trong một thời gian ngắn nữa tỉ lệ 5% học sinh nhàm chán sẽ không còn và thay vào
đó tỉ lệ học sinh thú vị và rất thú vị sẽ tăng lên
Trong quá trình vận dụng vào thực tế giảng dạy, bên cạnh những ưu điểm chúng tôi nhận thấy những đề xuất ở trên vẫn còn có những hạn chế nhất định
Ưu điểm:
- Học sinh phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, mạnh dạn viết lên những dòng suy nghĩ, cảm xúc rất riêng và rất thật Từ đó trong quá trình chấm bài giáo viên cảm thấy thú vị khi nhận được muôn vàn suy nghĩ mới lạ có ý nghĩa, có giá trị thuyết phục
Trang 9- Giáo viên đánh giá được nhận thức của học sinh về kiến thức văn học cũng như kiến thức về cuộc sống
- Giáo viên sẽ nâng cao ý thức đầu tư chuyên môn và xem trọng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng giảng dạy – học
Hạn chế:
- Chưa vận dụng được những đề xuất từ phía sở Giáo dục và từ phía nhà trường do chưa có thời gian
- Một số học sinh còn viết lan man, chưa hướng vào yêu cầu do không xác định trọng tâm
- Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian vào việc suy nghĩ, tìm kiếm những đề kiểm tra mới mẻ nhưng phải bám sát chương trình và chứa đựng những giá trị chân – thiện – mĩ Bên cạnh đó việc xây dựng đáp án cũng rất công phu và phải mở rộng theo nhiều hướng tiếp nhận
Thật ra đổi mới kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết Nó chính là thước
đo sự đổi mới phương pháp dạy và học Có đổi mới phương pháp dạy học thì mới có thể đổi mới kiểm tra, đánh giá và đổi mới kiểm tra, đánh giá phải dựa trên phương pháp dạy học tích cực thì mới có hiệu quả Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có cái tâm, có bầu nhiệt huyết để đầu tư tìm hiểu chương trình, tìm hiểu thực tế, tìm hiểu học sinh và đặc biệt
GV phải có tư tưởng đổi mới tiến bộ là văn học luôn gắn liền với thực tế
cuộc sống Với quan niệm, “Học sinh không phải là cái bình để giáo viên
rót kiến thức vào mà là ngọn nến cần được thắp sáng lên” tôi rất tâm đắc
trước vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học Bởi vì đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ rèn luyện tư duy cho học sinh giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và tự tin, mạnh dạn trình bày những suy nghĩ thực sự về những điều mình cảm thấy trong thực tiễn Từ đó giúp học sinh có cách nhìn khác về môn văn làm cho các em yêu thích và học tốt hơn môn Ngữ văn Điều quan trọng là khi ra đời các em sẽ biết cách sống tốt hơn, làm nhiều điều có ích hơn và viết được nhiều điều thú vị hơn để tô điểm cho cuộc sống hôm nay và ngày mai
Trong quá trình viết đề tài, chúng tôi nghĩ vẫn còn nhiều điều cần bàn mà bản thân chưa nhận thấy Rất mong được sự đóng góp chân thành của hội đồng khoa học và quí đồng nghiệp gần xa
Thới Bình, ngày 01 tháng 4 năm 2009.
Người viết:
Trần Thị Thu Hương.
Trang 10PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Đề tài: Vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn trong trường
trung học phổ thông.
- Tác giả: Trần Thị Thu Hương.
TỔ CHUYÊN MÔN: VĂN –
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến,
ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Khá
Khá
Khá
Đạt
Đạt
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Khá
Khá
Khá
Đạt
Đạt Xếp loại chung: Khá
Ngày 15 tháng 4 năm 2009
Tổ trưởng
Đỗ M ỹ Phượng
Xếp loại chung: Khá
Ngày 16 tháng 4 năm 2009
KT.Thủ trưởng đơn vị Hoàng v ăn Sum
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:………
Ngày tháng năm 2009.
GIÁM ĐỐC